Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền tông và Tịnh Ðộ tông

17/02/201114:54(Xem: 6851)
09. Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền tông và Tịnh Ðộ tông

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

09

CHỖ GẶP GỠ VÀ CHỖ KHÔNG GẶP GỠ
GIỮA THIỀN TÔNG VÀTỊNH ÐỘ TÔNG

Giảng tại Chùa Tam Bảo - Hà Tiên 1999.

Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặpgỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông".

Phật giáo Việt Namchúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: ThiềnTông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông. Song gần một trăm năm nay Thiền Tông dường nhưít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Ðộ thôi. Chúng tôi thấy sự liên hệ giữa Thiềnvà Tịnh rất quan trọng, nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nàoThiền Tông hòa hợp được với Tịnh Ðộ, điểm nào Thiền Tông cách biệt với Tịnh Ðộ.Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu. Ðó là ý nghĩa buổi nóichuyện hôm nay.

Trước hết tôi nói chỗkhông gặp gỡ giữa Thiền và Tịnh.

Ðiểm thứ nhất, nhưchúng ta đã biết, tu Tịnh Ðộ thì luôn luôn lấy niềm tin làm trên, nên người tuTịnh Ðộ phải có đủ Tín-Hạnh-Nguyện. Tín là lòng tin. Tin chắc có cõi Cực Lạc,tin chắc mình niệm Phật sẽ được Phật đón về Cực Lạc. Từ tin chắc, mới khởi hànhtức cố gắng niệm Phật, gọi là hạnh. Niệm Phật rồi, phải phát nguyện sanh về cõiCực Lạc.

Như vậy mới đủTín-Hạnh-Nguyện, trong đó lòng tin là bước đầu trên đường tu.

Ngược lại, Thiền Tôngkhông lấy lòng tin, mà lấy trí tuệ làm bước đầu. Trí tuệ thì giản trạch, phânbiệt; còn lòng tin thì khẳng định như vậy, cứ tin rồi làm thôi, thành ra haibên khác nhau. Tu theo Thiền Tông, muốn bước vào cửa Thiền phải đi từ cửaKhông. Cửa Không chính là trí tuệ Bát-nhã. Từ trí tuệ Bát-nhã, nhận định hiểuthấu được sự thật của muôn pháp trên thế gian, không bị lầm mê cho giả là thật.Các pháp chỉ là tướng duyên hợp tạm bợ hư dối, biết như vậy, chúng ta không còngặp khó khăn trong sự tu hành, tâm yên lặng, thanh tịnh. Rõ ràng người tuThiền, muốn cho tâm thanh tịnh phải dùng trí tuệ quán chiếu thấu suốt, hiểu rõkhông bị lầm lẫn, nhờ thế không cố chấp, không vướng kẹt, cho nên tâm rỗng rangnhẹ nhàng. Ðó là bước đầu của người đi vào đạo.

Ðiểm thứ hai, Tịnh ÐộTông tu nguyện sanh về cõi Cực Lạc. Có vị nào tu Tịnh Ðộ mà không cầu sanh vềCực Lạc đâu. Ai cũng niệm Phật để khi lâm chung được đức Phật đón về Cực Lạc.Trong kinh nói Cực Lạc ở phương Tây cách cõi Ta-bà này mười muôn ức thế giới.Thật là xa. Bởi vậy, nếu Phật không đón thì không biết đường đâu mà đi. Nhưchúng ta hiện giờ, muốn qua Nhật qua Pháp hay qua Mỹ, nếu người chưa từng đithì phải có thân nhân ở bên đó đón rước mới dám đi. Huống là cõi Cực Lạc cáchcõi Ta-bà này tới mười muôn ức thế giới thì làm sao mà chúng ta dám đi ! Do đóphải niệm Phật và nguyện Phật đón tiếp chúng ta, khi nhắm mắt được về cõi CựcLạc. Như vậy, tu Tịnh Ðộ tức là chúng ta phóng ra ngoài, nhắm hướng Tây phương,nhắm cõi Cực Lạc, để được sanh qua đó.

Còn Thiền Tông dạychúng ta tu quán sát lại nội tâm của chính mình. Về phần nội tâm, nhà Phật phânnhiều loại. Theo Duy Thức học, chúng ta có những tâm vương, tâm sở. Trong tâmsở, lại có tâm sở thiện, tâm sở ác v.v... nhưng người tu Thiền không phân biệtnhư vậy, chỉ thấy trong tâm niệm của chúng ta, có những tâm mà lâu nay chúng tangỡ là tâm mình, nhưng thật ra không phải.

Như quý Phật tử khisuy nghĩ, tính toán việc gì thường cho tâm suy nghĩ tính toán đó là tâm củatôi. Nếu nó là tâm của tôi thì những phút giây không suy nghĩ, không tính toán,tôi còn hay tôi mất? Nếu nó là tôi, thì khi nó không hiện tôi cũng phải mấtluôn. Nhưng thật ra khi không suy nghĩ, không tính toán tôi cũng hiện tiền. Dođó nếu cho tâm suy nghĩ tính toán là tôi, là một lầm lẫn rất lớn. Song tất cảchúng ta đa số đều lầm như vậy.

