Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Phật pháp là thuốc trị tâm bệnh cho chúng sanh

17/02/201114:54(Xem: 6391)
08. Phật pháp là thuốc trị tâm bệnh cho chúng sanh

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

08

PHẬT PHÁP LÀ THUỐC TRỊ TÂM BỆNH
CHO CHÚNG SANH

Giảng tại Thiền viện Quảng Ðức (Văn phòng II) -2000.

Cùng tất cả Tăng Ni giảng sư, hôm nay tôi đượcBan Hoằng Pháp mời giảng giải cho quý vị một buổi. Ðối với tôi giảng giải làtrách nhiệm của người tu sĩ, chứ không phải việc bên ngoài. Lúc nào đủ duyên,tôi rất sẵn lòng, trừ trường hợp đặc biệt không thể đến được thì thôi.

Hôm nay tôi nói chuyệnvới tất cả Tăng Ni đề tài: Phật pháp là thuốc trị tâm bệnh cho chúngsanh.Ðề tài này thật ra rất rộng, bởi vì nó bao gồm toàn bộ giáo lýÐại thừa cũng như Tiểu thừa của Phật giáo. Nhưng có thể tùy theo hoàn cảnh,thời gian tôi nói được bao nhiêu hay bấy nhiêu, quý vị theo đó lãnh hội đượcchừng nào tốt chừng ấy.

Trong kinh Phật thườngdạy pháp của Phật là thuốc trị lành tâm bệnh của chúng sanh. Nếu chúng sanh cóbệnh gì thì Phật dùng thuốc ấy để trị. Như vậy chúng sanh có bao nhiêu bệnh,Phật có bấy nhiêu thứ thuốc. Chúng sanh có tám muôn bốn ngàn phiền não trần laothì Phật cũng có tám muôn bốn ngàn pháp môn.

Bởi vì để đối trị bệnhcủa chúng sanh nên Phật mới nói ra tất cả pháp, với mục đích dạy chúng ta họcvà tu. Khi tu học xong chúng ta đem pháp ấy tiếp tục chỉ dạy cho những ngườikhác, đó là con đường hoằng pháp lợi sinh. Nói hoằng pháp lợi sinh, nhưng thựcnghĩa của nó là dạy phương pháp cho chúng sanh trị lành tất cả tâm bệnh của họthôi.

Thuốc của Phật trị chochúng sanh hết bệnh và sống hoài không chết. Vì vậy nhập Niết-bàn gọi là vôsanh, mà không sanh thì làm gì có tử? Như vậy tu theo Phật để đi đến chỗ cứukính là giải thoát sanh tử, vượt lên trên dòng sanh tử. Uống thuốc của đứcPhật, chúng ta sống được bao nhiêu tuổi? Vô lượng tuổi, không thể tính đếmđược. Nên nói đức Phật là Vua thầy thuốc (Vô thượng y vương). Ðó là nghĩa thứnhất.

Nghĩa thứ hai, thầythuốc thế gian trị bệnh cho người nhưng tới khi mình bệnh thì trị không được,phải nhờ bác sĩ khác trị. Ðức Phật thì ngược lại, Ngài tu để trị lành tất cảbệnh của mình rồi, sau đó mới trị bệnh cho người khác. Ðó là Ngài dạy pháp tuđể chúng ta biết trị những tâm bệnh cho chúng ta. Nhờ trị tâm bệnh được lànhnên chúng ta mới khỏi dòng luân hồi sanh tử.

Chúng ta thấy Phật dạymình làm, dạy mình tu những gì Ngài đã đạt được. Ngài đã thoát khỏi sanh tử,nên mới dạy chúng ta tu để ra khỏi sanh tử. Rõ ràng Ngài đã tự cứu và cứu chúngsanh, còn thầy thuốc ở thế gian đã tự cứu không được, mà cứu người thì có giớihạn nào thôi. Như vậy khả năng của Phật xứng đáng là vua thầy thuốc rồi.

Phật là vua thầythuốc, bây giờ quý vị là giảng sư thì quý vị sẽ là gì đây? Là một người quảngcáo thuốc của đức Phật hay là con vua thầy thuốc, cháu vua thầy thuốc? Là con cháuông Vua thầy thuốc, chớ không phải thầy thuốc thường đâu. Như vậy quý vị mớithấy tầm vóc quan trọng của một người tu.

Tôi trước kia cũngtừng làm giảng sư, giảng nơi này, nơi kia. Thời từ năm 1954 cho tới 1963 lànhững năm chúng tôi nằm trong Ban Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo miền Nam. Thậtra khoảng thời gian đó, chúng tôi đang học tại Ấn Quang, nhưng Hòa thượngTrưởng Ban Hoằng Pháp là Thầy của chúng tôi, bắt chúng tôi đi giảng khi còn họcTrung học năm thứ hai, thứ ba. Một năm học có ba đợt nghỉ, đợt tết nghỉ mộttháng, đợt đầu hạ nghỉ một tháng, đợt cuối hạ nghỉ một tháng. Mỗi tháng nghỉ đigiảng hết ba tuần, thành ra còn có mười ngày thôi. Tùy theo sự phân bổ của BanHoằng Pháp, chỗ nào cần thì chúng tôi đi. Nhớ lúc đó bốn huynh đệ chúng tôi trongBan Hoằng Pháp, tôi là một, thầy Huyền Vi là hai, thầy Thiền Ðịnh là ba, thầyTừ Thông là bốn, thường được mời đi giảng nhất.

Khi đi hoằng pháp, mỗingười có một sở trường, không ai giống ai cả. Nên bây giờ giảng cho lớp giảngsư, tôi thấy rằng không thể nào đem một khả năng riêng, một nghệ thuật riêngcủa từng cá nhân, truyền đạt cho quý vị mà gọi là đủ được. Thời chúng tôi, thầyHuyền Vi giảng là ăn khách nhất, Vì sao? Vì thầy có những ưu điểm:

1- Thầy khéo chọccười. Khi giảng mà thấy người ta hơi thiu thiu thì thầy kiếm chuyện nói chongười ta cười rộ lên, nhờ thế mà hết buồn ngủ, nên rất nhiều người thích. Ðó làưu điểm thứ nhứt.

2- Thầy có tài viếtchữ Hán bằng tay trái. Khi nào cần dẫn danh từ chữ Hán, thầy bước xuống bảngcầm phấn viết bằng tay trái, lúc đó người ta chú ý theo dõi và rất thích thú.Ðó là ưu điểm thứ hai.

