Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16-20

09/02/201109:30(Xem: 6014)
16-20

XUÂN TRONG CỬA THIỀN TẬP: 1, 2, & 3

Thiền Viện Chơn Không
Hoà Thượng Thích Thanh Từ

16. Tâm Hạnh Người Tu (Tất niên Giáp Tý-1985)

17. Bình Thường Tâm Thị Đạo (Xuân Ất Sửu-1985)
18. Nguồn Gốc Phật Pháp (Tất niên năm Ất Sửu-1985)
19. Tin tâm.
20. Phật pháp thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy (Xuân Bính Dần-1986)

TÂM HẠNH NGƯỜI TU

TẤT NIÊN NĂM GIÁP TÝ 1985

Hôm nay tôi nói chuyện với quí vị về đề tài “TÂM HẠNH NGƯỜI TU”: Đây là tôi muốn nhắm vào tăng ni: Tâm hạnh người tulà thế nào? Mục đích của chúng ta khi đi tu, cốt làm sao để lợi ích chomình, cho người, chớ không ai nghĩ rằng mình đi tu để làm trò cười cho nhân thế. Thế nên muốn trở thành người tu đúng đắn lợi mình, lợi người, thì cần phải hiểu rõ tâm hạnh của mình như thế nào? Tâm là chỉ nội tâm, hạnh là chỉ hành động của thân; trong nội tâm và những hoạt động của bảnthân mình làm sao cho xứng đáng tư cách một người tu, để không hổ thẹn là đệ tử Phật. Nói đến tâm hạnh người tu, tôi không có dạy gì riêng mà chỉ dẫn những việc làm và những lời dạy của chư Tổ, của các vị Thiền sư để quí vị nhớ ứng dụng.

Đầu tiên là tôi kể lại câu chuyện của ngài Ca-diếp, tức là vị Tổ thứ nhất trong Thiền tông mà cũng là một vị đệ tử lớn của đức Phật. Trong Thiền tông thường hay kể rằng, ngài Ca-diếp đượcđức Phật truyền tâm ấn ba lần, nhưng chúng ta phần nhiều chỉ thấy có một lần và hình ảnh thường được nhắc đi nhắc lại là trong hội Linh Sơn, khi đức Phật cầm cành hoa sen đưa lên, ở dưới ngài Ca-diếp nhìn thấy mỉmcười, đức Phật mới truyền tâm ấn. Đó là điểm nổi bật, còn những hội khác thì chúng ta ít nhớ, ít biết.

Nay tôi kể lại câu chuyện ngài Ca-diếp đến yết kiến Phật tại tháp Đa Hòa. Một hôm đức Phật đang thuyết pháp cho mộtsố thầy Tỳ-kheo nghe tại tháp Đa Hòa, bỗng dưng có ngài Ca-diếp từ xa về yết kiến Phật. Ngài tu theo hạnh đầu-đà nên mặc y phấn tảo, tức là y do giẻ rách kết thành và râu tóc xồm xoàm, hình tướng vừa dơ vừa xấu xí,nên chư Tỳ-kheo có ý khinh bỉ ngài. Đức Phật biết được tâm niệm chúng Tỳ-kheo, nên gọi: “Này Ca-diếp! Đến đây, ta nhường cho ông nửa tòa ngồi.” Phật lại bảo tiếp: “Này chư Tỳ-kheo! Ta có tam minh lục thông, thì Ca-diếp cũng có như ta vậy...” Phật kể tất cả những pháp mà Phật có và Phật kết luận: “Ca-diếp cũng có như ta vậy, vì thế mà ta mời Ca-diếp đến đây nhường nửa tòa cho ngồi.” Khi ấy ngài Ca-diếp quì ở trước đức Phật, Ngài bạch: “Bạch đức Thế Tôn, con là đệ tử, Thế Tôn là thầy, con không dám đến, xin Thế Tôn cho con được phép ngồi đây.”

Câu chuyện đức Phật mời Ca-diếp đến, Ngài chia cho nửa tòa ngồi trích từ kinh A-hàm, trong hội đó đức Phật nhắm phá tâm ngã mạn của chúng Tỳ-kheo xem thường ngài Ca-diếp; nhưng trong nhà Thiền thì thấy đức Phật đã ca tụng ngài Ca-diếp đầy đủ những pháp màđức Phật có và xứng đáng được đức Phật nhường nửa tòa ngồi, như vậy không phải truyền tâm ấn là gì? Thế nên đó là lần truyền tâm ấn thứ hai.

Đến lần thứ ba ở đâu? Quí vị nhớ không? Đó là khi đức Phật tịch, khi ấy ngài Ca-diếp từ xa hay tin mới tìm về, đến nơi thì đức Phật đã liệm vào kim quan rồi. Ngài Ca-diếp mới đến phía saukim quan đảnh lễ, đức Phật duỗi chân ra, ngài Ca-diếp rờ chân Phật. Đó là lần truyền tâm ấn thứ ba.

Nói đến đây hẳn quí vị nhớ một Thiền sư Trung Hoa là ngài Thanh Nguyên, Ngài sai đệ tử là Thạch Đầu Hy Thiên đemthơ cho ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng. Khi trở về ngài Thạch Đầu mới thưa: “Hòa thượng bảo con đem thơ xong, Hòa thượng sẽ cho con chiếc búa ở núi,xin Hòa thượng cho chiếc búa.” Ngài Thanh Nguyên duỗi một chân thẳng ra, ngài Thạch Đầu đảnh lễ, rồi về ở núi. Quí vị thấy việc đó theo sự tích nào? Đó là một thuật truyền tâm ấn phải không? Chính đức Phật, khi ngài Ca-diếp đến đảnh lễ, Ngài ở trong kim quan duỗi chân ra, ngài Ca-diếp rờ chân Ngài, đó là để nói chỗ thông cảm giữa thầy trò và sự thông cảm đó là truyền tâm ấn. Vì vậy nên các Thiền sư sau này theo cái thuật đó, cũng truyền như vậy; chúng ta không hiểu tại sao ở trên kia duỗi chân, ở dưới đảnh lễ rồi đi. Đó là điều tôi nói cho quí vị hiểu.

Ở Việt Nam cũng một lần, ngài Pháp Loa, tức Tổ thứ hai trong Tam tổ Trúc Lâm, bệnh sắp tịch, ngài Huyền Quang đến hầu. Hai thầy trò vấn đáp xong, cuối cùng ngài Pháp Loa duỗi chân ra. Những người viết sử sau này không biết nói ngài Pháp Loa giận đá một cái, đó là điều lầm lẫn của những người không hiểu ý nghĩa nhà Thiền, Ngài duỗi chân ra là Ngài chấp nhận ngài Huyền Quang là người đã thông cảm với Ngài, đó là một hình thức truyền tâm ấn. Hiểu như vậy quí vị mớikhông lấy làm lạ. Một vị Tổ khi sắp tịch, giận đệ tử Ngài đá, thật hết sức vô lý. Hiểu chỗ này quí vị mới thông cảm được đường lối truyền của nhà Thiền.

Còn câu chuyện ngài Ca-diếp mỉm cười khi đứcPhật đưa cành hoa sen lên, đó là nhắm vào cái gì? Về điểm này, tôi nhắclại một vị Thiền sư đời Tống, ngài Phong Huyệt, sau khi kiểm điểm trongchúng, thấy sự tu hành của chúng Ngài chưa được hài lòng Ngài khóc khi ấy ngài Niệm Pháp Hoa, tức Thiền sư Tỉnh Niệm (vì Ngài chuyên tụng Pháp Hoa nên gọi là Niệm Pháp Hoa) thấy Ngài khóc mới hỏi: “Tại sao Hòa thượng khóc?” Ngài Phong Huyệt nói rằng: “Tông Lâm Tế đến ta e phải chìmmất, trong chúng đây không có người nào kế thừa được ta, ta buồn khóc.”Ngài Tỉnh Niệm thưa: “Hòa thượng thấy con thế nào?” Ngài Phong Huyệt nói: “Ngươi thì được, nhưng ngươi còn mê tụng Pháp Hoa quá.” Ngài Tỉnh Niệm thưa: “Việc đó không khó, Hòa thượng chỉ cho con biết yếu chỉ thì con sẽ buông.” Ngài Phong Huyệt hứa: “Như vậy sáng mai khi lên tòa, ta sẽ chỉ cho ngươi.” Khi ngài Phong Huyệt lên tòa, Ngài thuật lại khi đức Thế Tôn ở trong hội Linh Sơn, cầm cành hoa đưa lên rồi lấy mắt trong nhưhoa sen nhìn chúng, ngài Ca-diếp nhìn thấy liền mỉm cười, khi đó ngài Tỉnh Niệm đứng dậy phủi áo đi, ngài Phong Huyệt cũng quăng gậy xuống tòa. Như vậy quí vị thấy chỗ truyền đó là truyền cái gì? Ngộ ở đâu?

Đây, một Thiền sư Việt Nam đời Lê, tức là ngài Chân Nguyên đã làm mấy bài kệ nói về chỗ truyền đó. Ngài làm kệ bằng tiếng Việt rất dễ hiểu, tôi đọc cho quí vị nhớ. Bài thứ nhất là kệ “Giơ Cánh Hoa Lòng”, chữ lòng là dịch chữ Tâm.

Nhân duyên to lớn Phật ra đời,

Ca-diếp ấn truyền ngộ được thôi.

Cầm hoa cười mỉm còn nguyên đó.

Lá đẹp hương bay khắp đất trời.

Qua bài kệ đó, quí vị thấy gì? Trong kinh Pháp Hoa nói đức Phật ra đời là vì một đại sự nhân duyên, đại sự nhân duyên đó để chỉ cho chúng sanh cái gì? Tức là chỉ Tri kiến Phật. Như vậytrong hội Linh Sơn chỉ ngài Ca-diếp là người được ấn truyền và được ngộđạo ngay trong hội đó, mà ấn truyền bằng cái gì? “Cầm hoa cười mỉm còn nguyên đó.” Đức Phật cầm cành hoa sen đưa lên, ngài Ca-diếp nhìn thấy chúm chím cười, là truyền ở chỗ đó, và từ đấy về sau thế nào? “Lá đẹp hương bay khắp đất trời.” Từ đấy về sau lá sen và hương sen bay khắp đấttrời, từ Ấn Độ sang Trung Hoa, sang Nhật Bản, sang Việt Nam v.v...

Đến bài kệ thứ hai là “Mật Trao Đèn Lòng” tức là thầm trao cây đèn tâm.

Một điểm đèn lòng mắt Phật sinh,

Tương truyền bốn mắt đối phân minh.

Nối hương tiếp lửa luôn luôn sáng,

Gieo khắp rừng thiền gởi hữu tình.

Quí vị thấy bài kệ nói rằng: “một điểm đèn lòng mắt Phật sinh”, tức là ngọn đèn tâm sáng, mà trao được cái nhân đó là từ mắt Phật sanh ra, tức Phật đưa con mắt như hoa sen nhìn chúng, ở dưới ngài Ca-diếp nhìn lên, giữa Phật và Ngài cảm thông được nhau, nên Phật mới truyền tâm ấn, vì thế mới nói “tương truyền bốn mắt đối phân minh”. “Nối hương tiếp lửa luôn luôn sáng”, từ đấy về sau cứ nối tiếp ngọn đèn đó sáng mãi không cùng. “Gieo khắp rừng thiền gởi hữu tình” nghĩa là gieo khắp trong rừng thiền và gởi tất cả chúng hữu tình ngọn đèn từ mắt Phật sanh ra. Như vậy lối ngộ đạo của ngài Ca-diếp là ở chỗ nào? Mắt Phật nhìn xuống, ở dưới ngài Ca-diếp ngó lên, thầy trò thấy được nhau, hiểu được nhau nên gọi là truyền tâm ấn, vì vậy lối truyền này còn gọi là “Tứ mục tương cố”, nghĩa là bốn mắt nhìn nhau, chỗ đó là chỗ ngộ đạo tương truyền, chớ không phải là cái hoa sen. Khi đức Phật đưa hoa sen lên, ngài Ca-diếp nhìn thấy rồi đức Phật nhìn ngài Ca-diếp, ngài Ca-diếp cười, đó là chỗ thông cảm nhau từ mắt Phật và mắt ngài Ca-diếp. Thế nên trong nhà Thiền khi nói chuyện với nhau, các Thiền sư hay nhìn thẳng, thử xem người đệ tử thấu được điều mình muốn nói không?

Quí vị nhớ lúc Tổ Bồ-đề-đạt-ma nói chuyện với Tổ Huệ Khả, Tổ Huệ Khả thưa: “Xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm.” Tổ Đạt-ma nhìn thẳng vào mặt Ngài bảo: “Đem tâm ra ta an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối thưa: “con tìm tâm không được” thì Tổ Đạt-ma nói: “Ta an tâm cho ngươi rồi!” Như vậy, chính cái nhìn là một điều quan trọng, hiểunhư thế mới thấy lối truyền thiền từ đức Phật về sau phần nhiều hay dùng cái nhìn, cái thấy. Hiểu như thế, chúng ta mới biết sự liên hệ của đường lối Thiền Tông truyền từ trước đến nay.

Trở lại câu chuyện của ngài Ca-diếp để phù hợp với đề mục tôi đã nêu về tâm hạnh người tu, quí vị thấy tâm và hạnh của ngài Ca-diếp như thế nào? Về hạnh thì Ngài tu hạnh đầu-đà. Hạnh đầu-đà tức là khổ hạnh, nhọc nhằn, thiếu thốn ... còn tâm Ngài thì sao? Phật có cái gì thì Ngài cũng có cái ấy, tức là tất cả những gì nơi Phật,Phật có truyền cho Ngài, Ngài đều thừa hưởng được hết, không thiếu sót,vì vậy mới gọi Ngài là vị Tổ thứ nhất kế thừa Phật.

Như vậy đứng về mặt thân, chúng ta phải nghèo, phải thiếu, nhưng về mặt tâm, chúng ta phải sung túc hay nói cách khác, chúng ta phải giàu, phải có hòn ngọc quí; chớ không thể người tu mà thân thì sang trọng còn trong lòng thì rỗng tuếch, như vậy là không hợp với đạo lý, không xứng tư cáchngười tu. Đây là lời răn, lời nhắc và cũng là lời tự thuật của ngài Vĩnh Gia trong “Chứng Đạo Ca”. “Cùng Thích tử, khẩu xưng bần”, như vậy người Thích tử là kẻ nghèo, luôn luôn thấy mình nghèo, miệng tự xưng là nghèo, xưng bần đạo hay bần tăng, nhưng bần đó là bần cái gì? “Thật thị thân bần đạo bất bần”, về thân thì mặc áo vá, nhưng về đạo thì chẳng nghèo.

