Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Mình là cái gì?

17/02/201114:54(Xem: 4509)
07. Mình là cái gì?

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

07

MÌNH LÀ CÁI GÌ?
Giảng tại Thiền viện Trúc Lâm - 1997.

Hôm nay, đạo tràng Thái Tuệ về Thiền viện TrúcLâm cúng dường mùa an cư, quí thầy có ít lời nhắc nhở cho đạo tràng để quí vịtinh tấn tu hành.

Là người Phật tử, quívị vừa lo sinh sống cho gia đình, vừa lo tu hành, đồng thời giúp đỡ huynh đệchung quanh cùng biết tu, đó là duyên tốt. Vì vậy tôi sẽ nhắc nhở thêm cho quíPhật tử những điểm trọng yếu trong Phật pháp.

Ðức Phật Thích Ca khisinh ra đời, một tay chỉ trời một tay chỉ đất, nói câu: "Trên trời, dướitrời, chỉ có ta là hơn hết." Câu này quý thầy đã giảng rộng rồi, nhưng ởđây tôi nhấn mạnh lại trọng tâm. Người ta cứ nghĩ Phật nói thế là bản ngã hơnhết, nhưng sự thật không phải vậy. Với thâm ý của đạo Phật thì trên trời dướitrời chỉ có ta, tức con người là hơn hết.

Tại sao vậy? Vì trongvũ trụ, trời che đất chở nhưng trời đất vô tri, chỉ con người là có tri giác.Ðất chở đất nuôi chúng ta, nhưng đất có biết làm gì đâu, chỉ là hình tướng chechở giúp cho mình có sự sống. Còn trời là mây, mưa, mặt trời, mặt trăng, giúpcho ta đủ điều kiện sống trên thế gian này. Nên nói trời đất vô tri, chỉ có conngười tri giác, như vậy tri giác là trên tất cả. Vì thế con người là trọng tâmcủa trời đất, chớ không phải thường.

Lâu nay chúng ta aicũng như ai, hầu hết đều coi thường mình, chỉ kính trời trọng đất. Ðó là lỗilầm rất to. Sợ trời phạt, mong trời thương, cầu thổ địa ủng hộ chonhiều... tất cả những việc đó chỉ là phần phụ bên ngoài không đáng kể.Chính yếu là con người. Con người rất quan trọng đối với đạo Phật, nên đức PhậtThích Ca ra đời đã tuyên bố mục tiêu trọng yếu đó. Ngài ra đời là vì đề cao giátrị của con người. Ðó là trọng tâm, khác với các nhà khoa học hay triết học,luôn nghiên cứu tìm tòi bên ngoài, chinh phục vũ trụ mà quên xoay lại conngười, chinh phục chính bản thân mình.

Quí Phật tử kiểmnghiệm lại trong đời sống của mình, xét xem chúng ta nhớ mình nhiều hay nhớ bênngoài nhiều. Sáng thức dậy thì sao? Sửa soạn đi chợ hoặc đi làm công tác, luônluôn nhớ những việc bên ngoài, chớ không nhớ mình. Lo điều này điều kia, muasắm đủ thứ. Ngoài chợ có những món hàng mới lạ, nếu trong túi có tiền liền đimua sắm. Chúng ta ưa thích những gì mới lạ bên ngoài, ít khi nghĩ đến con ngườimình. Quí vị có khi nào nghĩ mình là cái gì không? Chắc không! Cứ hài lòng vớicon người như vầy, sự sống như vầy là đủ rồi. Thêm nữa là sự ăn mặc, nhà cửa,xe cộ, lo bấy nhiêu đó mà quên nghĩ mình là cái gì.

Mình là gì không biếtmà cái gì cũng lo cho mình. Sắm máy thu thanh, hỏi sắm cho ai, sắm cho mình.Mua chiếc nệm để làm gì? Ðể cho mình nằm. Cái gì cũng mình hết. Nhưng thử hỏimình là gì thì không biết! Ðó là điểm chính yếu mà tất cả chúng ta quên, chúngta lơ là.

