Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-03

09/02/201109:48(Xem: 5421)
01-03

XUÂN TRONG CỬA THIỀN TẬP: 4
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu
1. Trọng Trách Người Tu Phật (Tất niên Kỷ Tỵ 1990)
2. Ngày Xuân qua các Thiền sư Việt Nam (Xuân Canh Ngọ 1990, Tăng Ni)
3. Khổ vui qua con mắt kẻ mê người tỉnh (Xuân Canh Ngọ 1990, Buổi nói chuyện với Phật tử)

TRỌNG TRÁCH NGƯỜI TU PHẬT

TẤT NIÊN KỶ TỴ 1990

Theo thông lệ hằng năm, vào đêm Trừ tịch, Thiền viện có tổ chức buổi lễ Tất niên. Chư Tăng Ni và Phật tử về đây chung vui và góp ý kiến xây dựng nhắc nhở nhau tinh tiến tu hành. Đây làdịp chúng ta ôn lại những việâc làm trong năm qua, tìm những điểm khuyết để tu sửa và những điểm ưu để tăng tiến. Tuy chúng ta tùy thế tụcnên có buổi liên hoan, nhưng vẫn đi đúng chánh pháp là sách tấn nhau tiến bước trên đường tu giải thoát.

Giờ đây chúng tôi nêu lên một câu hỏi rất thiết thực: Trọng trách người tu Phật là thế nào? Câu trả lời đầy đủ nhất là trọng trách người tu Phật gồm ba phần: một là Giải thoát, hai làGiác ngộ, ba là Từ bi. Đó là ba điều kiện người tu nào cũng phải có đủ.

Vậy tất cả Tăng Ni và Phật tử khi phát nguyện tu theo lời Phật dạy, phải thề quyết đập tan xiềng xích sanh tử đã áp đặt trên con người chúng ta từ vô lượng kiếp đến giờ. Đó là giải thoát. Giải thoát sanh tử là một việc làm quá to lớn, người thế gian không bao giờ dám nghĩ đến, vì họ cho sanh tử là một qui luật không ai thoát khỏi. Nhưng người tu chúng ta khi đã nguyện đã quyết thì thế nào chúng ta cũng làm được. Chính đức Phật khi xưa đã tìm ra con đường giải thoát khỏi sanh tử, ngày nay chúng ta ý thức được việc đó là chánh đáng,là cao thượng, thì noi gương Ngài chúng ta cũng quyết đập tan xiềng xích sanh tử cho kỳ được.

Kế đến chúng ta phải quyết thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ trong nhà đen tối vô minh từ vô lượng kiếp, đó là giác ngộ.Thật vậy người tu muốn giải thoát sanh tử thì trước phải giác ngộ. ĐứcPhật ngồi thiền dưới cội bồ-đề và Ngài giác ngộ chứng được tam minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh. Túc mạng minh là trí tuệbiết rõ vô số kiếp về trước của mình. Thiên nhãn minh, còn gọi là sanh tử trí, là trí thấy rõ ràng nguồn gốc sanh tử của chúng sanh. Lậu tận minh là trí tuệ dứt hết các lậu hoặc để giải thoát sanh tử. Như thế chúng ta tu là phải mở sáng mắt trí tuệ để dẹp tan đen tối vô minh .

Giải thoát và giác ngộ được phần nào, chúng ta không đành lòng chỉ nhận riêng cho mình mà phải thương, phải nghĩ đếntất cả chúng sanh đang trong nhà vô minh đen tối. Chúng ta phải đem ánhsáng trí tuệ chính mình đã được Phật chỉ dạy để soi rọi khiến cho tất cả cùng thoát ra khỏi cái đen tối muôn đời và cùng tiến đến nơi an lạc. Đây là điều chủ yếu mà tất cả người tu Phật đều phải thực hiện.

Như vậy trọng trách của người tu Phật nặng hay nhẹ? Phải giải quyết sanh tử, phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ và phải có lòng từ bi truyền trao cho người những gì mình đã biết để cùng nhau thoát khỏi các khổ đau, trọng trách này quả thật không phải nhẹ. Nếu chúng ta không tu không tiến, thì dù chúng ta có thương người muốn giúp người cách mấy cũng chỉ là nói suông thôi. Nói rõ hơn nếu chúng ta không giác ngộ và giải thoát được phần nào mà chúng ta muốn giúp mọi người được giác ngộ và giải thoát, thì cái muốn đó là hão huyền không thực tế. Vậy muốn thể hiện lòng từ bi, chúng ta phải có phần nào giác ngộ và giải thoát. Chủ yếu chúng tôi nêu lên là để cho tất cả quí vị thấy rõ trọng trách người tu Phật không đơn giản mà quá to tát, chúng takhông thể xem thường.

Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh. Vô minh là không sáng, tức là tối tăm. Muốn phá tối tăm chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ. Ví dụ như có một căn nhà tối cả ngàn năm, muốn nhà sáng ra chỉ có cách đốt đèn thì cái tối ngàn năm liền mất. Cũng thế ấy vô minh chỉ mất khi có ánh sáng giác ngộ.Thế nên trọng tâm tu Phật lấy giác ngộ làm bước tiến đến giải thoát. Nếu không giác ngộ thì mười hai nhân duyên cứ quay cuồng, chúng ta bị đảo lộn trong sanh tử.

Hiện nay, nương theo giác ngộ của đức Phật chúng ta biết rõ manh mối của sanh tử là vô minh. Vậy vô minh là gì? Trong kinh Tạp A-hàm có hai đoạn đức Phật giải thích như sau:

Đoạn một:

Đức Phật dạy: "Không biết rõ sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ tưởng hành thức tập khởi, đoạn diệt, đógọi là vô minh." Nói gọn hơn: Không biết sự tập khởi của năm uẩn và sự đoạn diệt của năm uẩn, đó là vô minh. Vậy năm uẩn là gì? Tức là thân này. Ngay nơi thân này sắc uẩn thuộc về vật chất, thọ, tưởng, hành, thứcthuộc về tinh thần. Không biết rõ tinh thần và vật chất của thân này gọi là vô minh, không biết rõ sự nhóm họp và sự tan hoại của nó là vô minh. Thế thì tất cả quí vị ở đây có ai biết rõ thân chúng ta chưa? Vì không biết rõ nó cho nên chúng ta đang vô minh, vì vô minh nên không dừng được dòng sanh tử.

Đoạn hai:

Có một vị Tỳ-kheo hỏi ngài Xá-lợi-phất: "Thếnào là vô minh?" Ngài đáp: "Không biết khổ, không biết khổ tập, không biết khổ diệt, không biết con đường đưa đến khổ diệt, gọi là vô minh."

Theo nghĩa ngài Xá-lợi-phất nói, người nào không biết đúng như thật pháp Tứ đế: Khổ tập diệt đạo, đó là người vô minh.

Như vậy đoạn trên đức Phật giải nghĩa sự tậpkhởi và sự đoạn diệt của năm uẩn, tức là chỉ thẳng con người. Đoạn này,ngài Xá-lợi-phất nói về Tứ đế. Khổ đế tức là khổ sanh, già, bệnh, chết của thân... Tập đế là nguyên nhân của khổ là tham sân si v.v... Diệt đế và Đạo đế là cách giải trừ khổ để được an vui giải thoát. Đây cũng là chỉ thân tâm này vậy. Tóm lại Phật nói vô minh là không biết như thật bản thân chúng ta từ tinh thần đến vật chất, không biết rõ sự nhóm họp và sự tan hoại của nó.

Sau đây tôi dẫn đến kinh Viên Giác, chương Văn-thù, đức Phật giải thích: "Thế nào là vô minh? Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay các thứ điên đảo, ví như người nhìn bốn hướng thay đổi; vọng nhận tứ đại làm thân tướng của mình, bóng dáng sáu trần làm tâm tướng của mình, ví như bệnh mắt thấy hoa đốm trong không và mặt trăng thứ hai." Như vậy đức Phật giải nghĩa Vô minh rất rõ.

Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay do các thứ điên đảo, ví như hướng đông lầmcho là hướng tây, hướng nam lầm cho là hướng bắc, lầm bốn hướng như vậygọi là điên đảo, tức là không thấy đúng như thật. Đức Phật chỉ thẳng điên đảo là do vọng nhận tứ đại làm thân tướng của mình, ý thức duyên theo bóng dáng sáu trần làm tâm tướng của mình. Hiện giờ ai cũng cho thân tứ đại này là thân mình, cho suy nghĩ, tức là ý thức duyên theo bóng dáng sáu trần là tâm mình. Vọng nhận như thế gọi là vô minh, đó là manh mối dẫn chúng ta đi trong luân hồi sanh tử. Thế nên chúng ta tu là phải phá tan manh mối vô minh đó.

Kế đến đức Phật ví dụ người vọng nhận như vậy chẳng khác nào người bị bệnh mắt thấy hoa đốm trong hư không. Như con mắt nhặm thấy trong hư không có đốm sáng rơi loạn tưởng là thật, nhưng đó chỉ do bệnh mắt mà thấy, vậy là thấy không đúng như thật, là tối tăm, là vô minh.

Đức Phật lại ví dụ thêm, người vọng nhận như vậy là thấy mặt trăng thứ hai, mặt trăng có cái thứ hai không? Như người nhặm mắt hoặc ấn tay vào mắt thì thấy mặt trăng có cái thứ hai lóelên một bên. Mặt trăng thứ hai là giả tướng mà mình lầm cho nó là thật.Vì vậy chúng ta cho thân tứ đại là thân của mình, tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là tâm của mình, chấp chặt như thế gọi là vô minh.

Qua sự giải thích của đức Phật từ kinh A-hàmđến kinh Viên Giác, chúng ta tự kiểm lại xem mình còn vô minh sâu hay cạn, dầy hay mỏng? Như thân của chúng ta vừa bị động đến là nổi sân si ngay, hoặc có khi chỉ bị thiếu phần bồi dưỡng cho thân cũng nổi sân rồi.Như vậy vô minh đến mức độ nào? Vì chấp lầm thân tứ đại là mình nên những gì thuộc nhu cầu của thân thì mình xem là quan trọng. Vì quan trọng thân nên vừa kém thua người là mình bực bội buồn khổ.

Còn tâm là ý thức duyên theo bóng dáng sáu trần, đã là bóng thì đâu có thật,mà mình chấp làm gì? Thí dụ như mắt nhìn một cái hoa rồi ý thức đánh giá nó là đẹp, và mình khen hoa đẹp quá. Bỗng người khác nhìn hoa rồi chê hoa xấu quá có gì là đẹp. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm mình nổisân lên và cãi lại, phải không? Như thế ý thức của chúng ta duyên theo bóng dáng của hoa rồi chấp chặt vào đó, nếu ai nói khác đi là nổi giận liền. Như vậy chứng tỏ mê lầm của chúng ta quá lớn, mê lầm đó Phật gọi là vô minh.

Do mê lầm nên chúng ta sống trong đau khổ. Phật nói thân này có sanh già bệnh và chết, nếu cho nó là mình thật, đếnkhi nó tan hoại tức là mất mình thì còn cái khổ nào bằng! Sở dĩ các bậcThánh nhân và các Thiền sư ngày trước coi cái chết như trò chơi vì các ngài thấy thân là giả dối không quan trọng, nên các ngài cười trước cái chết, dù chết bằng cách nào cũng vậy. Chúng ta thì khác, vì thấy thân mình là thật nên nghe nói chết là đã hốt hoảng rồi.

Giả sử khi đau nhiều mình cũng tỏ ra can đảm chịu đựng, tỏ ra hiểu đạo không sợ chết, nhưng trong lòng cũng thấy nao nao. Như vậy để thấy mình chưa thậtthấy thân tứ đại là giả, mà thấy nó quả là thật nên khổ đau vì nó, và mấy ai thoát khỏi mê lầm này? Thế nên người tu chúng ta phải nhận định thật đúng để không còn mê lầm nữa. Hết mê lầm tức là giác ngộ, phá tan vô minh lầm chấp về thân và tâm. Phá hai chấp này rồi chúng ta mới giải thoát khỏi sanh tử. Đó là mục tiêu cuối cùng của người tu.