Trong tâm chứa được hạt châu vô giá, nên nói rằng: “Bần tức thân thường phi lủ hạt, đạo tắc tâm tàng vô giá trân.” Như thế quí vị thấy rõ ngài chỉ cho chúng ta bổn phận của người tu. Đến đây tôi cũngnhắc lại: Chữ Tỳ-kheo dịch là gì? Có người dịch nghĩa chánh là khất sĩ, khất là ăn mày, sĩ là kẻ, khất sĩ là kẻ ăn mày; kẻ ăn mày làm sao giàu được, nên mới nói “cùng Thích tử, khẩu xưng bần”. Như vậy đứng về thân, chúng ta phải nghèo, mặc áo vá, nhưng tâm chúng ta có hạt châu quívô giá. Đây là một đoạn Ngài nói về bổn phận của chúng ta, nhưng Ngài còn dặn thêm: Đối với sự khen chê phỉ báng, lòng mình phải như thế nào? Tư cách người tu chúng ta phải làm sao? Ngài dạy:

“Tòng tha báng, nhậm tha phi

Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì,

Ngã văn kháp tợ ẩm cam lồ,

Tiêu dưng đốn nhập bất tư nghì.”

Người ta chê, hay người ta phỉ báng, chúng ta cứ xem họ như họ cầm lửa đốt trời, hay nói cách khác là cầm lửa đốt hư không. Cầm lửa đốt hư không thì chừng nào cháy hư không? Chúng ta chỉthấy họ cầm lửa đốt hư không một lúc rồi họ tự thấy nhọc và có thể cháytới tay của họ nữa. Như vậy để nói lên điều gì! Chúng ta là người tu, dầu cho bị người ta chê bai, bị người ta phỉ báng, tâm mình không dính không mắc, nó rỗng rang tự tại thì chẳng khác nào người đó cầm lửa đốt hư không vậy.

Trái lại, nếu tâm mình có dính mắc tức là có bổi phải không? Có bổi thì lửa dễ cháy, phải không? Họ mắng mình, lúc đó trong lòng họ có ấm ấm chưa? Tức là có nổi lửa rồi; mình nổi sân lại, họvừa có lửa nhúm lên, gặp bổi của mình, hai cái phát cháy phải không? Còn nếu họ nhen lửa đưa vào hư không thì sao? Bao giờ hư không cháy? Thếnên nếu thật tâm người tu chúng ta rỗng rang tự tại thì mặc tình họ khen chê, mặc tình họ phỉ báng chúng ta vẫn rỗng rang tự tại, người chê bai phỉ báng đó chẳng khác nào kẻ cầm lửa đốt hư không và tự họ khổ.

Ngàicòn nói thêm: “ngã văn kháp tự ẩm cam lộ”, ta nghe giống như là uống nước cam lộ vậy. Quí vị có người nào được như thế chưa? “Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì”: nó đều tiêu dung vào chỗ không thể nghĩ bàn. Quí vị thấy nếu chúng ta tu được như vậy thì thật là đẹp biết mấy, phải không? Bổn phận người tu là khi bị chê, bị khinh miệt, tâm vẫn rỗng rang tự tại, nghe những lời chê bai đó giống như uống nước cam lồ, mát rượi ngọtngào; tất cả lời chê bai khinh bỉ đó đều tiêu dung vào chỗ không thể nghĩ bàn, như vậy mới đúng là người tu chân chánh.

Trong đoạn trên Ngài dạy chúng ta thân phải nghèo, tâm thì giàu vì có hạt châu vô giá, đoạn này Ngài dạy chúng ta nghe lời chê bai phỉ báng cũng như uống nước cam lồ, tiêu dung vào chỗ bất tư nghì, đó mới đúng là tư cách của người tu, phải không? Nếu người tu nghe người ta chê mà nổi giận đỏ mặt,rồi la lối thì đúng là người tu chưa? Như vậy quí vị tự kiểm lại xem mình xứng đáng là người tu hay chưa: Nếu chưa thì ráng nỗ lực. Ngài còn nói thêm:

“Quán ác ngôn thị công đức,

Thử tắc thành ngô thiện tri thức,

Bất nhân san báng khởi oán thân,

Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực?”

Ngài bảo mình phải quán xét lời nói ác, nói dữ của họ là công đức. Tại sao vậy? Nếu chúng ta thấy những lời nói dữ của họ là công đức thì họ trở thành thiện tri thức của ta. Vì sao? Vì người mắng chửi mình, nhưng tâm mình vẫn an nhiên tự tại, thì lời mắng chửi đó là một thử thách để lường xem đạo lực mình đến đâu. Nếu đạo lực mình đã vượt qua được điều đó, mình mới thấy mình đã thắng được cái sân,mà đã thắng được cái sân là mình đã thành công trên đường đạo.

Nhưvậy chính lời mắng chửi đó là bằng chứng để nghiệm xem đạo đức của mình; và nếu đó là sự thử thách đạo lực của mình thì người mắng đó đâu không phải là thiện tri thức của mình? Vì vậy nên chính lời ác đó là công đức và người mắng mình là thiện tri thức của mình. Nếu không nhân lời chê bai mắng nhiếc mình khởi lên oán hay thân thì đâu có đủ tiêu biểu cho sức vô sanh từ nhẫn, vì chúng ta là người tu thì lúc nào cũng phải có lòng từ bi và đức nhẫn nhục.

Lòng từ bi, đức nhẫn nhục tiêu biểu cho đạo lực, cho sức tu hành của mình. Nếu trước mọi cảnh tráinghịch mà tâm không dấy khởi đó gọi là vô sanh từ nhẫn lực, vô sanh là không dấy khởi; thế nên nói đến người tu là nói đến người chiến thắng lòng mình, chớ không phải chiến thắng kẻ bên ngoài. Nếu trước những khó khăn, những nhục nhã mình chống đối lại cái đối tượng bên ngoài thì đó chưa phải là tư cách của người tu; trái lại những đối tượng xấu đến với mình, nhưng mình thắng được lòng mình, tâm vẫn an nhiên tự tại thì đó làtiêu biểu cho sức từ nhẫn vô sanh của chính mình, như vậy mới xứng đánglà người tu. Quí vị thấy tư cách người tu là phải như thế. Trái lại nếuchúng ta nói rằng mình tu được nhiều thời khóa, nhưng gặp cảnh thì vẫn sân si, thì thời khóa có trở thành vô nghĩa. Thế nên chúng ta phải tu thế nào mà trước những cảnh khó khăn, những điều trái tai gai mắt, chúngta vẫn an nhiên tự tại. Đó mới thật là người tu chân chánh.

Lại một Thiền sư Việt Nam vào đời Lê cũng nhắc nhở chúng ta tương tự như thế. Tôi trích một đoạn trong bài “Thiền Tịch Phú” hay nói một cách khác bài phú về Thiền tịch cho quí vị nghe.

“Sãi chưng nay một đạo tu hành, xả đường kinh lịch.

Chí dốc nên Phật Tổ siêu thăng,

Lòng nguyện độ chúng sanh trầm nịch;

Đêm đông trường khi mật niệm,

Gióng tiếng chuông thánh thót lênh kênh,

Ngày hạ tiết lúc tụng kinh,

Nện dùi mõ khoan mau lịch kịch;

Chỉn chuộng một bề đạo đức,

Miệng chẳng hiềm ăn đắng ăn cay

Vốn yêu hai chữ từ bi,

Thân nào quản mặc áo lành áo rách ...

Bài còn dài nữa tôi không dẫn hết. Trong bàiphú Ngài tự xưng là Sãi. “Sãi chưng nay mộ đạo tu hành”: hôm nay sãi này vì lòng mộ đạo tu hành. “Xả đường kinh lịch” tức là xả bỏ hết những việc trải qua trước kia. “Chí dốc nên Phật Tổ siêu thăng”: cái lập chí của Ngài là dốc làm Phật làm Tổ để siêu thăng giải thoát, đó là đứng về thượng cầu. Còn về hạ hóa thì thế nào? “Lòng nguyện độ chúng sanh trầm nịch”: lòng mình nguyện độ những chúng sanh đang chìm đắm trong sông mê bể khổ. Như vậy hai câu trên nói lên ý chí và lòng từ bi của người xuất gia, ý chí thì quyết định tu để thành Phật, thành Tổ, còn lòng từ bi thìtu để cứu độ chúng sanh đang còn chìm trong sông mê bể khổ.

Đã có chí nguyện và lòng từ như vậy thì hằng ngày làm việc gì? “Đêm đông trường khi mật niệm, gióng tiếng chuông thánh thót lênh kênh”, nghĩa là đêm đông khuya lạnh thức dậy vừa mật niệm vừa đánh chuông. “Ngày hạ tiếtlúc tụng kinh, nện dùi mõ khoan mau lịch kịch”, nghĩa là trong lúc tụngkinh đánh mõ cộp cộp, đó là diễn tả bổn phận của người tu. Ngài lại giải thích tại vì sao mình phải chịu ăn chay ăn lạt, kham khổ như vậy. “Chỉn chuộng một bề đạo đức, miệng chẳng hiềm ăn đắng ăn cay”: vì chuộngquí đạo đức nên chẳng hiềm ăn món đắng, món cay, không chuộng thức ngon, không đòi thức quí. “Vốn yêu hai chữ từ bi, thân nào quản mặc lànhmặc rách”: bởi mình yêu hai chữ từ bi nên mặc lành rách đều được, khôngvì lý do mặc rách mà buồn tủi.

Quí vị thấy người xưa luôn luôn nhắc nhở chúng ta: Đã đi tu thì quyết làm Phật làm Tổ, chớ không phải đitu để rồi hết ngày hết tháng, hết cả cuộc đời! Trên thì mình quyết địnhtiến đến thành Phật, thành Tổ, nhưng thành Phật, thành Tổ để làm gì? Đểcứu độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Đã có tinh thần đó thì tất cả những chuyện ăn mặc phải đơn sơ đạm bạc, như vậy mới hợp đạo đức,mới hợp với tinh thần giải thoát cao cả của chúng ta.

Tôi nhắc đến một vị Thiền sư khác, ngài Tuyết Đậu Trùng Hiển ở Trung Hoa, Ngài nhắc chúng ta cái quí của mình. Trên đường tu, có nhiều người khi tu thì quyết chí, nhưng đạo lý không thâm nhập được, nên tuy nói tu mà chỉ chạy tìm cầu bên ngoài, quên cái chân thật bên trong của mình. Tôi trích một đoạn trong bài “Thể Châu Ca”của Ngài:

“Bần tử y trung châu,

Bản tự viên minh hảo,

Bất hội tự tầm cầu,

Khước sổ tha trân bảo,

Sổ tha bảo, chung vô ích,

Chỉ thị giáo quân (vô) phí lực,

Tranh như nhận thủ tự gia trân,

Giá trị huỳnh kim thiên vạn ức…”

Dịch:

Kẻ nghèo áo có châu,

Vốn tự tròn sáng đẹp,

Chẳng biết tự tìm cầu,

Bèn vì người đếm báu,

Đếm báu người trọn vô ích,

Chỉ là dạy anh không nhọc sức,

Đâu bằng nhận lấy của báu nhà,

Giá trị vàng ròng ngàn muôn ức...

Đây là một đoạn thôi. Tôi giải thích: “Bần tử y trung châu” là kẻ nghèo nhưng trong áo có hạt châu. Đó là cái ý “HệChâu” trong kinh Pháp Hoa. “Bổn tự viên minh hảo”: hạt châu đó vốn trònsáng đẹp; sẵn có hạt châu trong chéo áo và hạt châu đó vốn tròn sáng đẹp. “Bất hội tự tầm cầu, khước sổ tha trân bảo”: chẳng biết tự tìm cầu,trở lại đi đếm báu cho người, nghĩa là mình có hạt châu quí trong áo màkhông chịu tìm, lấy ra xài, trái lại đi đếm của báu cho người khác, đó là điều lầm lẫn. Nói đếm của báu cho người khác là gì? Tức là khi chúng ta tu mà không nhận rõ ra bản thân của mình, cứ nghĩ đến chuyện cầu Phậtở bên ngoài hay là tụng kinh cho có phước nhiều v.v... đó chẳng khác nào đếm của báu cho người.

Kinh Phật chủ yếu dạy chúng ta thấy rõ được cái chân thật nơi mình, như trong kinh thường dụ: kinh là ngón tay chỉ mặt trăng, nhưng chúng ta lại không chịu thấy của báu, không tìmlại của báu của mình, cứ cho kinh là cứu kính (cho ngón tay là mặt trăng), như vậy chẳng khác nào người đếm của báu cho kẻ khác. “Sổ tha bảo, chung vô ích” tức là nếu mình cứ đếm của báu cho người thì trọn không có ích gì! “Chỉ thị giáo quân không phí lực”: chỉ là dạy anh khôngcó tốn sức. “Tranh như nhận thủ tự gia trân”: đâu bằng mình nhận lấy hạt châu quí của chính nhà mình. “Giá trị huỳnh kim thiên vạn ức”: hạt châu quí đó có giá trị như ngàn vạn ức lượng vàng ròng.

Như vậy ýNgài chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng, người tu là cốt làm sao nhận nơi mình có hạt châu quí, rồi hướng về đó tìm cho được, đó mới là cái giá trị trên tất cả, nếu chúng ta quên nó để đi tìm cái gì khác, thì thật làuổng cho một đời tu. Tuy nhiên, quí vị thấy Ngài chỉ chúng ta hạt châu quí, nhưng hạt châu đó còn nằm trong áo, chớ chưa phải là chúng ta nắm được trong tay. Đã là nằm trong áo, nếu chịu khó vạch, chịu khó mở thì sẽ được. Vì vậy, tôi nhắc rằng Ngài chỉ cho chúng ta biết chúng ta là kẻnghèo, tuy thân nghèo nhưng trong có hạt châu quí chớ không phải kẻ nghèo hoàn toàn không có gì. Như vậy tất cả Thiền sư nhìn chúng ta đều thấy giống nhau, tức là tuy nghèo mà ai cũng có hạt châu quí, chớ không phải nghèo một cách tuyệt đối không có gì cả.