Ðạo Phật không chophép người Phật tử như vậy mà chúng ta phải biết mình cho rành rẽ, tường tận.Vật bên ngoài chỉ phụ thuộc, nghĩa là biết được bao nhiêu hay bấy nhiêu, trọngyếu là phải biết mình, vì con người là trọng tâm của vũ trụ. Biết tất cả màkhông biết mình thì cái biết đó chưa thật biết. Tất cả tài sản mình được mà hỏimình là cái gì cũng không biết. Như vậy, tất cả cái được đó đều không giảiquyết tận cội gốc của con người. Sống mà không biết mình là gì thì cuộc sốnghết sức rỗng, vô giá trị. Nếu chúng ta chỉ lo ăn mặc cho sung sướng, nhà lầu xehơi, tức là chỉ lo thụ hưởng sung túc, mà mình là gì không biết thì ai hưởngthụ đây?

Ðó là vấn đề mà đứcPhật hay người tu hy sinh cả cuộc đời, phăng tìm cho ra manh mối để giải quyếtvề thân phận con người. Ngày nay chúng ta tu theo đạo Phật cần phải hiểu vấn đềđó, không thể xem thường. Cứ lo ăn lo mặc, lo sống để chờ tới ngày chết, cuốicùng là tan rã. Ví như chúng ta cất cái nhà thật đẹp nhưng biết mai mốt nó sẽtan nát thì còn quí nó không? Cái không bền, không lâu dài, chúng ta đâu cóquí. Vậy thì thân này không lâu dài, tại sao mình lại quí, đó là mê hay giác?Ðó là mê.

Vì vậy đạo Phật dạychúng ta phải giác, chớ không cho mê. Người mê thì không sáng suốt, không cótrí tuệ. Mà không sáng suốt, không trí tuệ thì sống như chết, không có giá trịgì hết! Ý nghĩa quan trọng là phải biết được mình thì cuộc sống mới có giá trị.Dù sống nghèo hay sống thiếu thốn vẫn có ý nghĩa như thường. Còn không biếtmình là gì thì cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa.

Nhưng muốn biết mìnhlà gì phải làm sao? Chính điểm này tôi muốn hướng dẫn cho quí Phật tử ứng dụngtu tập để tìm lại xem mình là cái gì? Bao nhiêu người dù trí thức hay bình dânđều nghĩ mình luôn luôn hiện tiền, nhưng hỏi mình là gì thì không trả lời được.Như vậy, cái hiện tiền đó cũng chỉ là ảo tưởng thôi. Chúng ta phải tìm ra lẽthật mình là gì chớ không thể tưởng tượng được. Chúng ta tu không phải tìm cáigì xa xôi ở bên ngoài mà phải xoay lại soi sáng chính mình để tìm xem mình làgì? Cái gì là thật mình? Nếu tìm ra được cái thật mình là ngộ đạo. Ðừng tưởngngộ đạo là chạy lên non, lên núi, lên mây, lên trời, mà ngộ đạo là tìm ra đượccái thật mình. Tìm được cái thật mình rồi thì ngang đó giải quyết xong dòngsinh tử. Không tìm ra được cái thật mình thì luôn luôn sống trong dao động,biến chuyển. Mà dao động biến chuyển là tướng sinh diệt vô thường. Nếu chấp giữtất cả hình tướng tâm niệm vô thường là mình thì mình là một dòng biến chuyển.Chuyển biến nơi này tới nơi kia không dừng, Phật gọi đó là luân hồi. Ðã luânhồi thì chỉ có giải thoát luân hồi mới là vui.

Tôi thường nói thânnày không phải thiệt mình. Nhưng ai cũng bám vào nó, cũng nghĩ nó là mình. Nếuthân này thật mình thì nó nguyên vẹn, nhưng nếu ở trong da thịt chúng ta chỗnào bị ung nhọt thì có mủ hôi hám. Mủ hôi hám đó là mình chăng? Ðã từ da thịtmình loại ra thì nó đâu phải mình. Nếu là mình thì chúng ta phải mến nó chứ,ngược lại mình rất gớm nó. Như nước bọt ở trong miệng có phải là mình không?Nếu là mình thì khi nhổ ra rồi, mình lấy lại được; nhưng chúng ta có làm nhưvậy không? Kể cả máu huyết là thiết yếu của sự sống, nhưng chúng ta chích rachừng một chung máu, rồi bảo uống lại có dám uống không? Nếu thật mình thì đâunỡ bỏ; đằng này buông ra rồi, chúng ta gớm nó thì làm sao nói mình được. Nếuthân này là mình thì khi thiếu máu, mua máu của người khác đem vô, máu ngườikhác thì đâu phải của mình, nhưng khi đem vô rồi lại nói máu mình. Lạ chưa! Từbản thân mình loại ra thì chúng ta gớm, còn của người khác đem vào thì nhận làmình. Thật vô lý! Cho nên từ đó mới thấy rõ ràng thân này không thật là mình.