Tất cả chúng ta đang sống khoẻ mạnh tưởng chừng như mình hiểu đạo và hành đạo được, nhưng khi ngã đau hoặc có những điều bất trắc xảy đến, thì mình cuống quít lên không còn bình tĩnhnữa. Hiểu đạo mà không dùng được, không còn tự chủ nên đau khổ. Đau khổcủa chúng ta không phải ai mang đến mà chính vì vô minh làm mình đau khổ. Ví như đang đi trong rừng gai góc mà không khéo lau lách nên bị gaiquào xể mặt rướm máu rồi than thở cuộc đời sao quá khổ! Nếu đi trong rừng gai mà khéo lau lách ra khỏi rừng không bị trầy da chút nào mới là giỏi, là an vui.

Vậy trên đường tu chúng ta phải thấy được những điều Phật đã dạy. Có những điều thật hay, mà chúng ta lại xem thường. Nhìn lại thân tứ đại thấy nó quá rõ. Học kinh điển rồi ai cũng nói thân này là giả, tại sao? Vì mình thuộc lời Phật dạy: thân tứ đại làgiả. Nếu hỏi giả như thế nào? Vì thân này ngày nay còn, nhưng thời giansau nó hoại. Thật là đúng vì thân này vô thường nay còn, mai mất! Lại có người nói: Thân này do duyên hợp nên giả, mà không biết hợp cách nào và giả cách nào. Nghiền ngẫm cho kỹ chúng tôi thấy được lẽ này: Nói giả không phải đợi khi thân hoại mới nói là giả, mà ngay trong lúc mình đangngồi, đang nói chuyện, biết nó là giả.

Làm sao biết được? Vì Phật dạy thân này do tứ đại đất nước gió lửa họp thành. Chất cứng là đất, ướt là nước, động là gió, ấm là lửa. Bốn chất đó họp lại cũng chưa đủ sức tồn tại mà phải nhờ tứ đại bên ngoài bồi bổ luôn. Có bồi bổ, nó mới tồn tại, nếu thiếu sự bồi bổ thì nó tan hoại. Vì vậy chúng tôi đặt câu hỏi: Hiện giờ quí vị đang ngồi đây, mũi quí vị đang làm gì? Đang thởphải không? Mũi đang thở, nghĩa là chúng ta đang mượn không khí bên ngoài, hít vào là mượn, thở ra là trả, mũi cứ làm việc hít vào trả ra, đều đặn như vậy. Giả sử chúng ta trả rồi không mượn lại thì sao? Thì ngay đó là tắt thở! Như vậy đời sống của mình thật ở chỗ nào? Điều này hết sức cụ thể, mà phải có lắm công phu mới nhận thấy được.

Đến mượn nước, miệng mượn một tách nước uốngvào vài tiếng đồng hồ sau cũng phải trả. Rồi một lát sau mượn ít chén cơm... Mượn nước để bồi bổ nước, mượn cơm để bồi bổ đất, trong cơm có chất nóng như gừng tiêu ớt để bồi bổ lửa. Như vậy chúng ta nói sống mà thật ra sống với cái gì? Cả ngày chỉ lo bồi bổ cho tứ đại này thôi, chỉ có bao nhiêu việc mượn và trả mà than cực, nghĩa là làm cho có cơm ăn đểmượn rồi trả, kiếm có nước uống để mượn rồi cũng trả. Như thế cuộc sốngcủa chúng ta chỉ là cuộc sống mượn trả.

Nếu mượn trả được êm xuôi thì vui cười, mượn trả mà trục trặc thì sao? Thì chở đi cứu cấp! Như vậy cuộc đời của mình, hạnh phúc của mình ra sao? Nó quá tầm thường và quá mỏng manh. Những người tìm thức ăn ngon, nước uống bổ, tất cả những thứ đó chẳng qua là mượn trả mà thôi. Khi thiếu nước, uống một ly nước lã hay một ly nước chanh cũng là mượn, không nên coi đó là quan trọng hay vì đó mà phiền não, nước chanh hay nước lã uống vào cũng là mượn rồi trả có ai giữ được đâu! Biết được lẽ thật như vậy thì lúc nào cũng an vui trong cuộc sống tu hành. Mượn ít chén cơm để bồi phần đất của mình. Dù được dọn cơm nóng hay cơm nguội, mượn rồi cũng phải trả có ai giữ được đâu mà quí mà tiện, mà giận hờn nhau. Biết được lý mượn trả cụ thể, biết được lẽ thật đó rồi chúng ta không còn phiền não trong cáchđối xử qua lại nữa, dù cách đối xử hữu ý hay vô tình, niềm nở hay lạnh nhạt.

Vì chấp sai lầm không thấy đúng lẽ thật nên chúng ta phiền não mãi rồi than, sao ở giữa đời này thật khó tu quá. Không khí đang ở ngoài trong lành, mượn hít vào rồi trả ra nói cái đó làcủa tôi. Nước đang ở ngoài mượn uống vào một lát lại trả ra, nói cái đólà của mình. Quả thật là mê muội, có cái gì là của mình đâu!

Tất cả cuộc sống của chúng ta chỉ là chuyện mượn trả, cuối cùng một bộ phận nào hư mượn không được, thì ngang đó là vĩnh biệt. Thấy rõ như vậy chúng ta đã giải quyết bao nhiêu thứ phiền não, trái lại chỉ nghĩ đến ăn ngon mặc đẹp thì bao nhiêu thứ phiền não sanh khởi.

Thấy được lẽ thật rồi , chúng tôi liền làm bài tụng rất đơn giản gọi là "Mạng Sống":

Mạng sống trong hơi thở,

Trong nhịp đập quả tim.

Thế nào là mạng sống?

Sự vay mượn liên tục.

Câu kết phải công phu lắm mới thấy được lẽ đó, chớ không phải là thường. Chúng ta cứ nghĩ mình sống, chớ không ngờ sống chỉ là sự vay mượn liên tục. Còn tiếp tục vay mượn là còn sống, vaymượn ngừng lại là chết ngay. Như vậy sống bằng vay mượn, làm sao gọi làsống thật? Mà không thật thì đâu có gì quan trọng. Vì cho cuộc sống là quan trọng, nên chúng ta tranh giành nhau, trách cứ và hờn giận lẫn nhaurồi bị chướng ngại trên đường tu hành. Bài kệ này không phải ngẫu nhiêncó mà do suy gẫm đúng theo lời Phật dạy, trầm ngâm rất nhiều thời giờ, khi nói lên được điều này mới thấy cuộc đời bớt khổ. Phải hằng sống và nhớ được như vậy, chúng ta cũng bớt khổ.

Đức Phật đã từng nói: "Mạng sống trong hơi thở." Thật vậy, thở ra mà không mượn không khí trở lại thì chết ngay. Trong kinh, Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo: Mạng sống con người là bao lâu? Có vị nói: năm ba tháng, có vị nói năm bảy ngày, có vị nói ít tiếng đồnghồ, có vị thưa trong một bữa ăn. Nhưng Phật đều bảo: Các ông không thấyđạo. Cuối cùng có một vị Tỳ-kheo thưa: Mạng sống trong hơi thở. Phật nói: Ông đã thấy đạo. Như vậy đạo là gì? Là chân lý, là lẽ thật, thấy được lẽ thật gọi là thấy đạo, thấy đạo là giác ngộ. Thấy rõ thân chúng ta là vay mượn, là tạm bợ, ngắn ngủi đó là chúng ta đã tỉnh đã giác, cònthấy thân là thật, là lâu dài quí trọng, đó là chúng ta đang mê, đang vô minh.

Mạng sống trong hơi thở, trong nhịp đập quả tim. Như người bị bệnh tim, bất chợt tim ngưng đập thì sao? Tức là chết rồi, như vậy làm sao nói mạng sống là lâu dài bền bỉ được. Không mượn không khí để thở là chết, quả tim ngừng đập là chết, vậy đâu có gì là lâu dài! Còn liên tục vay mượn không khí hít vào thở ra, quả tim còn đậpkhông dừng, đó là sống. Cho nên nói sống là động, rất là hợp lý, động là mượn trả, dừng cái động là chết.

Mạng sống của mình chỉ là như vậy, thế mà chúng ta cứ tưởng nó lâu dài bền bỉ, sống đến bảy mươi, tám mươi tuổi, không ngờ cái chết lúc nào cũng chực sẵn bên cạnh mình. Đó là điều hết sức quan trọng, nhận thấy được như vậy không phải là chuyện dễ. Chúng ta thấy theo Kinh hoặc hiểu theo lời Phật mà không chiêm nghiệm thì cái thấy đó không đến được lẽ thật. Vì thế Phật dạy văntư tu, nghĩa là Phật nói mình phải nghe, rồi suy gẫm cho thấm thì việc tu mới dễ. Nếu nghe Phật dạy thân này là giả rồi mình học thuộc lòng mà rốt cuộc không biết nó giả như thế nào, chỉ nói giả ở miệng thôi chớ trong tâm trí mình không có gì dính dáng. Nếu tâm trí suy gẫm thấy được tường tận lẽ thật đó là đã giác, là đã mồi được đuốc trí tuệ của đức Phật.

Kế đến là thấy tâm mình cũng hư dối, không thật. Vì sao? Như trong kinh Lăng Nghiêm Phật hỏi: Cái gì là tâm? Ngài A-nan thưa: Cái hay suy nghĩ là tâm (Năng suy vi tâm). Ngài liền bị Phậtquở: đó là sai, nên Ngài mờ mịt không biết cách nào giải tỏa. Ngày nay chúng ta cũng giống như ngài A-nan cho cái suy nghĩ là tâm mình. Vậy làmsao theo kinh nghiệm bản thân chúng ta biết được cái hay suy nghĩ là giả không phải là tâm? Khi ngồi tu chúng tôi chiêm nghiệm mới thấy được điều đó, chúng tôi chia cái giả làm bốn thứ:

1- Nếu cái suy nghĩ là tâm thì nó liên tục không dứt, nhưng có khi nó dừng nghĩ chừng một vài phút, lúc đó là có mình hay không? Như lúc ngồi thiền có khi năm, mười phút không niệm khởi, không suy nghĩ, thì lúc ấy không có mình sao? Nhưng mình lúc nào cũng hiện hữu mà! Nếu chấp cái suy nghĩ là mình thì khi không suy nghĩ tức là không có mình chớ gì, đó là cái sai lầm thứ nhất.

2- Nếu cái suy nghĩ là mình, thì mình là mộthay nhiều? Ai cũng biết mình chỉ có một thôi, mà cái suy nghĩ thì quá nhiều, nghĩ tốt nghĩ xấu, nghĩ hiền nghĩ dữ v.v... trong tất cả trăm ngàn thứ nghĩ đó cái nào là mình? Thế nên cho cái suy nghĩ là mình thì không hợp lý, đó là cái sai lầm thứ hai.

3- Nếu gọi cái suy nghĩ là tâm mình, thì sailầm này chỉ người có tu mới biết, nếu chưa tu không bao giờ biết được. Như khi vừa dấy nghĩ mình liền tìm cái nghĩ này từ đâu ra, nhìn lại thì nó mất tăm mất dạng. Vậy cái suy nghĩ này chỉ là bóng thôi, đâu có thật,vì là bóng nên vừa nhìn lại tìm nó liền mất. Chúng tôi thường thí dụ: Như có một vị Tăng ở tại Thiền viện Thường Chiếu, có duyên cớ ra ngoài cổng gần đường. Có người hỏi: Thầy đó ở đâu? Đáp: Thầy ở trong Thiền viện. Nếu vị Tăng đó có việc trở vào Thiền viện, người khác hỏi: Thầy khi nãy đâu rồi? Đáp: Thầy đó trở vào Thiền viện. Như vậy thầy phải có nơi ở, rồi phải có chỗ trở về. Còn nếu hỏi Thầy đó ở đâu, tìm lại thì Thầy mất tiêu, người ta sẽ bảo đó là hồn ma bóng quế chớ đâu phải thật. Nếu là thật thì phải có mặt ở đây, rồi khi vắng mặt ở đây thì phải có chỗ trở về.

Còn cái suy nghĩ nếu là thật, khi tìm lại, nó phải trú ởmột chỗ nào, nhưng khi tìm lại nó mất tiêu không bóng không hình thì làm sao thật được. Đó là cái sai lầm thứ ba.