Đến một vị Thiền sư đời Thanh, Thiền sư Sở Thạch, Ngài cũng nhắc chúng ta tương tự, nhưng có những điểm hơi khác hơn là vì đa sự nên luôn luôn lầm lẫn không thấy được của báu chính mình. Nguyên văn chữ Hán:

Thị chư Thiền nhân

Đô duyên ngụy khước tự gia tâm,

Chỉ quản mang mang hướng ngoại tầm

Bất thức thể kê hô tác phượng,

Hoàn tương huỳnh diệp nhận vi câm.

Cầu sư bạt thiệp sơn xuyên viễn,

Trục cảnh nhân tuần tuế nguyệt thâm.

Hữu vấn khước tu hướng y đạo:

Thùy gia thất lý một Quan Âm?

Dịch:

Chỉ các Thiền nhân

Nhiều duyên quên mất tâm nhà mình,

Chỉ nhắm xa xôi bên ngoại tìm,

Chẳng biết gà đều kêu là phụng,

Lại đem lá đỏ nhận vàng ròng,

Cầu thầy vượt núi trèo non khắp,

Theo cảnh trôi qua tháng năm dài,

Có hỏi cần nên đến y đáp:

Nhà ai trong ấy chẳng Quan Âm?

Ngài nói rằng: “Đô duyên ngụy khước tự gia tâm”, đô duyên là nhiều duyên (đô là gồm hết) nhiều duyên quá thì sao? Ngụy là quên, “ngụy khước tự gia tâm” là quên mất cái tâm của nhà mình. Bởi vì mình nhiều duyên bên ngoài quá nên quên mất cái tâm của chính nhàmình. Trong quí vị ai có bệnh đó thì nhớ nghe! “Chỉ quản mang mang hướng ngoại tầm”: chỉ một bề mờ mờ chạy ra ngoài tìm kiếm; nay nghe nói Phật ở chỗ kia linh liền tới lễ bái, mai nghe nói vị sư ở nơi khác có cái gì lạ, lại chạy tới tìm cầu, chớ không biết hướng về tâm mình để tìm, để nhận. “Bất thức thể kê hô tác phượng”: không biết những con gà bông, những con gà đốm mà gọi là chim phượng, thấy những con gà trống cóđốm trên mình, vì dốt tưởng là chim phượng.

Đó là vì học đạo màkhông biết được gốc nguồn, chỉ chạy ra ngoài tìm kiếm, nên chẳng khác người thấy con gà trống đẹp tưởng lầm là chim phượng. “Hoàn tương huỳnh diệp nhận vi câm”: lại đem lá vàng nhận cho là vàng; đây là trích dẫn trong kinh, Phật bảo: “tất cả những gì Phật dạy cho chúng, như là nắm lávàng để dỗ con nít khóc”; ý nói rằng bà mẹ đi chợ, đứa con khóc đòi theo, bà mẹ không cho nó đi nhưng muốn dỗ nó nín, mới cầm một lá vàng trong tay nói: “đây mẹ cho con vàng, con đừng khóc nữa”; đứa nhỏ thấy tưởng là vàng thật nên nín khóc, nhưng giở tay ra thì chỉ là cái lá thôi. Tất cả những gì Phật dạy là những phương tiện để chỉ cái chân thậtcho chúng ta, nhưng những phương tiện đó chúng ta lại tưởng là thật thìchẳng khác nào thấy lá vàng mà tưởng là vàng.

Đó là điều lầm lẫn nên nói: Lại giống như lá vàng mà nhận là vàng thật. “Cầu sư bạt thiệp sơn xuyên viễn” nghĩa là chúng ta hướng ra ngoài nên nay chạy xứ này cầu thầy, mai chạy xứ kia tìm thầy, đi qua sông qua núi xa xôi, rốt cuộc rồi không đến đâu. “Trục cảnh nhân tuần tuế nguyệt thâm” là chạy theo cảnh theo người mà mất hết thời gian. “Hữu vấn khước tu hướng y đạo”: nếu người đó có hỏi thì lại nên nói với y rằng: “Thùy gia thất lý một Quan Âm”: nhà ai trong ấy chẳng Quan Âm? Trong nhà nào cũng có thờ đức Quan Âm phải không? Nhà đó là nhà nào? Nhà tứ đại phải không? Nhà tứđại ngũ uẩn nào cũng có thờ đức Quan Âm cả.

Qua bài này, Ngài chủ ý dạy chúng ta muốn tu, đầu tiên phải bớt duyên, bớt duyên mới có thể nhận ra bản tâm của mình; trái lại nếu nhiều duyên quá thì thế nào cũng quên bản tâm. Quên bản tâm thì học đạo, cầu đạo chỉ một bề hướng ra ngoài tìm kiếm, như thếlà lầm lẫn chẳng khác nào cho gà trống là chim phượng hay lá vàng là vàng thật vậy. Đã hướng ra ngoài tìm thì nghe đây nghe kia chạy tìm thầy, tìm người, rốt cuộc hết ngày, hết tháng, vẫn không thấy được cái chân thật.

Thế nên với người đó phải nhắc họ rằng: Nhà ai trong ấy chẳng Quan Âm? Trong nhà nào cũng có Phật, đừng đi tìm ở đâu xa, đừnglang thang núi này núi nọ để tìm cầu, ngay trong nhà mình đã có đức Quan Âm rồi. Như vậy người học đạo chúng ta phải biết đạo không phải là cái gì ở bên ngoài mà chính là cái sẵn có nơi chúng ta, chúng ta phải thức tỉnh, cần phải xoay trở lại chớ không phải rong ruổi tìm cầu bên ngoài mà được. Đó là chỗ thiết yếu; nếu chúng ta cứ một bề rong ruổi theo bên ngoài, dù cho hết một đời cũng không bao giờ thấy đạo.

Bài này tôi tạm dịch:

Duyên nhiều quên hết tự gia tâm,

Chỉ nhắm xa xôi bên ngoại tầm

Chẳng biết gà bông mà gọi phụng,

Lại đem lá đỏ nhận vàng ròng,

Cầu thầy vượt núi trèo non khắp,

Theo cảnh trôi qua năm tháng thâm

Có hỏi cần nên đến y đáp:

Nhà ai trong ấy chẳng Quan Âm?

Quí vị thấy câu cuối cùng là một câu chí lý,nhà ai trong ấy chẳng Quan Âm? Như vậy chỉ cần tìm đức Quan Âm ngay trong nhà mình phải không? Đừng quên Quan Âm trong nhà mình, nếu cứ tìm Quan Âm ở Phổ Đà Sơn hay ở núi nào khác thì quá xa phải không? Đó là những lời của người xưa nhắc nhở cho chúng ta thức tỉnh, biết rằng tu làphải nhận chân nơi mình, chớ đừng quên mình mà đi cầu bên ngoài.

Sau cùng là một bài kệ, tôi trích trong bài “Cư Trần Lạc Đạo” của Sơ tổ Trúc Lâm, ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần NhânTông. Bài phú dài lắm, cuối bài phú Ngài có viết bốn câu kệ bằng chữ Hán, tôi đọc và dịch cho quí vị nghe:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”, cư là ở, trần là bụi bặm, lạc đạo là vui với đạo; ở trong cảnh bụi bặm mà vui vớiđạo thì phải thế nào? Hãy tùy duyên. Tùy duyên bằng cách nào? “Cơ tắc xan hề khốn tắc miên” là đói thì ăn, mệt thì ngủ. Tùy duyên là tùy như thế; đói thì ăn, mệt thì ngủ. Tại sao Ngài dạy tùy duyên bằng cách đó? Bởi vì nếu chúng ta biết đạo thì đạo không phải là những gì xa xôi kỳ lạ, mà chính là cái chân thật sẵn có nơi mình, như chúng ta thấy qua lờitruyền tâm của Phật cho Tổ Ca-diếp thì ngay trong cái thấy, cái nghe đãcó đạo rồi.

Như vậy nếu chúng ta nhận được đạo ngay đó thì tùy duyên đói thì ăn, mệt thì ngủ, chớ không thêm sự suy tính nghĩ lo gì nữa, thế là biết tùy duyên. “Gia trung hữu bảo hưu tầm mích”, là ngay trong nhà mình có hòn ngọc báu, đừng tìm kiếm bên ngoài nữa. “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”, câu cuối là câu tôi thích nhất. “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” là mắt thấy cảnh, tai nghe tiếng nhưng tâm mình không dính mắc vào cảnh, vào tiếng thì khi ấy đừng hỏi thiền làm gì? Tại sao? Vì đó là thiền rồi, phải không? Thiền là như thế, chớ đừng nghĩ rằng thiền là cái gì xa xôi kỳ lạ, nghĩa là mắt thấy cảnh, tai nghe tiếng mà không dính không mắc thì đó là người tu Thiền.

Nhưng chúng ta từtrước đến nay cứ nghĩ thiền là phải làm sao ngồi cho tỏa hào quang ra, đó mới là thiền, chớ không ngờ ngay nơi cảnh mà không dính, không mắc đólà thiền rồi. Như thế quí vị thấy đối với cảnh, tâm chúng ta không dínhkhông mắc, đó là tu thiền và cũng chính khi ấy hạt châu biểu lộ. Thế nên tu không phải là những dụng công nhọc nhằn, những cố gắng khổ sở, màchính là cái khéo léo làm sao ở trong cõi đời điên đảo, tâm mình vẫn anlạc. Nếu tâm chúng ta an lạc được thì cảnh nào đến, chúng ta tùy đó ứngdụng chớ không đòi hỏi, không tìm kiếm.

Tóm lại, khi chúng ta đối cảnh, tâm không dính không mắc đó là chúng ta đã tu thiền và cũng chính đó là hạt châu nơi tâm mình hiện bày. Như vậy là hiểu đạo, là học đạo chớ đừng nghĩ rằng học đạo phải tìm cái gì xa xôi, đạo là cái gì ở trên trời hay ngoàibiển. Đạo chính là cái sẵn có nơi mình. Bài này ông Hoàng Xuân Hãn dịch:

Ở đời vui đạo mặc tùy duyên,

Hễ đói thì ăn, khó ngủ liền.

Báu sẵn trong mình thôi chạy kiếm,

Lặng lòng đối cảnh, chẳng tham thiền.

Quí vị chỉ cần lặng lòng đối cảnh thì không phải tham thiền chi nữa; trái lại nếu ngồi thiền mãi mà gặp cái gì dính cái ấy thì ngồi thiền có công nhưng kết quả chưa có. Thế nên chúng ta biết tu, phải khéo ứng dụng cho đúng.

Trên đây tôi dẫn các vị Thiền sư từ Trung Hoa đến Việt Nam để nhắc nhở quí vị nhớ ứng dụng, nhưng câu chuyện mà tôi hằng nhớ, hằng nhắc nhiều nhất là chuyện ngài Phù Dung. Ngài Phù Dung là ai? Tức là Thiền sư Đạo Giai. Ngài tu hành đức hạnh cao nên đượcquan địa phương tâu về triều đình. Triều đình nhà Tống quí các vị đạo đức, nên nhà vua mới phong tước hiệu và ban tử y cho Ngài. Khi viên quanđịa phương đem sắc lịnh phong tước hiệu và ban tử y đến, Ngài từ chối không nhận.

Việc Ngài không nhận được tâu lên triều đình, nhà vua ra lệnh bắt điều tra và đánh. Quan địa phương thấy một người tu đức hạnh mà bị đánh đập thì không nỡ, nhưng lịnh trên không dám trái, nên mời Ngài đến. Khi Ngài đến, viên quan nói: “Theo luật, người bệnh thì không bị điều tra, nay thấy Hòa thượng thân thể gầy ốm, có lẽ Hòa thượngbệnh chăng?” Nếu chúng ta, khi ấy nói thế nào? - “Chúng tôi bệnh vô kể v.v...” Tư cách của chúng ta hiện nay chắc là như vậy, nhưng ngài Đạo Giai thì không phải như vậy Ngài nói: “Bần đạo thân tuy ốm, nhưng không có bệnh.” Không có bệnh thì phải bị đánh, bị điều tra.

Quí vị thấy người xưa thà chịu bị đánh, nhưng không nói dối, còn chúng ta hiện nay thì sao? Nhiều chuyện chưa quan trọng gì cả, đã nói dối trước rồi, phải không? Nghĩa là khi hỏi đến điều gì hơi mất giá trị mình, liền tráotrở để cho giá trị mình được tăng, chớ không cho giảm. Như vậy để thấy tâm niệm tu hành của chúng ta còn non yếu, không cứng cỏi như người xưa.Đạo là cái chỗ chân thật, như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói “trực tâm thị đạo tràng”, nghĩa là tâm ngay thẳng đó là đạo tràng.

Tâmchúng ta hiện nay quanh co, làm sao lập đạo tràng được? Vì thế người tuchúng ta phải gan, phải dám nói những lời chân thật, dù có những điều khổ đến với mình, mình cũng không sợ, huống nữa là những lời thật chỉ cómất giá trị một ít thì sợ làm gì phải không? Như vậy để giữ cho giá trịđạo đức không mất, không tiêu hao. Nói như vậy để cho quí vị thấy rằng trên đường tu, chúng ta phải gìn thân, gìn khẩu cho xứng đáng là người tu, thân thì phải nghèo, ăn đạm bạc, mặc rách rưới, ngôn ngữ phải thật thà, như vậy mới hợp với người tu. Nếu tu mà xảo quá cũng không được, sang quá cũng không được, ăn ngon quá cũng không được, phải không? Đó lànhững điều chúng ta phải nhớ.

Ngài Phù Dung nói một câu mà sau này thường dẫn là: “Ngộ thanh, ngộ sắc như thạch thượng tài hoa; kiến lợi, kiến danh như nhãn trung trước tiết.” Ngài nói rằng: “Gặp thanh gặp sắc như hoa trồng trên đá; thấy lợi, thấy danh cũng như bụi rơi trong con mắt.” Chúng ta được như thế chưa? Ngài nói để nhắc chúng ta thấy sắc đẹp, ngheâm thanh hay mà vẫn như hoa trồng trên đá. Hoa trồng trên đá có ra rễ nổi không? Nghĩa là không dính dáng gì tới mình hết. Còn thấy lợi thấy danh cũng như bụi rớt trong con mắt, xốn lắm! Chúng ta hiện nay con mắt mờ mờ, thấy lợi thấy danh thì sáng lên phải không? Nó sáng lên chớ khôngphải như bụi rớt. Đó là tôi nhắc để tất cả quí vị thấy rõ trên đường tu, chúng ta phải đủ những tư cách như vậy.

- Một là phải biết rằng chúng ta là kẻ bần tăng, là người nghèo, chớ không phải người giàu; đã là người nghèo thì phải xử sự đúng tinh thần của người nghèo.