Trong kinh, đức Phậtkể lại: Có một người đi sang làng khác, giữa đường gặp sa mạc. Trời tối, ôngthấy cái chòi cũ không có người ở, nên vào nghỉ tạm qua đêm. Ðang nằm, có tiếngđộng bên ngoài, ông trỗi dậy nghe ngóng. Bỗng cánh cửa bị xô vô, thì ra một conquỷ to tướng đang vác cái thây người chết liệng xuống đất. Ông hoảng sợ quáđứng nép sau vách. Bỗng có con quỷ thứ hai chạy vào, dành ăn với con quỷ thứnhất. Ðứa này nói cái thây của tao, đứa kia nói cái thây của tao, hai đứa giànhnhau rồi cãi lộn.

Lúc đó chúng chợt thấyông đứng bên vách. Con quỷ thứ nhất nói từ đầu tới cuối có ông này làm chứng,nếu ông nói của đứa nào thì đứa đó ăn. Nghe vậy ông run quá, nếu nói của thằngnày thì thằng kia bẻ cổ mình, nhưng thôi kệ thà chết chớ không nói dối. Nên ôngbảo: "Khi nãy tôi thấy rõ ràng anh A đem cái thây vô quăng ở đây."Thằng kia tức giận quá liền giựt ông một cánh tay. Con quỷ thứ nhất thấy vậythương, bèn xé cánh tay của thây chết ráp vào cho ông. Vừa ráp xong thì con quỷthứ hai giựt cánh tay còn lại quăng ra. Con quỷ đầu xé cánh tay thứ hai củathây chết gắn vào. Rồi tới chân phải, chân trái. Hễ con quỷ này xé quăng ra thìcon kia lấy chân của thây chết gắn vào. Cuối cùng mệt quá hai con quỷ ngưngcãi, chúng chia hai chân, hai tay của ông bị vứt ra và ăn.

Ông ta hoảng hốt tựhỏi mình là cái gì? Rõ ràng tay chân hiện giờ là của thây chết. Ông mới đi tìmgặp những vị sáng suốt để hỏi xem ông bây giờ là gì. Gặp được một vị A La Hán,đảnh lễ xong, ông thưa:

- Bạch Ngài, con bịhai con quỷ đem tay chân của thây chết ráp vào cho con, bây giờ cái gì là con?

Vị A La Hán nói:

- Tốt lắm! Như vậy làông sắp ngộ đạo.

Câu chuyện tới đó hết.Quí vị thấy nếu vật tạm bợ hư giả mà chúng ta biết thắc mắc, tìm tòi, không tinnó thật, thì đó là sáng suốt, thấy được lẽ thật. Cuộc đời này có ai thấy đượclẽ thật không, có ai thắc mắc mình là gì không? Hay cứ hài lòng. Ðã hài lòngrồi thì tìm mọi thứ cho nó thụ hưởng, chờ đến ngày bại hoại. Ðó là nỗi đau đớncủa con người trong kiếp mê lầm. Chúng ta phải ý thức mình là gì, tìm cho racái mình đó chính là gốc của sự tu. Người biết quay lại tìm mình là người sắpthấy đạo.

Vì vậy tôi hướng dẫnTăng Ni ở các Thiền viện cũng như Phật tử trong các đạo tràng khi tụng kinh thìđặt nặng kinh Bát Nhã. Trong kinh Bát Nhã câu đầu: "Quán Tự Tại Bồ-táthành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhấtthiết khổ ách." Chỉ cần soi lại thân năm uẩn này không thật thì tất cả khổnạn qua hết. Quí vị có soi lại không? Nhiều khi đọc thì đọc mà không chịu soilại. Cần phải soi lại thân năm uẩn này xem nó có thật hay không. Nếu thấy rõràng nó không thật thì tất cả khổ ách đều qua. Ðiều này hết sức cụ thể.