3- Thầy chịu khó họcngoại ngữ, nhất là tiếng Phạn. Ví dụ nói Bồ-đề thì thầy thuộc chữ Bồ-đề, tiếngPhạn viết như thế nào. Thầy còn học cả chữ Anh, chữ Pháp nữa. Khi giảng tới từđó, thầy nói chữ Phạn, rồi nói chữ Anh, chữ Pháp; người ta nghe say mê. Ðó làưu điểm thứ ba.

Ba sở trường của thầyHuyền Vi, tôi không được cái nào hết. Tôi không có tài chọc cười, tôi khôngbiết viết tay trái và tôi cũng không học tiếng Anh, tiếng Pháp nữa. Nên tôithua thầy những điểm đó.

Thầy Từ Thông thì cósở trường vẽ. Thầy nói con cò, liền quẹt quẹt vài cái là nhìn thấy con cò, nênngười ta cũng chú ý. Riêng tôi, tôi không có sở trường nào cả. Tôi chỉ đào sâuvào đề tài mình giảng, cố gắng hết lòng cho người nghe lãnh hội vậy thôi. Nênso với quý thầy, tôi thuộc hạng trung bình.

Khi đi giảng, Giáo hộilại thường phân công đi chung hai, ba người. Người nào giảng ăn khách thì đượcmời hoài, còn người giảng dở thì có mặt mình cũng coi như bị quên. Vì vậy đichung với người giảng giỏi buồn lắm. Nhưng tôi với thầy Huyền Vi có cái duyênđặc biệt, thầy giảng ăn khách nhưng có ai hỏi thì thầy để tôi trả lời. Thành rahai chúng tôi hỗ tương nhau cũng được.

Như tôi đã nói, thờigian đi giảng thật ra là thời gian cắm đầu học ở trường. Học xong rồi đi giảngnên không có thì giờ tu. Thưa thật ngay cả hai thời công phu cũng không tu đủnữa. Bởi vì học đâu có thì giờ mà tu. Cho nên thời gian đi giảng thấy Phật tửnghe vui, mình cũng mừng. Nhưng có một lần chúng tôi giảng Phật Học Phổ Thôngkhóa II ở Rạch Giá, Phật tử đông lắm. Tôi còn nhớ rõ, kỳ đó chúng tôi giảng vềquả vị tu chứng của Tứ quả Thanh văn. Giảng xong, về chỗ nghỉ. Tôi và thầyHuyền Vi đang ngồi uống nước, thì có một Phật tử tới đảnh lễ hết sức tha thiết,ông nói:

- Quý thầy giảng vềquả vị tu chứng của Tứ quả Thanh văn, tụi con nghe rất hay. Nhưng thưa thầy,thầy đã chứng được quả nào rồi?

Tôi ngẩn ngơ, khôngbiết nói sao. Lúc đó thầy Huyền Vi lanh miệng hơn tôi, liền trả lời:

- Ðạo hữu không biếtsao, trong nhà Phật thường nói ai tu chứng thì nấy biết, như uống nước lạnhnóng tự biết, làm sao nói được?

Nghe vậy, Phật tử ấykhông hỏi nữa. Nhưng kể từ đó tôi thật áy náy, không hài lòng về mình chút nàocả. Tôi thấy mình chỉ là người quảng cáo thuốc của Phật, chớ thực sự không phảithầy thuốc con.

Từ đó tôi cứ ôm ấp mộtnỗi buồn trong lòng. Cho tới sau này khi mở Phật Học Viện Huệ Nghiêm, tôi tựhứa với lòng rằng dạy một khóa cho anh em ra trường rồi, tôi sẽ xin nghỉ để tumột chút. Chớ thực ra thời gian qua vừa học, vừa đi dạy không có thì giờ tu.Nên mãn khóa của anh em ở Huệ Nghiêm và quý cô ở Dược Sư rồi, tôi xin phépnghỉ, giao lại cho thầy Bửu Huệ trông nôm trường, tôi lên núi Vũng Tàu để tu.

Tôi tự nghĩ tất cảnhững nỗi niềm khắc khoải của mình, nói thì hay mà hỏi đến việc tu thì khôngbiết, không có gì cả, như vậy quả tang mình chỉ là một tay quảng cáo thôi. Phậtnói pháp này hay, pháp kia hay mình đều biết hết, nhưng hỏi thầy có lành bệnhchưa thì lắc đầu không dám nói. Ðó là một khuyết điểm lớn mà tôi tự thấy. Nhưngvì hoàn cảnh ngày xưa, Phật pháp quá cần nên chúng tôi không dám từ chối. Mấyhuynh đệ hiện nay có lẽ khỏe hơn, lúc nào học xong rồi mới đi giảng. Hoặc aimuốn chuyên tu một thời gian cũng có thể được.

Từ khi nhập thất tu vàtu có được chút ít tiến, tôi mới thấy vui, thấy hài lòng phần nào. Những gìmình nói được, mình cũng biết rõ, nắm chắc không nghi ngờ nữa. Cho nên ngày xưatôi giảng thường thôi, không ăn khách lắm, nhưng tu một thời gian rồi giảng trởlại, thì Phật tử tới rất đông. Như vậy sau này Phật tử tới đông, không phải tôicó nghệ thuật nói hay, chọc cười khéo mà chẳng qua là tôi tu, tôi biết được lẽthật của đạo ra sao thì chỉ dẫn cho mọi người cùng tu theo như vậy, nên họ chịunghe.

Người ta chịu nghe làđến với mình, mình biết dạy họ giáo lý và biết chỉ phương pháp cho họ tu, nênhọ mới hoan hỷ. Chớ nếu nghe rồi về, khi hỏi cách tu lại không biết, như vậyPhật pháp đối với họ không hữu hiệu. Mà đã không hữu hiệu thì người ta theo làmgì nữa.

Như năm 1964 tôi cómặt trong kỳ Ðại hội Phật giáo năm ấy, tôi đề nghị với quý Hòa thượng rằng,Phật giáo Việt Nam có ba tông phái chánh là Thiền, Tịnh, Mật. Nhưng bây giờkhông có tông phái nào đủ cơ sở để hướng dẫn cho Tăng Ni, Phật tử tu. Vậy xin quýHòa thượng cho thành lập Thiền viện, Tịnh viện, Mật viện; mỗi nơi có một phươngpháp chuyên môn để tu hành.

Như thế khi giảng sưđi giảng, ai muốn tu Thiền thì giới thiệu tới Thiền viện, ai muốn tu Tịnh giớithiệu tới Tịnh viện, ai muốn tu Mật giới thiệu tới Mật viện. Bởi khi giảng,giảng sư chỉ quảng cáo thuốc thôi, ai muốn mua thuốc phải đến xí nghiệp sảnxuất thuốc mới mua được. Chúng ta phải có chỗ để giới thiệu, hành giả muốn tutheo pháp môn nào thì đến nơi đó, sẽ được chỉ dẫn cặn kẽ hơn.