- Hai là chúng ta phải chấp nhận mọi sự khenchê, chúng ta đều thấy như uống nước cam lồ, chớ không phải thấy là cáikhó, cái khổ.

- Ba là sự sống của chúng ta rất đạm bạc, ăn uống đơn sơ, mặc cũng đơn sơ.

- Bốn là dù gặp những trường hợp làm cho chúng ta bị mất chút ít uy tín, nhưng cần nói thẳng, nói thật, thì chúngta cũng chấp nhận, chớ đừng dối trá làm mất tâm đạo đức của mình.

- Năm là ngay nơi chúng ta đã có hòn ngọc quí không phải tìm cầu ở đâu nữa. Chỉ cần khéo nhận ra để sử dụng.

- Sáu là Thiền không phải là cái gì khác lạ mà chính là chỗ đối cảnh vô tâm. “Đối cảnh vô tâm” tức là Thiền chớ không phải cầu kiếm cái gì lạ nữa hết. Đó là chủ yếu tôi muốn nhắc quí vị hôm nay.

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.


BÌNH THƯỜNG TÂM THỊ ĐẠO

XUÂN ẤT SỬU 1985

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán năm Ất Sửu, là năm 1985 D.L., tất cả quí Tăng Ni và Phật tử tới chúc mừng năm mới đáp lại lòng tốt của quí vị, tôi xin nói chuyện nhiều, trước nhất là để nhắc cho quí vị nhận ra cái chân thật nơi mình để ứng dụng tu hành, thứ nữa để quí vị cùng tôi, chúng ta sống được cái chân thật này tròn một năm hay là từ đây về sau hằng được chân thật. Hôm nay tôi không tiếc những sợi lông mày, vì quí vị mà nói trắng ra những điều gì cần nói, đó là chủ yếu buổi nói chuyện hôm nay với đề tài là: “BÌNH THƯỜNG TÂM THỊ ĐẠO”.

Đề tài này quí vị chắc cũng thường nghe, chúng tôi không nói những chuyện gì mới lạ ở đâu xa, chỉ dẫn những chuyện cũ mà quí vị từng nghe chúng tôi giảng những năm về trước, nhưng ở đây chúng tôi nói lại có khác hơn thuở xưa; bởi vì ngày trước chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi chỉ nói tổng quát hay là gần một chút để cho quí vị thầm nhận, nếu ai không nhận được thì qua những buổi khác hoặc qua thời gian tu rồi cũng có thể nhận, chớ chúng tôi không nói trắng, không nói thẳng. Nhưng hôm nay chúng tôi sẽ nói thẳng ra cho quí vị thấy, nếu quí vị thấy rồi ứng dụng được thì đó là một điều rất quí mà chúng tôi mong mỏi.

Trước tiên tôi dẫn câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”, nói theo chữ Hán là “bình thường tâm thị đạo”. Ngài Triệu Châu hỏi: “Lại có thể nhằm tiến đến chăng?” Nếu nói tâm bình thường là đạo như vậy mình có thểnhằm tiến tới để được tâm đó hay không? Ngài Nam Tuyền trả lời: “Nghĩ nhằm tiến đến là trái.” Vừa nghĩ tiến đến để đạt đạo là trái với đạo rồi.

Ngài Triệu Châu hỏi thêm: “Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?” Theo quan niệm của ngài Triệu Châu là muốn biết đạo phải do nghĩ mà biết, nay không do nghĩ tiến đến thì làm sao biết đạo? Ngài Nam Tuyềnđáp: “Đạo chẳng thuộc biết, chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang, đâu thể dối nói phải quấy.” Ngay đó Sư ngộ, như vậy ngang đó ngài Triệu Châu liền ngộ, còn quí vị ngộ chưa?

Bởi chưa ngộ, nên nay tôi mới giải thích trắng ra cho quí vị thấy. Tất cả chúng ta, người học đạo hay người tầm đạo, ai cũng nghĩ rằng trên đường tu mình phải tìm cho được đạo hay là thấy cho được đạo; nhưng muốn tìm được đạo, thấy được đạo phải làm sao? Chúng ta cứ nghĩ rằng đạo là cái gì quí giá cao cả ở ngoài mình, chớ không phải ở nơi mình, thế nên mình cứ nghĩ tìm đạo; ngài Triệu Châu cũng có tâm niệm tương tự chúng ta, Ngài đến hỏi ngài Nam Tuyền: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền chỉ thẳng: “Tâm bình thường là đạo.” Quí vị nghĩ “tâm bình thường” là tâm như thế nào? Ngồi đâu cũng nghĩ chuyện nămtrên năm dưới, đó là tâm bình thường phải không? Vừa có dấy niệm lên làđộng, mà động là bất bình thường.

Thế nên cái tâm bình thường là cái tâm phẳng lặng không động, tâm đó là đạo, chớ chẳng đâu xa, cũng như nói mặt nước phẳng là khi nào không dậy sóng, phải không? Nếu dậy sóng thì mặt nước không còn phẳng nữa, phẳng tức là lặng lẽ, là bình thường, vừa dấy sóng lên là động, là bất bình thường. Như vậy ngài Nam Tuyền không ngại chỉ thẳng cho chúng ta thấy rằng “Tâm bình thường là đạo” chớ không phải cái gì xa xôi. Đạo là cái tâm bình thường đó.

Quacâu nói đó ngài Triệu Châu chưa hài lòng, Ngài nói: “Lại có thể nhằm tiến đến chăng?” Nếu tâm bình thường như vậy thì tôi có thể tiến đến để đạt đạo được chăng? Quí vị thấy Ngài nói tiến đến để đạt đạo, thì cái nghĩ tiến đến là bình thường hay bất bình thường? Vừa nghĩ tiến đến là đã bất bình thường, mà bất bình thường là mất đạo; vì vậy ngài Nam Tuyềntrả lời: “Nghĩ nhằm tiến đến là trái.” Trái với cái gì? Trái với đạo! Bởi vì vừa nghĩ tiến đến đã là động, mà động tức là bất bình thường, chonên trái với đạo. Cũng như mặt nước phẳng nếu dấy sóng lên là trái với mặt nước phẳng, phải không? Vì vậy nên nói nghĩ nhằm tiến đến là trái.

Nhưngngài Triệu Châu cũng chưa hài lòng, Ngài nghĩ đạo là cái gì phải do suynghĩ mà biết mới gọi là đạo, chẳng lẽ tâm bình thường lặng xuống là đạohay sao? Vì vậy Ngài mới hỏi thêm: “Khi chẳng nghĩ làm sao biết đạo?” Nếu không suy nghĩ gì cả làm sao biết đó là đạo, phải không? Nghĩa là đạo là cái mình hay suy nghĩ mà biết, nhận ra, nay không cho suy nghĩ, không cho biết thì làm sao biết đó là đạo? Ngài Nam Tuyền mới bảo “Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký”,nghĩa là tâm lặng lẽ đó là đạo, vừa dấy biết thì đó là vọng giác, còn không biết gì cả đó là vô ký, cả hai đều sai.

Nếu thật đạt đạo, tức là thật nhận ra cái đó thì sao? Thì không còn nghi ngờ gì nữa cả, chỗ đó nó thênh thang như hư không rỗng rang, không có thể nói là phải hay là quấy, nghĩa là vừa nói quấy là hai bên, mà hai bên là trái với đạo. Ngay đó ngài Triệu Châu ngộ, như vậy thì ngài Triệu Châu ngộ được tâm bình thường là đạo. Quí vị thấy chỗ đó chưa? Đây là tôi nói trắng quá rồi chắc không còn ai nghi ngờ gì nữa.

Để tôi dẫn thêm một Thiền sư khác, đó là Thiền sư Đạo Ngộ. Ngài Sùng Tín là một ông thợ làm bánh bao ở trước cổngchùa, như vậy chúng ta biết trình độ văn hóa của ông đến đâu rồi, phải không? Là một người làm nghề bánh bao, nhưng được cái tốt là biết phát tâm cúng dường, nên hôm nào cũng đem vài cái bánh bao đến cúng thầy (tứcThiền sư Đạo Ngộ).

Cứ như thế trong một thời gian, ngài Đạo Ngộnghĩ thương tình người có đạo tâm, nên một hôm khi Sùng Tín đem bánh bao cúng cho Ngài, Ngài chỉ nhận phân nửa, còn phân nửa Ngài trả lại và nói: “Ta cho lại ngươi để về nuôi dưỡng con cháu”, Sùng Tín ngạc nhiên quá, thưa rằng: “Con cúng cho Thầy mà Thầy cho lại con để làm gì?” Đạo Ngộ nói: “Ngươi cúng cho ta, ta cho lại ngươi thì có lỗi gì?”.

Câuchuyện đối đáp đó làm ông băn khoăn: Tại sao mình cúng cho thầy mà thầycho lại mình? Suy nghĩ một lúc không biết ông hiểu làm sao rồi phát tâmđi tu. Khi ông xin xuất gia, Đạo Ngộ nói: “Được, ta cho ngươi xuất gia.” Sau khi Ngài xuất gia, ngài Đạo Ngộ bảo: “Nay ông làm thị giả cho ta, ta sẽ chỉ tâm yếu cho ông.” Từ đó Sư bắt đầu làm thị giả, mãi đến hai ba năm không thấy Đạo Ngộ chỉ dạy tâm yếu gì cả. Cho đến một hôm thắc mắc quá, Sư ẩn nhẫn không nổi mới ra hỏi thầy: “Từ ngày con vào đâyđến nay chưa được Thầy chỉ tâm yếu.” Đạo Ngộ bảo: “Từ ngày ngươi vào đây, ta chưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu cho ngươi.” Nghĩa là Sùng Tín thấy từ ngày thầy bảo làm thị giả hứa dạy tâm yếu, mà cả mấy năm chưa dạy câu nào nên Sư phải hỏi.

Khi Sư hỏi thì Đạo Ngộ nói rằng: “ Từ ngày ngươi vào đây, ta chưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu cho ngươi.” Quí vị thấy có nghi không? Thế nên Sư nghi, hỏi thêm: “Thầy chỉ dạy ở chỗ nào?” Đạo Ngộ bảo: “Ngươi dâng trà lên, ta vì ngươi mà tiếp, ngươi bưng cơm đến, ta vì ngươi mà nhận, ngươi xá lui ra thì ta gật đầu, chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?” Như vậy chỉ dạy tâm yếu không có lời phải không? Nghĩa là dâng trà thì vì đưa tay mà tiếp, nếu dọn cơm xong mời thì bắt đầu đến ngồi cầm đũa, phải không? Cho tới xá lui ra thì gật đầu,chỗ nào mà không chỉ dạy tâm yếu. Sùng Tín cúi đầu im lặng suy nghĩ, nghĩ tại sao việc đó là tâm yếu? Sư vừa suy nghĩ, Đạo Ngộ liền bảo: “Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai.” Qua câu nói đó, Sư ngộ, liền hỏi thêm “làm sao giữ gìn”? Đạo Ngộ bảo: “Mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác.” Đó là điểm đặc biệt, tôi giải thích thêm cho quí vị thấy cái chủ yếu.

Khi người thị giả dâng chung trà, mình đưa tay nhận chung trà, lúc đó có suy nghĩ gì không? Mà có biết không? Đó nhận chung trà mà không có một niệm suy nghĩ gì cả. Khi người thị giả dọn cơm sẵn, xá mời thì mình bước tới ngồi và cầm đũa, lúc đó thế nào? Ngồi cầm đũa đâu có gì phải suy nghĩ? Khi người thị giả xá chào lui thì mình gật đầu, trong giai đoạn gật đầu đâu có suy nghĩ gì phải không? Nhưvậy trong những động tác hằng ngày của chúng ta mà không có một niệm nghĩ suy, đó là tâm yếu rồi, phải không?

Tâm yếu hiện rõ ràng trong mọi hành động, nếu thấy được chỗ đó thì chỗ nào mà không chỉ tâm yếu? Không dạy tâm yếu? Như vậy quí vị thấy tâm yếu này có giống tâm bình thường ở trên không? Đâu có hai phải không? Nhưng ở đây đặc biệt làkhi Sùng Tín cúi đầu suy nghĩ: Việc đó sao gọi là tâm yếu? Vừa suy nghĩthì Đạo Ngộ nói thẳng một câu: “Thấy thì thẳng đó liền thấy.” Trong những hành động, ngay đó mà thấy, vừa suy nghĩ liền sai; chúng ta thấy rõ tâm yếu là gì rồi phải không? Nên ngay câu đó Sư mới ngộ, chớ khi kể những hành động trên Sư chưa ngộ được.

Đến khi Sư suy nghĩ, Đạo Ngộ nói: “thấy thì thẳng đó liền thấy suy nghĩ liền sai”, ngay đó Sư ngộ. Nhưng khi ngộ rồi, làm sao gìn giữ để đừng mất tâm yếu đó? Đấy là vấn đề then chốt. Khi hỏi “làm sao gìn giữ” thì Đạo Ngộ trả lời: “Mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác.” Rất nhiều người hiểu lầm các câu này: “Mặc tánh tiêu dao” nghĩa là thế nào? Nghĩa là chúng ta thổi sáo, đi dọc đường dọc sá như làngười điên phải không?

Thong thả rong chơi xứ này xứ nọ, thổi sáo thổi kèn hoặc là đàn địch v.v... Như vậy có phải là “nhậm tánh tiêu dao” không? Quí vị thấy phải không? “Nhậm tánh tiêu dao” hay mặc tánh tiêu dao là thế nào? Quí vị nhớ tánh tiêu dao chớ không phải thân tiêu dao, phải rõ chỗ đó. Tánh của mình thế nào mà gọi là mặc tánh tiêu dao? Tánh thấy, tánh nghe có động không? Có giới hạn không? Bởi nó không động, không giới hạn cho nên nó thênh thang; trong cái thênh thang khôngđộng đó, cứ mặc nó đừng kiềm đừng giữ thì đó là mặc tánh tiêu dao; chớ không phải nói mặc tánh tiêu dao rồi cầm ống sáo đi nơi này, nơi kia thổi, rồi nói tôi mặc tánh tiêu dao.