Thường chúng ta thấythân này, vọng tưởng này là ta, nên những gì cung cấp cho thân này được khỏe,được sung túc mà người khác đoạt đi thì ta tức giận lên. Ta nghĩ việc gì đúngmà ai nói khác thì nổi giận. Như vậy khổ là do chấp thân, chấp tâm mà ra. Nếubiết thân này không thật, ý nghĩ không thật thì đâu còn chấp, đâu còn giận ai,nhờ thế mọi khổ ách đều qua hết. Người ta chửi, mình cười chơi thôi. Có gì thậtmà phải khổ, phải giận, dành hơn, dành thua. Anh không thật, tôi không thật,cái chửi cũng không thật luôn nên chỉ cười vui thôi.

Ngược lại, nếu thấythật thì động tới xác thịt liền đau tức, động tới ý kiến trái mình liền sângiận. Rõ ràng do chấp thân, chấp tâm mà mình khổ. Vì vậy kinh Bát Nhã nhắc chochúng ta soi thấy năm uẩn là không thì qua hết thảy khổ nạn. Việc tu hết sứcgiản đơn, không phải cầu Phật hay cầu ai làm cho mình hết khổ, chỉ cần thấy rõnăm uẩn không thật là hết khổ.

Năm uẩn có sắc, thuộcvề vật chất; thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm; cả hai đều không thật. Biếtrõ như vậy thì khổ nạn nào cũng qua hết, chớ không phải Phật hay Bồ-tát, thầnthánh nào cho mình hết khổ nạn. Hết khổ nạn là do trí tuệ của chúng ta soi thấythân năm uẩn không thật. Kinh dạy một câu thôi chúng ta tu cả đời. Tu là phảisoi lại chớ không phải phóng ra. Nhưng hiện nay đa số người tu cầu xin nhiềuhơn soi lại.

Xét hai phần vật chấtvà tinh thần: Sắc là sắc chất tức thể xác không thật. Thọ, tưởng, hành, thứctức tinh thần cũng không thật. Thấy rõ như vậy là giác? Mê giác cách nhau chẳngbao xa. Thấy thân thật, cái suy gẫm thật là mê. Thấy thân không thật, cái suygẫm không thật là giác.

Trong kinh Viên Giáccó vị Bồ-tát thưa hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, thếnào là vô minh?

Phật đáp:

- Chấp thân tứ đạiduyên hợp là thật của mình, chấp tâm suy nghĩ lăng xăng là tâm thật của mình làvô minh.

Hết vô minh là giác.Như vậy mê giác như trở bàn tay thôi, gần một bên mà mình tu hoài không được,tại sao? Tại vì mê chấp thấm sâu lâu đời quá rồi. Ngày nay đọc kinh Phật, nghequý thầy giảng chỉ mới lóe lên chút thôi, chưa hẳn là thấy nó không thật. Chỉkhi nào ngồi lại thấy thân không thật, tâm không thật, tất cả đều do duyên hợptạm bợ, thấy rõ như vậy thì mọi khổ nạn qua hết.

Ðược vậy sống ở đâycũng giống như Cực Lạc, có gì buồn, có gì khổ. Chúng ta cũng ăn, cũnguống như mọi người, nhưng không chê khen buồn giận, không mê lầm chấp thân tâmlà được. Muốn thế thì phải soi lại mình, không thể phóng ra ngoài nữa. Quí Phậttử cứ phóng ra, không biết quay lại, nên đi chùa hai chục năm vẫn không hếtphiền não.

Bây giờ trở lại vấn đềtu tập, chúng ta ngồi thiền để làm gì? Ðể nhìn lại mình. Bởi vì chúng ta hướngra thì mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, gióthổi xúc chạm... tiếp xúc các trần. Lúc đó dù chúng ta có tu vẫn bị ảnh hưởngbên ngoài nhiều. Chỉ khi ngồi yên, mắt nhìn xuống, gác hết năm trần bên ngoài,không cho nó lôi cuốn nữa. Nên giờ ngồi thiền là giờ ngồi để soi lại. Soi thếnào?