Người tu Thiền biết rõtâm suy nghĩ tính toán đó không phải thật mình nên để nó lặng xuống, tìm cho racái mình chân thật. Ðể nó yên lặng tức là dùng phương pháp định tâm. Vì vậy gọilà thiền định. Lặng vọng tâm rồi, chúng ta nhận ra được tâm chân thật của chínhmình, đó là mục đích của người tu Thiền. Như vậy người tu Thiền nhìn lại nộitâm mình chớ không cần hướng ra bên ngoài, còn người tu Tịnh Ðộ thì trông vềcõi Cực Lạc bên ngoài, do đó không giống nhau.

Ðiểm thứ ba, người tuThiền cốt phải làm sao cho hiện đời, bao nhiêu thứ phiền não nghiệp chướng sạch.Tâm phiền não nghiệp chướng sạch rồi thì thể chân thật sẵn có hiện ra, đó làNiết-bàn, đó là Phật tánh. Còn Tịnh Ðộ, gần đây có nhiều vị cho rằng tu Tịnh Ðộrất dễ, chỉ cần niệm Phật mười câu thì Phật đón về Cực Lạc liền. Dù kẻ tạonghiệp ác, trộm cắp nhưng niệm mười câu, cũng được Phật đón về Cực Lạc, bởi vìhọ nghĩ "đới nghiệp vãng sanh", tức là mang nghiệp vẫn sanh về bênđó, không cần đợi thanh tịnh mới được vãng sanh. Người tu Thiền không chấp nhậnnhư vậy. Cực Lạc là cõi thanh tịnh của Phật mà mang nghiệp xấu ác ô uế, thì aimà chấp nhận cho vào. Như vậy nói đới nghiệp vãng sanh là chuyện không thể chấpnhận được.

Thí dụ chúng ta nuôicon chó, nó bị ghẻ lỡ, ta nghĩ tại nuôi dưới đất nên nó bị ghẻ, bây giờ đem lêntrên lầu chắc nó sẽ hết ghẻ nhưng không phải. Ở dưới đất hay trên lầu, chưa trịđược hết ghẻ thì nó cũng bệnh như nhau. Ghẻ lỡ ngứa ngáy là dụ cho cái nghiệp,nếu chưa lành thì dù có đem đi đâu, ở chỗ đẹp hơn tốt hơn cũng không tránhkhỏi. Muốn cho nó khỏi phải làm sao? Chúng ta nuôi nó dưới đất mà biết tìmthuốc trị cho nó hết, nó lành thì ở dưới đất hay trên lầu gì cũng mạnh cả.

Cũng như vậy, nếu chorằng ở Ta-bà chúng sanh mê muội tạo nghiệp, về Cực Lạc hết tạo nghiệp thìchuyện ấy chưa chắc. Một bên dạy muốn vào chỗ thanh tịnh thì phải sạchhết nghiệp chướng, còn một bên nói mang nghiệp chướng đến cõi thanh tịnh rồi sẽsạch sau. Như vậy hai chủ trương không giống nhau. Ðó là những điểm Thiền Tôngvà Tịnh Ðộ Tông không gặp gỡ nhau được.

Kế đến, tôi nói chỗThiền Tông và Tịnh Ðộ Tông gặp nhau.

Ðiểm thứ nhất, về TịnhÐộ trong kinh A Di Ðà có một đoạn nói rằng người thiện nam tín nữ nào niệm Phậttừ một ngày, hai ngày, ba ngày... cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn thì khilâm chung được thấy Phật và Thánh chúng hiện trước mắt. Như vậy niệm Phật đượcnhất tâm bất loạn tối đa là bảy ngày, hoặc sáu ngày, hoặc năm ngày hoặc bốnngày, hoặc ba ngày cho đến cuối cùng là một ngày thôi thì nhắm mắt cũng thấyPhật và Bồ-tát hiện ở trước. Chúng ta nghe dễ quá phải không?

Tôi đọc trong A-hàm,(Kinh A-hàm dạy tu Thiền theo nguyên thủy) bài kinh Tứ niệm xứ, Phật dạy, nếungười nào tu quán Tứ niệm xứ từ một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến bảy ngàytâm không rời Tứ niệm xứ, thì người đó khi nhắm mắt chứng tối thiểu là sơ quảTu-đà-hoàn, nhị quả Tư-đà-hàm, tam quả A-na-hàm, tứ quả A-la-hán. Như vậy chỉquán Tứ niệm xứ trọn vẹn bảy ngày tâm không di chuyển, không dời đổi, người đónhắm mắt chứng quả A-la-hán. Nếu kém hơn hoặc sáu hoặc năm ngày thì chứng quảA-na-hàm, bốn ngày hoặc ba ngày thì có thể chứng quả Tư-đà-hàm. Nếu kém nữa,chỉ một ngày tâm không dời đổi thì chứng quả Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn là bấtthoái chuyển, còn bảy đời sanh tử nhưng chỉ đi lên chớ không đi xuống. Vậy,kinh A Di Ðà và kinh Tứ niệm xứ trong A-hàm nói không khác.