Đó là cuồng Tăng chớ không phải tiêu dao, nhớ như vậy; đa số người hiểu lầm điểm đó. Tánh của mình là thênh thang, là lặng lẽ, không bận không phiền, mình đừng thêm một cái gì cho nó nữa, đừng kềm đừng giữ thì đó gọi là tánh tiêu dao. Còn chúng ta lâu nay tu là kềm là giữ, bởi kềm giữ nên nó trái với tự tánh. Quí vị phải hiểu cho thật rõ chỗ đó. Lại có một số người hiểu lầm chữ tùy duyên phóng khoáng. Tùy duyên là duyên đến thì mình theo đó; phóng là buông, khoáng là rộng rãi; tùy duyên là buông hết, không vướng, khôngbận, không bị điều gì làm phiền nhiễu, đó gọi là tùy duyên phóng khoáng. Chúng ta đâu không nghe bài kệ của ngài Sơ tổ Trúc Lâm: “Cư trầnlạc đạo thả tùy duyên”, nghĩa là ở trong chỗ bụi bặm mà vui với đạo,tứclà vui với tâm bình thường đó, rồi hãy tùy duyên. Tùy duyên như thế nào? “Cơ tắc xan hề khốn tắc miên”: đói thì ăn, mệt thì ngủ đó gọi là tùy duyên. Đói ăn mệt ngủ là tùy duyên là phóng khoáng.

Còn gặp quán rượu thì bước vào hay thấy rạp hát thì lao tới, phải đó là tùy duyên phóng khoáng không? Quí vị thấy phải không? Tùy duyên phóng khoáng là đến ăn thì ăn, đến mặc thì mặc, đến nghỉ thì nghỉ, không để một niệm nào làm rối, làm bận lòng mình. Buông hết những tâm niệm, lòng mình thênh thang rộng rãi đó gọi là tùy duyên phóng khoáng. Thí dụ chúng ta cầm chổi quét chùa hay đi nhổ cỏ mà tâm vẫn thênh thang rộng rãi, đó là tùy duyên phóng khoáng, chớ không phải nói tùy duyên phóng khoáng rồi đến tiệm, ngồi quán hoặc gặp cái gì làm cái ấy bất kể tốt xấu.

Tùy duyên phóng khoáng là trong cuộc sống bình thường: ăn, mặc hay làm công tác trong phạm vi nhà chùa, trongphạm vi đạo đức mà không bận lòng, không có vọng tưởng, tâm vẫn an nhiên tự tại, đó mới gọi là tùy duyên phóng khoáng. Đừng như một số cuồng Tăng hiện nay, nói phóng khoáng rồi bày ra những chuyện tầm phào, gặp nữ sắc cũng không kỵ, gặp rượu chè cũng không tránh, ai mời vào tiệcrượu cũng ngồi, rồi nói tôi tùy duyên phóng khoáng. Trong nhà thiền gọiđó là cuồng thiền, chớ không phải tùy duyên phóng khoáng.

Chínhnhững trọng điểm này tôi muốn nhắc thật kỹ đó quí vị hiểu mà tu, chớ đểnhiều khi hiểu lầm một chữ mà có thể là họa trên đường tu của mình. Tôinhắc lại: Tánh của chúng ta lặng lẽ thênh thang, chúng ta không phải kềm, không phải giữ, đó là mặc tánh tiêu dao; còn gặp công tác nào làm công tác ấy, gặp ăn thì ăn, gặp nghỉ thì nghỉ, mà tâm chúng ta vẫn lặng lẽ thênh thang đó là tùy duyên phóng khoáng. Ăn, nghỉ, mặc, trong nề nếpđạo đức, chớ không phải ăn, mặc, nghỉ theo cách của nhiều người nói “đói thì ăn”, rồi khi xuống chợ, đói liền vào quán ngồi ăn, hay khi đi đường mệt thì nằm ì ngoài đường ngủ rồi nói “mệt thì ngủ”.

Đó gọi là cuồng thiền, thiền hiểu một cách loạn không đúng lẽ thật, làm trái với tư cách người tu, làm trò cười cho thiên hạ, đó là những kẻ hiểu lầm. “Tùy duyên phóng khoáng” là tùy theo hoàn cảnh, đến ăn thì ăn,đến mặc thì mặc, như trong những câu chuyện vừa kể trên: dâng trà thì tiếp trà, dâng cơm thì nhận cơm, xá chào thì cúi đầu. Tùy duyên phóng khoáng là như thế! “Chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác”, chủ yếu là hết tâm phàm. Tâm phàm là tâm nào? Là tâm vọng tưởng điên đảo.

Buôngxả hết những tâm vọng tưởng điên đảo là đủ, đó là đạo, chớ đừng mong thấy gì đặc biệt hay tuyệt vời. Thường người tu hay mong thấy những gì kỳ đặc, mong có những tiếng lạ, mong có những điều huyền diệu; thế nên khi lặng hết vọng tưởng, chúng ta chưa hài lòng, chúng ta muốn thấy hào quang, muốn biết bay v.v... Đó là muốn có cái gì của thánh đem vào mình,đó là cái bệnh của đa số người tu; vì vậy nên Ngài dạy: “chỉ hết tâm phàm”, tức là những vọng tưởng điên đảo của chúng ta sạch hết thì đó là thánh rồi, chớ đừng đòi cái thánh nào thêm nữa.

Thế nên, “chỉ hết tâm phàm, chẳng có thánh giải khác”, không có thánh giải nào ở ngoàiđến, ngừng ngay phàm tình tức là vọng tưởng, nó là chủ của nghiệp, là nhân của luân hồi sanh tử, hết nhân đó là giải thoát sanh tử phải không?Chỗ không sanh, không diệt nhưng hằng tri hằng giác là cái bất sanh, bất tử, như vậy bất sanh bất tử không phải thánh là gì? Thế mà chúng ta đòi thêm Thánh nữa, có phải là đầu lại thêm đầu hay không? Thế nên ở đâyNgài chỉ thẳng cho chúng ta biết “chỉ hết tâm phàm”, tức là chỉ cần hếtvọng tưởng thôi, đừng đòi thêm điều gì khác nữa.

Có nhiều ngườithường hỏi tôi, sau khi vọng tưởng lặng hết thì còn cái gì, tức là muốnlàm sao? Muốn thêm Thánh giải nữa phải không? Tôi chỉ trả lời: Ráng hếtvọng tưởng giùm tôi đã, rồi việc kia sau, đừng có đòi. Nhưng người tu ai cũng mong hết được cái này phải có cái gì khác, chớ không ngờ hết cáinày thì là Thánh mất rồi! Như vậy quí vị mới hiểu chủ yếu của người tu là dứt mầm sanh tử luân hồi, khi nhân sanh tử luân hồi hết, đó là giải thoát, chớ không còn cái giải thoát nào khác nữa.

Vì vậy nên hếttâm phàm là hết luân hồi, hết luân hồi là giải thoát, đừng đòi thêm Thánh giải nào khác nữa. Hết tâm phàm thì ngay nơi đó là đạo, phải không? Như vậy quí vị mới thấy chỗ thiết yếu của ngài Đạo Ngộ dạy. Sau khi chúng ta nhận được hay tâm yếu trong mọi hành động của mình, muốn gìn giữ nó thì phải mặc tánh tiêu dao tức là đừng kềm đừng giữ. Có nhiều người nói “giữ tâm thanh tịnh” thì tôi hay nhắc giữ là sai, giữ làtrái với mặc tánh tiêu dao.

Vì cái thanh tịnh đó là tự tánh củamình mà giữ nó tức nhiên là bị kềm, hết tiêu dao, phải không? Còn tùy duyên phóng khoáng là theo duyên gặp hành động nào thì thực thi hành động đó, gặp ăn thì ăn, mặc thì mặc, nghỉ thì nghỉ, nhưng tâm thênh thang rộng rãi, chớ không phải nói tùy duyên phóng khoáng rồi làm những điều trái đạo đức. Lâu ngày tâm phàm tự hết, khi ấy không cần thánh giảinào khác, vì tự nó là Thánh. Đó là chỗ chỉ dạy đầy đủ của ngài Đạo Ngộ.

Tôi dẫn thêm một câu chuyện nữa, như trong đoạn đầu chúng ta thấy ngài Triệu Châu ngộ đạo nơi ngài Nam Tuyền, ngộ ngay chỗ “bình thường tâm là đạo” nên sau này Ngài dạy lại đồ đệ, đây tôi dẫn câu chuyện: Một hôm có vị Tăng mới vào chùa, đến thưa với Ngài rằng: “Con mới vào tùng lâm, xin Thầy chỉ dạy.” Ngài Triệu Châu hỏi: “Ăncháo xong chưa?” Tăng thưa: “Ăn xong.” Ngài bảo: “Rửa bát đi.” Dạy cái gì lạ vậy? Người ta nói giải thoát nói giác ngộ v.v... phải không? Đây chỉ hỏi “ăn cháo xong chưa”, khi ông Tăng trả lời “ăn xong”, Ngài bảo “rửa bát đi”, ngay đó ông Tăng ngộ. Như vậy ông Tăng ngộ cái gì? Cái ngộnày có khác với cái ngộ của ngài Sùng Tín hay không?

Dâng trà thì tiếp, dâng cơm thì nhận, xá luira thì cúi đầu. Ở đây ăn cháo xong thì rửa bát, có phải là “Bình thườngtâm” hay không? Như thế quí vị mới thấy rõ các ngài chỉ dạy lại nhau cái đó, chớ chẳng cái gì khác hơn, chính cái mình đã nhận được nơi thầy thì đem truyền lại cho đệ tử, nhưng truyền lại một cách rất lạ lùng phảikhông? Không ai có thể hiểu nổi! Tại sao bảo ăn cháo, bảo rửa bát mà lại ngộ đạo, đạo ở chỗ nào? Vì vậy nên sau này Thiền sư Hoằng Trí có làmmột bài tụng để ca ngợi chỗ đó. Ngài nói:

“Chúc bãi linh giao tẩy bát bồn,

Hoát nhiên tâm địa tự tương phù.

Như kim tham bảo tùng lâm khách,

Thả đạo kỳ gian hữu ngộ vô?”

Tôi tạm dịch:

“Cháo xong liền dạy rửa chén tô,

Bỗng dưng tâm địa tự tương phù

Hiện nay là khách tùng lâm cũ,

Hãy nói khoảng này có ngộ không?”

Chúng ta ở trong tùng lâm mười năm, mười lămnăm có bằng vị Tăng bảo ăn cháo, bảo rửa chén đó không? Thật là đơn giản, mới vào mà bảo “ăn cháo đi”, thưa “ăn cháo xong”; bảo “rửa bát đi”liền ngộ đạo. Quí vị thấy người xưa dạy: Đạo là chỗ bình thường đó. Ăn cháo rửa bát có phải là mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng hay không? Hiểu được đoạn trên thì đến chỗ này chúng ta không thấy lạ.

Đến câu chuyện thứ tư: Ngài Động Sơn Thủ Sơ,khi còn là một Thiền khách, Ngài đến hỏi đạo nơi ngài Vân Môn, ngài VânMôn hỏi: “Ông vừa rời chỗ nào?” Ngài thưa: “rời Tra Độ”, tức là từ Tra Độ đến. Ngài Vân Môn hỏi: “Mùa hạ ở đâu?” Thủ Sơ đáp: “Ở chùa Báo Ân tạiHồ Nam.” Vân Môn hỏi: “Rời chỗ kia lúc nào?” Thủ Sơ đáp: “Ngày 25 tháng8.” Vân Môn bảo: “Tha ông ba gậy! Đến nhà tham thiền đi.” Quí vị có thấy thắc mắc không? Có lỗi gì mà bảo “tha ông ba gậy, xuống nhà tham thiền đi”. Thủ Sơ làm lỗi gì? Nếu không có lỗi tại sao tha ba gậy? Đó làcái kỳ đặc của ngài Vân Môn.

Đọc sách thiền, đến đoạn này, ai cũng bóp trán, phải không? Hỏi đâu nói đó một cách thật thà không một chút điêu ngoa, tại sao lại tha ba gậy, rồi bảo xuống nhà tham thiền. Đólà một thắc mắc, mà chính sư Thủ Sơ cũng thắc mắc; có lẽ trưa đó Sư ngủkhông được, cho nên đến chiều Sư đi thẳng vào thất của ngài Vân Môn hỏi: “Bạch Hòa thượng khi sáng con có lỗi gì?” Nếu ở trường hợp Sư, chúng ta cũng thắc mắc như vậy. Ngài Vân Môn nói: “Cái túi cơm, Giang Tây, Hồ Nam là thế ấy!” Quí vị thấy Ngài nói làm sao? Ngài quở “cái túi cơm! Giang Tây, Hồ Nam là thế ấy”, Giang Tây tức là chỗ của Mã Tổ, Hồ Nam là chỗ của ngài Thạch Đầu. Đó là hai vị Thiền sư nổi tiếng đời Đường. “Là thế ấy” nghĩa là sao?

Quí vị thấy hỏi “ở đâu” - thưa “ở Tra Độ” - hỏi “mùa hạ ở đâu” - thưa “ở chùa Báo Ân tại Hồ Nam” - hỏi “rời chỗ kia lúc nào” - thưa “ngày 25 tháng 8”; đó có phải là chuyện bình thường hay không? Trả lời như vậy có cần phải suy nghĩ gì không? Hỏi đâu đáp đó rõ ràng bình dị, không phải suy nghĩ gì cả. Trong khi hỏi đáp bình thường không bận suy nghĩ đó có phải là tâm bình thường hay không? Chính chỗ đó.

Nhưng Ngài muốn làm cho nổi sóng, nổi gió nên Ngài nói “tha ông ba gậy”, đó là nổi sóng đó. Chúng ta không hiểu lỗi tại chỗ nào, đó là cái kỳ đặc của ngài Vân Môn, ta phục Ngài là phục ở điểm đó. Câu “thaba gậy” làm cho mình thắc mắc băn khoăn không biết tại sao câu trả lời rất bình dị mà Ngài cho là có lỗi. Thế nên sư Thủ Sơ đợi đến chiều lên hỏi lại, khi hỏi lại thì ngài Vân Môn quở: “cái túi cơm”, nghĩa là ông không có thông minh chút nào hết, như là cái túi cơm vậy thôi! Ở “Giang Tây, Hồ Nam là thế ấy”: chỗ Mã Tổ, chỗ ngài Thạch Đầu chỉ dạy cái đó thôi, cái chỗ bình thường đó! Ngay đó Thủ Sơ ngộ.

Sư ngộ đạo là nhờ cái kỳ đặc hay cái khéo tay của ngài Vân Môn. Đọc qua câu chuyện ai cũng phải ngạc nhiên, ngạc nhiên ở điểm nào? Chỗ “tha ông ba gậy” đó. Trong nhà thiền gọi đó là cái thuật làm sóng gió, chính nhờ cái thuật đómà sư Thủ Sơ mới nhận ra một cách dễ dàng. Như vậy quí vị thấy các Thiền sư ngày xưa có dạy điều gì khác đâu phải không? Các ngài chỉ muốn chỉ cái chân thật cho chúng ta, mà cái chân thật đó là ngay chỗ bình thường. Trong mọi hành động, mọi ngôn ngữ, nếu không thêm dấy niệm suy nghĩ thì ngay trong đó là đạo. Như vậy ở đây có người nào không có cái đó? Tất cả chúng ta ai thiếu cái đó? Thế mà có ai dám nhận không?