Phương tiện ban đầu,chúng ta dùng hơi thở hít vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai, ... nhưchơi vậy. Nhưng nhờ nhớ hơi thở ra hơi thở vô, hơi thở thì ở trong nên chúng tamới phản quan. Thấy hơi thở vô, hơi thở ra đều đặn như vậy, nếu thở ra mà khônghít vô thì chết. Rõ ràng thân tạm bợ phải không? Vừa khởi nghĩ việc gì liềnbuông, mình tự nhắc vọng tưởng hư dối không thật. Thân này do tứ đại hợp thành.Hơi thở là gốc, thở ra không hít vào là chết nên sự sống rất mỏng manh. Ðã mỏngmanh lại cộng thêm cái tâm chợt có, chợt không là vọng tưởng hư dối. Tập soisáng lại mình như vậy, gọi là tỉnh giác.

Ngài Ðạo Nguyên ở NhậtBản nói: "Một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật." Tại sao? Giờ ngồithiền là giờ giác, còn giờ ở ngoài là giờ mê. Trong một ngày, quí Phật tử có đủthứ chuyện. Thấy chuyện này, nghe chuyện kia toàn là phóng ra ngoài, chớ khôngquay lại. Còn giờ ngồi thiền là giờ quay lại mình. Theo hơi thở, thấy vọngtưởng, buông; đó là nhìn lại mình, tỉnh giác rõ ràng, không bị mê lầm. Lúc tỉnhgiác đó không phải là Phật là gì? Phật là giác. Chúng ta đang giác nên chúng talà Phật.

Sở dĩ ngồi thiền ngủgục bị đánh là sao? Bởi vì trọng tâm là phải giác. Chúng ta ngồi ngủ mê nênđánh cho tỉnh, không để mê nữa. Hiểu vậy mới biết tại sao nhà thiền khắt khe.Vì sợ mình mê theo cảnh, hoặc si mê không biết gì nên phải làm cho mình tỉnh,tỉnh đó là giác. Ðược vậy một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật, chớ ngồi ngủkhò khò thì làm Phật sao được.

Chúng ta phải hiểu rõý nghĩa quán hơi thở. Nhiều khi chúng ta thực tập mà không hiểu nên nắm khôngvững, tu như vậy sẽ không đi tới đâu. Hơi thở vô ra xem như chuyện tầm thường,nhưng nhờ nhớ hơi thở mà chúng ta quay lại. Nếu không nhớ hơi thở thì tâm mìnhchạy rong. Tu là phải quay lại soi sáng chính mình. Nhờ theo dõi hơi thở vô ra,lúc thở khì mà không hít lại là chết. Chỉ có mấy giây đồng hồ thôi, mới biếtnhư vậy sự sống không bền, không thật. Bao nhiêu đó đủ để chúng ta chứng nghiệmđược cuộc sống này.

Ðến vọng tưởng, niệmnày nhảy ra niệm kia nhảy vô, chúng ta buông, nó mất; để thấy tâm này cũngkhông thật. Thấy thân không thật, thấy tâm cũng không thật, không phải tỉnhgiác là gì? Nên giờ ngồi thiền là giờ tỉnh giác, giờ ngồi thiền là giờ tối quantrọng, chứ không phải tầm thường. Khi tỉnh giác được rồi, chúng ta mới thấy rõđược mình. Thấy thân này không thật, tâm này không thật thì mọi cố chấp theo đórã tan. Chấp đã không còn thì khổ đau theo đó hết. Ðây mới chỉ là chặng số mộtthôi.

Tôi xin hỏi những vịtu hơi lâu một chút, khi ngồi thiền chừng năm ba phút, trong tâm không nghĩ nhớgì hết, lúc đó chúng ta có biết không? Dạ có biết. Như vậy, có mình hay khôngcó mình? Có mình.