Thế thì dù cho tu niệmPhật, hay tu Thiền quán mà tâm chuyên chú an định từ một ngày cho tới bảy ngàythì nhất định người đó đạt được đạo quả. Tu Tịnh thì được thấy Phật còn tuThiền thì chứng từ Sơ quả cho đến Tứ quả. Chúng ta thấy tu có khó không? Phậthạn chỉ có bảy ngày thôi. Cả đời của chúng ta bao nhiêu ngày mà chỉ cần có bảyngày chuyên nhất không tạp cho đến dù một ngày thôi, tinh chuyên như vậy thì sẽđạt đạo quả. Nhưng sao không ai chịu hy sinh một ngày, hai ngày cho đến bảyngày, hoặc niệm Phật nhất tâm bất loạn, hoặc chuyên tâm không di chuyển khỏi Tứniệm xứ thì sẽ được Phật đón về Cực lạc hay chứng tứ quả Thanh văn.

Bây giờ quý vị thửniệm Phật từ sáu giờ sáng hôm nay cho tới sáu giờ sáng ngày mai, không có mộtniệm thứ hai chen vô thì nhất định được Phật đón về Tây phương. Người tu Thiềnquán thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã; luôn luôn di chuyểntrong bốn phép quán đó không để niệm nào chen vô, trong bảy ngày hoặc ít nhấtmột ngày một đêm thì chứng Tu-đà-hoàn, nhất định tiến lên Thánh quả, chớ khônglùi trở lại.

Như vậy sự tu hành dễhay khó, có thể làm được hay không? Nhưng tại sao lâu nay chúng ta cứ trật vuộthoài, leo lên tuột xuống. Là vì sức định tâm của chúng ta yếu, nên đang nghĩviệc này thì không bao lâu thứ khác chen vô mất.

Như quý vị đang lầnchuỗi niệm Phật được năm ba câu, bỗng có niệm khác chen vô. Cứ thế, lặp đi, lặplại không biết chừng nào xong. Nhớ người thì bóng người hiện, nhớ chùa thì bóngchùa hiện, nhớ huynh đệ thì bóng huynh đệ hiện. Phật bảo chỉ có bảy ngày mà khôngai làm được dù một ngày, như vậy có dở không?

Rõ ràng tu Tịnh Ðộ haytu Thiền gì cũng vậy, nếu chúng ta quyết tâm xem như chết trong câu niệm Phật,chết trong quán Tứ niệm xứ thì đều thành công như nhau.

So sánh hai quyển kinhtrên, chúng ta thấy không có gì xa lạ, chỉ phương tiện tu khác. Một bên dạyquán Tứ niệm xứ, một bên dạy chăm chỉ câu niệm Phật. Thiền sư Triệu Châu nói:"Người nào để tâm thanh tịnh trong bảy ngày, nếu không chứng quả xin chặtđầu lão tăng". Ngài cương quyết như vậy. Từ Phật cho tới chư Tổ, các vịThiền sư đều nói như vậy. Chúng ta hy sinh cả đời để tu hành, làm việc lợi íchcho mọi người, mà bỏ ra một ngày không được. Sao dở vậy!

Ởû thế gian, người lớntuổi rảnh rỗi có thể đánh tứ sắc buổi này tới buổi kia không thấy mệt mỏi, cònngồi chăm chỉ niệm Phật hoặc quán Tứ niệm xứ một ngày thôi thì làm không nổi.Qua đó để thấy con đường tiến lên rất khó đi, mà con đường tuột xuống lại rấtdễ làm. Ngồi đánh cờ thì bàn này thua, hy vọng bàn kia thắng, cứ như vậy mà nốitiếp không ngừng. Còn ngồi nhìn chăm chăm lại mình thì lâu lâu việc gì đó chenvô làm gián đoạn công phu. Suốt ngày tạp niệm cứ chen vô, rốt cuộc không chứngđược gì hết. Nếu giữ đừng cho niệm khác xen lẫn vào thì dễ chứng lắm. Bây giờđừng nói một ngày mà chỉ cần trong một tiếng đồng hồ ngồi thiền, đóng kín cửabên trong, không cho chú vọng tưởng nào chen vô được không? Thấy như dễ vì nó ởtrong tầm tay của mình nhưng làm mới biết khó.

Niệm Phật cũng vậy,chỉ một trăm lẻ tám hạt thôi. Lần mỗi hạt chuỗi niệm một câu danh hiệu Phật,không cho niệm khác xen vô, niệm hết một trăm lẻ tám hạt, nhiều lắm chừng nămphút chớ gì mà cũng không làm được. Cho tới giờ tụng kinh, vừa chuông vừa mõvừa lời kinh mà không biết hồi nào, bà con ở đâu cũng chen vô, không cho mìnhyên.

Như vậy mới thấy sự turất dễ mà cũng rất khó. Rất dễ vì thời gian không cần nhiều. Rất khó vì tán tâmkhông làm được. Ðể thấy rằng trên đường tu, việc làm chủ tâm mình là vấn đề hếtsức hệ trọng. Làm chủ mười người, hai mươi người dễ hơn làm chủ tâm mình. Ví nhưông chủ sở, hay chủ xí nghiệp quản lý mấy chục nhân viên, bảo họ làm việc nàyviệc kia thì dễ mà bảo nhìn lại tâm mình thì làm không được.