Đến đây tôi dẫn câu chuyện có mà không chịu nhận: chuyện ông Sa-di Cao. Khi ngài Dược Sơn và ông Sa-di Cao nói chuyện, qua câu trả lời của Sa-di Cao, ngài Dược Sơn biết đó là người đãthấy, nên mới khoe với các đồ đệ lớn như Vân Nham, Đạo Ngô, nhưng hai vị này chưa tin. Vì vậy ngài Dược Sơn muốn hỏi lại một lần nữa, để xác định lối trả lời của Sa-di Cao đúng lẽ thật cho hai vị kia tin. Ngài mớihỏi ông Sa-di Cao: “Ta nghe ở Trường An rất náo loạn, ngươi có biết chăng?” Sa-di Cao trả lời: “Nước con an ổn.” Ngài hỏi thêm: “Ngươi do xem kinh được hay thưa hỏi được?” Ông Sa-di Cao đáp: “Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được.” Ngài Dược Sơn hỏi: “Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi sao chẳng được?” Ông Sa-di Cao đáp: “Chẳng nói họ không được, chỉ vì họ không chịu thừa nhận.” Câu chuyện ngừng ngang đây.

Tôi nói ra ngoài một chút, tôi hỏi quí vị: “Vào mười hai giờ đêm giao thừa này, ở dưới phố đốt pháo ồn lắm, quí vị có nghe chăng?” Quí vị thử trả lời tôi xem. Sao không trả lời giống ông Sa-di Cao? Sao không trả lời rằng: “Chùa con yên tịnh.” Quí vị trả lời theo câu hỏi của tôi mà không trả lời theo ông Sa-di Cao. Dưới chợ thì pháo nổ ồn, nhưng ở chùa mình thì yên tịnh. Tôi nói như vậy, quí vị thấysao? Có thấy gì ở chỗ đó chưa? Nếu quí vị trả lời như tôi trả lời là hợp với ông Sa-di Cao, còn nếu nói “nghe pháo nổ ở dưới phố” thì chưa hợp.

Tôi nhắc lại cho quí vị thấy, ngài Dược Sơn nói: “Ta nghe ở Trường An (Trường An là thủ đô của nhà Đường) rất náo loạn (tức là ồn náo) ngươi có biết chăng?” Nếu trả lời như quí vị thì nói “dạ biết” phải không? Cũng như tôi hỏi: “Ở dưới chợ, khi hôm pháo nổồn, quí vị có nghe chăng?” Quí vị nói: “Dạ nghe.” Như vậy câu trả lời đó không hợp với ý Sa-di Cao. Sa-di Cao liền thưa: “Nước con an ổn.” Ôngở trong nước Tàu, Trường An là thủ đô nước Tàu, tại sao ông nói “nước con an ổn”? Câu trả lời của tôi “chùa con yên tịnh” hợp với ý ông Sa-di Cao. Tại sao vậy? Trả lời như vậy có cái kỳ đặc gì trong đó? Quí vị thấy chưa? Động là ồn, người qua lại xôn xao là náo, ồn náo là tiếng động và người xôn xao.

Thấy kẻ qua người lại xôn xao là thấy, tiếng động là ồn là nghe. Khi hỏi ồn náo là muốn hỏi ông có thấy có nghe sự ồn náo ngoài kia chăng? Sa-di Cao trả lời: “nước con an ổn”, haylà nước con yên tịnh. Người đi là xôn xao mà cái thấy có xôn xao hay không? Như vậy động là tiếng, xôn xao là người, còn cái thấy, cái nghe có động, có xôn xao bao giờ? Thế nên nói “nước con an ổn” hay “chùa con yên tịnh” là để chứng minh người đó đang nhớ cái của mình không động.

Độnglà cái bên ngoài! Trái lại, khi hỏi “nghe không”, chúng ta đáp “dạ nghe”, là chúng ta đã lệ thuộc vào bên ngoài mất rồi! Như vậy để thấy người xưa muốn thí nghiệm người được luôn luôn nhớ mình, nhớ không quên;đó mới là người thường sống với cái thật. Thế nên qua câu trả lời thì ngài Dược Sơn chấp nhận ngay, cả hai huynh đệ là ngài Vân Nham và ngài Đạo Ngô đều gật đầu.

Nhưng muốn thí nghiệm thêm nữa, ngài Dược Sơn mới hỏi: “Ngươi do xem kinh được hay thưa hỏi được?” Cái không động đó là do ngươi xem kinh được hay thưa hỏi thiện tri thức mà được? Nếu làchúng ta thì trả lời như thế nào? “Dạ do thưa hỏi được!” Ông trả lời rằng: “Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được.” Cái nghe, cái thấy đâu phải do kinh mà được, đâu phải do thầy dạy mà được, phải không? Cái đó đã sẵn nơi mình từ khi cha mẹ sanh đến giờ. Nó đã sẵn rồi đâu đợi xem kinh hay thưa hỏi.

Thế nên ông trả lời: “chẳng do xem kinh được, cũng chẳng do thưa hỏi được”; đó là chỉ thẳng cái của mình có sẵn từ xưa; mới nghe như có vẻ phủ nhận công ơn Thầy Tổ phải không? Nhưng sự thật là như vậy, Thầy Tổ chỉ là người chỉ bóng thôi, còncái thật là cái sẵn nơi mình. Ngài Dược Sơn mới hỏi thêm câu nữa: “Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi, sao chẳng được?” Ý Ngài nói chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi mà được thì có nhiều người họ không xem kinh, không thưa hỏi sao chẳng được? Đây là gạn lại lần chót, Sa-di Cao trả lời: “Chẳng nói họ không được, chỉ vì không chịu thừa nhận thôi!” Cósẵn đó mà không nhận nên coi như không được, chớ có người nào không được. Câu nói chí lý vô cùng! Quí vị được hay không được? Chỉ cần biết thừa nhận hay không, phải vậy không? Nếu không biết thừa nhận, thì mình là kẻ lang thang, hạt châu trong chéo áo mà vẫn là kẻ cùng tử, quí vị phải nhớ rõ.

Để kết thúc tôi dẫn một câu chuyện lý thú nữa là chuyện ngài Tử Hồ bắt ăn trộm. Câu chuyện này tôi thích nhất và hay kể nhiều nhất, tôi biết quí vị thuộc, nhưng mỗi lần kể là một lần mới. Nhớ như vậy! Ngài Tử Hồ là một vị Hòa thượng Thiền sư, chúng của Ngài được trên năm trăm người. Một hôm giữa đêm, bỗng Ngài la to: “Ăn trộm! Ăn trộm!” Chúng hốt hoảng chạy đến, người đầu tiên chạy đến bị Ngài chụp ôm nói: “Bắt được rồi! Bắt được rồi!” Người bị bắt hoảng hốt thưa: “Dạ con! Không phải, không phải!” Ngài nói: “Phải! Phải! Chỉ tại ông không dám nhận thôi!” Quí vị thấy câu chuyện nói điều gì? Cả năm trăm người, ai cũng có cái đó mà không dám nhận, buộc lòng Ngài phải dùng phương tiện kỳ đặc: Ôm một ông thầy nói ăn trộm, tự nhiên ông phải bào chữa: dạ con! không phải ăn trộm. Thế nên ông nói: “con! không phải!không phải!” thì Ngài nói: “phải, phải! chỉ tại ông không dám nhận thôi”. Thành ra hai chữ “phải” và “không phải” nhắm vào việc gì? Ông Tăng nói “không phải” là không phải ăn trộm, nhưng Ngài nói “phải” là phải cái gì? Thành ra chữ thì như đối đáp nhau, mà ý thì thật là khác muôn dặm! Chữ “phải, phải” của Ngài là chỉ cho chúng ta ai cũng sẵn có mà không chịu nhận. Như vậy hình ảnh Ngài chụp một người la ăn trộm, người đó nói con không phải ăn trộm thì Ngài nói “phải, phải, tại ngươi không dám nhận”, câu chuyện đó chừng nào chúng ta mới quên được?

Người xưa muốn cho chúng ta thừa nhận cái thật của mình mà lâu nay đã bỏ quên, nên các ngài dùng đủ phương tiện đểnhắc chúng ta nhớ. Riêng tôi không có phương tiện khéo như vậy, nên tôimới dẫn chuyện của người xưa để nhắc cho quí vị nhớ. Qua những câu chuyện tôi kể và giải thích ở đây, nếu quí vị nhận được, biết quí nó nhưhòn ngọc vô giá hay một hạt minh châu thì lời giải thích của tôi hôm nay là hữu ích, tức tôi là kẻ có công. Nếu quí vị nhận được nó mà xem thường, nghĩ rằng cái đó ai mà không có, một thằng bé con cũng có, ông già cũng có, có gì quan trọng; nếu quí vị xem thường như vậy thì tôi là kẻ có tội. Vì muốn cho quí vị tiến tu không còn ngờ vực nữa, nên tôi không ngại rụng hết lông mày vì quí vị mà chỉ thẳng, nếu quí vị biết ngay nơi đó quí trọng gìn giữ như hòn ngọc báu thì quí vị sẽ là người hữu dụng trong nhà đạo, và tôi cũng là người giúp quí vị đủ lòng tin để tiến tu. Bằng không, nếu quí vị xem thường điều đó, thì đó là lỗi lớn của chúng tôi.

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.

BÀI THUYẾT PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT
NGUỒN GỐC PHẬT PHÁP

TẤT NIÊN NĂM ẤT SỬU 1986

Hôm nay nhân ngày cuối năm, chúng tôi nhắc lại bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật để quí vị nắm vững đầu mối củasự tu hành, và đi đúng con đường đức Phật đã vạch sẵn cho chúng ta.

Là con người, tất cả chúng ta đều yêu thương, quí trọng, gìn giữ bản thân và lo âu sợ hãi, khổ đau vì bản thâncủa chúng ta. Chủ yếu của sự tu hành là phải biết bản thân chúng ta nhưthế nào? Thường chúng ta hướng bên ngoài, nói chung là chúng ta chạy theo ngũ dục lục trần mà không tự biết mình, cả đời tạo nghiệp khổ mà không hay biết! Thế nên trong bài thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em ông Kiều-trần-như, đức Phật đi thẳng vào vấn đề, ngài thuyết pháp Tứ đế.

Đức Phật chỉ thẳng con người thật của chúng ta, con người đó thật sự là đau khổ hay là an vui? Nó là an vui mà mình quí trọng thương yêu, gìn giữ, hay nó là đau khổ mà mình quí trọng, thương yêu, gìn giữ? Nếu không hiểu con người thật của chúng ta, mà tìm hiểu những việc bên ngoài, đó là bỏ cội gốc mà theo ngọn ngành. Nếu chúng ta đem hết tâm tư và khả năng tìm hiểu những việc ngoài chúng ta, mà không tìm hiểu con người thật của chúng ta, đó chưa phải là căn bản. Cũng như đứng trước một căn nhà, muốn tìm hiểu căn nhà ấy, trước tiên chúng ta phải hiểu ông chủ nhà, ông chủ nhà hiểu rồi, chúng ta tìm hiểu căn nhà không khó, con người là chủ còn sự vật chung quanh chỉ là bạn, là phụ thôi. Danh từ chuyên môn nhà Phật gọi con người là chánh báo, ngoại cảnh là y báo. Chánh báo tốt, y báo theo đó mà tốt, chánh báo xấu,y báo theo đó mà xấu. Vì vậy chánh báo là chủ, y báo là bạn, là phụ. Thế mà chúng ta tìm hiểu y báo mà không hiểu rõ chánh báo, đó là một khuyết điểm lớn lao.

Khi dạy chúng ta tu hành, việc đầu tiên đức Phật bắt buộc chúng ta phải xác định thân này là khổ hay vui? Thấy thật rõ điều đó, chúng ta mới nhận đúng tất cả vấn đề. Mọi sự mọi vật đều phải qua cách nhìn và cách phán đoán của chúng ta, nếu chúng ta không tựbiết mình mà nói biết sự vật chung quanh đúng lẽ thật, điều đó không bao giờ có! Vì vậy phải biết mình đúng như thật, rồi mới biết người, biết ngoại cảnh đúng như thật. Nếu mình biết mình một cách sai lầm, với người với ngoại cảnh mình cũng biết sai lầm. Cho nên chủ yếu của đạo Phật là phải biết mình.

Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật là pháp Tứ đế. Thứ nhất đức Phật nói về Khổ đế. Chúng ta lầm tưởng khổ đế là cái gì xa lạ bên ngoài, sự thật khổ đế xác nhận sự khổ ngay nơi con người chúng ta. Chúng ta phải xét lại thật kỹ con người mình là khổ hay là vui. Nếu là khổ phải cố gắng tu cho hết khổ, nếu là vui thì tu làm chi cho thừa! Biết đúng như thật rồi, chúng ta mới nói đến chuyện tu hành, nếu không biết đúng như thật thì không nên nói đến chuyện tu! Vì sao? Vì thân này là cội gốc, nếu không biết rõ nó mà biết những việc khác cũng chỉ là việc bên ngoài thôi. Vì thế chúng ta phải xác nhận thậtrõ thân này là khổ hay là vui?

Trong bài thuyết pháp đầu tiên đức Phật bảo:Thân này là khổ. Chúng ta cần xác nhận thân này có khổ thật hay không? Khi nghe đức Phật nói thân này là khổ, chúng ta đều cho rằng đạo Phật làbi quan, chán đời. Nhưng đây là một lẽ thật không thể chối cãi được. Vìthế dùng chữ khổ suông chưa đủ mà phải nói “Khổ đế”, tức là cái khổ đúng như thật, chớ không phải chuyện tưởng tượng phi lý.