4- Có khi chúng ta suy nghĩ một vấn đề gì, có khi chúng ta ngồi chơi một cách yên ổn tự tại không suy nghĩ gì hết. Như vậy khi suy nghĩ mình biết có suy nghĩ, khi không suy nghĩ mình biếtlúc đó không suy nghĩ. Thế nên cái suy nghĩ và cái không suy nghĩ là cái bị mình biết, bị mình thấy. Tỉ dụ như tôi là chủ ngồi trong thất, cónăm, bảy người khách đến, tôi biết khách đến. Một lát khách ra về, trong thất chỉ còn có mình tôi, tôi biết lúc này không khách, phải không? Tôi biết có khách tôi biết không khách, vậy tôi là chủ.

Cũng như vậy, có suy nghĩ mình biết, không suy nghĩ mình biết, thì suy nghĩ là khách, cái biết là chủ chớ gì? Thế mà lâu nay mình nhận khách làm chủ, cho suy nghĩ là mình, cho nên Phật nói chúng ta nhận giặc làm con. Vì mê lầm nhận giặc làm con cho nên bao nhiêu sự nghiệp của chúng ta đều tan hoang hết. Đó là cái sai lầm thứ tư.

Kinh nghiệm trong sự tu hành cho chúng ta thấy rõ tâm suy nghĩ của mình chẳng qua là bóng dáng tạm bợ không thật mà lâu nay mình lại chấp lầm nó là thật. Biết được cái suy nghĩ là bóng dáng không thật thì cái nghĩ phải của người này hay cái nghĩ phải của người kia cũng đều là bóng, đâu có gì quan trọng mà giận hờn mà tranh phải quấy với nhau, không có gì quan trọng thì làm gì có phiền não.

Tất cả chúng ta sở dĩ khổ đau không ngoài hai cái chấp thân và tâm. Vì mê lầm chấp sai nên chúng ta tạo không biếtbao nhiêu nghiệp khổ. Phật nói đó là vô minh. Từ mê lầm là hoặc, rồi tạo thành nghiệp và thọ khổ. Hoặc, nghiệp, khổ, cứ như vậy mà trầm luânmuôn kiếp. Hiện nay biết rõ thân và tâm này là giả dối chúng ta phải làm gì, chớ không thể bi quan tiêu cực rồi thả trôi cả cuộc đời. Chúng tôi cho một thí dụ: Chúng ta giống như những kẻ đi ngoài sông lớn trên một chiếc thuyền, bất thần bị sóng to gió lớn đập vỡ thuyền, chúng ta bịchìm.

Bất chợt chúng ta gặp được một gốc cây mục, nổi lờ đờ trên mặt nước. Chúng ta ôm gốc cây mục thì ngay đó chúng ta phải có tháiđộ nào? Biết mình đang ôm gốc cây mục và đang ở giữa dòng, nếu buông gốc cây thì chết chìm, vậy gốc cây mục đối với mình rất là quí. Nhưng nómục, đâu có bền, thì ngay bây giờ phải mượn nó bơi gấp vào bờ. Đến bờ rồi thì gốc cây mục là vô nghĩa không còn dùng nữa. Người khôn ngoan là phải như vậy, biết mình đang ôm gốc cây mục cho khỏi chết chìm thì phải cố gắng bơi cho tới bờ. Thí dụ này nói lên thân người ví như gốc cây mục, tạm bợ không bền chắc, nhưng chúng ta mượn nó để làm những điều lợiích và cao thượng, chớ không phải bám vào nó, và bảo vệ nó mãi, đến chừng nó rã ra mình lại chết chìm lần nữa!

Biết thân là giả tạm chúng ta không hài lòngvới cái giả tạm đó, mà phải cố gắng làm sao được giác ngộ và giải thoátđể rồi chỉ cho mọi người cùng giác ngộ và giải thoát như mình. Đó là chỗ nhìn đúng của người tu. Còn nếu nói thân giả rồi cứ ngồi hút thuốc ca hát vui chơi, nó đã giả rồi làm gì cho phí công vô ích! Đó là quan niệm dại khờ, phải không? Hình ảnh người ôm gốc cây mục ở giữa sông to nhắc nhở chúng ta phải nỗ lực tu và làm lợi ích chúng sanh, chớ không phải biết thân là giả, là vô thường rồi thở than buồn khổ hoặc ăn chơi để chờ chết. Đó là ngu dại không đúng tinh thần của người hiểu đạo. Chính bản thân tôi trong lúc tu và nghiền ngẫm đạo lý, chúng tôi thấy được lẽ thật này nên trình bày để quí vị được rõ.

Chúng ta tu là phải hằng tỉnh hằng giác biếtrõ thân và cái gọi là tâm đều giả, nên trong đời sống tu hành nếu có ailỡ lời nói nặng, chúng ta biết thân và ngôn ngữ là giả thì mọi phiền não theo đó sẽ hết; trái lại nếu thấy chúng là thật thì phiền não nổi lên, chúng ta sẽ xâu kết lại và gồng gánh cho đến suốt đời. Nếu không thấy đúng như thật thì không sao gỡ được phiền não, dù có kêu cầu cứu cũng không ai gỡ được cho mình, chính trí tuệ của mình thấy đúng như thật mới gỡ được các phiền não.

Trong kinh Viên Giác chương Phổ Hiền đức Phật nói: "Tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện. Ly huyễn tức giác, diệc vô tiệm thứ." Nghĩa là: Biết huyễn tức là lìa. Biết thân này là giả, tâm này là giả thì mọi ràng buộc về nó chúng ta đều lìa bỏ được mộtcách dễ dàng, không cần tạo phương tiện gì. Thật vậy, chúng ta tu mà cứnghĩ mà phải tạo phương tiện này hay phương tiện kia, nhưng sự thật Phật dạy: Chỉ thấy rõ thân, tâm là giả, liền lìa hết các thứ phiền não, các thứ trói buộc.

Ly huyễn tức giác: Biết đó là huyễn, mình không còn bám chặt vào nữa, đó là giác rồi. Diệc vô tiệm thứ, tức là giác không có thứ lớp, đó là giác liền, không có nói nay một phần, mai một phần chi hết.

Như vậy trên đường tu, chúng ta phải thấy thân và tâm này là hư dối, huyễn hóa, thấy rõ như vậy tức là giác, giác rồi là cái vô minh muôn đời cũng tan hết, giống như cái nhà tối bao nhiêu năm, chúng ta thắp lên ngọn đèn liền sáng. Nếu hết vô minh tức dứtdòng sanh tử. Thế nên trong kinh Phật nói: Vô minh diệt thì hành diệt... Con đường tu của chúng ta đã quá rõ ràng không có nghi ngờ gì nữa.

Người thật tu có thần thông biết quá khứ vị lai hay không? Có biết căn cốt đời trước của Phật tử chăng? Có biết đoáncoi Phật tử bao giờ hết khổ? Chúng tôi thường được hỏi những câu như vậy. Ít ai nghĩ tu là phải hằng tỉnh hằng giác, thấy rõ thân tâm chúng ta là giả dối không thật, nên những việc đến với mình, mình gỡ ra dễ dàng không bị dao động, trong nhà Thiền gọi là bát phong xuy bất động nghĩa là tám gió thổi không động. Tám gió là gì? Tức là lợi suy, hủy dự,xưng cơ, khổ lạc. Lợi là được tài lợi, suy là bị suy hao, hủy là bị hủynhục, dự là được đề cao, xưng là được khen ngợi, cơ là bị chê hiềm, khổlà buồn khổ, lạc là an vui.

Chúng tôi sẽ cho thí dụ hết sức dễ để quí vị thấy chúng ta bị động vì lợi và suy. Người ta thường nghĩ lợi là cái thuận hợp cho mình, được lợi thì có gì đâu mà phải động. Nhưng thật ra lợi là một cái động lớn. Giả sử như ở đây có ai mua một vé số gởi cúng cho một thầy, và vị thầy cũng hoan hỉ nhận. Rồi đến ngày xổ số có người báo tin là vé số của thầy trúng mười triệu, thì đêm đó thầy có ngủ được không? Trúng được mười triệu, chắc thầy khỏi ngủ. Gió lợi nó thổi mình bay không ngủ được.

Không phải chỉ một đêm không ngủ thôi, mà khi đi lãnh tiền được mười triệu rồi, có yên lòng về chùa ngồi thiền như những ngày trước hay không? Hay là được tiền rồi, phải suy tính nên làm cái gì? Rồi bao nhiêu thứ nghĩ tính sanh ra, tính trúng cũng có, tính trật cũng có, cho đến bao giờ dùng hết số tiền đó mới hết nghĩ tính, khi ấy mới hết động! Quí vị thấy chỉ cái lợi thôi mà đã bị động chừng ấy, huống nữa là bị suy hao tài vật.

Ví dụ mình có nhà cao cửa rộng hoặc chùa lớn Phật to, bất thần có việc gì xảy đến khiến cho nhà cửa mình tan nát hoặc chùa chiền mình bị hư sập, lúc ấy mình mất ngủ bao nhiêu ngày đêm? Trong suốt thời gian đôi ba năm mà chưagầy dựng lại được, lúc nào cũng chặc lưỡi thở dài. Như vậy quí vị thấy cái động không phải nhất thời mà kéo dài cho đến bao giờ bình lại mới thôi. Chỉ có hai gió lợi, suy mà đã khó giữ cho không động, huống nữa làtám gió...

Hai gió sau cùng là khổ và vui. Thí dụ như ởThiền viện đây cái gì là khổ nhất cho các huynh đệ? Không biết các nơi khác thì sao, chớ ở Thường Chiếu này ai mà trị nhật phải xuống bếp nấu ăn là khổ nhất. Tới phiên trị nhật hoặc làm tri khố là khổ nhất, mặt màyngười nào cũng cứ nhăn nhó hoài. Gắng làm sao tới phiên tri khố hay trịnhật mà vẫn tươi cười, đứng trước bếp lửa hừng hực, mồ hôi ướt đẫm mà không có gì bực bội, đó là đã tiến lắm rồi, cái khổ nhỏ mà mình thắng được cũng là hay lắm. Phần nhiều chúng ta hay nói gần lửa thì dễ sân, nên ai vô bếp cũng dễ sân vì nóng quá, lại mệt nữa nên động tới là nổi sân liền. Quí vị thấy một chút khổ đó đã động rồi huống nữa là cái khổ đói rét hay những khổ đau rên siết thì còn động biết là dường nào! Røồi đến cái vui cũng vậy, nếu vui quá thì tâm mình cũng lăng xăng dao động...

Thế nên người tu giá trị không phải là có thần thông, biết quá khứ vị lai, mà giá trị ở chỗ gặp lợi mình vẫn bình thản, gặp suy mình vẫn an ổn, cho đến gặp khổ hay vui mình cũng an nhiên, người đó mới là đạo nhân chân chánh. Còn nếu nói quá khứ vị lai mà bị chê liền đỏ mặt tía tai thì nói quá khứ vị lai chỉ là trò chơi thôi. Còn nói ngồi thiền tám tiếng hay mười hai tiếng đồng hồ, hoặc một ngày một đêm, mà khi động tới thì nổi sân đó cũng chưa phải là thứ thật.Người tu thật là ở trong tám gió vẫn thản nhiên, thổi mấy cũng không động, thế mới gọi là chân tu. Hôm nào quí vị thử xem còn động không, nếukhông động là không còn chấp thân và tâm, không còn chấp chúng ta mới dứt hết các khổ.

Người tu là phải có thực lực, nghĩa là trướcnhững cảnh khổ đau chúng ta vẫn xem thường. Chúng tôi thường kể câu chuyện của Tổ Sư Tử. Khi vua nước Kế-tân hỏi: Ngài xem thấy ngũ uẩn đều không, phải không? Ngài đáp: Phải. Vua nói: Ngài cho tôi cái đầu được không? Ngài trả lời: Ngũ uẩn còn không, sá gì cái đầu. Và Ngài cho vua cắt đầu. Đó mới gọi là thấy không thật một cách triệt để. Còn chúng ta nói thân là giả, mà khi động tới thì chịu không nổi. Như vậy chúng ta chỉ thấy trên lời nói, chớ không sống được với lẽ thật. Nếu thật tu thì kết quả là tám gió thổi không động.

Đoạn trên chúng tôi đã nói về giải thoát và giác ngộ, giải thoát tức đập tan xiềng xích sanh tử, giác ngộ tức dùng kiếm trí tuệ chặt đứt sợi dây vô minh đã cột chúng ta vào vòng trầm luân. Giác ngộ và giải thoát rồi chúng ta còn phải làm gì? Chúng ta phảithể hiện lòng từ bi, tức là nguyện đem ngọn đuốc trí tuệ soi rọi cho mọi người thoát khỏi chỗ u tối vô minh. Phật dạy chúng ta từ bi là khi chúng ta đã có giác ngộ và giải thoát phần nào dù nhiều hay ít.