Nhìn lại Phật giáochúng ta không có chỗ nào chuyên hết. Mình nói pháp đó hay lắm, cao siêu lắm,nhưng Phật tử hỏi tu làm sao, thầy dạy cụ thể cách thức thực tập thì thầy cũngngẩn ngơ. Như vậy có phải là một khuyết điểm lớn trong tổ chức của mình không?

Bởi vậy thời của tôi,tôi thấy rất rõ một số cư sĩ học Phật cũng kha khá như ông Nhuận Chưởng, ôngMinh Ðăng... các đạo hữu học cũng lâu ở Ấn Quang, có thể giảng được. Vậy mà saunày, ông Nhuận Chưởng thì theo ông địa, bà mẫu nào đó. Còn ông Minh Quang bỏPhật giáo, tu theo đạo Ba Hai bên Ấn Ðộ. Tại sao vậy?

Mới nhìn chúng ta nghĩnhững người đó phản bội, nhưng sự thực không phải vậy. Vì họ đã hiểu phần lýthuyết rồi, họ chỉ cần tu thôi, nhưng ai dạy họ tu đây? Chùa nào cũng tu mộtcách chung chung, không có chỗ chuyên môn, không có nơi nghiên cứu và thực tậpđến nơi đến chốn, thì làm sao chúng ta giới thiệu cho họ tu? Mà không có nơi tutức là không đáp ứng được nhu cầu tâm linh của họ. Do đó, buộc lòng họ phải đitìm nơi này kiếm nơi nọ, vô tình lạc vào những nẻo tà. Ðó là một khuyết điểmlớn của Phật giáo chúng ta.

Cho nên khi chuyên tu,tôi mới thấy được lợi ích lớn lao của đạo. Vì sở trường của tôi tu Thiền nêntôi thành lập các Thiền viện. Còn Tịnh viện và Mật viện, tôi chưa thấy được môhình nào cụ thể, đi vào chuyên môn của pháp ấy một cách rõ ràng cả.

Như vậy một giảng sưchỉ nói pháp cho Phật tử nghe, hiểu nhưng bản thân chưa có điều kiện thực hành,thì tự nhiên mình chỉ là một quảng cáo viên thôi, đâu phải thầy thuốc chínhhiệu. Giá trị Phật pháp sẽ được mở rộng hay bị tiêu mòn? Ðó là vấn đề mà tôimuốn đặt ra cho tất cả quý huynh đệ hiểu và nghĩ tới tương lai của Phật giáo.

Chúng ta tu Phật, nhấtlà những thầy thuốc con phải biết những điều gì?

- Một là phải biết thuốc.
- Hai là phải biết bệnh.
- Ba là phải biết liều lượng cho người uống khỏibệnh.

Ngày xưa Tôn giả A Nantuy ở gần đức Phật, nhưng công phu tu tập vẫn chưa xong. Một hôm có haingười đệ tử đến xin Ngài hướng dẫn tu. Ngài dạy người thợ rèn quán bất tịnh,người giữ mồ mã quán sổ tức. Hai ông tu một thời gian, không có kết quả gì hết.Họ đến bạch với Ngài: "Con tu lâu quá mà không có kết quả, như vậy là tạisao?" Ngài lúng túng không biết lý do, nên cầu cứu với Phật:

- Bạch Thế Tôn, con cóhai người đệ tử xin dạy pháp tu, một người con dạy quán sổ tức, một người condạy quán bất tịnh mà họ tu hoài không có kết quả. Xin Thế Tôn dạy con phải làmthế nào để giúp cho họ tu có kết quả.

Phật hỏi:

- Người ông dạy quánbất tịnh làm nghề gì?

- Bạch Thế Tôn, họ làmthợ rèn.

Hỏi:

- Người ông dạy quánsổ tức làm nghề gì?

- Bạch Thế Tôn, họ làmnghề giữ mồ mả.

Phật nói:

- Ông dạy như vậy làsai rồi. Người giữ mồ mả ở nghĩa địa xem thấy thây ma hoài, dạy quán bất tịnhmới thành công. Còn người thợ rèn thổi ống bễ phì phịch phì phịch, dạy quán sổ tứcmới thành công.

Nghe nói vậy Ngài biếtmình dạy sai, nên trở về dạy hai người đệ tử đúng như lời Phật dạy. Thời giansau, hai người ấy vui mừng thưa: "Con vâng lời Thầy dạy nên tu rất có kếtquả".

Ðó, thầy thuốc màkhông biết bệnh, trường hợp nào nên uống thuốc gì, nếu dạy sai đi thì không cókết quả. Ðến trường hợp uống thuốc lặm nữa. Uống thuốc lặm là như đức Phật dạycác thầy Tỳ-kheo quán bất tịnh, khi quán bất tịnh các thầy thấy thân nhớp nhúa,gớm đến không thể sống nổi, nên huynh đệ rủ nhau cùng cắt cổ chết hết. Ðến ngàyBố-tát Phật thấy chỉ còn bảy tám người, Ngài hỏi nguyên do, mới hay sự việctrên. Phật liền quở:

- Ta dạy quán bất tịnhlà cốt để trị bệnh đắm sắc, chứ không phải quán bất tịnh để tự tử. Tu mà tự tửlà sai lầm rồi.

Vì vậy trong kinh nóisau khi quán bất tịnh, thấy nhờm gớm thân này đến rởn óc thì phải dừng, quaysang quán tịnh. Ðó là trị bệnh mà uống quá liều thì cũng chết. Chúng ta là thầythuốc phải biết thuốc, biết bệnh và biết liều lượng cho uống thì bệnh mới lành.Nếu không biết những điều đó thì chẳng những trị không lành bệnh mà có khi còntai hại hơn nữa.

Tôi xin hỏi các thầythuốc con ở đây, như có người mắc bệnh tham đến xin điều trị, quý vị dạy phươngthuốc nào? Ðó là thực nghiệm mà chúng ta phải biết. Ðã là thầy thuốc thì phảibiết thuốc, biết cách trị bệnh cho có hiệu quả. Khi người ta khai bệnh tham,chúng ta đừng vội dạy pháp liền. Bởi vì tham có tới năm thứ thông dụng: thamtài, tham sắc, tham danh, tham thực, tham thùy hoặc tham sắc, tham thinh, thamhương, tham vị, tham xúc. Trong năm cái tham đó, dùng thuốc khác nhau hay làcùng một thứ? Ðiểm này thầy thuốc cần phải biết.