Nếu làm đúng được nhưlời Phật dạy thì có lẽ chúng sanh thành Phật nhiều lắm rồi. Nhưng vì kẻ trộmlẻn vào phá hoài làm cho ta rối rắm mất hết công phu. Nên Phật bảo điều khiểnđược mình là một việc làm rất khó. Tu chính là phải điều khiển được mình. Ðốivới người khác, vì thế lực của mình, vì quyền lợi của người, nên người ta phảinghe mình, tuân theo mình. Còn đối với chính mình, không có quyền lợi, không cóthế lực gì cả, niệm trước bảo phải làm cái này, nhưng niệm sau nảy ra cái khác,chạy tán loạn hết.

Vì vậy nói tới việc tutưởng như dễ, cầm xâu chuỗi lần có gì khó? Nhưng nếu lần chuỗi để lần chuỗi thìai làm cũng được, còn lần chuỗi niệm Phật để nhất tâm thì thật khó làm. Ngồithiền nửa giờ, một giờ thì ai cũng ngồi được, mà ngồi một giờ không có vọngtưởng dấy động, thì chuyện đó khó có người làm được.

Trên phương diện hìnhtướng cụ thể của thân, của cảnh sắp đặt rất dễ. Còn tâm không hình tướng, khôngchỗ nơi, cứ bỏ hở là vọng tưởng nó nhảy ra phá công phu của chúng ta. Vì vậyngười tu năm này tháng nọ dồn hết công phu cố gắng gìn giữ tâm không để trốnghở, như canh chừng mấy đứa trộm không cho nó chen vào, như vậy mười năm, haimươi năm còn chưa thể được, huống là xem thường. Tu là canh chừng vọng tưởng.Nhiều người nói vọng tưởng thì cứ cho nó nghĩ, chớ việc gì phải canh chừng. Nólà tâm mình thì cứ để nó nghĩ đã rồi thôi. Quý vị chưa tu nên nói vậy, chớ có tusẽ thấy.

Lâu nay chúng ta lầmlẫn ngỡ vọng tưởng là tâm mình. Vì ngỡ là tâm mình, nên đuổi theo dục lạc thếgian rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử luân hồi, đời này kiếp nọ liên miên. Do nólà chủ tạo nghiệp nên nó có sức mạnh dẫn chúng ta đi trong sanh tử. Dẹp đượcnó, tức là chúng ta làm chủ được mình, không tạo nghiệp, hết sự ràng buộc, tựdo tự tại, thì sanh tử làm gì lôi kéo được. Phật gọi người này đã giải thoátkhỏi sanh tử.

Tôi thường hỏi:

- Chúng ta tu để làmgì?

- Ðể giải thoát sanhtử.

- Cái gì dẫn mình đitrong sanh tử?

- Nghiệp dẫn chúng tađi trong sanh tử?

- Cái gì tạo nghiệp?

- Thân miệng ý là bachỗ tạo nghiệp.

Rõ ràng mục tiêu củachúng ta là giải thoát sanh tử. Vậy phải làm sao hết nghiệp? Thân nằm dài,miệng ngậm câm phải không? Không phải vậy. Thân hoạt động miệng nói nănggốc từ ý. Tuy nói thân khẩu ý, nhưng thật ra ý nghĩ tốt thì miệng nói tốt, thânlàm tốt; ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu. Nói ba nhưng ý là gốc chủđộng.

Muốn hết nghiệp, chúngta phải dứt niệm của ý. Muốn dứt ý niệm thì đầu tiên chúng ta phải biết ý niệmlà cái hư giả không thật. Lâu nay chúng ta khẳng định, tôi nghĩ như vậy tứcngầm cho cái ý là thật. Bây giờ biết rõ nó hư ảo không thật, tìm cách dừng lặngđể không bị nó tác oai tác quái nữa.

Người tu Thiền hayniệm Phật cũng vậy, niệm đến nhất tâm thì ý không còn loạn động. Tu Thiền đượcđịnh thì ý cũng lặng yên. Nhân tạo nghiệp không còn thì cái gì dẫn chúng ta đitrong sanh tử?

Thân này do tứ đạihợp, khi chết trả về tứ đại. Chúng ta biết thân sẽ hư hoại, ý nghĩ cũng huyễnảo. Khi dừng được ý hư ảo rồi thì còn có gì nữa không? Tu là để nhận chora cái gì giải thoát, chớ thân hoại ý lặng rồi, chẳng lẽ mất hết sao? Cho nêntu là luyện lọc thanh tâm. Ngay nơi tâm thức của chúng ta cái gì thật, cái gìhư, biết cái hư bỏ, không theo nó thì cái thật hiện ra, đó gọi là giải thoátsanh tử.

Cái chân thật ấy cónhiều tên gọi như Phật tánh, Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn v.v... luôn sẵn trongta. Song lâu nay chúng ta bị chú "ý" này che phủ đi. Quý vị thử ngồichơi năm phút mà không có ý niệm nào dấy lên xem. Nói ngồi chơi, chớ nhớ chuyệnhôm qua hôm kia, không bao giờ tâm rỗng rang nên chúng ta bị ý thức phủ chemãi. Vì cái ảo giả đó cứ làm quay cuồng nên chúng ta không nhận ra được cáichân thật của mình.