Cónhiều người nói: Mình chưa giác ngộ như Phật làm sao có từ bi? Chúng tôi thí dụ: Như chúng ta đang cùng ở trong một căn nhà tối mù mịt, nếu người nào có được cây đèn cầy và thắp lên, tuy ánh sáng nhỏ thôi nhưng đem lại giữa nhà thì mọi người cùng được sáng. Cũng như ban đêm chúng tađang đi trên con đường tối, nếu có ai thắp được một cái đèn dầu nhỏ thìgọi những người bạn đồng hành cùng nương theo ánh sáng đó để đi cho khỏi rơi hầm rớt hố. Ánh sáng của ngọn đèn tuy nhỏ nhưng rất cần cho những người đang đi trong đêm tối.

Đó là trường hợp chúng ta tu được một chút trí tuệ và một chút giải thoát. Nếu tu khá hay giỏi hơn chúng ta sẽ được những ngọn đèn lớn sáng hơn, như đèn bấm hay đèn "măng sông" hay nếu giỏi hơn nữa như ánh sáng mặt trăng mặt trời soi khắp cả thế giới. Như vậy ánh sáng nào dù của đèn dầu hay của mặt trăng mặt trờicũng có giá trị riêng của nó. Hiện nay nếu được một chút ánh sáng nào chúng ta cũng đều chia sớt cho mọi người cùng hưởng để tránh những tai nạn có thể xảy đến. Sự chia sớt đó gọi là từ bi.

Thế nên người Phật tử tại gia hay xuất gia không có quyền thọ hưởng riêng một điều gì. Quí vị nhớ khi tụng kinh xong thì chúng ta cầu nguyện công đức tu hành hướng về không phải cho riêng mình mà cho mình và mọi người đều thành Phật đạo, đó là tâm từ bi.Phật không cho phép chúng ta làm điều gì chỉ nghĩ riêng mình mà phải nghĩ mình và mọi người cùng chung hưởng.

Điều cần yếu chúng ta phải nhớ có đèn rồi chúng ta mới soi đường cho người cùng đi, nếu chưa có đèn mà hướng dẫn người khác thì khi mình sụp hố, những người theo mình cũng đều rớt xuốnghố. Nếu từ bi, thương xót người mà không chịu tu để thắp sáng đuốc trí tuệ, chỉ lo cho thiên hạ, rốt cuộc rồi mình và người đều rơi cả, đó là tai họa lớn. Hiểu đạo Phật là chúng ta phải hiểu cho thấu đáo lẽ này, lòng từ bi phát ra sau khi chúng ta có trí tuệ, được giác ngộ, hay có phần nào tự chủ khi tám gió thổi. Được như vậy chúng ta mới có thể phát tâm từ làm lợi ích cho mọi người, bằng ngược lại chúng ta phải dè dặt cẩn thận chẳng những không làm lợi cho người lại làm hại là khác.

Sau khi biết rõ trọng trách của người tu Phật, quý vị thấy trọng trách ấy có nặng không? Đó là chuyện phi thường,chớ không phải tầm thường. Nhiều khi chúng ta nghĩ mình là một vị Tăng hay một cô Ni không quan trọng gì rồi cứ lôi thôi để qua ngày hết tháng hay dể ngươi vui đùa năm này qua năm khác, thật uổng phí một đời tu. Người xưa mỗi khi chiều xuống kiểm điểm lại sự tu hành thấy chưa tiến bộđược bao nhiêu, đau khổ rơi nước mắt. Còn chúng ta ngày nay năm đã hết,chúng ta thử kiểm điểm lại xem đã tiến được bước nào chưa? Nếu tu chưa tiến, chúng ta có rơi lệ đau buồn không? Hay chúng ta cứ cười chúm chím hay cười hỉ hạ?

Ý thức được trách nhiệm hết sức quan trọng của mình, chúng ta quyết tâm giải thoát sanh tử, quyết tâm thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ và dìu dắt người ra khỏi chỗ mê lầm tăm tối. Chúng ta không thể lơ là với việc tu hành, không thể dể duôi để ngày tháng qua suông mà phải luôn luôn nỗ lực tiến tu.

Nhân ngày cuối năm, chúng tôi ôn lại những lời Phật dạy và những câu kinh câu kệ cốt để quí vị thấm nhuần, rồi chúng ta kiểm điểm lại xem trong một năm qua đã tiến được bao nhiêu, nếu chưa tiến thì ráng cố gắng đừng để mất thời giờ. Chúng ta đã là những người có ý chí siêu phàm thoát tục thì không nên để cho đời mình trôi qua như bao người phàm tục khác, uổng đi một đời tu của mình, uổng công trông chờ của cha mẹ và những người thân thuộc.

Thầy Tổ cũng đang trông mong quí vị sẽ là những ngọn đuốctương lai để tiếp nối người đi trước và soi sáng kẻ đi sau. Nếu quí vị lơ là chần chờ không làm bổn phận của mình là phụ ơn Thầy Tổ, thật là điều đáng trách. Hơn nữa chúng ta sống nhờ hạt cơm manh áo của đàn-na thí chủ và những người trong xã hội thì chúng ta phải làm sao cho xứng đáng là một người xuất gia, một người tu theo Phật. Chúng tôi mong rằng quí vị sẽ xứng đáng nhiều hơn nữa trong năm mới sắp đến.

NGÀY XUÂN QUA
CÁC THIỀN SƯ VIỆT NAM - XUÂN CANH NGỌ 1990
(Tăng Ni)

Hôm nay là ngày đầu Xuân năm Canh Ngọ (1990), tất cả Tăng Ni và Phật tử về đây chúc mừng năm mới và yêu cầu chúng tôi nhắc nhở sự tu hành để được tinh tấn hơn trên đường đạo. Nhân ngày đầu năm chúng tôi sẽ nói về: “Ngày Xuân qua các Thiền sư Việt Nam.”Với đề tài này quí vị sẽ thấy rõ tinh thần người xưa dạy bảo chúng ta như thế nào để chúng ta cố gắng tu cho xứng đáng là những Thiền sinh Việt Nam. Các Ngài luôn mong muốn chúng ta mồi ngọn đuốc sáng của các Ngài để soi đường hướng dẫn người sau.

Nói đến ngày Xuân, chúng ta có cảm tưởng như chỉ có Xuân ở thế gian, nhưng thật ra trong nhà Phật cũng dùngchữ Xuân để nói lên những ý nghĩa thâm trầm của Đạo.

Trước tiên chúng tôi nhắc quí vị, tất cả chúng ta có đủ phước duyên nên ngày nay chọn được con đường của mình đang đi, một con đường thênh thang, tươi mát và an lạc. Nói như vậy có vẻ như chúng tôi chủ quan, nhưng sự thật nếu tất cả chúng ta đều một lòng hướng thẳng về sự tu hành, đi theo con đường đức Phật đã dạy, thì mỗi bước đi là một bước an lành, mỗi một bước đi là rơi rụng bao nhiêu đau khổ. Thế nên con đường tươi đẹp và mát mẻ chúng ta đang đi là tượng trưng cho mùa Xuân, nhất là những ngày đầu Xuân.

Nói đến Xuân chúng ta nghĩ đến sự ấm áp tươi vui, nghĩ đến sự ấm no hạnh phúc. Dù cho nghèo mấy đi nữa, ngày đầu Xuân ít ra chúng ta cũng sắm được chút ít bánh mứt, cũng được nghỉ đôi ba ngày Tết đầu năm. Vì vậy nói đến ngày Xuân là nói đến sự ấm no, nói đến sự nhẹ nhàng thanh thản.

Trong đạo, các Thiền sư cũng dùng chữ Xuân để nhắc nhở chúng ta. Nhờ lời khuyên dạy của các Ngài, chúng ta càng tu càng phấn khởi hơn, càng vui thích hơn, nếu không thì tu lâu sẽ cảm thấy ngán và buồn. Tại sao ngán buồn? Vì ăn chay ăn lạt suốt đời, lại thêm thức khuya dậy sớm, bị rầy bị quở. Cho nên ở chùa lâu ngày cảm thấy ngán buồn nếu không tìm được nguồn vui, nguồn vui đó các Thiền sư dùng chữ Xuân để diễn tả. Vậy chúng ta phải cố gắng đi mãi trên con đường tươi đẹp đã chọn dù phải vấp té trầy chân hay gặp những hòn sỏi phiến đá trở ngăn.

Nhưng dù những chướng ngại có khó khăn bao nhiêu cũng không thể ngăn cản được bước chân của những tâm hồn khoáng đạt, của những con người nguyện quyết tiến đến chỗ an lạc miên viễn mới thôi. Người tu là người thấy tương lai mình xán lạn tươi vui, chớ không phải càng tu rồi càng tối tăm đau khổ. Chính mỗi bước tu là mỗi bước chúng ta huớng về mục tiêu cao quí nhất, an lạc nhất của đời mình. Vì vậy khi nói đến ngày Xuân chúng ta cảm nhận một niềm vui tràn đầy ở ngàymai.

Các Thiền sư Việt Nam nhìn ngày Xuân như thế nào?
Đầu tiên là Thiền sư Chân Không ở giữa đờiLý. Có một Thiền khách đến hỏi Ngài: “Bạch Hòa thượng, khi sắc thân bạihoại thì thế nào?”
Ngài liền đáp bằng hai câu thơ:
Xuân đến, Xuân đi ngỡ Xuân hết,
Hoa nơ,û hoa tàn chỉ là Xuân.
Ngài quan niệm tu là một mùa Xuân, không phải chỉ mùa Xuân trong ba tháng mà mùa Xuân muôn đời muôn kiếp.
“Xuân đến, Xuân đi ngỡ Xuân hết”

Thấy có Xuân đến Xuân đi vì chúng ta nhìn Xuân qua bốn mùa của thời gian. Nhưng ở đây Thiền sư không nói Xuâncủa thời gian mà nói Xuân của tất cả người thoát khỏi cái sanh diệt củathời gian. Thường người đời thấy Xuân qua ngỡ là Xuân hết, song đối vớingười tu xuất thế thì Xuân lúc nào cũng sẵn ở lòng mình, ngày nào thángnào năm nào cũng là Xuân, nhìn đâu cũng tươi đẹp, nhìn đâu cũng an vui.Nhưng trên thực tế thì thế nào? Cũng có những ngày mây sầu ảm đạm, nhiều người lau nước mắt!

Tuy vẫn là Xuân nhưng vì mây mưa bao phủ nên Xuân bị khuất đi. Nếu tâm hồn chúng ta an lành tự tại thì ngày nào chẳng phải là Xuân?
“Hoa nở, hoa tàn chỉ là Xuân”

Mùa Xuân thấy hoa mai nở, đa số người cho đó là Xuân, rồi độ mười ngày sau hoa tàn thì cảm thấy Xuân tàn. Nhưng ở đây Thiền sư Chân Không mượn hoa để trả lời câu hỏi của Thiền khách: “Khi sắc thân bại hoại thì thế nào?” Hoa nở rồi tàn, sắc thân chúng ta cũng như hoa, sanh ra rồi già chết, không có lâu bền. Nhưng trong cái tan hoạïi đó, vẫn có cái mãi mãi an lành tỉnh giác. Thế nên Thiền sư mượn Xuân để tượng trưng cho cái ấy. Nếu biết khéo trở về cái chân thật của mình, thì thân này còn hay mất chỉ là tạm bợ, còn cái chânthật lúc nào cũng thanh tịnh, sáng suốt, trong kinh gọi đó là Pháp thân, Pháp thân thanh tịnh, miên viễn, không tan hoại.

Tất cả sự vật đều bị thời gian chi phối, có đó rồi hoại đó. Thân chúng ta cũng vậy, theo thời gian mà bại hoại. Nếu chúng ta không biết trở về với thể chân thật của chính mình thì khi sắc thân bại hoại chúng ta đau khổ vô ngần. Thế nên sống được với thể chân thật không sanh không diệt thì ngày nào cũng là Xuân, lúc nào cũng là Xuân và miên viễn là Xuân.

