Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Giá trị của nụ cười

18/02/201109:27(Xem: 6415)
2. Giá trị của nụ cười

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Giá trị của nụ cười

Một trong những giá trị chung nhất của nhân loại ở khắp nơi trên toàn thế giới có lẽ là nụ cười. Tôi và anh có thể không cùng ngôn ngữ nên tôi không sao hiểu được những gì anh đang nói, nhưng tôi sẽ dễ dàng hiểu được tâm trạng của anh khi nhìn thấy anh cười. Tự cổ chí kim, từ đông sang tây, con người ở đâu đâu cũng có chung một cách mỉm cười. Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống. Chúng ta chỉ thật sự sống vui khi chúng ta còn giữ được nụ cười.

Chúng ta thường nghĩ rằng khi ta vui, ta sẽ mỉm cười. Điều đó thật ra cũng đúng nhưng là một quá trình không tích cực. Chúng ta nên nghĩ điều ngược lại, rằng khi ta mỉm cười, ta sẽ có được niềm vui. Chỉ khi hiểu theo cách này, ta mới thấy nụ cười là của chúng ta, là vốn quý của tạo hóa đã trao tặng, và ta phải tận hưởng nó càng nhiều càng tốt chừng nào mà ta vẫn còn tồn tại trên đời này.

Đôi khi chúng ta rất rộng lòng với người khác – những người ta thương yêu. Chúng ta có thể ban phát vật này, vật khác cho ai đó mà không cần có một lý do hoặc mục đích rõ rệt nào, chỉ giản dị là vì chúng ta đang yêu thương. Nhưng chúng ta lại thường khe khắt với chính mình, luôn giữ theo một thói quen cố hữu nào đó. Chẳng hạn như chúng ta chẳng bao giờ mỉm cười mà không có một lý do này nọ. Và vì thế chúng ta đánh mất đi rất nhiều nụ cười quý giá mà lẽ ra ta dễ dàng có được.

Thật ra, chỉ riêng một việc chúng ta đang còn được hít thở không khí tươi mát giữa cuộc đời này cũng đã là một lý do quá đủ để chúng ta mỉm cười. Rất tiếc là nhiều người đã lâu không quen nghĩ như thế.

Khi chúng ta mỉm cười, niềm vui dâng lên trong ta và tỏa lan đến những người quanh ta, đến cả cây cỏ, mây trời, ánh nắng... Hay có thể nói là cả cuộc đời này cùng mỉm cười với ta. Điều đó là có thật, và chỉ có thể được cảm nhận bởi những tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Khi ta mỉm cười, ta chứng tỏ rằng ta đang ý thức sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời, và vì thế mà cuộc đời trở nên thân thiết, có thật đối với ta. Ta nên mỉm cười theo cách hoàn toàn ý thức được giá trị nụ cười mang lại cho mình, thay vì chờ đợi có những lý do gợi mở nào đó theo thói quen mới mang lại cho ta một vài nụ cười hiếm hoi. Tự nhiên không hề giới hạn những nụ cười của ta, bản thân ta đừng nên khắt khe với chính mình một cách không cần thiết.

Buổi sáng vừa thức dậy là lúc tốt nhất để chúng ta tập mỉm cười. Vâng, tôi nói là cần phải luyện tập để có thể biết mỉm cười. Những ai trong chúng ta đã có được năng lực mỉm cười theo ý mình mà không cần luyện tập, tôi thành thật chúc mừng người ấy. Còn phần lớn những người khác, họ cần phải dành đôi chút thời gian luyện tập mới có thể có được thói quen mỉm cười.

Mỉm cười khi vừa thức dậy vào buổi sáng là điều rất tự nhiên. Qua một đêm dài, ta thức dậy và biết được rằng mình vẫn còn đang sống. Ta biết được là ngoài kia mặt trời đang lên, những con chim đang hót, bông hoa đang hé nở và những chồi non đang nhú cao... Cuộc sống tươi đẹp và mầu nhiệm đến thế, và ta đang có được cơ hội có thể là duy nhất này để tận hưởng tất cả. Làm sao ta lại có thể không mỉm cười? Trừ khi ta đã hoàn toàn quên đi tất cả những gì đang diễn ra quanh ta như thế, và bị cuốn hút chìm đắm vào một thế giới khác, thế giới của sự đánh mất chính mình và đánh mất cuộc đời. Ta có thể đưa ra trăm ngàn lý do để biện minh cho sự quên lãng đó. Ta đang lo toan việc này, việc nọ..., ta cần phải làm thế này, thế khác... nhưng thật chẳng ích gì mà đưa ra những lý do, khi vốn quý duy nhất của chúng ta là sự sống đã bị lãng quên không dùng đến.