Người tham tài muốn cótiền của nhiều, tới xin thầy dạy phương pháp tu cho hết tham thì chúng ta phảidạy pháp bố thí. Bố thí là sao? Như gia đình mình mỗi tháng có một triệu đồngđủ sống, bây giờ tháng này làm được một triệu hai, như vậy là dư hai trăm. Mộttriệu đã đủ sống, còn dư mà muốn để dành là tham. Nếu dư hai trăm để dành,tháng sau dư hai trăm cũng để dành nữa, tích lũy như vậy đó là tham. Muốn dứtlòng tham thì dư hai trăm, tìm xem ai nghèo đói giúp họ, đó gọi là bố thí. Dưhai trăm liền bố thí thì còn tham không? Hết tham. Như vậy bố thí là trừ bệnhxan tham. Pháp nào trị bệnh nấy rõ ràng.

Nếu người khai bị bệnhtham sắc dục thì chúng ta dạy quán bất tịnh để trị. Khi quán sát thân này thấyba mươi sáu vật trong thân đều nhơ nhớp. Hoặc như thân người chết rã rời, nhớpnhúa, quán như vậy sẽ hết bệnh tham dục. Nhớ tới thân đã gớm còn đắm sắc gìnữa?

Nếu người bị bệnh thamdanh, chúng ta dùng hai phương thuốc trị mới lành. Phương thuốc thứ nhất làquán vô thường, nghĩa là danh được rồi sẽ mất chứ không còn hoài. Ví dụ nhưngười đắc cử một chức vụ nào đó, khi mãn nhiệm kỳ bốn năm tám năm rồi cũng trởlại thường dân, chứ đâu ngồi mãi chiếc ghế đó được. Như vậy giành giựt nhau,tranh đấu nhau để có một chút chức tước, nhưng chức tước đó được rồi sẽ mất. Vìmất nên nói không lâu dài. Ðã không lâu dài thì tội gì mình phải khổ, phải lo.Ðó là thang thuốc quán vô thường, nhưng một thang này thôi thì chưa đủ hiệunghiệm, phải thêm thang thuốc quán khổ nữa.

Khổ là sao? Ðức Phậtdạy người hiếu danh khi chưa được thì chạy chọt, tìm cách cho được nên khổ. Khiđược rồi thì sợ mất nên cũng khổ. Khi đã mất càng buồn rầu càng thêm khổ. Nhưvậy chưa được khổ, được rồi khổ và mất cũng khổ. Ba thời, trước khổ, giữa khổ,sau cũng khổ. Xét như vậy thì hết tham danh.

Nếu người bị bệnh thamăn, chúng ta dùng thuốc gì để trị? Bệnh này rất phổ biến. Bởi vì ai cũng thíchđược ăn ngon, ăn nhiều. Nên muốn trị bệnh tham ăn phải dùng pháp quán bất tịnh.Tại sao phải quán bất tịnh? Vì khi thức ăn còn ở ngoài, trước mắt trước mũi,mình ngửi nghe thơm tho nhưng khi nhai nuốt tới cổ rồi thì nó còn ngon, cònthơm nữa không? Nếu tới bao tử mà bao tử không chịu chứa, bắt phải ụa ra. Khiụa ra có gớm không? Nếu nó sạch, nó quý thì trong ngoài gì cũng sạch, cũng quý.Tại sao trong bụng mình mửa ra thì gớm thôi là gớm. Còn như tiêu hóa được,xuống dưới rồi cho ra cửa sau có gớm không? Rất là gớm. Như vậy nếu nó sạch thìtrước, giữa, sau đều sạch. Ðằng này chỉ một chút bên ngoài thôi, vô tới bêntrong là bắt đầu nhớp nhúa, rồi khi trả ra cũng nhớp chớ đâu phải sạch. Cáikhông sạch mà tại sao mình tham? Ðó, như vậy nghĩ tới nhơ nhớp mà bớt bệnh thamăn.

Ðồng thời phải nghĩtham ăn là gốc của khổ vô thường. Tại sao? Bởi vì nuốt vô khỏi cổ thì tất cảthức ăn mất hết, chỉ ngon có mấy phút thôi. Nói mấy phút là nhiều đó, chớ cònthật ra một miếng ăn ngon chỉ có mấy giây đồng hồ. Cái ngon đó không thật, chỉgiả tạm, qua rồi mất. Nó là vô thường, vô thường thì có gì mà mình phải tham?Như vậy nhờ quán thức ăn bất tịnh, vô thường nên trị được bệnh tham ăn.

Nếu người bị bệnh thamngủ, dùng thuốc gì để trị? Tham ngủ là gốc của si mê, lười biếng. Nên muốn trịbệnh này phải lấy cây roi tinh tấn mà đánh nó. Nghĩa là khi nghe tiếng kẻngphải trổi dậy liền, nếu chần chờ là lười biếng. Người như vậy rất xấu hổ, khôngnên, phải thức đúng giờ giấc để tu tập. Do đó phải thúc nó bằng roi tinh tấn,kêu dậy lo tu. Chỉ có tinh tấn mới đuổi được con ma tham ngủ thôi.

Ðồng thời trong nhàPhật cũng dạy lấy thuốc vô thường để trị bệnh tham ngủ. Bởi vì cuộc đời chúngta không lâu dài, vô thường, không đoán định được. Bao nhiêu tuổi mất, không aibiết được. Một ngày qua tức tuổi thọ giảm một phần. Như vậy nếu để ngày nàytrôi qua, ngày kia trôi qua thì đời tu của mình còn có giá trị gì? Muốn sống cóý nghĩa, chúng ta phải nhớ đời là vô thường, ngày nào còn sống thì chúng ta cốgắng tu ngày ấy.

Như trong kinh có câu:"Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc.Ðại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên. Ðản niệm vô thường, thận vậtphóng dật." Nghĩa là ngày nay đã qua, mạng theo đó mà giảm, như cá cạnnước, không có gì vui hết. Ðại chúng cần phải tinh tấn tu, như cứu lửa cháyđầu. Chỉ nhớ nghĩ vô thường, dè dặt chớ buông lung!. Ðó, là dùng thuốc quán vôthường để thúc đẩy mình. Nhờ thế trị được bệnh tham ngủ.

Ðó là những phươngthuốc trị bệnh tham.

Bây giờ có người bịbệnh sân đến xin thuốc, chúng ta sẽ dạy họ trị bằng cách nào? Trong nhà Phậtdạy rất đầy đủ, người bệnh sân phải dùng thuốc nhẫn nhục và từ bi để trị.