Đức Phật nêu lên hoặc là tứ khổ, hoặc là bátkhổ. Tứ khổ gồm có: sanh, già, bệnh, chết. Chúng ta thường nghĩ sanh làmới lọt lòng mẹ, khóc oa oa là khổ. Nhưng theo chúng tôi nghĩ sanh là sanh hoạt hiện tại của mình trong cuộc sống hằng ngày, đó là khổ hay vui? Còn lúc vừa lọt lòng mẹ dù có khóc đi nữa, mình cũng không có cảm giác đau khổ. Vì vậy ngay khi chúng ta đang sống, là khổ hay vui? Từ thuở bé thơ đến lúc tuổi già, từ hai mươi ba mươi tuổi, đến sáu mươi bảymươi tuổi, trong khoảng thời gian đó, những điều chúng ta ước muốn đượcnhư ý nhiều hay bị mất như ý nhiều? Trong mười điều ước muốn, chúng ta đạt được nhiều lắm là ba điều như ý, còn lại là bất như ý. Như ý gọi là vui, bất như ý gọi là khổ. Như vậy vui ít, khổ nhiều. Trong cuộc sống của chúng ta, những điều bất như ý xảy ra quá nhiều, tức là đau khổ quá nhiều.

Tuổi già có khổ không? Khi tuổi còn trẻ, da dẻ hồng hào, sức khỏe đầy đủ muốn làm điều gì, muốn đi nơi nào đều được như ý. Đến lúc già nua, sức khỏe suy mòn, đi đứng run rẩy, nói năng lập cập, răng long má cóp, còn gì là sung sướng như tuổi thanh xuân. Tuổi già chẳng khổ là gì?

Đến cái khổ thứ ba là bệnh. Bệnh thì làm saovui được! Cái khổ thứ tư là chết. Như vậy sanh, già, bệnh, chết là bốn cái khổ không ai chối cãi được. Bốn cái khổ đó do từ đâu mà ra? Đó là docái thân vô thường của chúng ta, thân chúng ta luôn luôn đổi thay ở nguyên một vị trí, nó bị chuyển biến cho nên có sanh, có già, có bệnh, có chết, vì thế mà chúng ta đau khổ. Thử kiểm lại xem trên thế gian này có ai thoát khỏi bốn cái khổ đó không? Chắc hẳn là không, vì đó là phần chung của mỗi người chúng ta. Cho nên Phật nói khổ đế tức là cái khổ là một lẽ thật.

Đi xa hơn nữa, Phật nói đến tám cái khổ. Ngoài bốn cái khổ sanh, già, bệnh, chết nơi bản thân mình, Phật nói thêmbốn cái khổ là: ái biệt ly khổ: người mình thương yêu mà phải xa lìa nên đau khổ; oán tắng hội khổ: người mình không ưa mà phải giáp mặt nên khổ; cầu bất đắc khổ: những gì mình thích và mong cầu mà không được như ýnên khổ. Đó là ba cái khổ liên hệ mình với người và sự vật chung quanh.Đến cái khổ cuối là ngũ ấm xí thạnh khổ, tức là thân ngũ ấm này là gốc của đau khổ, cái khổ này liên hệ chung cả thể xác lẫn tinh thần. Thân ngũ ấm của con người gồm phần vật chất và tinh thần, là một dòng biến chuyển, bởi thân vô thường biến chuyển cho nên đau khổ.

Khi biếtthân là vô thường chúng ta có say mê nó, tô điểm nó cho đẹp hơn người không, chúng ta có vun bồi nó để thụ hưởng cho lâu dài không? Như khi chúng ta biết rõ món đồ giả, chỉ dùng đôi ba năm thì hư bể, thử hỏi làm sao giữ gìn nó được một trăm năm. Cho nên khi biết món vật chỉ dùng đượcđôi ba năm, chúng ta phải tận dụng nó cho hữu ích, chớ không cố giữ nó làm gì. Thân chúng ta cũng như vậy, tạm bợ, vô thường và đau khổ, nếu chúng ta không sử dụng nó cho hữu ích, lợi mình, lợi người, thì uổng phímột cuộc đời. Biết thân là tạm bợ chúng ta phát tâm làm lợi ích chúng sanh. Nếu thấy thân mình là lâu bền, tốt đẹp và quí báu thì chúng ta sanh tâm kiêu căng ngã mạn; thấy thân mình là lâu bền chúng ta lo tích lũy dành dụm, rồi thấy mình hơn người nên sanh tâm khinh rẻ kẻ khác. Do đó vừa thấy thân lâu dài quí báu, thì bao nhiêu tật xấu theo đó mà sanh.

Hiện tại trong các Phật tử chúng ta, ai là người thấy thân mình là vô thường, đau khổ? Hay chúng ta thấy nó chân thật lâu dài? Chúng ta không dám xác nhận mạnh mẽ thân này là vô thường,cứ nghĩ rằng mình sẽ sống đến tám mươi chín mươi tuổi. Già như những vịbảy mươi tuổi cũng nghĩ mình sẽ sống đến chín mươi tuổi, chớ không bao giờ nghĩ mình có thể chết một vài năm gần đây! Đó là lẽ thật mà chúng takhông gan dạ nhìn thẳng, cứ tưởng tượng đời sống mình còn lâu dài, nên việc tu cũng yếu, việc làm lợi ích chúng sanh cũng nhẹ. Đó là một khuyếtđiểm của người Phật tử chúng ta.

Biết rõ thân này là đau khổ, bởi nó là vô thường, chúng ta phải cố làm sao cho mình hết khổ, cho người hết khổ. Chúng ta phải tìm nguyên nhân cái đau khổ của thân, đức Phật chỉ cho chúng ta thấy rõ điều này trong đế thứ hai: đó là Tập đế. Nguyên nhân của thân đau khổ là ba thứ độc tham, sân, si, hay nói nhiều hơn là sáu thứ căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

Sở dĩ chúng ta khổ trong cuộc sanh sống vì có những điều bất như ý. Chúng ta muốn mà không được nên bất như ý, muốnthuộc về tham. Bởi có tham nên mới có bất như ý, nếu không tham làm gì có bất như ý, phải không? Có những cái tham vượt quá khả năng mình, ví dụ khả năng mình có năm hay bảy, mà mình tham đến một ngàn, như vậy là tham muốn quá sức, nên bất như ý quá nhiều thì đau khổ cũng quá lắm. Nhưvậy gốc của đau khổ là lòng tham quá sức. Khi muốn cái này được rồi, lại muốn đến cái thứ hai, khi được rồi lại muốn đến cái thứ ba... Lòng tham cứ tăng thêm mãi không có chỗ dừng, cho nên con người không bao giờđược như ý. Lòng tham vô chừng nên ở địa vị nào, ở hoàn cảnh nào, con người cũng bất như ý. Khả năng mình hữu hạn mà lòng tham vô hạn, làm saokhông đau khổ.

Khi chúng ta đến tuổi già, chúng ta khổ, vì sao? Vì chúng ta muốn trẻ mãi. Khi tuổi già đến tức là bất như ý rồi. Nếu chúng ta đừng tham trẻ, khi già đến chúng ta cứ cười với cái già, thì có khổ gì đâu! Cái chết cũng như vậy. Vì mình muốn sống nên khi cái chết đến mình khổ. Sanh, già, bệnh, chết đều khổ, gốc từ lòng tham mà ra, nếu hết tham thì bốn cái khổ đâu còn.

Do sân nên khổ, điều này dễ hiểu. Do si nên khổ, cũng dễ hiểu. Si là không thấy đúng như thật, vì không thấy đúng như thật nên mới tham. Thấy đúng lẽ thật rồi, khả năng mình bao nhiêu, thấy rõ bấy nhiêu, không sai lầm, không tham quá sức mình thì đâu có khổ. Vì tham quá sức nên bất như ý, nên mới khổ. Vì vậy tham, sân, si lànguyên nhân của đau khổ, rõ ràng như vậy.

Khi biết rõ nguồn gốc của đau khổ là tham, sân, si, hay chung tất cả là sáu thứ căn bản phiền não. Muốn hết đau khổ, phải làm sao? Đến đây đức Phật nói đế thứ ba là Diệt đế. Như một ông thầy thuốc thấy bệnh nhân đang bị bệnh hoành hành, ông thầy muốn trịbệnh, trước hết phải làm sao? Tức phải tìm nguyên nhân bệnh, rồi sau đómới trị, nguyên nhân bệnh hết rồi, quả tự nhiên đâu còn. Vì thế diệt đếlà diệt hết nguyên nhân tạo thành quả đau khổ, nguyên nhân diệt sạch rồi, quả đau khổ hết, hết khổ gọi là vui, phải vậy không?

Chủ yếu đạo Phật là dạy chúng ta thấy được quả đau khổ, rồi tìm nguyên nhân gây đau khổ, và tiêu diệt nguyên nhân đó, tức nhiên quả đau khổ hết. Cũng như khi biết bệnh do một loại vi trùng phá hoại hoành hành, biết được vi trùng đó rồi, dùng thuốc trị, vitrùng chết hết, bệnh sẽ được lành. Cũng như thế, diệt là diệt sạch nguyên nhân đau khổ, thì quả đau khổ đâu còn, đó là tinh thần diệt đế.

Muốn diệt sạch nguyên nhân đau khổ, tức phảidùng những phương pháp, đến đây đức Phật dạy đế thứ tư là Đạo đế. Đạo đế là những phương pháp hay những phương thuốc tiêu diệt hết nguyên nhânđau khổ. Trong các kinh A-hàm, đạo đế gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nhưng căn bản là Bát thánh đạo.

Chúng ta thấy rõ đức Phật nói khổ đế chỉ lẽ thật ngay nơi bản thân chúng ta. Khi nhận thức thấu đáo được lẽ thật rồi, chúng ta phăng lần đến nguyên nhân của đau khổ, rồi tìm cách tiêu diệt cho sạch các nguyên nhân đó, thì quả đau khổ đâu còn. Muốn tiêu diệt các nguyên nhân đau khổ phải dùng những phương pháp, đó là Đạo đế.

Như vậy pháp Tứ đế nhắm thẳng vào con người chúng ta từ quả đến nhân, từ khổ đến hết khổ, chớ không có nghĩa khổ rồicam chịu khổ. Người đời mang thân khổ mà không biết khổ, không biết khổthì nói gì để diệt khổ! Vì vậy khi mang thân khổ mà tưởng là vui, rồi tự hào hãnh diện... Khi mang thân khổ mà họ không hay không biết, chúng ta thử nghĩ đáng giận hay đáng thương? Như một người bị bệnh hủi nặng không còn sống bao lâu nữa, nhiều lắm là sáu tháng hay một năm mà họ cứ giận người này, ghét người kia, hung dữ, tham lam, tật đố, như vậy đáng thương hay đáng giận? Mang cái thân đau khổ, mỏng manh mà không tự biết,thật là đáng thương chớ không nên đáng ghét.

Chúng ta tu Phật bắt đầu bằng chữ khổ, mà kết thúc bằng chữ lạc. Cho nên biết khổ, rồi tiêu diệt nguyên nhân khổ để mà vui, chớ đâu phải biết khổ để rồi chịu khổ. Như vậy pháp Phật là pháp khổ hay pháp vui? Pháp Phật dạy rất lạc quan, vì Phật chỉ cho chúngta thấy quả đau khổ rồi tìm cách tiêu diệt nguyên nhân đau khổ, hết đaukhổ tức là an vui. Rõ ràng mở màn bằng khổ mà kết thúc lại là vui. Còn ởthế gian mở màn bằng vui mà kết thúc bằng khổ. Thí dụ một người chưa biết uống rượu, gặp bạn bè nài nỉ uống rượu, lúc ấy là vui lắm phải không? Nhưng đến khi uống say rồi ngã bờ ngã bụi lúc ấy khổ hay vui? Mở màn là vui mà kết quả là khổ, đó là điều lầm lẫn của con người thế gian.

Đức Phật chỉ thẳng đau khổ là căn bản để rồitìm cách tiêu diệt nó để đưa đến an vui. Nhưng an vui trong đạo Phật như thế nào? Cái vui đó ra làm sao? Ví dụ khi chúng ta bị đói bụng quá sức, đó là khổ hay vui? Bao tử xót xa bào bọt, đó là khổ, phải không? Nhưng khi chúng ta ăn vào độ hai ba chén cơm, vừa đủ no thôi, lúc bấy giờ cơn đói bụng hết thì cái khổ khi đói bụng cũng hết, nên nói ăn no thì vui, là vui làm sao? Tức là cái khổ của cơn đói bụng khi trước khôngcòn. Hết khổ nên nói được vui là như vậy. Cái vui ở đây, không phải là cái vui của tiệc trà mâm rượu, mà là cái vui an ổn, an nhiên tự tại. Thân mình khi đói đi không nổi, đứng không yên, khi ăn được vài chén cơmthân thể khỏe mạnh trở lại muốn đi đâu, muốn làm việc gì cũng được nên gọi là vui, cái vui này không hiện ra bên ngoài nhộn nhịp như là người lớn hay vỗ tay.

Còn mang thân này chứa chấp tham sân si, chúng ta còn đau khổ. Nếu tiêu diệt hết tham sân si, tuy còn thân này màlúc đó chúng ta không còn đau khổ. Còn thân là còn già còn chết, nhưng tham sân si, nguyên nhân của đau khổ, đã diệt sạch rồi, lúc đó còn đau khổ hay không? Chúng ta phải xác nhận điều này cho thật rõ, vì nghe nói thân này là khổ, còn mang thân là còn khổ. Như vậy những vị A-la-hán khichứng quả rồi, tham sân si đã sạch hết, khi ấy các ngài cũng còn thân mà các ngài có khổ như chúng ta không? Khi các ngài già, các ngài chết các ngài có rên rỉ, có buồn thảm hay không? Như thế để thấy rằng tuy cònthân mà hết nhân tham sân si rồi cũng hết đau khổ.

Vì thế các vị A-la-hán khi gần tịch các ngài vui vẻ tịch chớ không sợ sệt như chúngta. Chúng ta thấy rõ rằng nhân đau khổ không còn, dù còn thân này, quả đau khổ cũng đã giảm bớt đi rồi. Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy hiệu nghiệm của sự tu hành. Nhiều người không hiểu nói rằng diệt đế là diệt sạch nguyên nhân đau khổ rồi chết mới được Niết-bàn, mới hết khổ. Nếu chết rồi ai biết mình được Niết-bàn, ai biết mình hết khổ? Đó là chuyện hứa hẹn xa xôi thiếu thực tế. Như đức Phật sau khi thành đạo Ngài mới bamươi mốt tuổi cho đến tám mươi tuổi, trong khoảng thời gian bốn mươi chín năm, Ngài cũng già, cũng bệnh, cũng chết, mà Ngài có khổ như chúng ta không? Thế mới thấy diệt hết nguyên nhân đau khổ rồi, tuy còn thân này mà vẫn không có khổ. Đó là cái đặc biệt, là bằng chứng cụ thể của sựtu, không phải nói đợi đến chết nhập Niết-bàn mới hết khổ. Các vị Bồ-tát, các vị A-la-hán cũng mang thân như chúng ta mà các ngài không khổ là như vậy. Chúng ta cũng thế, ngay trong thân này mà diệt hết nguyên nhân đau khổ rồi cũng hết khổ.

