Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Yêu thương và sở hữu

18/02/201109:27(Xem: 6240)
24. Yêu thương và sở hữu

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Yêu thương và sở hữu

Có một khuynh hướng mà hầu hết chúng ta đều mắc phải: chúng ta luôn mong muốn được sở hữu tất cả những gì mình yêu thương, ưa thích.

Dạo chơi ngoài vườn, gặp một bông hoa đẹp, ý nghĩ đầu tiên của ta là cắt lấy và mang về. Cho dù ta biết là làm như thế bông hoa sẽ chóng tàn úa hơn, nhưng ta vẫn muốn nó là “của ta”, thay vì là để nó lại trong tự nhiên bên bờ giậu.

Chúng ta nuôi chim kiểng, cá cảnh... cũng không ngoài khuynh hướng này, cho dù ta biết rất rõ rằng những con chim trong lồng sắt kia không còn bay nhảy một cách tự nhiên xinh đẹp như khi chúng sống giữa thiên nhiên. Nhưng dù sao đi nữa, chúng là “của ta”!

Khuynh hướng này không chỉ đúng với những vật sở hữu theo cách hiểu như đồ vật, con vật... Nó còn đúng cả trong cách ta đối xử với những người mình thương yêu. Lòng ghen tuông cũng là một trong những biểu hiện của khuynh hướng “của ta” này.

Tuy vậy, lòng yêu thương chân thật không gắn liền với ý muốn sở hữu người mình thương yêu. Hay nói cách khác, chỉ khi ta trừ bỏ được ý muốn sở hữu, ta mới có thể đạt đến sự thương yêu chân thật.

Lòng cha mẹ thương con là một ví dụ điển hình. Không có sự tính toán được mất, hay nói đúng hơn là một thứ tình thương cho đi mà rất hiếm khi nhận lại. Lo lắng chăm sóc cho con từ tấm bé, cho đến khi dựng vợ gả chồng, cha mẹ dường như mất tất cả, không nhận lại được gì. Họ chỉ mong cho con tạo lập được một gia đình hạnh phúc, không hề mong rằng đứa con ấy sẽ mãi mãi là “sở hữu” của riêng mình.

Phần lớn tình thương mà chúng ta ban phát ra trong cuộc sống đều thuộc dạng có điều kiện. Chúng ta rất ít khi yêu thương ai theo cách chỉ đơn thuần vì đó là người ta yêu thương. Khi yêu thương như thế, ta thường không cảm nhận được hết sức mạnh, niềm vui mà tình thương mang lại.

Trong một vài trường hợp, ta cũng có thể bắt gặp những tình yêu vô điều kiện, khi người ta thật sự hết lòng yêu thương ai đó. Sức mạnh của những tình yêu như thế có thể được cảm nhận qua việc người ta sẽ làm bất cứ điều gì vì người mình thương yêu.

Chúng ta nên học cách yêu thương như thế. Đó mới chính là lòng yêu thương chân thật. Lòng yêu thương như vậy có khả năng hàn gắn mọi khổ đau và mang lại cho ta niềm vui sống bất tận. Khi không có được lòng yêu thương chân thật, đôi khi chúng ta làm rất nhiều việc tốt nhưng chúng mang lại cho ta những niềm vui hạn chế.

Như khi ta tham gia cứu trợ chẳng hạn, nếu xuất phát từ lòng thương yêu chân thật muốn chia sẻ khó khăn cùng đồng loại, ta sẽ không cần quan tâm đến việc tên tuổi mình có được ghi nhận và công bố hay không, hoặc công bố theo hình thức như thế nào... Nhiều người không làm được như vậy, nên niềm vui mang lại từ việc làm của họ bị hạn chế.

Khi yêu thương chân thật, ta cũng dễ dàng tha thứ và cảm thông hơn, bởi ta không đòi hỏi người ta yêu thương phải đáp trả như thế nào. Điều đó giúp cho tâm hồn ta thanh thản và thật sự có được hạnh phúc yêu thương.

Khi chúng ta tự quan sát chính mình theo cách hiểu về lòng yêu thương chân thật như thế này, chúng ta dễ dàng tự biết là mình đã đạt được lòng yêu thương chân thật hay chưa. Có thể là chúng ta thấy phần nào xa lạ với cách hiểu này trong những lần thực tập đầu tiên, nhưng khi đã quen thuộc, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng nó hoàn toàn khác xa với kiểu tình thương chiếm hữu của chúng ta trước đây: nó mang lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc chân thật.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2022(Xem: 9276)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
01/03/2022(Xem: 5653)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 5763)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
24/02/2022(Xem: 4346)
Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.
24/02/2022(Xem: 4252)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8478)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5461)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4123)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
19/02/2022(Xem: 6291)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5196)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]