Muốn nhẫn nhục phảilàm sao? Khi người ta chọc mình nổi tức lên, muốn nhịn được họ chúng ta phảiđọc câu này: "Nhịn là khôn, nói là dại", nhắc đi nhắc lại chừng mộtchục lần thì hết nói. Hết nói thì tránh được lỗi sân hận. Vì khi nổi nóng thìthường nói bậy, làm khổ người ta. Nói bằng lời chưa đã thì tới tay chân. Chonên vừa sửa soạn nói thì tự nhắc mình: "Nhịn là khôn, nói là dại", từtừ sự nóng giận chìm xuống. Nhưng chìm xuống chứ chưa hết gốc đâu, lâulâu nhớ lại cũng nổi giận nữa. Nên phải dùng quán từ bi để trị cho dứt gốc.

Quán từ bi là thươngtừ người thân như cha mẹ, anh em cho tới người sơ như những kẻ lạ và cuối cùnglà người thù, mình đều thương hết. Chừng nào thương được người thù thì khôngcòn sân nữa. Ðó là bứng tận gốc.

Như vậy mỗi một bệnh,chúng ta phải dùng một hoặc hai pháp hỗ tương để trị thì bệnh mới lành. Bệnhnào dạy pháp ấy, trị được lành thì bệnh nhân mới được an lạc. Còn mình dạynhiều pháp nhưng ai muốn tu gì thì tu, chứ mình không chỉ rõ pháp nào trị bệnhấy, thì việc tu sẽ không đến nơi đến chốn. Ðó là tôi nói đại lược về bổn phậncủa một ông thầy thuốc.

Kế đây tôi nói thêm,một vị giảng sư còn phải nắm vững hai yếu tố. Hai yếu tố ấy là gì? Một làkhế lý, hai là khế cơ. Khi giảng phải hợp với chánh pháp là khế lý, hợp vớitrình độ của người đương thời là khế cơ. Có khi chúng ta soạn bài giảng cao,nhưng tới chỗ giảng thấy toàn căn cơ thấp thì chúng ta phải hạ xuống cho hợpvới căn cơ của họ. Ngược lại, nếu mình soạn bài thấp mà tới chỗ giảng thấy toàncăn cơ cao, thì mình phải nâng nội dung bài giảng lên cho phù hợp. Vì vậy haiyếu tố khế lý, khế cơ là tối quan trọng đối với một giảng sư. Giảng sư mà khôngbiết điều này thì dễ thất bại. Ðó là điều quý vị cần nhớ.

Khi nói đến khế cơ thìphải thấy được hai phần: một là thời cơ, hai là căn cơ. Thời cơ tức là thờiđiểm mình giảng trong hoàn cảnh xã hội như thế nào, thích hợp hay không? Căn cơlà trình độ người nghe tới đâu, phải nói cho khế hợp. Ðược vậy mới gọi là ngườilịch lãm trong việc giảng dạy. Nói thế để quý vị thấy hoàn cảnh là yếu tố cầnthiết cho chúng ta nhận xét và ứng dụng một cách thích hợp cho sự tu hành.

Về thời cơ, chúng tacứ nhìn suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ thứ thứhai mãi tới bây giờ gần hai mươi thế kỷ. Nhưng từ thế kỷ thứ chín, thứ mười làthời Việt Nam giành độc lập từ tay người Trung Hoa. Thời đó, Phật giáo Việt Namchủ yếu là tu Thiền. Thiền theo hai hệ: Hệ của ngài Tỳ Ni Ða Lưu Chi và hệ củangài Vô Ngôn Thông. Hai hệ đó truyền sang Việt Nam thì các nơi đều lấy Thiềnlàm nền tảng cho việc tu hành. Nên các nhà sư giúp cho đất nước được độc lậptoàn là Thiền sư, như Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Khuông Việt... Các Ngài đảmđang trách nhiệm hướng dẫn cho triều đình sống và trị nước hợp với đạo lý. Ðếnhai tông phái Lâm Tế và Tào Ðộng từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam vào thế kỷthứ 18, 19 cũng tu Thiền. Như vậy từ trước mãi cho đến thế kỷ 19, Phật giáoViệt Nam gần như là Phật giáo tu Thiền.

Nhưng tới thời Phápthuộc, trong thế kỷ 20 thì không tìm ra được người tu Thiền. Tại sao như vậy?Ðiều đó cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì cuối thế kỷ 20 là thế kỷ chúng ta bị Pháp caitrị, nền độc lập của xứ sở không còn. Nếu còn chỉ ẩn kín nơi một số người làmcách mạng. Vì vậy đa số đều thất vọng khi thấy mình bị làm tôi đòi, nô lệ. Màđã nô lệ thì tu Thiền không thể thích hợp được. Cho nên từ đó trở về sau cácbậc Tôn túc đã khéo léo, chuyển từ pháp Thiền qua pháp Tịnh độ.

Như vậy pháp tu Tịnhđộ lúc đó tương ứng với hoàn cảnh đất nước bị Pháp cai trị. Bởi vì bản thânngười dân không có gì vui, mà luôn cảm thấy mình bị nô lệ nên buồn chán. Tụngkinh Di Ðà thấy cõi Cực Lạc ở Tây phương rất vui đẹp, nên ai cũng mong mỏi đượcsống trong cảnh an lạc đó cả. Vì vậy pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh thích hợpvới hoàn cảnh lúc đó. Các Ngài dạy tu Tịnh độ đều được mọi người hưởng ứng tutheo. Lý do ấy rất rõ ràng.

Nhưng tới ngày nay,đất nước đã hoàn toàn độc lập, chúng ta thấy tu Thiền thích hợp trở lại. Quý vịđừng nghĩ tôi tu Thiền nên chủ quan cho rằng Thiền là hay hơn cả. Tôi nhắc lạicho quý vị nhớ, nhà nước hiện giờ luôn nhắc nhở toàn dân phải xây dựng lại nềnvăn hóa mang bản sắc dân tộc của mình. Muốn cho văn hóa Việt Nam thể hiện đầyđủ bản sắc dân tộc thì Phật giáo chúng ta phải làm sao? Nếu chúng ta giữ nhưngày xưa, tối thì Tịnh độ niệm Phật tụng kinh Di Ðà, khuya thì trì chú LăngNghiêm. Như vậy có thích hợp với bản sắc dân tộc không? Vì tụng kinh Di Ðà bằngchữ Hán rồi trì chú bằng chữ Phạn. Hai ngôn ngữ đó người Việt Nam nghe không aihiểu cả.