Vì vậy ngồi thiền đểđịnh tâm hư ảo, định những thứ quay cuồng đó lại. Ðịnh được rồi thì cái thật sẽhiện ra. Tu Thiền cốt để dừng những niệm hư ảo của ý thức. Niệm Phật nhất tâmcũng để dừng niệm hư ảo của ý thức. Một bên thấy Bồ-đề Niết-bàn, một bên thấyđức Phật Di Ðà tới đón. Vì ý nghĩa sâu kín mầu nhiệm như vậy, chúng ta mới dụngcông tu hành, chớ nếu tầm thường thì tu làm gì.

Có thông hiểu thấusuốt chúng ta mới thấy việc làm của người tu không phải là hình thức cúng kínhbên ngoài. Nó sâu thẳm bên trong. Khi làm chủ được ý niệm lăng xăng của mìnhrồi, những vọng tưởng lặng xuống thì cái chân thật hiện tiền. Sống được với cáichân thật đó là giải thoát sanh tử, đời đời không bao giờ mất. Còn mang nghiệpdo ý tạo ra thì mất thân này chụp thân kia, mất thân kia chụp thân nọ, sanh tửkhông biết bao giờ cùng.

Vì vậy trong kinh đứcPhật nói, con người sanh ra rồi chết đi, đời này qua đời nọ, mỗi một đời khócbao nhiêu nước mắt. Nếu gom hết nước mắt của chúng sanh trong nhiều đời nhiềukiếp còn hơn nước của biển cả. Cái khổ luân hồi sanh tử thật không cùng. Mấychục năm hết một đời. Trong một đời khóc biết bao nhiêu lần. Hồi lọt lòng mẹ đãkhóc rồi, cho tới già sắp chết cũng khóc nữa, thành một chuỗi dài cứ khóc vàkhóc. Ðến khi mất thân này, tìm lại thân khác tiếp tục khóc nữa. Còn nghiệp dẫnlà còn khổ đau. Vì vậy muốn giải thoát sanh tử phải dừng hết nghiệp. Muốn dừngnghiệp phải dừng từ trong ý, vì nó là động cơ chủ yếu tạo nghiệp.

Tại sao chúng ta phảingồi thiền hai ba tiếng đồng hồ, chân đau tê cóng mà cũng ráng ngồi? Ngồi làtrước để hàng phục thân, làm chủ thân rồi kế đó hàng phục ý. Muốn làm chủ ýphải có thời gian dài, vì nếu ngồi năm ba phút hay nửa giờ, tâm mới vừa hơi yênthì hết giờ. Nên ngồi một tiếng hai tiếng để có thời gian dài, chúng ta mớithấy rõ ý thức còn sức mạnh hay đã yếu rồi.

Trong các Thiền việntôi bắt ngồi thiền tới hai tiếng đồng hồ. Có nhiều người lúc đầu hăng hái đếnxin tập tu, được vài hôm xin rút lui vì theo không nổi. Tôi chủ trương như vậykhông phải để hành hạ thân một cách vô ích. Bởi vì có hai lý do:

Một, nếu chúng takhông làm chủ được thân này thì chúng ta bị lệ thuộc nó. Nên đau thì chịu đau,phải thắng nó mới có thể vượt qua. Chúng ta ai cũng biết giờ phút tắt thở làgiờ phút đau khổ nhất, nếu không có sức làm chủ thân thì không sao an ổn tronglúc lâm chung. Làm chủ được thân thì giờ phút đó chúng ta mới định tỉnh ra đi.Bằng không thì lúc đó rối loạn, thấy cái gì chụp cái ấy, thật nguy khốn. Nêntrước phải làm chủ thân.

Hai, là phải làm chủđược ý. Ý thức rất linh hoạt, dễ phóng ra bên ngoài. Nếu không dùng phương tiệnđể điều phục thì sẽ khó định tâm lặng ý. Do đó, từ thời Phật cho tới bây giờ,phương pháp tọa thiền được xem như tối thắng nhất để định tâm. Vì vậy tôi chủtrương Tăng Ni tu muốn tiến, phải siêng năng tọa thiền. Làm chủ được thân tâmrồi thì mới đi tới giải thoát sanh tử.

Chúng ta nhìn lại đạoPhật dù cho tông này phái kia khác biệt, nhưng rốt lại đều cùng một mục đích làdừng ý niệm lăng xăng, để cái chân thật được hiện bày, đó là chỗ gặp nhau. Vìvậy người tu Tịnh Ðộ hay nói "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãngTây phương" nghĩa là ba nghiệp hằng trong sạch thì đồng với Phật đi về cõiPhật không nghi ngờ. Tu Tịnh Ðộ thì cầu về Cực Lạc, còn tu Thiền là nhận đượcbản lai diện mục hay nhận được Pháp thân v.v... Ðó là điểm tương đồng thứ nhấtgiữa Tịnh Ðộ và Thiền.

Ðiểm thứ hai, nói vềlý và sự Tịnh Ðộ. Sự Tịnh Ðộ là chúng ta tin ở phương Tây cách đây mười muôn ứccõi, có thế giới tên là Cực Lạc. Do tin chắc không nghi ngờ nên cố gắng niệmPhật, đến khi nào nhất tâm, chừng đó nhắm mắt thấy Phật rước về Tây phương,sung sướng không còn khổ sở như ở cõi Ta-bà này nữa. Ðó là sự Tịnh Ðộ.