Vậy cái nhìn của Thiền sư Chân Không là thấy tất cả đều là Xuân, cho nên Ngài sống an lạc trong mùa Xuân miênviễn đó. Nếu có ai đến hỏi đạo Ngài đều diễn tả cái đẹp, cái an lành của chính lòng mình cho mọi người thấy và cảm thông.

Kế đến là Thiền sư đời Trần, ngài TrúcLâm Đầu-đà, hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (tức là vua Trần Nhân Tông khi còn tại vị). Sau khi đi tu, đến năm sáu mươi mốt tuổi, Ngài được tin người chị đang đau nặng, Bà muốn gặp Ngài để từ giã lần cuối. Từ núi YênTử Ngài liền trở về triều. Thăm chị xong, trên đường về núi, khi đến chùa Làng Hương Cổ Châu, Ngài cảm thấy sức khỏe đã quá yếu, và biết không còn sống bao lâu nữa, Ngài cảm hứng viết một bài kệ trên vách chùa:

Thế số nhất tức mặc
Thời tình lưỡng hải ngân,
Ma cung hồn quản thậm
Phật quốc bất thắng Xuân.
Dịch :
Số đời một hơi thở
Biển bạc lòng người tham,
Cung ma cai quản ngặt
Cõi Phật Xuân nào hơn.

Qua bài kệ này ngài Trúc Lâm Đầu-đà muốn nói lên điều gì?
“Số đời một hơi thở, biển bạc lòng người tham”, khi bản thân sắp tàn Ngài thấy cuộc đời ngắn ngủi như trong hơi thở, thở ra không hít vào là đã qua đời khác. Thế mà lòng người thì mênhmông, mênh mông trong tham vọng. Được cái này muốn cái kia, được điều kia muốn điều khác. Như vừa cất cái nhà xong kế muốn có chiếc xe, vừa cóchiếc xe lại muốn có chiếc tàu... muốn mãi không thôi cho đến ngày tắt thở cũng chưa dừng. Thế rồi người ta đuổi theo nhau mà tạo nghiệp, giànhnhau về danh về lợi rồi tự mình chuốc khổ.

Hai câu đầu của bài kệ đánh thức mạnh mẽ để chúng ta biết rằng cuộc đời quá ngắn ngủi, không có gì là quan trọng, là đáng kể. Nhưng lòng tham chúng ta quá lớn, nên không theo kịp tuổi thọ của mình. Chúng ta muốn mười điều, mà tuổi thọ cho phép chúng ta làm mới có một hai thì cái chết đã đến rồi! Bất cứ người nào trước khi nhắm mắt đều tỏ ra chưa hài lòng, việc làm đời mình chưa xong. Rất ít người nói mình đã làm xong việc.

Nếu là cha thì lo cho con lớn khôn ăn học, rồi có đôi bạn. Lo cho con xong, lại thấy trách nhiệm phải lo cho cháu. Đến khi cháu lớn khôn thì mình đã tám mươi, chín mươi tuổi rồi! Đến cháu cố nó bơ vơ nghèo thiếu mình lại tiếp tục lo nữa, lo mãi cho đến ngày tắt thở cũng chưa xong! Người ở thế gian đều ôm lòng tham lớn lao đó nên luôn luôn sợ chết, chết mà chưa rồi những việc mình muốn làm. Sợ chết mà có tránh khỏi được đâu! Thế nên chúng ta phải ý thức rõ tuổi thọ chúng ta ngắn ngủi, làm việc gì cũng phải vừa với tuổi thọ của mình để cho tròn việc.
Đến hai câu cuối bài kệ:
Cung ma cai quản ngặt
Cõi Phật Xuân nào hơn.

Ngài Trúc Lâm so sánh cho chúng ta thấy hai con đường. Nếu chúng ta đuổi theo danh lợi tài sắc, rồi tạo baonhiêu nghiệp xấu ác thì chúng ta sẽ đi tới cung ma. Cung ma cai quản ngặt, không được bước ra khỏi cổng, còn bị hành hạ tra khảo, đó là cảnh khổ đau đen tối. Còn nếu trong cuộc sống ngắn ngủi này, chúng ta biết tu, biết hướng về đạo, đem hết tâm mình tiến đến chỗ giác ngộ thanh tịnh, đó là chúng ta trở về cõi Phật, tức là trở về mùa Xuân đẹp đẽ không gì bì kịp.

Trong cuộc sống tu hành không có gì kích động mạnh chúng ta bằng cơn vô thường xảy đến. Chúng ta đang sống bình an vui tươi, bất chợt có người huynh đệ nào tắt thở, lúc ấy chúng ta tỉnh ngay, muốn tu gấp, tu bằng hai ba lần những ngày thường. Nhưng tỉnh được bao lâu? Nhiều lắm đến bốn mươi chín ngày, tụng kinh xong chúng ta mê trở lại như cũ. Vì vậy chúng ta cứ lảng vảng trên đường mê, không tỉnh giác, nên chúng ta không làm được những điều lành điều tốt đểtạo sự an lạc cho đời này và đời sau.

Vì thế ngài Trúc Lâm Đầu-đà khuyên chúng ta phải nhớ hai con đường, một bên là cung ma đen tối khổ đau bị cai quản ngặt, một bên là cõi Phật an vui tự tại lúc nào cũng là Xuân. Giữa hai con đường đó chúng ta phải chọn đường nào để đi? Chắc rằng tất cả quí vị hiện có mặt ở đây đã chọn đường rồi. Chúng ta đều đang đi trên con đường thênh thang đẹp đẽ, tươi mát và an lạc, con đường Xuân, tức con đường về cõi Phật.

Thử hỏi có ai muốn trở chân đi con đường khác hay không? Chúng ta không còn ngu dại gì mà trở chân xây mặt đi qua con đường khác tối tăm, mờ mịt, khổ đau. Chúng ta đãcó duyên lành từ đời trước, cho nên bây giờ mới chọn con đường đẹp đẽ này. Mong rằng tất cả đừng có niệm thối Bồ-đề tâm, muốn đứng lại hay xâymặt trở qua con đường khác. Đó là lời nhắc nhở qua bài kệ của ngài TrúcLâm Đầu-đà. Sau ngài Trúc Lâm là ngài Pháp Loa, sau ngài Pháp Loa là ngài Huyền Quang. Ngài Huyền Quang có bài thơ nói về Xuân gọi là “Xuân Nhật Tức Sự”.
Nhị bát giai nhân thích tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý,
Tận tại đình châm bất ngữ thì.
Dịch :
Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều,
Hoa rợp, hoàng oanh lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương Xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói, chợt dừng thêu.
(Huệ Chi)

Bài thơ này rất đẹp về Xuân, nhưng lạigây cho một số học giả phê bình: Ngài Huyền Quang là một Thiền sư, mà tâm Ngài còn dồi dào tình cảm! Vì sao? Vì Ngài diễn tả một cô gái mười sáu tuổi đang thêu gấm. Ở ngoài kia lại có hoa nở, chim hoàng oanh hót. Thật là thương khi thấy cô gái dừng tay thêu và im lặng không nói một lời! Như vậy có phải là Ngài thương cô gái hay không? Đây là một vấn đề chúng tôi nêu ra để quí vị thấy cái hay của người xưa mà chúng ta không hiểu được. Khi các Thiền sư nói, chúng ta đừng kẹt ở ngữ ngôn hiện tại mà phải thấy cái gì ở ngoài ngữ ngôn đó, thường gọi là “Ý tại ngôn ngoại” tức là thấy cái gì ngoài kia chớ đừng thấy ở đây.

Chúng tôi xin kể lại một câu chuyện quí vị đã từng nghe nhiều lần, nhưng mỗi lần kể mỗi lần có ý vị riêng của nó. Đó là câu chuyện “Bà già đốt am”, bà già này biết đạo. Có một Thiền khách đến, xin bà giúp đỡ cất cho một cái am và ủng hộ tu hành chomau đạt kết quả. Bà rất sẵn sàng cất cho thầy một cái am và mỗi ngày cơm cháo đầy đủ, tứ sự cúng dường không thiếu món chi. Thầy tu như vậy được ba năm. Bà già tin rằng sự tu hành của thầy được kết quả rất tốt. Để chiêm nghiệm điều đó, bà bèn sai một đứa cháu gái khoảng mười tám tuổi đem cháo cho thầy dùng, xong rồi bất chợt ôm ngang hông thầy, liền hỏi: “Ngay bây giờ thì thế nào?” Thầy đáp:
Khô mộc ỷ hàn nham,
Tam Xuân vô noãn khí.
Tức là:
Cây khô tựa núi lạnh,
Ba mùa Xuân không chút hơi ấm.

Câu trả lời như vậy thật quá hay, xứngđáng cho chúng ta kính lạy phải không? Ba mùa Xuân rồi không một tí hơiấm, để nói rằng thầy đã khô lạnh không còn có niệm gì với trần tục nữa.Nghe cô cháu gái về thuật lại câu chuyện, Bà nói: “ba năm nay nuôi mộtông thầy phàm phu”, liền đuổi thầy đi và đốt am. Nếu câu chuyện ngang đây kết thúc sẽ làm chúng ta bàng hoàng, nhưng còn một đoạn kết ở sau.

Sau khi bị đuổi, ông thầy ra đi, nhưngvài năm sau, thầy trở lại tìm bà già. Và cũng như lần trước, thầy nhờ bà giúp cho việc tu hành. Bà cũng hoan hỉ cất lại am và cúng dường cơm cháo đầy đủ cho thầy. Sau một thời gian, bà bảo cô cháu gái thử thầy nhưlần trước. Đem cháo lên xong, cô liền ôm ngang hông thầy và hỏi: “Ngay bây giờ thì thế nào?” Thầy trả lời: “Tôi biết, cô biết, đừng cho bà già ấy biết!” Như vậy là sao? Ngay đây ông thầy còn cao thượng như khi xưa không? Mới nghe qua tưởng rằng thầy có tình ý gì nên mới bảo: Tôi và cô biết thôi, đừng cho bà già biết bà ngăn trở. Nhưng không ngờ khi cô gái về thuật lại cho bà nghe, bà nói: “À như vậy mới xứng đáng là người mà ta cúng dường.”

Nghe qua câu chuyện chúng ta thấy bà già hiểu đạo đến mức nào! Điều mà thế gian tưởng là có tình ý xấu xa, trong đạo lại là cao siêu.Vì sao? Nếu nhìn với mắt trần tục thì sẽ phê bình thầy: “Ông thầy chắc hết muốn tu rồi nên mới thốt ra câu nói rất phàm tục. Còn ngày xưa ông tu rất hay, ông khô lạnh hết rồi. Bây giờ ônggiấu bà già không cho biết, chỉ để hai người biết thôi.”

Kỳ thật câu chuyện này đưa ra cho chúng ta một kinh nghiệm. Bà già đó trong nhà Thiền gọi là bậc thượng thủ, chớ không phải thường. Vì thế khi nghe thầy nói: tâm ông khô lạnh, không còn một chút hơi ấm, tức là diễn tả tâm ông đã chìm lặng không còn một tí tình gì đối với mọi người, bà già biết ông đang chìm trong biển độc, nên đuổi đi và đốt am để cảnh giác ông. Tuy ông tu rất hay nhưng ông chìm trong chỗ khô lạnh, nhà Thiền gọi là chìm trong biển vô sanh.

Khi bị đuổi đi ông sực thức tỉnh biết chỗ lỗi của mình, biết chỗ kẹt của mình. Ngay đó ông vươn lên và nhảy khỏi. Rồi ông trở vềđể thử thách lại bà già. Ông yêu cầu được ở và được nuôi như trước. Đếnkhi người con gái ôm ngang lưng ông lần nữa, ông nói: “Tôi biết, cô biết, đừng cho bà ấy biết.” Tức là hiện giác hằng giác mà không có niệm quá khứ vị lai. Đó mới là con người chân thật, con người thật sự tiến đến giác ngộ.

Thế nên bà già mới khen đó là người xứng đáng để bà cúng dường. “Không cho bà biết” vì bà là người ngoại cuộc không có hiện hữu hiện thời. Nếu đợi mách cho bà biết là ở một thời gian khác, thành vị lai mất rồi. Còn có niệm quá khứ vị lai là làm mất cái thường giác của mình. Hằng giác hiện giác đó là chỗ mà ông hằng sống. Nếu khôngbiết chỗ sống ấy, với ý phàm tục chúng ta sẽ phê bình ông thầy.
Sau đây là câu chuyện của ngài Viên Ngộ ngộ đạo nơi thầy là Ngũ tổ Pháp Diễn. Một hôm có quan Đề Hình đến thăm Ngũ Tổ, Ngũ Tổ hỏi: Đề Hình lúc còn trẻ có đọc thơ Tiểu Diễm không? Có hai câu thơ rất gần trong đây:
Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự,
Chỉ tại đàng lang nhận đắc thanh.
Dịch:
Vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,
Chỉ cốt anh chàng nhận được thanh.