Như vậy người Việt Namtu và dạy cho Phật tử mình tu mà không ai hiểu gì hết, thế là sao? Ðiều đó hếtsức vô lý. Nếu chúng ta muốn thích ứng, hài hòa giữa đời với đạo thì phải cópháp tu thích hợp với hoàn cảnh xã hội hiện tại. Nhất là giảng sư đi đâu cũngnói, cũng chỉ cho người ta cái gì đúng, cái gì sai, cái gì hợp, cái gì khônghợp v.v... mà bản thân chúng ta thì không có đường lối tu thích hợp.

Như bây giờ chúng tatu hay dạy người tu, mà pháp môn ấy không thích ứng với bản sắc dân tộc, tinhthần dân tộc hay văn hóa dân tộc thì đó là không hợp thời rồi. Cho nên thay vìtụng hai thời Tịnh độ và trì chú Lăng Nghiêm, chúng tôi chỉ dạy Phật tử tụngsám hối sáu căn của vua Trần Thái Tông soạn. Như vậy có phải gần với dân tộchơn không? Vì đó là nghi thức của người Việt Nam soạn. Một bài sám hối mangtính chất hoàn toàn của người Việt Nam. Còn các bài sám hối khác, văn tuy haynhưng là của người Trung Hoa soạn ra, làm sao gần gũi với người Việt Nam được.

Kế đó, chúng tôi chủtrương khôi phục Thiền tông đời Trần. Năm ra Bắc, tôi được Viện Hán Nôm mời nóichuyện ba buổi. Trong ba buổi nói chuyện ấy, quý vị có đặt một câu hỏi: Nếu nóiThiền Việt Nam thì phải có những nét khác Thiền Trung Quốc, Thiền Nhật Bổn,Thiền Ấn Ðộ... Như vậy thì thế nào là chỗ đặc thù của Thiền Việt Nam?

Ở đây, tôi xin đi xamột chút cho quý vị hiểu rõ. Ngày nay chúng ta nghe gọi Phật giáo Việt Nam,trong đó Phật giáo là chung còn Việt Nam là riêng. Phật giáo là chung, gốc đó khôngsai nhưng ngọn có sai biệt chút ít, điều này không thể tránh khỏi. Như vậy Phậtgiáo Việt Nam với Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Nhật Bổn, Phật giáo Thái Lanv.v... mỗi nơi đương nhiên phải có nét riêng khác. Gốc đạo lý thì không hainhưng ứng dụng tu hành cho phù hợp với từng dân tộc thì có sai biệt. Cho nêncâu hỏi Thiền tông Việt Nam so với Thiền Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Ðộ sai biệt ởchỗ nào, không phải là vấn đề đơn giản.

Trong phạm vi bài này,tôi không thể nói đầy đủ hết được, nên chỉ tóm lược cho quý vị có khái niệmthôi. Ðặc thù Phật giáo Thiền tông ở Ấn Ðộ là lý luận rất siêu thoát, rất tinhvi. Còn Trung Quốc, họ luôn quan niệm và tự hào mình là một nước nằm giữa thếgiới nên có nền văn hóa cổ xưa nhất trần gian. Cho nên Thiền tông Trung Quốc,nhất là cuối đời Ðường sang đời Tống, có những biến chế, sáng tạo một cách đặcbiệt. Như ở Ấn Ðộ thì lý luận khúc chiết, còn Trung Quốc thì Thiền được thểhiện bằng đánh, bằng hét v.v... Chúng ta nghe Tổ Hoàng Bá hay đánh, Tổ Lâm Tếhay hét cho tới ngài Ðức Sơn thì ăn gậy v.v... là những điểm đặc biệt của ThiềnTrung Quốc.

Thiền tông Nhật Bổnthì sao? Không đánh, không hét như Trung Quốc mà Nhật Bổn nặng về nghệ thuật.Cho nên Phật giáo ở đây đều biến thành nghệ thuật hết, như nghệ thuật bắn cung,nghệ thuật đánh kiếm, nghệ thuật đánh võ. Vì vậy về võ thì gọi là Nhu đạo, vềkiếm gọi là Kiếm đạo, về trà gọi là Trà đạo.

Ðó là những sai biệtcủa Thiền tông Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bổn. Còn Việt Nam chúng ta thì sao, có gìđặc biệt?

Thiền tới Việt Nam làmột nước nhược tiểu, cho nên lúc nào cũng có tính chất khiêm nhường. Nhưngngười đã lãnh hội được Thiền thì có cảm hứng đặc biệt. Bởi có cảm hứng cộng vớibản tính người Việt Nam thông minh tế nhị, nên Thiền Việt Nam trở thành thi vị.Quý vị đọc lại sử của Thiền sư Việt Nam, sẽ thấy đa số các Ngài thích nói kệ,nói thi chớ không đánh, không hét.

Như tôi đã nói, chủtrương của chúng tôi là khôi phục Thiền tông đời Trần. Nếu nói theo sử Phậtgiáo của dân tộc ta thì từ thế kỷ thứ 6 thứ 7 có Thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi. NgàiTỳ Ni Ða Lưu Chi là người Ấn truyền Thiền sang Việt Nam. Tới thế kỷ thứ 8 thứ 9có Thiền của ngài Vô Ngôn Thông là người Hoa truyền sang nước ta. Ðến thế kỷ12, 13 tức đời nhà Trần, thì vua Trần Nhân Tông đi tu lập ra hệ phái Trúc LâmYên Tử, Ngài là Sơ Tổ.

Ngài đã thu nhặt tinhhoa những hệ Thiền trước kết tụ lại thành Thiền Việt Nam, lấy tên là Thiền TrúcLâm Yên Tử. Như vậy Sơ Tổ dòng thiền này là người Việt Nam, một ông vua ViệtNam. Nói tới khôi phục Thiền tông đời Trần, tức là khôi phục Thiền tông ViệtNam. Dòng Thiền này rất gần gũi với chúng ta, vì nó mang tính dân tộc, mang bảnsắc Việt Nam. Ðó là ý nghĩa tôi nói khôi phục Thiền tông Việt Nam.

Thêm một vấn đề nữatrên phương diện thời cơ. Như khi tôi lập Thiền viện Thường Chiếu cho Tăng Nitu, đồng thời tôi cũng lập Tuệ Tĩnh Ðường hốt thuốc miễn phí cho dân. Bởi vìtheo hoàn cảnh riêng biệt của mỗi địa phương mà chúng ta có những phương tiệngiáo hóa khác nhau. Ở Thường Chiếu chung quanh là dân nghèo, chúng tôi lập TuệTĩnh Ðường để vừa tu, vừa giúp đỡ đồng bào. Ðó là việc thích hợp với hoàn cảnhnơi đây, nên được mọi người hưởng ứng. Vì thế việc giáo hóa sẽ có nhiều thuậnlợi.