Về lý Tịnh Ðộ thìtrong kinh Duy Ma Cật nói "Tâm tịnh thì độ tịnh". Nếu muốn cõi nướcthanh tịnh trước hết phải tịnh tâm của mình. Tâm thanh tịnh thì cõi nước thanhtịnh. Hoặc có chỗ nói tự tánh Di Ðà duy tâm Tịnh Ðộ, tức tánh của mình là PhậtDi Ðà, tâm của mình là cõi Tịnh Ðộ. Như vậy Tịnh Ðộ và đức Phật Di Ðà ở ngaynơi mình chớ không phải ở bên trời Tây. Lý Tịnh Ðộ này rất phù hợp với Thiền.

Tại sao phù hợp? Vìngười tu Thiền cốt xoay trở lại nội tâm của mình. Khi dẹp sạch vọng tưởng lăngxăng rồi, thì tâm thanh tịnh hiện ra gọi là Pháp thân bất sanh bất diệt hằnggiác, hằng tri. Nghĩa là chúng ta tu để nhận ra tâm thanh tịnh không còn vọngtưởng, thể nhập được Pháp thân bất sanh bất diệt, hằng giác hằng tri. Thì TịnhÐộ nói Phật Di Ðà là tự tánh, còn tự tâm thanh tịnh là cõi Tịnh Ðộ.

Ðức Phật Di Ðà tiếngPhạn đọc là Amitabha Buddha, Trung Hoa dịch nghĩa là Vô lượng thọ, Vôlượng quang. Vô lượng thọ là sống lâu vô lượng, đồng nghĩa với Pháp thânbất sanh bất diệt. Vô lượng quang là luôn luôn sáng suốt, đồng nghĩa với Phậttánh hằng tri hằng giác. Ðức Phật Di Ðà là biểu trưng cho Phật tánh. Lý Tịnh Ðộvà lý Thiền không có gì khác nhau hết.

Ðối chiếu như vậy đểchúng ta thấy ý nghĩa của người tu Thiền và người tu Tịnh Ðộ không hai khôngkhác.

Do đó Phật tử chúng takhi tu Phật đừng quan niệm rằng mình làm thế này, thế nọ, Phật sẽ ban ơn banphúc. Quan niệm như vậy là sai lầm. Tu để chủ động lấy mình. Ý nghiệp lặngxuống, thì được giải thoát chớ thật tình Phật không ban ơn ban phúc cho chúngta. Phật dạy nhân quả là gốc của sự tu. Nhân tốt thì hưởng quả tốt, chớ khôngphải Phật ban cho ta được.

Song Phật tử chúng tachỉ muốn xin Phật thôi. Tu coi bộ phiền, mất thì giờ. Cứ cúng một ít rồi Phậtban cho con cái này, cái nọ là xong. Chỉ cần mỗi tháng đi chùa hai lần, để dànhít tiền ngày ba mươi hay rằm, sắm hương hoa trái cây... quý thầy đánh chuông,lạy ba lạy cúng dĩa quả là đủ rồi. Phật tử đi chùa như vậy so với lý thật củađạo thật là cách xa muôn dặm !

Chúng ta phải ý thứcrằng tu Phật là cốt làm sao để mình trở thành con người giác ngộ, không còn bịnghiệp lôi dẫn trên đường sanh tử nữa. Ðó là mục đích tối thượng của chúng ta.Dù đời này chúng ta tu không xong, còn phải tới lui cõi này nhưng mục đích tốithượng đó phải giữ vững đừng để lệch hướng. Cũng như người đi biển cần có labàn vậy, phải khẳng định không nhầm lẫn. Nhắm đúng rồi, đời này tu được baonhiêu, đời sau tu tiếp nữa, cứ như vậy tiếp mãi, chừng nào xong việc mới thôi.

Trong kinh nói đứcPhật đã tu vô số kiếp, hay là ba a-tăng-kỳ kiếp, tức là ba vô số kiếp. Nghe bavô số kiếp quý vị có ngán không? Chữ kiếp không phải một đời của mình đâu. Kiếplà trải qua bao triệu năm. Vậy ba vô số kiếp là qua bao nhiêu triệu năm, quý vịnghĩ mà ngán phải không? Phật vì sợ chúng ta ngán nên nói "khôngsao". Nếu khéo tu thì mê là chúng sanh, giác là Phật. Nhanh như trở bàn tay,đang úp lật lại thành ngửa. Ðang mê mà giác thì thành Phật ngay thôi. Nói nhưvậy Phật có gạt chúng ta không? Không gạt, nhưng thành Phật có nhiều cách. Bởivì Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Ðối với chúng ta, phầntự giác là muốn hết sức rồi lại phải giác tha nữa. Tức là khi nào mình và ngườikhác giác hết mới thành Phật. Nên nhận ra được tánh Phật gọi là thành Phật.Thành Phật đây chỉ là lóe thấy Phật của mình thôi. Còn biết bao nhiêu phiềnnão, tập khí muôn đời phải trừ bỏ nữa. Tôi thường ví dụ chúng ta tu giống nhưđi trong đêm ba mươi trời chuyển mưa. Lâu lâu có chớp lóe lên, nhờ đó ta thấyđược một đoạn. Trời tối lại rồi chớp lên, thấy được một đoạn nữa. Cứ thế tu dầndần.