Hai câu thơ này cô đọng một câu chuyệntình thế gian như sau: Có một nàng tiểu thơ có tình ý với một chàng thanh niên ở gần bên nhà. Một hôm vào chiều tối, chàng thanh niên lân lađến nhà cô thiếu nữ ý muốn tìm phòng của nàng mà chưa biết chỗ nào. Cô thiếu nữ nhìn thấy anh chàng đang núp ngoài rào, cô không biết làm sao để chàng nhìn thấy biết phòng của cô, cô liền kêu: “Tiểu Ngọc đem bình trà lại phòng này cho cô.” Phòng này tức là phòng của cô đang đứng trướccửa.

Tức thì anh chàng ngoài kia nhìn thấy biết phòng đó là củacô rồi. Như vậy khi kêu Tiểu Ngọc, thật ra không có việc gì quan trọng nên nói là: nguyên không việc. Tiếng kêu đó cốt để cho ai nghe? “Chỉ cốtanh chàng nhận được thanh.” Tiếng kêu đó không nhắm người thị nữ, mà nhắm vào anh chàng ngoài kia. Tuy kêu ở đây mà ý ở ngoài kia. Khi nghe câu thơ rồi, ngài Viên Ngộ liền ngộ. Đây là ngộ trong tình tự, hay ngộ cái gì? Như vậy chúng ta thấy tinh thần Thiền tông không phải tại lời nói ở đây, mà phải thấy ở bên kia. Đó mới gọi là thấy được lý Thiền.
Sau khi ngộ đạo, ngài Viên Ngộ trình lên thầy bài thơ, mà hai câu cuối lời lẽ rất là phàm tục:
Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự,
Chỉ hứa giai nhân độc tự tri.
Dịch nghĩa:
Nguời thiếu niên chỉ có một việc phong lưu,
Là mong được giai nhân (cô gái đẹp) riêng biết mình thôi.

Hai câu thơ mới nghe rất là tình tứ, nhưng khi được trình lên thì ngài Pháp Diễn nhận đó là thấy đạo. Thế nênngôn ngữ trong nhà Thiền nếu hiểu theo thế tục thì sai lầm, lệch ý.
Trở lại bài thơ của ngài Huyền Quang, lời dịch rất rõ ràng:
Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều,
Hoa rợp, hoàng oanh lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương Xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói, chợt dừng thêu.
(Huệ Chi)

Qua bài thơ, chúng ta cứ nghĩ rằng Ngài tỏ vẻ quyến luyến cô gái đang thêu, cô gái thấy dễ thương, thương lắm! Nhưng không ngờ dùng chữ thương lắm, là thương khi nào? Là khi không nói, khi dừng thêu. Chính lúc ấy Ngài thương lắm. Vì sao? Tôi lại dẫn một câu chuyện khác, rồi sẽ giải thích lý do vì sao.
Một vị Ni đời Lý, Ni Diệu Nhân khi sắp tịch để lại những câu thơ nhắc nhở đồ đệ, có hai câu như sau:
Thiền Phật bất cầu
Uổng khẩu vô ngôn.
Dịch :
Thiền Phật chẳng cầu
Uổng lời không nói.

Đến chỗ không cầu Thiền, không cầu Phật, tức là đến chỗ viên mãn tột cùng thì không còn lời gì để nói. Đến chỗ đó vừa mở miệng là sai, là lạc về đối đãi rồi. Thế nên ngài Huyền Quang nói thương, thương lắm là thương chỗ không nói, tức là chỗ đã viênmãn tột cùng.
Thêm một Thiền sư khác, cũng đời Lý, Thiền sư Tịnh Giới. Khi cảm hứng về mùa thu, Ngài có làm mấy câu thơ:
Thu lai lương khí sảng hung khâm,
Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm.
Kham tiếu thiền gia si độn khách,
Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm.
Dịch:
Thu về mát mẻ thích trong lòng,
Tám đấu tài cao hát thong dong.
Cửa thiền những thẹn người si độn,
Biết lấy câu gì để truyền tâm.

Mùa thu trở về, khí trời mát mẻ, thíchthú trong lòng. Những nhà thơ giỏi tám đấu tài cao liền có những câu thơ ca ngợi cái đẹp của trăng thu và khí trời mát mẻ của mùa thu. Nhưng đáng tức cười cho ông khách si độn trong nhà thiền đã có cái gì tràn đầytrong lòng, vui tươi, thích thú, ông muốn đem cái an lạc đó ra để diễn tả và chỉ dạy cho người sau, song không biết làm sao vì mở miệng là sai,mở miệng là mất rồi. Nên nói: Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm: không biếtđem lời gì để truyền cho mọi người cái tâm an lành tự tại của chính mình.

Như vậy để nói rằng chỗ chân thật bất sanh bất diệt luôn luôn là thanh tịnh là an lạc, chỗ ấy không có lời để diễn tả, thì làm sao mở miệng, làm sao nói? Thế nên ngài Huyền Quang nói là: thương, thương lắm, tức là chỗ không có lời.

Tại sao lại dừng thêu? Trong nhà thiền, khi đến chỗ chân thật cứu kính, thường nói là: ngôn ngữ đạo đoạn,tâm hành xứ diệt, tức là bặt đường ngôn ngữ, không có lời để diễn tả vàdứt chỗ tâm hành tức là dứt cái tâm đang tìm kiếm, đang đuổi theo sáu trần. Dứt chỗ tâm hành tức là dừng thêu chớ gì? Dừng được tâm đó mới là chỗ thương, thương lắm.

Trong kinh thường giảng nghĩa hai chữ Niết-bàn, Niết-bàn tiếng Phạn là Nirvâna, và tiếng Pali là Nibbàna. Chữ Nib là không. Bana là thêu dệt. Không thêu dệt tức là không tạo nghiệp, không đan kết, không bị lôi cuốn vào vòng luân hồi. Vì thế Niết-bàn cũnggọi là Vô sanh, tức là không còn đan dệt vòng luân hồi nữa. Chỗ cô thiếu nữ không nói, dừng thêu, quả là Niết-bàn, đây là chỗ ngài Huyền Quang thích nhất, nên Ngài diễn tả bằng cảnh Xuân tươi đẹp.

Đến đây chúng tôi mới nói ý nghĩa của toàn bài thơ. Đầu tiên là cô thiếu nữ yêu kiều đang thêu gấm, cô gái rấtđẹp, gấm cô thêu cũng đẹp. Ngoài trời hoa nở rộ, chim hoàng oanh hót lảnh lót, tất cả cái đẹp hợp lại là tượng trưng cho mùa Xuân. Mùa Xuân đẹp với người thế gian trần tục, nhưng đối với người tu thì thế nào? Cô gái đẹp nhưng cứ thêu, thêu mãi, thì đó là cái đẹp của luân hồi sanh tử,chưa đáng cho chúng ta quan tâm. Cần phải có cái đẹp khi không nói và lúc dừng thêu, đó mới thật là cái đẹp của người tu muốn tìm muốn được. Thế nên hai câu chót ngài Huyền Quang nói rằng:
Bao nỗi thương Xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói, chợt dừng thêu.

Không còn một lời, không còn đan dệt, chính đó là chỗ ước mơ mong mỏi của người tu. Thế mà có nhiều người lại hiểu theo cái đẹp của thế tục: Cô gái đẹp đang thêu gấm, bên ngoài có hoa nở chim hót..., rồi cho ngài Huyền Quang là tình cảm dồi dào. Thật ra Ngài là một nhà thơ lại là một Thiền sư, nên Ngài diễn tả quá khéo léo khiến cho người hiểu lầm. Chúng ta là con cháu trong nhà Thiền phải hiểu cho rõ, thấy cho đúng chỗ này, kẻo phê bình theo quan niệm thế giansẽ bị thiên hạ chê cười: Ông cha mình quá hay mà con cháu thì quá dốt.

Vậy trọng tâm của người tu là phải làmsao đạt đến chỗ cứu kính Niết-bàn. Chúng ta quyết định phải đạt được mục đích đó, một mục đích rất đẹp, đẹp vô cùng. Và các Thiền sư Việt Namqua các bài thơ đã diễn tả sự tu hành toàn là đẹp, đẹp như mùa Xuân!

Để kết thúc lời nhắc nhở hôm nay, chúng tôi nghĩ rằng tất cả người tu chúng ta đều đủ phúc duyên nên mới sớm thức tỉnh chọn được con đường đẹp đẽ an lành. Từ đây về sau chúng taphải cố gắng nỗ lực đi cho đến đích, đạt cho đến chỗ cuối cùng. Không có lý do gì mình đã chọn được con đường tốt đẹp rồi lại lo chuyện bâng quơ không đáng để phí hết thời giờ. Đến ngày cuối cùng nếu không đạt được mục đích thì rất là đáng tiếc.

Cũng như người đang đi trên con đường dẫn đến một Kinh đô quan trọng đẹp đẽ hằng mơ ước, Kinh đô khẳng định ở đầu đường, người ấy lại dừng bước bên đường, lo bắt bướm hái hoa, rồi ngủ nghỉ dưới bóng mát cây cao qua ngày qua tháng, quên cả mục đích mình nhắm tới. Cho đến một ngày nào ngã bệnh không đi được nữa,khi ấy có hối tiếc cũng đã muộn rồi.

Cứu kính là phải đến Kinh đô mình đã chọn, đó chính là nơi mình an thân lập mạng. Bắt bướm hái hoanào có lợi ích gì, chỉ uổng phí thì giờ, lại không đạt được bản nguyện của mình. Và những bậc thức giả sẽ chê cười mình không có ý chí, không có nhận định chân chánh, con đường đã chọn quá hay mà hành động lại quá dở, đó là điều thật đáng trách.

Hôm nay quí vị đến đây chúc mừng năm mới, chúng tôi không có gì hơn là nhắc nhở quí vị nhớ rằng con đường mình đã chọn là con đường rất tốt đẹp, rất an lạc. Chúng ta hãy nỗ lực tiến trên con đường đó, làm sao một đời này nếu chúng ta chưa đến tận đích, ít ra chúng ta cũng đi được nửa phần hoặc hai phần đường. Rồi qua một đêm ngủ chúng ta lại tiếp tục đi nữa, chớ không chần chờ để mất hết thì giờ, rồi phải chịu đau khổ như bao nhiêu người không có đủ phúc duyên như chúng ta.

Chúng tôi mong rằng sang năm mới này, tất cả Tăng Ni cũng như toàn thể Phật tử, đồng nắm tay nhau tiến mãi, đừng lùi đừng nghỉ, tiến mãi trên con đường rộng lớn tươi đẹp an lành cho đến ngày đạt được mục đích mới thôi .
KHỔ VUI QUA CON MẮT KẺ MÊ NGƯỜI TỈNH
XUÂN CANH NGỌ 1990
(Buổi nói chuyện với Phật tử)

Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán năm Canh Ngọ, quí Phật tử về đây lễ Phật và chúc Tết quí Thầy, chúng tôi đại diện cho tất cả chư Tăng ở Thiền viện Thường Chiếu có đôi lời nhắc nhở quí Phật tử trong ngày đầu năm để quí vị tiến tu trên con đường giải thoát.

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày quan trọngđầu năm, đi đâu hay làm điều gì chúng ta đều mong gặp những điều lành, mong được những kết quả tốt đẹp. Chúng tôi thấy cần phải nói rõ ý nghĩa ngày mồng một Tết đối với tất cả người tu Phật chúng ta. Ngày Tết là ngày đầu của mùa Xuân, mùa của an vui, hạnh phúc và tươi đẹp. Song cái hạnh phúc tươi đẹp đó từ đâu mà ra? Từ con người hay từ ngoại cảnh? Chúng ta cần phải thấy rõ điều này, để ứng dụng cho cuộc sống hằng ngày được hết khổ và luôn an vui. Vì thế đề tài chúng tôi nói hôm nay là “Khổvui qua con mắt kẻ mê người tỉnh”.
Cùng là một việc, người mê thấy là vui, người tỉnh thấy nó ra sao? Cùng là một việc, người mê thấy là khổ, ngườitỉnh thấy là khổ hay không? Đó là những điều mà tất cả chúng ta cần nênbiết.