Ðến khi lập Thiền việnTrúc Lâm, tôi không mở Tuệ Tĩnh Ðường nữa mà tạo cảnh quan đẹp cho khách dulịch đến viếng. Như vậy tùy điều kiện ở mỗi nơi mà tôi làm việc này hay việcnọ. Ở chỗ dân nghèo cần thuốc men thì có Tuệ Tĩnh đường. Còn Ðà Lạt là thànhphố du lịch, cần thu hút được khách du lịch thì dân ở đó mới có phương tiệnsống. Như vậy chúng ta tạo duyên để người ta tới đông, dân ở đó mới có phươngtiện làm ăn sinh sống. Ðây cũng là cách để giúp cho dân nơi này. Thành ra tùythời, tùy căn cơ mà chúng ta có những việc làm khác nhau. Cốt làm sao cho thíchứng với hoàn cảnh của xã hội hiện tại, vừa lợi đạo vừa ích đời.

Ðó là tôi nói đại kháiđể chúng ta thấy người truyền đạo, giáo hóa phải biết thời biết cơ, ứng dụngcho thích hợp. Như Phật dạy tùy hoàn cảnh, vua chúa Ngài nói khác, dân dã Ngàinói khác, làm sao cho người nghe thu nhặt được kết quả tốt. Như vậy việc giáohóa mới đem lợi ích lại cho mọi người.

Như thời hiện tại nàyvà tương lai mai sau, chúng ta thấy truyền bá Tịnh độ là thích hợp hay truyềnbá Thiền thích hợp? Ðó là vấn đề tôi muốn đặt ra cho tất cả huynh đệ nhìn kỹ,xét kỹ. Nói thế tôi phải đi xa hơn một chút.

Thuở còn nhỏ, tôi biếtnước Việt Nam chỉ có một trường Ðại học Y Khoa đặt ở Hà Nội. Miền Trung khôngcó trường học công lập. Miền Nam, ở Sài Gòn chỉ có trường Pétrus Ký (nam) vớitrường Gia Long (nữ). Các tỉnh thì Mỹ Tho có trường trung học Nguyễn ÐìnhChiểu, Cần Thơ có trường trung học Ba-Sắc. Ở tại Huyện, ngày xưa gọi là Quậnchỉ có trường Tiểu học từ lớp Năm tới lớp Nhứt (bây giờ gọi là lớp Một tới lớpNăm). Ở Xã chỉ có trường dạy từ lớp Một tới lớp Ba thôi, không có hơn nữa. Ngoàira tất cả trường tư thục thì do nhà dòng lập ra, chứ nhà nước chỉ có mấy trườngthôi. Như vậy dân trí của mình thời xưa như thế nào? Có thể nói hầu hết tới 90%người dốt hoặc chỉ được gọi là biết chữ, còn trí thức có 10% thôi. Mà 10% tríthức đó, đa số học ở các trường dòng, trường của mấy Ma-sơ. Như vậy giới tríthức nghiêng về Công giáo, còn Phật giáo chẳng có bao nhiêu.

Trong hoàn cảnh nhưthế, nếu đạo Phật không dạy tu Tịnh độ thì đâu ai hiểu gì về Phật pháp mà tu.Cho nên chỉ có pháp môn Tịnh độ là thích hợp trong thời đó. Nhưng tới thời này,quý vị nhìn lại xem nước ta có bao nhiêu trường Ðại học? Từ Bắc chí Nam có rấtnhiều trường Ðại học. Ở mỗi Tỉnh cũng có Ðại học hoặc hai ba Tỉnh có một trườngÐại học. Tại Thủ đô Hà Nội có ba, bốn trường Ðại học rồi Thành phố Hồ Chí Minhcũng nhiều trường Ðại học. Các trường Trung học thì tại Xã cũng có nữa.

Như vậy con em chúngta mai kia sẽ dốt như mình hồi trước hay là giỏi hơn, trí tuệ hơn? Nếu dốt hơnthì mình dạy pháp đơn giản nó mới hiểu, mới tu được. Còn nếu thông minh hơn,giỏi hơn mình thì dạy như vậy nó không chấp nhận đâu. Chúng ta phải thấy đượcđiều đó.

Tôi nói hơi xa mộtchút, như năm tôi sang Pháp gần cuối mùa hè. Vừa tới Paris, thầy Nhất Hạnh điệnthoại mời tôi xuống nói chuyện ở làng Hồng. Khi xuống, lớp học hè của thầy sắpmãn, số người ngoại quốc tham dự đến hai ngàn mấy trăm người. Hôm đó thầy mờitôi giảng. Tôi cười nói:

- Tôi chỉ biết tiếngViệt Nam thôi, thầy bắt tôi giảng cho người ngoại quốc, làm sao tôi giảng được.

Thầy bảo rằng:

- Thầy đừng ngại, cứgiảng. Nếu người nói tiếng Pháp họ sẽ ngồi một cụm, người nói tiếng Anh ngồimột cụm. Mỗi người có mang sẵn ống nghe, thầy giảng bằng tiếng Việt, dưới đó cóngười dịch ra ngay cho từng nhóm của họ. Tất cả đều được nghe rõ ràng, thầykhông phải sợ.

Thành ra tôi nói tớiđâu người ta nghe tới đó, chớ không có kiểu nói một câu, rồi ngồi chờ thôngdịch viên dịch, xong mới nói câu nữa. Giảng kiểu đó thì buồn chết.

Hôm đó tôi giảng về đềtài Phật giáo Việt Nam. Tôi đề cao tinh thần của người phụ nữ Việt Nam, nhất làngười phụ nữ Phật giáo. Vì Phật giáo Việt Nam từ Bắc chí Nam gần như 80%chùa đều thờ đức Quan Âm. Hoặc thờ trong chùa hoặc thờ lộ thiên. Như vậy ViệtNam rất tôn trọng phái nữ, vì đức tính tốt của người nữ là nhẫn nhục và từ bi.Tôi kể chùa ngoài Bắc, chùa nào cũng có thờ ông thiện, ông ác. Ông thiện thờthì phải, sao lại thờ ông ác?