Hiện người tu bây giờsức tỉnh giác cũng như ánh chớp ấy thôi. Giờ này đang nghe kinh hoặc ngồi thiềnthấy tỉnh lắm, nhưng giờ khác tiếp xúc với mọi người liền quên mất, rồi cũngbuồn cũng giận. Khi ngồi lại tu thấy tỉnh, thấy giác nhưng đụng việc cũng phiềnnão như ai. Cứ thế từ năm này sang năm khác, rốt cuộc nhắm mắt cũng chưa xongxuôi. Ðó là bệnh chung của mọi người. Chúng ta cần biết không phải một lần giáclà xong ngay.

Phật tử lúc nào cũngtin tưởng lời Phật dạy, tin tưởng lời quý thầy giảng, biết nóng giận là tậtxấu, là tiêu mòn công đức. Nhưng vừa gặp người nói trái tai liền nổi giận đùngđùng. Ai gan lắm thì kềm giữ không cho hiện ra ngoài nhưng vẫn ấm ức trong lòngkhông an. Chúng ta biết rõ đó là tật xấu, mà muốn bỏ không phải dễ. Vì chúng tatrải qua bao nhiêu kiếp mê lầm, giờ đây tỉnh lại nên bỏ phải dần dần mới hếtđược. Giống như mấy chú ghiền thuốc, ghiền rượu vậy. Biết rượu thuốc là hại,ngồi một mình thì nhịn mà có bạn tới đưa thuốc thì lấy liền. Như vậy mới thấytập khí kéo lôi thế nào. Người chưa từng ghiền thuốc dù có mời họ cũng khôngthèm lấy, cho nên khi đã huân chủng tử lâu đời thì bây giờ bỏ hết sức là khó.

Lâu nay chúng tathường nghĩ người lớn tuổi rảnh rang công việc dễ tu, còn mấy đứa bé mười lăm,mười bảy tuổi khó tu. Ðiều này chỉ đúng phần nào thôi. Già thì rảnh rang có thìgiờ, nhưng tập khí đầy ấp bên trong, nên ngồi lại là nhớ chuyện năm trên nămdưới, không làm sao tu được. Mấy đứa nhỏ tuy lăng xăng công việc học hành thấynhư khó tu, nhưng tâm nó trong trắng chứa ít chủng tử.

Như người không ghiềnrượu nghe Phật cấm rượu liền cười, dễ quá. Còn người ghiền rượu nghe Phật cấmrượu liền thấy khổ ngay. Người không ghiền, bảo bỏ rượu là chuyện thừa; cònngười ghiền, bảo bỏ rượu là việc cay đắng. Các thứ khác cũng vậy.

Cho nên còn trẻ mà hamtu, thì tu mau tiến. Còn người già tuy có thì giờ rộng rãi nhưng tu lâu tiến,vì chủng tử nhiều quá. Nó cứ quay lại, muốn bỏ, bỏ không được. Hơn nữa ngườigià tinh thần suy yếu, không đủ sức mạnh gạt bỏ những thói quen cũ nên khó bỏ.Do đó mỗi thế hệ có cái khó riêng, mà cũng có cái dễ riêng. Hiểu vậy rồi chúngta mới thấy việc tu tập không dành riêng cho giới nào hết, ai quyết tâm thìngười đó tu được.

Chúng ta tu là làm saotiêu diệt được nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp lặng thì quả nghiệp không còn.Quả nghiệp không còn thì chúng ta tự tại, không bị lăn lộn trong sanh tử nữa,đó gọi là giải thoát. Giải thoát sanh tử nhưng vẫn còn cái chân thật hiện hữunơi mình.

Khi còn tại thế, cóngười hỏi Phật "Thân này chết rồi còn hay hết?" Phật không trả lời.Bởi vì còn nghiệp thì còn sanh trở lại. Nếu nói hết người ta tưởng không còn gìcả. Chỉ người tu khi sạch được nghiệp rồi thì tự tại, không bị nghiệp lưuchuyển trong sáu nẻo. Phật dạy: Khi mất thân này, dứt tâm niệm sanh diệt rồithì thể thanh tịnh sáng suốt của mình trùm khắp. Thể ấy không có tướng mạo, khôngcó gì chi phối cả nên gọi là giải thoát sanh tử.

Hiện tại lúc nào chúngta cũng sẵn thể chân thật đó. Khi ý niệm dấy khởi tính toán so đo, phân biệthơn thua, lăng xăng, đó là gốc tạo nghiệp. Nhưng khi ý nghiệp không dấy độngthì tâm có không? Tâm là cái "biết" đó. Ý niệm tuy không dấy độngnhưng chúng ta vẫn biết. Mắt biết, tai biết, mũi biết, lưỡi biết, thân biết,như vậy là hằng biết.

Cái biết ấy thênhthang, không chỗ nơi để chúng ta dò tìm, nhưng luôn hiện hữu. Vì vậy khi cácthứ che đậy, mê mờ lặng rồi thì nó hiện rõ ràng, còn bây giờ vì vô minh che lấpnên chúng ta không nhận ra nó. Khi nghĩ suy chúng ta nói tôi nghĩ, tôi suy. Khikhông nghĩ suy thì ta vẫn hằng tri hằng giác chớ đâu phải vô tri, vô giác. Cóbiết nhưng vì tánh biết bàng bạc nên chúng ta không thể chỉ ra được.