Sống giữa đời này ai cũng sợ khổ, cũngmuốn cầu vui. Nghe nói tới khổ, ai cũng ê chề chán ngán, nghe nói tới vui , ai cũng ưa thích mến mộ. Thế thì muốn cái khổ đừng bao giờ đến và cái vui luôn luôn sẵn sàng chực đón, thì chúng ta phải làm thế nào, sốngthế nào cho được thích hợp? Đó là điều rất thiết yếu cho cuộc sống hằngngày của chúng ta.

Trước hết tôi nói cái vui của người thế tục. Thí dụ người thế gian lỡ mang bệnh ghiền thuốc hoặc ghiền rượu,khi đang thiếu nếu có ai đem đến cho điếu thuốc hay ly rượu, lúc đó họ vui hay khổ? Rất là vui, vui lớn. Đó là trường hợp ghiền mà không có tiền. Nếu ghiền lại có nhiều tiền thì sao? Rủ bạn bè vô quán, năm bảy người ăn uống say sưa lúc đó là vui hay khổ? Lúc vô ngồi quán bạn bè chèchén thật là vui. Nhưng nghĩ kỹ, vui đối với ai mà khổ đối với ai? Nếu người ghiền rượu chỉ biết uống rượu là hạnh phúc là thú vị, khi được chèchén thì cho là vui.

Trái lại người không ghiền rượu khi thấy năm bảy người vô ngồi quán nhậu say túy lúy, thì nghĩ đó là khổ. Vậy cái vui của người ghiền là thí dụ cho cái vui của người mê, còn người tỉnh thấy đó là khổ. Như vậy ai thấy đúng? Người ghiền vào quán uống rượu cho vui là đúng. Người không ghiền thấy việc đó là tốn kém, hại sứckhoẻ, lại thêm chuyện rầy rà, nên thấy là khổ. Người mê vui là khi đangmê, nhưng tỉnh lại sẽ thấy khổ. Tại sao? Thí dụ như khi vào quán, số tiền phải tốn hao cho bữa tiệc có thể giúp sống năm ba ngày. Nhưng vì ngồi quán xài hết tiền nên phải đi làm để bù lại.

Đó là khổ , vất vả về thân. Còn khổ về tâm thì thế nào? Nếu người có gia đình vợ conmà rủ bạn bè vào quán, xài hết tiền vợ nhà cằn nhằn, hoặc ngồi quán đếnnỗi say túy lúy, vợ con chán ngán, thì thật là khổ! Từ cái tưởng lầm làvui, đưa tới cái khổ của nhiều ngày về sau. Cái vui của người mê thật sự là cái vui trá hình của đau khổ. Người tỉnh thấy khổ là thấy đúng lẽ thật. Chúng ta là người biết tu, là người tỉnh, nên nói tu tỉnh, biết tulà phải tỉnh. Những cái khổ mà người thế gian tưởng là vui, chúng ta nên tránh, như thế mới là thật tỉnh. Nếu chúng ta lăn vào chỗ mê đó thì chúng ta sẽ thành kẻ mê.

Lại có người lắm của nhiều tiền thích những thoả mãn về xác thân nên hút á phiện hoặc xì ke ma túy, họ cho đó là vui. Hút sách vừa tốn kém vừa hao mòn sức khoẻ lâu ngày thành bệnh, sống dở chết dở. Điều họ tưởng là vui rốt cuộc lại là khổ! Thời nay các thanh niên trẻ rủ nhau đến những chỗ hút xì ke ma túy. Khi mang bệnh rồithì thật là khổ! Như năm trước có một thanh niên tuổi khoảng đôi mươi, gầy ốm chỉ còn da bọc xương ngồi trước cổng chùa ăn xin. Hỏi ra mới biếtvì hút xì ke ma túy nênbị cha mẹ đuổi, phải đi lang thang xin ăn, sống dở chết dở. Nếu xin được chút ít tiền thì đi kiếm thuốc chích cho đỡ ghiền, nếu không tiền thì nằm ngoẹo bên lề đường trông thật là đau khổ. Đó cũng vì mê lầm lấy khổ làm vui.

Người tỉnh sáng biết hút sách là nhân đau khổ ở ngày mai, là nhân bị cha mẹ từ bỏ, bị mọi người sợ mình đánh cắp đồ đạc nênkhông chứa chấp. Đó là gốc của khổ đau, người thế gian không thấy khổ lại tưởng là vui! Còn người biết tu biết đó là khổ thì tránh ngay buổi ban đầu nnênquả khổ không bao giờ đến.

Ở thế gian còn một cái vui nữa mà tínhchất không lương thiện: Đó là vui trên cái khổ của con người và con vật. Thí dụ như các đứa bé mười hai mười ba tuổi thường ra đồng bắt dế, bắt cá thia thia đem về cho đá lộn nhau, con nào thua thì chạy, con ăn đuổi theo... trẻ nhỏ thích thú vỗ tay vui cười. Đó là vui trên cái khổ của con vật. Mình lợi dụng sự ngu mê của con vật để đưa nó đến chỗ đánh đá lẫn nhau, cho đó là vui, trong khi con vật lại khổ.

Đến người lớn thích chơi đá gà. Họ sắmgà nòi, chuốt cựa cho bén rồi đem nhử cho nó đá nhau. Khi con gà nào bịđá té ngã máu me đầy mình thì người xem vỗ tay vui mừng. Đó cũng là vuitrong cái ác. Tâm mình tàn nhẫn trông thấy chúng sanh khổ mà mình cho là vui, cái vui đó thật là thiếu đạo đức .

Thêm cái vui chẳng hiền lành chút nào như đi xem đánh võ đài, tức là người đánh với người, các tay võ sĩ đánh với nhau. Chúng tôi có quen vài võ sĩ, tôi hỏi: “Vì sao mình nỡ đánh người đến ngã đo ván, như vậy có lợi ích gì mà mình tàn nhẫn đến thế?” Người võ sĩ thưa: “Thưa Thầy khán giả độc lắm, mình đánh nhẹ nhẹ thì họ la ó, họ nói mình cuội. Nếu mình đánh cho ngã thì họ vỗ tay vui cười.”

Như vậy chúng ta vui thích trong cái khổ của con vật, như con dế con gà đá nhau, đến cái khổ của con người đánh đập nhau đến té ngã. Thế thì tâm chúng ta có hiền không? Vui trên sự đau khổ của con người, con vật có phải là vui thật chăng? Cho nnênngười Phật tử chúng ta luôn luôn đặt cái vui của mình trên cái vui của người, làm cho người vui thì mình mới vui, nếu người khổ thì mình không vui bao giờ. Vui trên cái khổ của người là cái vui phi đạo đức, cái vui của người mê không phải của người tỉnh.

Lại thêm một cái vui nữa rất là tàn nhẫn. Như mấy chú bé còn nhỏ mười lăm mười ba tuổi đi đâu hay xách cái giàn thun hay cái ná theo, hoặc văn minh hơn thì mang những cây súng nhỏđể khi thấy mấy con chim đậu trên cành thì nhắm bắn, nhiều khi hai con chim, con trống con mái đang đậu rỉa lông cho nhau, kêu ríu rít rất là dễ thương, mà mình nhắm bắn nó. Khi bắn trúng một con té nhào xuống thì vỗ tay vui mừng. Thử hỏi khi bắn một con vật ngã xuống, đó là hành động tốt hay xấu? Làm một việc xấu một việc ác mà vui hay sao? Chẳng những người bắn vui mà những người đứng chung quanh cũng vui, cũng vỗ tay khennữa. Vui trong cái chết chóc, vui khi giết được con vật, đó là quá ác phải không?

Từ việc xem thường cái khổ của con vậtlần lần đưa đến xem thường cái khổ của con người. Thí dụ như có người quen giựt đồ móc túi, khi giựt được vật gì về nhà họ vui lắm, kiếm ăn được, nhưng người mất của thì rất khổ. Đến người ăn trộm cũng vậy, lén vào nhà lấy trộm được của người, khi về rất là vui mừng, không nhớ đến cái khổ của người bị mất trộm. Lấy được càng nhiều của thì càng hỉ hạ vui mừng, còn người mất nhiều của thì khổ đến mức nào? Đến việc cướp của, có khi đi đến giết người.

Cướp của càng nhiều thì càng mừngrỡ vui cười, trong khi ấy có người mất mạng hoặc tan nhà nát cửa. Vui trên đau khổ của người khác là quá tàn ác không còn một chút lương tâm. Thế mà ở thế gian có những người vui như vậy, đó là những người mê. Nếu người tỉnh thì không nỡ lòng nào lấy cái khổ của người làm cái vui cho mình. Thế nnênngười biết tu thì phải tỉnh, tỉnh thì mọi hành động gây tổn thương đau khổ cho người cho vật, chúng ta phải tránh.

Lại có những người buông lung chạy theo sắc dục, cho đó là vui. Như những thanh niên đuổi theo năm bảy cô thiếu nữ, nếu được các cô thương thì họ tưởng là giỏi, là người tài hoa ai cũng mến yêu. Nhưng không ngờ đuổi theo sắc dục là khổ: Khổ về thân xác bệnh hoạn, khổ về tinh thần, chuyện gia đình rối rắm mất cả hạnh phúc. Hoặc giả có những người có gia đình mà còn tình ý lôi thôi, nay đổi chồng, mai đổi vợ. Khi thay đổi họ tưởng là vui, nhưng không ngờ mỗilần đổi thay là mỗi lần đau khổ. Có gia đình là có con cái, nếu người cha hay người mẹ đổi thay thì con cái bơ vơ khổ sở vì thiếu cha hay thiếu mẹ. Thế nnêncái vui ích kỷ của một người làm khổ lây đến nhiều người. Đó là sự lầm lẫn của thế gian, chuyện không vui tưởng là vui.

Rồi đến những người có máu cờ bạc, choviệc ngồi vào sòng bạc là vui. Ngồi sòng đánh đỏ đánh đen, hoặc khi thua thì sạch túi, hoặc khi được thì về đãi đằng bà con. Họ cho đó là vui, cờ bạc cho là thú vui! Nhưng người không cờ bạc, biết rõ tai hại của cờ bạc, cho đó là khổ. Người đời thường nói: Cờ bạc là bác thằng bần. Ai say mê cờ bạc thì phải tán gia bại sản tan hoang sự nghiệp, đó là nhân của đau khổ. Như vậy cái vui của người thế gian, kiểm lại có cáivui nào là chân chánh, là thật đâu!

Thế nnênngười biết tu, biết đạo rồi phải tránh xa tứ đổ tường, đừng dính vào bốn tấm vách tửu sắc tài khí đó. Ấy là cái vui thật sự, vui vì không dính vào cái khổ, vui vì không làm phiền khổ ai.

Kế đến người biết tu vui trong những việc mà người đời tưởng là khổ. Thí dụ như ăn chay. Người mới tập ăn chay hai ngày hoặc bốn ngày mỗi tháng sẽ thấy khổ vì nuốt khó trôi lại dễ xót ruột. Nhưng biết ăn chay quen rồi mình sẽ vui. Vì sao? Vì mình không có giết mạng súc vật để bồi bổ xác thịt của mình. Ngày mình ăn chay là ngày mình hãnh diện không giết con vật nào, là ngày mình vui, vìkhông làm đau khổ chúng sanh.

Vì thế cái vui của người ăn chay là biết tránh cái khổ cho con vật. Nếu chúng ta không thể ăn chay trườngthì ít ra cũng dùng chay hai ngày hoặc bốn ngày mỗi tháng. Những ngày này bảo đảm mình không có giết con vật nào, mình vẫn sống mà không làm khổ loài vật, thì đời sống đó mới có giá trị, mới thật tốt lành. Đừng nghĩ ngày ăn chay là ngày bắt buộc. Ngày ăn chay người ta bá�ncá rẻ quá nnênmua về bỏ vào hũ rộng lại, để mai mốt sẽ ăn. Nếu tính như vậy là còních kỷ chưa phải thật ăn chay. Ngày ăn chay chúng ta phải thấy là ngàymình tránh được tội, làm được điều tốt, không sát hại chúng sanh, cho nnênmình vui, cái vui thật sự.