Nhân đó, tôi mới giảithích rằng ở Việt Nam sự tu hành luôn luôn có hai mặt; một mặt thì giúp đỡkhuyến khích tiến lên, còn một mặt thì phải răn đe dọa nạt cho người ta sợ. Vớingười hiền lành thì khuyến khích giúp đỡ cho họ tiến, với người hung dữ phảirăn đe dọa nạt cho họ bỏ thói xấu. Cả hai mặt đều là Bồ-tát hết. Nói thế đểngười ngoại quốc thấy được cái hay của Phật giáo Việt Nam.

Giới trí thức Tâyphương muốn tu Thiền, ham tu Thiền; còn giới trí thức Việt Nam có muốn tu Thiềnkhông? Cũng muốn tu Thiền. Thiền lại là sở trường của Phật giáo Việt Nam từthuở tổ tiên của chúng ta. Vậy mà chúng ta không khai thác sở trường của mình,để nó chìm vào quên lãng thì như vậy mình có lỗi không? Chính vì lẽ đó mà tôichủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam. Khi tôi chủ trương làm việc này, ítai vui vẻ chấp nhận. Nhưng vì tôi thấy cơ duyên của Phật giáo đến lúc phải nhưvậy, không thể khác hơn được. Bởi vì trong thời đại ngày nay, chỉ có tu Thiềnlà thích ứng với người trí thức trong cũng như ngoài nước.

Ngày xưa ông bà chúngta ít học, cho nên dạy những gì cao xa không hiểu, buộc lòng phải dạy tu Tịnhđộ. Các Ngài bảo cứ niệm Phật đi, niệm rồi Phật sẽ đón về bên đó sung sướnglắm, không như ở đây. Do dễ hiểu nên dễ chấp nhận, vì vậy người thời đó hoan hỷtu theo. Nhưng bây giờ con cháu chúng ta khôn hơn chúng ta nhiều. Nó lý luận vàhấp thụ nền văn minh của khoa học hiện đại, mà đã khoa học thì phải thực tế, phảiđược chứng minh cụ thể, chớ không nói suông được.

Thí dụ như khi ra Bắc,tôi thấy các chùa viết sớ bằng chữ Hán rồi đội trên đầu Phật tử, cúng vái. Tôiđặt câu hỏi, không biết đức Phật người Tàu hay người Ấn? Nếu Phật người Ấn màviết chữ Hán, thì phải có thư ký dịch ra Phật mới hiểu được chớ. Còn nếu Phậtcó tha tâm thông, biết đủ hết tất cả các tiếng thì mình cứ lòng thành viết chữViệt, Ngài đọc sẽ hiểu và sẽ thông cảm ngay, cực khổ gì phải viết chữ Hán chokhó khăn vậy. Chuyện đó thật làm sao đâu!

Như vậy mai chiều conem mình có chịu tin, chịu nghe, chịu làm những điều như vậy không? Ðó là nhữngviệc mà người tu sĩ Phật giáo chúng ta, nhất là quý vị giảng sư phải am hiểu,phải phân định cho rõ ràng, chính chắn. Cái gì thích hợp với hoàn cảnh, thíchhợp với thời đại, thích hợp với căn cơ của chúng sanh thì mình khuyến khích,mình phổ biến. Còn cái gì không thích hợp thì mình phải gác qua, phải xét nétvà giải thích cho mọi người cùng hiểu kỹ càng. Nếu không như thế vô tình mìnhlàm cho Phật giáo ngày càng bị quên lãng, càng bị chối bỏ. Ðây là điều mà tôithấy cần phải nói cho tất cả hiểu, thông cảm.

Gần đây ở Việt Namchúng ta, người ngoại quốc tới xin tập tu ở Thiền viện khá nhiều. Như vậy họsang Việt Nam và muốn nghiên cứu Thiền, muốn tu Thiền thì nơi nào dạy Thiền họmới tới, còn không dạy Thiền họ sẽ không tới. Ðó là điều dĩ nhiên thôi. Nênpháp môn được nhiều người đương thời trông cậy, mong chờ mà mình không biết,không dạy cho họ tu thì thật là uổng.

Hồi tôi còn dạy tạiVạn Hạnh, có dự một buổi hội thảo. Ðến giờ nghỉ giải lao, có một Giáo sư dạytrường Ðại học Tổng Hợp đến gần than với tôi: "Thưa thầy, tôi đang gặp mộtvấn đề nan giải". Tôi hỏi: "Giáo sư gặp vấn đề gì nan giải quávậy?" Ông mới kể: Ông là Giáo sư trường Ðại học Tổng Hợp, là trưởng khoaVăn. Mới đây, bên Ðức vừa gửi thư mời ông qua dự hội thảo về Phật giáo đờiTrần. Ông nói: "Thưa thầy, tôi chưa nghiên cứu gì về vấn đề này cả".

Quý vị thấy rõ ràngngười Tây phương mà còn chú ý tới Phật giáo đời Trần của chúng ta như vậy.Trong khi đó người Việt Nam lại hết sức lơ là, không để ý tới gì cả. Nhất làgiới tu sĩ, không cần biết Phật giáo nước nhà như thế nào, có những điểm gì đặcbiệt. Như vậy chúng ta có đáng trách không? Nếu ra ngoại quốc, bị người ta hỏiPhật giáo đời Trần như thế nào, những gì ưu, những gì khuyết mình đều khôngbiết, có phải xấu hổ không?

Cho nên là giảng sưthì quý vị phải nghiên cứu, phải hiểu cho rõ tương lai Phật giáo của chúng tanhư thế nào, nên truyền giáo làm sao cho thích ứng, cho phù hợp thời đại. Có vậymới mong nối nắm được mạng mạch của Phật pháp. Bằng không, chính là chúng ta tựlàm cho đạo pháp đi vào suy vi vậy.

Mong rằng quý vị giảngsư cố gắng tìm hiểu nghiên cứu cho kỹ, để giảng dạy cho mọi người biết bệnh,biết thuốc trị. Tôi xin nhắc lại lần nữa, chúng ta là người quảng cáo đạo Phậthay là ông thầy thuốc nhỏ, đệ tử đệ tôn của Vua thầy thuốc? Quý vị chịu làm gì?Chịu làm quảng cáo hay chịu làm thầy thuốc con? Nếu là thầy thuốc con thì phảihọc thuốc, học cách trị bệnh y như cha mình, để làm sao cho mọi người được lànhbệnh. Ðó mới đúng là con Vua thầy thuốc.

Tôi hy vọng buổi nóichuyện hôm nay sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả quý vị, trên bước đường tuđạo cũng như hành đạo của mình.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 6276)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6194)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 4969)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 4951)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 10880)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6726)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3179)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 3961)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6189)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 4004)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]