Nếu cái nghĩ là mìnhthì khi không nghĩ là không có mình. Không nghĩ mà có mình thì cái nghĩ khôngphải là mình rồi. Bấy nhiêu đó đủ chứng minh cái suy nghĩ không phải là mình,vì nó chợt có chợt không. Những thứ lăng xăng lặng hết thì tri giác hằng hữu.Ðó là mình rồi, thực tế đâu có xa. Như vậy, cái mình chân thật đó không phải làcái suy nghĩ. Nghĩ suy là sinh diệt tạm bợ, không phải chân thật. Còn khôngnghĩ mà hằng biết, có tiếng động liền nghe, hình ảnh đến liền thấy, gió chạmthì mát v.v... yên tĩnh sáng suốt không nghĩ ngợi gì hết, đó chính thật làmình.

Thường những gì độnglà vô thường sinh diệt. Thân động cho nên thân vô thường sanh diệt, tâm độngnên tâm vô thường sinh diệt. Chấp thân vô thường sinh diệt là thân mình, chấptâm vô thường sinh diệt là tâm mình, đó là sai lầm. Nếu buông hai thứ chấp đó,chỉ nhận cái không động, không sinh diệt, không có tướng trạng vô thường, hằngyên tĩnh sáng suốt đó, thì làm gì bị dẫn đi trong luân hồi.

Có tu rồi, chúng ta sẽthấy nó rõ ràng, không còn nghi ngờ gì hết. Sống được với những phút giây chânthật, ta mới thấy khi suy nghĩ dứt bặt thì chân thật hiện tiền, chớ không phảikhông có. Chúng ta không nhận ra nó là vì mình cứ suy nghĩ hoài, hết chuyện nàytới chuyện kia, mãi chạy theo những suy nghĩ thì làm sao biết rằng khi khôngsuy nghĩ, lại có cái chân thật. Vì vậy nói thiền dễ định. Ðịnh là dừng hếtnhững suy nghĩ. Dừng hết suy nghĩ thì cái chân thật hiện tiền. Nhận ra cái đóthì tỉnh thì giác, gọi là giác ngộ. Tức thấy được lẽ thật của thân tâm, giảbiết giả, thật biết thật. Ðó là kiến tánh, là thấy đạo. Ðơn giản vậy thôi.

Trong nhà Phật dạythân, miệng, ý tạo tác các nghiệp, mà chủ yếu là ý. Ý nghĩ tốt, miệng nói tốt,thân làm tốt. Ý nghĩ xấu, miệng nói xấu, thân làm xấu. Ý là chủ tạo nghiệp. Ýnghĩ này lặng đi thì còn cái gì tạo nghiệp. Nghiệp là gốc dẫn chúng ta đi trongluân hồi sinh tử. Nếu hết nghiệp thì cái gì dẫn chúng ta nữa, như vậy khônggiải thoát là gì?

Cho nên giác ngộ đượcthân vô thường, tâm sinh diệt, thì cái chân thật hiện tiền không sinh, khôngdiệt. Sống được với cái chân thật này thì không còn tạo nghiệp đi trong luânhồi sanh tử nữa. Như vậy rõ ràng tu là để giải thoát sanh tử.

Mục đích của chúng tatu không gì khác hơn trọng tâm của đức Phật dạy "xoay lại con người".Vì con người là tối thượng. Dù có bay được trên hư không (bây giờ chúng ta đimáy bay phản lực), hay cất nhà lầu chín chục tầng v.v... đều là vô thường, naycòn mai mất. Chỉ có trở lại tâm chân thật không hình không tướng của mình, làkhông vô thường; hằng giác không động nên không sinh diệt. Ðó mới là chân thật.Ðược vậy chúng ta sẽ tin lời Phật dạy không hư dối.

Hôm nay tôi nhắc tấtcả quí Phật tử hiểu được căn bản của việc tu hành. Vậy từ đây về sau huynh đệhòa hợp với nhau, với tư cách cư sĩ vừa lo đời, vừa lo đạo. Lo đó chính là locho mình. Ðể ngày mai quí vị có nhắm mắt, dù chưa hết niệm sinh diệt thì cũngsinh diệt trong cảnh tốt. Bằng như được hết sinh diệt thì thảnh thơi tự tại,còn gì quí hơn!

Mong quí Phật tử nỗlực tinh tấn tu hành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 2221)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1627)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 1985)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1764)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2783)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2653)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2112)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8531)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1330)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 2968)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567