Chỉ khi ý thức dấynghĩ mới có bóng dáng kèm theo. Như vừa nhớ người thì bóng người hiện, nhớ chùathì bóng chùa hiện, nhớ huynh đệ thì bóng huynh đệ hiện. Nhớ là dấy niệm. NhàPhật gọi đây là pháp trần. Phần này rất phù hợp với khoa tâm lý học. Như hômrồi xuống bắc Mỹ Thuận, tôi thấy chú thanh niên một chân bị hư máng trên vai,còn một chân chống cây gậy. Trước khi thấy chú, trong tâm tôi không có bóngdáng đó nhưng thấy rồi thì đến nay nhớ lại, hình ảnh ấy hiện ra rõ ràng. Bóngdáng mà tôi nhớ ở trong lòng đó, nhà Phật gọi là pháp trần.

Chữ trần là những hìnhdáng tế nhị chớ không phải thô phù; hình dáng ấy lưu lại trong tâm ta nên khinhớ đến thì chúng hiện ra ngay. Như vậy từ nhỏ đến già những bóng dáng đó ghivào tâm thức của chúng ta nhiều hay ít? Nếu phân ra không biết mấy trăm mấyngàn lớp? Do đó khi ngồi yên lớp này nhảy ra tới lớp khác liên miên chập chồng.Vì vậy khi tu là chúng ta cố gắng gạt nó qua một bên để cái chân thật được hiệnbày. Khi nào bóng dáng đó lặng hết thì ông chủ xưa nay mới hiển lộ.

Do đó dụng công tu làviệc hết sức tế nhị, chớ không phải thường. Người ta thấy ở chùa quá đơn giản,gõ mõ tụng kinh, đi tới đi lui có gì quan trọng. Nhưng thật ra người tu phảiquán sát nội tâm, luôn luôn chiếu soi để làm chủ trọn vẹn được mình, không cònlệ thuộc với pháp trần là điều rất khó.

Tóm lại, tất cả phápcủa Phật dạy tuy có chia ra nhiều môn, nhiều phái song các phái đều y cứ theonhững gì Phật dạy mà tu hành. Tuy phương tiện có khác nhưng cứu kính đều gặpnhau. Người tu Tịnh Ðộ thì niệm Phật cho tới nhất tâm. Người tu Thiền thì phảiđược định.

Có người nói ThiềnTịnh song tu, tức là tu một lượt cả hai pháp. Như vậy làm sao tu? Bởi vì TịnhÐộ đặt lòng tin lên trên. Tin có cõi Cực Lạc, tin có đức Phật Di Ðà chuẩn bịđón tiếp nên cố lòng niệm Phật, niệm chí tâm đến chỗ nhất tâm, thì thành công.Nhờ niềm tin mạnh cho nên quyết tâm tu, mà quyết tâm tu thì thành công. Còn tuThiền là biết rõ các pháp duyên hợp, như huyễn không thật nên không tham trước,không dính mắc, cố gắng dẹp những bóng dáng che phủ nội tâm khiến cho nó lặngsạch nên tâm được định. Một pháp tu suốt đời chưa rồi mà dồn hai pháp lại làmsao kham?

Lại ngài Bạch Ẩn, mộtThiền sư Nhật Bản nói thí dụ này: Người sợ tu Thiền không đủ, phải tu thêm TịnhÐộ giống như người muốn qua sông gấp, đi một chiếc đò sợ chậm, nên kêu haichiếc rồi đứng một chân chiếc này, một chân chiếc kia. Như vậy đi được tới bờkhông, hay nửa đường đò rẽ bị rơi? Chúng ta phải hiểu thật kỹ, nếu không chínchắn, muốn cho mau chóng và dễ tu, không ngờ chính chúng ta làm trở ngại sự tucủa mình.

Tu các pháp môn củaPhật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lêncủa hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướngBắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọnrồi phải quyết chí đi. Dù leo lên thấy khó, cũng ráng mà leo lên đến đỉnh.Ðường đi từ bốn hướng khác biệt, nhưng tới đỉnh rồi thì đều gặp nhau. Cũng vậy,pháp môn Tịnh Ðộ, pháp môn Thiền v.v... tên có khác, hướng tu có khác, nhưngcứu kính đều gặp nhau.

Hiểu như vậy rồi,chúng ta tu không còn chê bên này khen bên kia, mà chỉ nên tự trách mình chưacố gắng, chưa quyết tâm. Mong rằng tất cả chúng ta cố gắng thực hiện công phutu hành của mình đạt đến kết quả viên mãn, theo nhân duyên riêng của mỗi ngườitrong tinh thần hòa hợp và đúng với lời Phật dạy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 9807)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
03/10/2010(Xem: 9522)
Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một.
03/10/2010(Xem: 8066)
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền.
02/10/2010(Xem: 17913)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
02/10/2010(Xem: 9724)
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán... Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
01/10/2010(Xem: 10825)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 8194)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8079)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8441)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12020)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]