Mỉm cười vào buổi sáng mang đến cho chúng ta sự tốt lành mà không gì có thể thay thế được. Như tôi đã nói trên, khi ta mỉm cười ta có được niềm vui. Bắt đầu ngày mới bằng niềm vui tức là ta đã khơi mở cho bao nhiêu niềm vui khác. Ta sẽ mở rộng lòng hơn với mọi người quanh ta và cũng khoan dung độ lượng hơn với chính bản thân mình. Vì thế, không những bản thân ta được vui, mà chúng ta còn mang lại niềm vui cho người khác. Khi mỉm cười, ta tự nhắc nhở mình rằng ta đang sống với niềm vui trong cuộc sống, và ta trân trọng, gìn giữ những niềm vui ấy.

Chỉ cần một thời gian ngắn thực hành việc mỉm cười vào buổi sáng, bạn sẽ có ngay thói quen tốt đẹp này. Chúng ta sẽ mỉm cười dễ dàng khi nhìn thấy một bông hoa, một cành lá, khi nhớ đến một câu thơ hay, hoặc khi nghe tiếng chim hót vui đâu đó... Nụ cười mang lại cho chúng ta một ngày thanh thản và tràn đầy niềm vui của sự tỉnh thức.

Khi một ai đó mỉm cười, ta nên chia sẻ niềm vui cùng người ấy. Vì thế, ta cũng sẽ mỉm cười. Tôi mỉm cười vì mọi người quanh tôi đang vui. Và mọi người quanh tôi vui vì tôi mỉm cười. Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi ta chưa nhận ra mối liên kết ấy.

Nụ cười là biểu hiện của niềm vui, vì thế nó giúp ta xua tan sự buồn chán, mỏi mệt. Nó cũng giúp ta trấn tĩnh trước những âu lo, hoảng loạn. Khi tôi mỉm cười, tôi ý thức đúng về những giá trị của cuộc sống, và vì thế mọi nỗi lo toan đều sẽ trở thành vụn vặt. Tôi sẽ làm hết sức để vượt qua những khó khăn trở ngại, nhưng tôi không bao giờ để cho những điều ấy ngăn trở nụ cười, ngăn trở niềm vui của tôi. Nếu tôi đánh mất nụ cười vì những khó khăn, điều đó chỉ có nghĩa là tôi đang làm cho mọi việc trở nên tệ hại hơn mà thôi.

Những nghệ sĩ lớn, những nhà thơ, những nhạc sĩ chẳng hạn... đều biết cách mỉm cười. Các lãnh tụ lớn, những con người sống để mang lại niềm tin cho người khác, cũng đều biết cách mỉm cười. Một bài diễn văn hay và có sức thuyết phục đối với quần chúng, luôn được mở đầu bằng một nụ cười. Một khuôn mặt nhăn nhó, cau có... không thể mang đến điều gì may mắn hay tốt đẹp. Chúng ta thật khó có thể hình dung một nhạc sĩ sáng tạo ra những dòng nhạc mang đến cho ta niềm vui tràn đầy sức sống lại có thể làm được việc ấy khi anh ta không mỉm cười.

Khi một người mỉm cười, người ấy cũng mang lại sự bình thản, tin cậy cho mọi người chung quanh. Nụ cười nhắc nhở mọi người rằng, dù sao thì chúng ta vẫn đang còn sống, và sẽ không có bất cứ chuyện gì khác có thể xem là quan trọng hơn việc ta đang được sống giữa cuộc đời này.

Không phải vô cớ mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta nụ cười như một biểu hiện của sức sống vui. Ý tôi muốn nói là, không phải chỉ có con người chúng ta mới biết mỉm cười. Cây cối xanh tươi vươn lên vì chúng đang mỉm cười. Khi một cây xanh héo rũ, ta biết nó đang thiếu vắng nụ cười. Một bông hoa luôn mỉm cười suốt trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của nó, và chỉ từ bỏ nụ cười khi không còn giữ được nhựa sống để tươi nguyên. Thiên nhiên quanh ta tươi đẹp, vì tất cả đều đang mỉm cười. Vạn vật đều tận hưởng cuộc sống theo cách tốt nhất có thể có được. Chỉ có chúng ta là buông bỏ tự nhiên để chạy theo những tham vọng trong cuộc sống, thay vì là tận hưởng nó. Đã đến lúc ta phải học cách quay lại với tự nhiên nếu ta còn muốn giữ được nụ cười. Và chỉ khi đó ta mới có thể cảm nhận được rằng hạnh phúc là một điều hoàn toàn có thật.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 15997)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3689)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6057)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6252)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3970)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8304)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5579)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15563)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10794)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7894)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]