Thêm cái vui nữa là biết tiết dục tức là không ham muốn nhiều. Trong sách thiền thường dạy người tu được định Sơ thiền gọi là Ly sanh hỉ lạc. Tức là do lìa ngũ dục nnênsanh hỉ lạc. Ngũ dục là tài, sắc, danh, thực, thụy, hay là sắc thanh hương vị xúc. Khi lìa được năm món dục này thì mình vui.

Thế nêncái vui của người biết tu và cái vui của người thế gian ô nhiễm khác nhau. Người thế gian đuổi theo cái vui trong cái khổ của chúng sanh, còn người biết tu vui khi không làm chúng sanh đau khổ, không làm những điều không cao thượng. Người tu hành vui khi thoát khỏi những điều trần tục tầm thường, đó gọi là cái vui thoát tục. Có những người trẻ tuổi sống vui khi xa lìa tứ đổ tường, khi ăn chay, khi sống thoát tục lại bị người khác phê bình là ngu! Khônguống rượu, không cờ bạc bị chê là ngu, còn uống rượu cờ bạc lại cho là khôn! Nhưng sự thật ai khôn ai ngu? Ghiền rượu ghiền á phiện xì ke ma túy làm tốn hao tiền của, lại mang bệnh, tự chuốc khổ chuốc họa vào mìnhsao gọi là khôn được. Biết tránh những cái khổ những cái họa, không để phiền lụy cho mình cho người, đó mới thật là khôn.
Trong kinh Phật có dạy:
Sắc thanh hương vị xúc
Tất cả những pháp này,
Khả lạc, hỉ , khả ý,
Khi nào chúng hiện hữu,
Thế giới với chư thinê,
Xem chúng là khả lạc.
Khi chúng bị hoại diệt,
Mới thấy chúng là khổ.
Bậc thánh thấy là lạc,
Khi có thân đoạn diệt,
Đây hoàn toàn trái ngược
Điều mọi người được thấy.
Điều người khác gọi lạc,
Bậc thánh gọi là khổ,
Điều người khác gọi khổ,
Bậc thánh biết là lạc.
Hãy xem pháp khó biết,
Kẻ không thấy, mê mờ.
(Tiểu Bộ Kinh trang 111 tập I)
Phật dạy:
Sắc thanh hương vị xúc, tức là ngũ dục, tất cả những pháp này người đời cho là vui là vừa ý. Chẳng những người đời mà cả chư Thinê cũng xem ngũ dục là vui. Khi ngũ dục mất đi mới thấylà khổ.

Còn bậc Thánh thấy vui khi có thân nàymà đoạn diệt được những nhiễm trước theo dục lạc, đoạn diệt được những mầm khiến phải tái sanh. Như vậy cái vui của Thánh và cái vui của phàm hoàn toàn trái ngược nhau. Cái vui của phàm thì Thánh gọi là khổ, cái vui của Thánh thì phàm cho là khổ. Thí dụ như người tu khổ hạnh ăn mặc đơn sơ, ngồi thiền dưới cội cây, những người thích ăn chơi cho người tu như vậy là ngu, không biết thụ hưởng, chịu khổ làm gì? Trái lại những vịThánh thấy người say sưa rượu chè cho là không khôn chút nào! Thế nnênnếu nhìn với con mắt thánh thì những điều thế gian cho là vui, chúngta biết nó là khổ. Những điều người thế gian gọi là khổ như ăn chay, tuhành đơn giản, bậc Thánh lại cho là vui. Như vậy ở đời phải khéo biết cái nào là vui thật để vui, cái nào là vui trá hình của đau khổ để tránh. Như thế mới không mê mờ chạy theo cái vui thế tục.

Đến đây chúng tôi nói thẳng cái vui của người tỉnh, tỉnh hoàn toàn. Người tỉnh vui khi tâm hồn an lành thanhtịnh. Những nơi ồn náo hoặc những cuộc vui nhộn nhịp làm cho tâm hồn không an ổn, người tỉnh thấy là khổ. Vì thế người biết tu khi ngồi ynêndưới cội cây, nhìn trời mây, cỏ cây hoa lá, chính lúc đó tâm hồn mình an lành thanh tịnh, đó là vui. Niềm vui này không làm tổn hại cho ai, không mất tiền của, cũng không mất sức khỏe. Đó là cái vui thứ nhất.

Đến cái vui thứ hai là khi làm lợi íchcho nhiều người. Người tu càng làm cho nhiều người được lợi ích, được bớt khổ thì càng vui. Vui trong an vui hạnh phúc của người thì vui này mới lâu bền.

Đến cái vui thứ ba của người tu là khichiến thắng được giặc phiền não. Giặc phiền não là gì? Giả sử có ai đi ngang mình nói cạnh khóe một câu, tức thời mình nghe nóng lên muốn trả lời một câu cho xứng đáng,nnặng như nhát búa... Nếu ngay đó biết đây là phiền não, là tội, mình dừng lại không phát ngôn, rồi từ từ nguội xuống.Khi nguội rồi, người biết đạo thấy vui vì đã thắng được cơn nóng giận của mình. Còn nếu mình nói một câu cho chát chúa, thế nào người ta cũng trả lại một câu nặng hơn. Qua lại một lúc thành đấu khẩu rồi đến đấu võ,chỉ làm khổ cho nhau, chớ có lợi ích gì! Thế nnênngười tu chỉ vui khi thắng được giặc phiền não. Mình sẽ được an ổn, không làm mích lòng ai, gặp ai mình cũng vui cười. Thắng được giặc phiền não là gốc vui chân thật, thua nó là gốc đau khổ. Nhiều người thế gian thấy rất đáng thương,nkhi nghe ai nói lời gì trái ý liền trả lại ngay cho xứng đáng vàmạnh hơn mới hài lòng. Ngờ đâu mình làm cho người giận là gieo nhân không tốt. Tưởng như thắng là được ynê, nhưng mình đã gieo hờn vào lòng người thì họa ắt sẽ đến.

Cái vui thứ tư của người tu, cao siêu hơn, là cái vui bỏ bóng nhận đầu. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy ngài A-nan: Có một người tnênDiễn-nhã-đạt-đa, một sáng nọ cầm gương soi mặt, nhìn thấy mặt mũi trong gương rõ ràng. Kế anh úp gương lại, mặt mũinhìn thấy khi nãy mất tiêu, anh hoảng hốt nói: Tôi mất đầu rồi, tôi mấtđầu rồi. Anh phát đinênbỏ chạy khắp xóm làng. Đó là cái đinêncủa người nhận bóng qunênđầu. Sự thật đầu có mất bao giờ! Chỉ mất bóng thôi mà tưởng là mất đầu nnênanh hoảng hốt đinêncuồng. Vì thế người biết tu là biết bỏ bóng nhớ đầu. Đầu mặt trong gương là bóng, mất nó mình rờ lại thấy đầu mặt vẫn còn nguynê. Bỏ bóng nhớ đầu mới là niềm vui chân thật của người biết trở về cái thật không đuổi theo bóng.

Kế đến là cái vui của người cùng tử lang thang nghèo khổ gặp lại cha. Đây là câu chuyện trong kinh Pháp Hoa:Có anh chàng khi còn bé đã bỏ cha ra đi. Anh lang thang nghèo khổ, ăn xin đầu đường xóm chợ từ xứ này qua xứ khác. Một hôm anh thức tỉnh nhớ lại cha tìm về quê hương. Cha anh lúc bấy giờ là một trưởng giả giàu có.Anh gặp được cha, cha nhận anh là con rồi trao sự nghiệp lại cho anh. Đó là vui tuyệt! Qua câu chuyện “Người cùng tử gặp cha”, người tu chúng ta hiểu như thế nào? Từ xưa đến giờ chúng ta sẵn có ông Phật ở trong nhàmà chúng ta qunênnnêncứ chạy theo cái bóng, tức là những vọng tưởng củamình, rồi tạo nghiệp. Nghiệp dẫn chúng ta đi trong luân hồi sanh tử từ đời này đến kiếp khác, lang thang khổ đau không cùng không tận. Nay thứctỉnh chúng ta biết đó là bóng đã dẫn mình đi trong đau khổ, chúng ta phải trở về ông Phật của mình. Trở về gặp Phật của mình gọi là cùng tử gặp cha. Lúc ấy mình giàu có sung sướng, đó gọi là cái vui của cùng tử gặp cha.

Cái vui kế là: cái vui của kẻ lạc loàitrở về cố hương. Có một số người đang ở quê hương rất an lành, nhưng bất thần nghe theo sự xúi giục của ai đó (ma vương) họ ra đi lang thang từ xứ này qua xứ khác nhiều tháng nhiều năm. Không có công ăn việc làm, họ phải chịu đói rét khổ sở. Một ngày kia chợt thức tỉnh họ muốn trở vềøcố hương, lại rủ nhau cùng về. Về đến cố hương tất cả đều gặp lại thân bằng quyến thuộc, sống ở quê hương rất an lành, sung túc, các khổ đau lạc loài, thiếu thốn lang thang không còn nữa. Đó là cái vui của người trở về cố hương. Nơi quê hương đã sẵn mọi tiện nghi tốt đẹp, đó là quê hương pháp thân, quê hương này không bao giờ có khổ đau, không bao giờ có sanh tử. Vì quên quê hương nên chúng ta bị vô minh phiền não xúi giục, dẫn đi lang thang trong vòng sanh tử. Giờ đây thức tỉnh trở về quêhương, bỏ đi nếp sống lang thang. Ngược dòng trở về với Pháp thân, tức là trở về cố hương, trở về quê hương muôn đời thì hết những khổ đau vất vả của nhiều năm tháng trước. Đó mới chính là cái vui chân thật.

Như vậy chúng ta tu là được vui hay bịkhổ? Tu là vui. Vì thế chúng ta phải nôn nả gắng sức trở về chỗ vui đó,chẳng lẽ chúng ta sống mãi trong buồn khổ sao? Dù cho được phước đức sống trong gia đình đầy đủ ngũ dục tài sắc danh lợi, nhưng cũng không thoát khỏi bệnh hoạn già chết. Dù chúng ta có hưởng cái vui của sự giàu sang sung túc đến đâu, dài lắm cũng chỉ mấy mươi năm thôi, rồi ngày qua ngày cũng vô thường bại hoại. Chỉ khi nào chúng ta thoát khỏi khổ sanh tử, đó mới là cái vui chân thật lâu dài.

Để kết luận chúng ta thấy người thế gian không sáng suốt nên lấy cái khổ của người làm niềm vui cho mình. Làngười sáng suốt, chúng ta không bao giờ chấp nhận cái vui trnênđau khổ của người khác. Người thế gian không biết nên lấy cái vui tạm bợ cho là chân thật. Nhưng khi biết rồi thì cái vui tạm bợ không đáng để chúng ta mê say, mà chúng ta phải trở về tìm cái vui chân thật. Và cái vui này chỉ có nơi người biết tỉnh giác.

Thế nnênchúng ta phát tâm tu là phát nguyện trở về nguồn an vui trong đời này và nhiều đời sau nữa. Muốn đượcnhư vậy chúng ta phải cố gắng tu, nghĩa là luôn tìm cái vui trong thanhtịnh, trong sự tỉnh giác, không đeo đuổi giành giật cái vui thế tục. Đạo Phật đã đưa chúng ta đến chỗ an vui, nnênchúng ta nguyện tiến tu suốt đời, càng lớn tuổi càng phải tiến nhanh hơn, vì khổ sanh tử đã tới gần kề rồi. Nếu không tìm được cái vui chân thật thì khi vô thường đến làm sao chúng ta trở tay cho kịp!

Đạo Phật là đạo diệt khổ và đem lại sựan vui cho tất cả mọi người, là chỗ nương tựa để chúng ta trở về cố hương, gặp lại ông cha của mình, tức là trở về với cái thật, cái vui thường hằng vĩnh cửu.
Vậy bước sang năm mới chúng tôi chúc tất cả quí Phật tử một năm đầy an vui của người tỉnh giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2013(Xem: 7604)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7230)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 7991)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8213)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6192)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 6687)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 6474)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 8798)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 12970)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
26/12/2012(Xem: 10106)
Người đời ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc, nên chạy đuổi theo tiền của, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế, ăn uống và ngủ nghỉ… Họ lầm tưởng rằng sẽ được vui sướng lâu dài, nhưng cuối cùng vẫn phải gánh chịu nhiều đau khổ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]