Chúng ta tu cốt để diệt khổ, khổ diệt sạch rồi tức là an vui. Chúng ta an vui nên muốn đem cái an vui lại cho mọi người, đó là tự lợi, lợi tha, và đó cũng là lòng từ bi. Chúng ta tu đượchết khổ, thấy người khác còn đau khổ, chúng ta phải thương họ, tình thương đó là lòng từ bi. Có giác ngộ liền có từ bi là như vậy. Nếu khônggiác ngộ, lòng từ cũng chỉ gượng thôi chớ không có thật, vì sao? Vì không giác ngộ thì còn mê lầm, tức còn đau khổ, nếu có thương người cũngchỉ thương gượng mà thôi, vì mình có hết khổ đâu mà lo cho người hết khổ.

Thí dụ như chúng ta dư giả có nhiều của cải, tự mình không đói thiếu. Khi thấy người đói thiếu mình tìm cách giúp họ dễ dàng. Nếu mình đang đói thiếu như họ, mình có nói tôi thương anh quá, tôi thương chị quá, đó cũng là lời nói suông thôi, chớ mình cũng không giúp họ một cách thiết thực được. Vì thế, có giác ngộ mới có từ bi, đó là lòng từ bichân thật. Do hưởng được sự an vui, mình mới đem cái an vui đó đến cho người.

Người tu chúng ta hiện tại chưa làm được nhiều lợi ích cho người, nhưng ráng nỗ lực tu, dẹp sạch tham sân si. Khiđược an ổn rồi, muốn làm lợi ích cho người rất là thuận lợi. Nếu chưa hết tham sân si mà muốn làm lợi ích cho người, đôi khi cũng gặp trở ngại. Thí dụ bình thường chúng ta tỉnh táo sáng suốt, thấy huynh đệ có nhiều phiền não, chúng ta khuyên nhủ. Nhưng đến khi chúng ta gặp việc bối rối, sự sáng suốt cũng mất đi, nên lời nói việc làm không còn sáng suốt nữa.

Vì vậy người mà chúng ta khuyên dạy khi trước mất lòngtin nơi chúng ta, nên sự lợi tha không được trọn vẹn. Khi tỉnh nói đúng, lúc mê lời nói không còn đúng nữa, nên làm mất lòng tin nơi người.Nếu được tỉnh mãi mãi, chắc không bao giờ làm mất lòng tin của người. Thế nên, được tỉnh giác trọn vẹn, việc lợi tha mới được trọn vẹn. Nếu sựtỉnh giác chưa trọn vẹn, dù có lợi tha, cũng chỉ một phần nào thôi, khómà trọn vẹn được.

Nói tóm lại, khi biết rõ bản chất thân chúngta là vô thường, là đau khổ, chúng ta cố gắng tiêu diệt cái đau khổ. Đau khổ hết sạch rồi, chúng ta được an vui. Đó là tinh thần pháp Tứ đế trong các bộ kinh A-hàm.

Nói xa hơn chút nữa, ngay nơi thân vô thườngđau khổ này, các Bồ-tát nhìn thấy nó như thế nào? Nó cũng vô thường, cũng đau khổ, nhưng ngay nơi thân vô thường đau khổ, các ngài nhận được cái không vô thường, không đau khổ. Qua cái nhìn của Tứ đế, nhìn nơi thân nơi tướng, nên thấy thân này là vô thường, là đau khổ từ nguyên nhân tham sân si mà ra. Dẹp sạch tham sân si thì đau khổ cũng hết. Qua tinh thần Đại thừa, hay qua cái nhìn của các Thiền sư, chúng ta lại thấykhác. Các ngài thấy rõ thân này là vô thường đau khổ. Nhưng trong cái vô thường đau khổ đó, bươi sâu vào lại có một cái không vô thường, khôngđau khổ, đó là cái gì? Đến đây là bước qua giai đoạn thứ hai.

Cái không vô thường, không đau khổ, là cái gì? Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói chuyện với vua Ba-tư-nặc. Nhà vua nói: Thân của ông lúc mười tuổi trẻ hơn lúc hai mươi tuổi, lúc hai mươi tuổi trẻ hơn lúc ba mươi tuổi, cho đến năm nay già hơn năm ngoái, tháng này già hơn tháng trước v.v... cho đến mỗi ngày mỗi phút mỗi giây nó đã đổi thay, nó già từng phút từng giây. Đức Phật bảo: Trong cái sanhdiệt vô thường, hay trong cái già chết đổi thay đó, có một cái chưa từng già chết, ông có biết không? Nhà vua thưa không biết. Đức Phật mới chỉ cho Vua cái không già không chết ở ngay trong cái thân già chết. Cáikhông già không chết đó, đức Phật chỉ từ cái thấy, từ cái nghe.

Cũng trong kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn đức Phật đưa tay lên xòe nắm, xòe nắm rồi hỏi ngài A-nan: Ông có thấy không?Ngài A-nan thưa: Dạ thấy. Hỏi: Thấy cái gì? Thưa: Thấy tay Phật xòe nắm. Hỏi: Tay ta xòe nắm, còn cái thấy của ông có xòe nắm không? Ngài A-nan thưa: Cái tay Phật có xòe nắm, chớ cái thấy của con không có xòe nắm. Xòe nắm tức là động, động là vô thường, là sanh diệt. Còn cái thấy không xòe nắm, không xòe nắm tức là không động, không động là không vô thường, không sanh diệt. Như vậy chúng ta thấy rằng ngay trong cái thân vô thường sanh diệt này có cái không phải vô thường, không phải sanh diệt.

Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nhận thấy ngay trong thân sanh diệt vô thường cái Pháp thân chưa từng vô thường sanh diệt, cho nên mở đầu bài Chứng Đạo Ca Ngài có nói mấy câu:

“Pháp thân giác liễu vô nhất vật

Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật

Ngũ uẩn phù vân không khứ lai,

Tam độc thủy bào hư xuất một.”

Pháp thân giác liễu vô nhất vật là ngay trong thân tứ đại ngũ uẩn này giác ngộ được cái Pháp thân. Pháp thân đó không có một vật, cũng gọi là Bản nguyên, là Tự tánh, là Phật thiên chân. Khi giác ngộ được pháp thân rồi, nhìn lại ngũ uẩn này, thấy như thế nào? Ngũ uẩn phù vân không khứ lai, nghĩa là thân ngũ uẩn này chẳng khác nào như mây nổi bay qua lại trong bầu trời, khi tụ khi tán, lúc có lúc không, có nghĩa lý gì đâu! Tam độc thủy bào hư xuất một. Tam độc là tham sân si, chẳng khác nào như bọt nước chợt nổi chợt tan, chỉ còn trong khoảnh khắc, đâu có lâu bền.

Ngộ được pháp thân rồi, thấy thân ngũ uẩn như mây nổi, tham sân si như bong bóng nước, chúng ta tuy còn thân này nhưng có thấy khổ hay không? Hàng Nhị thừa thấy thân này là khổ, nguyên nhân của khổ là tham sân si. Đến Đại thừa nhất là Thiền tông, ngay nơi thân đau khổ sanh diệt vô thường, thấy được pháp thân chưa từng vô thường sanh diệt. Đứng từ pháp thân nhìn lại thân vô thường sanh diệt chẳng khác nào như đám mây nổi, ba độc tham sân si như bong bóng nước. Như vậy quả và nhân của thân này đều là tạm bợ giả dối, không có nghĩa lý gì. Đối với thân này còn buồn khổ hay không, còn rên rỉ trước sự mất còn của nó hay không? Nhận được pháp thân chân thật rồi, thân vô thường đau khổ này không còn gì là quan trọng.

Bồ-tát không sợ tam độc, cũng không quí tiếcthân này, vì sao? Vì các ngài đã giác ngộ, thấy được pháp thân ở trong thân sanh diệt. Giác ngộ tức là hết si mê, biết thân như mây nổi nên không còn tham lam, hết tham lam nên sân hận cũng không còn. Các hàng Bồ-tát không còn sợ thân này đau khổ, cũng không còn sợ nguyên nhân làm cho thân này đau khổ, cho nên các ngài luôn luôn vui vẻ.

Các vị chưa chứng Bồ-tát, còn tu theo hạnh A-la-hán, thấy thân này là đau khổ, sanh tử là đau khổ, thấy tham sân silà nguyên nhân gây đau khổ, cho nên nếu chưa dẹp sạch ba độc, các ngài không bao giờ vui được. Các ngài tu hành khổ hạnh, luôn luôn cố gắng để tiêu diệt tham sân si. Còn các Bồ-tát nhận được cái thân chân thật ngay trong thân này nên các ngài hằng tỉnh hằng an.

Một vị Cổ đức có bài tụng ngắn sau đây:

“Chư Phật tại tâm đầu

Người mê chạy ngoài cầu

Trong ôm báu vô giá

Chẳng biết một đời thôi.”

Phật tại tâm đầu. Phật ở đâu? Tức ở ngay nơiđầu tâm của mình. Vì sao không nói ở đuôi tâm mà nói ở đầu tâm? Dấy niệm là động, trước khi dấy niệm là tịnh. Dấy niệm là tâm. Khi chưa dấy niệm, Phật ở ngay đó rồi, nên nói chư Phật ở đầu tâm là như vậy. Vừa dấyniệm là thành chúng sanh, vừa dấy niệm Phật thành ở đuôi. Niệm lặng xuống Phật hiện trở lại. Chúng ta thường chấp rằng khi niệm dấy lên, niệm đó là tâm.

Thật ra Phật ở đầu niệm tức là trước khi niệm sanh đã có Phật rồi. Người mê chạy ngoài cầu. Người mê chạy tìm Phật ở núi này, non kia, ở Tà Lơn, Ông Cấm, không bao giờ thấy Phật ngaynơi tâm mình. Trong ôm báu vô giá tức là trong lòng đã ôm sẵn một hòn châu báu vô giá. Chẳng biết một đời thôi, trong tâm ôm sẵn hòn ngọc báu vô giá mà không biết để một đời trôi qua, uổng phí một đời.

Qua bốn câu tụng đơn giản của Thiền sư, chúng ta thấy rõ ràng Phật không ở đâu xa, chỉ ngay nơi đầu tâm; mình không biết nên chạy nơi này nơi kia, trèo non lội suối để tìm Phật, mà nào có gặp Phật đâu. Đã có sẵn hòn ngọc báu vô giá ở trong lòng mà khônghay biết để trôi qua một đời, thật đáng tiếc đáng thương!

Người tu Phật dù tu theo hạnh Thanh văn hay hạnh Bồ-tát, mục đích là đạt được sự an vui. Hàng Thanh văn thấy thân làkhổ, tìm nguyên nhân của khổ để tiêu diệt, khổ diệt sạch hết là được anvui. Còn các Bồ-tát thấy rõ trong thân đau khổ có cái chân thường an lạc, các ngài sống trở về với cái chân thường an lạc đó, cũng được an vui. Các hàng Thanh văn và Bồ-tát ở hai quan điểm khác nhau, nẩy sanh lòng từ bi, chỉ dạy cũng khác nhau. Các vị Thanh văn thấy thân là đau khổ, diệt hết khổ được an vui.

Nhìn lại chúng sanh mang thân đaukhổ mà không tự biết, lại say sưa trong đó, các ngài khởi lòng từ bi chỉ dạy cho con người diệt nguyên nhân đau khổ để được an vui. Còn các Bồ-tát thì khác, thấy ngay nơi thân vô thường đau khổ, có cái chân thường an lạc. Các ngài không dạy mình dẹp tham sân si, mà dạy mình phảigiác ngộ, thấy được cái chân thật ngay trong cái hư dối. Giác ngộ là phá được si, nên tham không còn, mà sân cũng hết. Các ngài không dạy pháp tu, mà bảo chúng ta phải nhận được cái chân thường an lạc, Thiền tông gọi đây là Kiến tánh khởi tu. Nhận được cái chân thật rồi, chúng tatừ từ mà bỏ những sai lầm.

Hàng Đại thừa chỉ thẳng cho chúng ta thấy trong thân vô thường có cái chân thường. Vì thế biết bao nhiêu kinh điểnĐại thừa đều nhắm vào điểm này. Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói chỉ có một Phật thừa, và chỉ thẳng cho chúng ta Tri kiến Phật. Kinh Lăng Nghiêmcốt chỉ Chân tâm, kinh Viên Giác chỉ thẳng tánh Viên giác.

Thiền tông cũng vậy, bảo chúng ta phải kiến tánh, nghĩa là nhận ra bản tánh, rồi sau đó khởi tu, đó là điều căn bản.Chúng ta phải thấy ngay nơi thân tạm bợ hư dối có cái chân thật. Đừng lầm thân giả dối cho là chân thật. Nếu mê lầm cho thân giả dối là chân thật, thì mọi điều mê lầm khác sẽ theo đó mà sanh ra không thể kể hết. Nhận được cái chân thật rồi, biết thân là giả dối như mây nổi thì bao nhiêu vấn đề đều được giải quyết. Cho nên nói Đại thừa là đốn ngộ.

Lòng từ bi của Đại thừa là chỉ cho chúng ta nhận được cái chân thật nơi mình. Nhận được cái chân thật rồi, thì thân này không còn quan trọng, cho nên hết đau khổ. Trong kinh Pháp Hoa, có ví dụ người nghèo đi lang thang say sưa, được bạn cho một hòn ngọc báu cột trong chéo áo, bảo nhớ lấy ra mà tiêu dùng. Lòng từ bi là chỉ thẳng cho chúng ta thấy hòn ngọc báu vô giá. Thế nên cả đời Bồ-tát Thường Bất Khinh chỉ làm một việc là nói: “Tôi không dám khinh các ngài, các ngài đều sẽ thành Phật.” Ngài cốt chỉ cho mọi người nhận được hòn ngọc báu. Chư Bồ-tát đều nhắm thẳng chỉ cho chúng ta nhận ra hòn ngọc báu đó, sự tu hành theo đó được dễ dàng, và kết quả đúng như sở nguyện.

Không riêng gì hàng Bồ-tát Đại thừa mới có từ bi, mà hàng Nhị thừa cũng có từ bi. Nhưng hai bên có cái nhìn khác nhau nên mới chia thành Tiểu thừa Đại thừa. Dù sao mục tiêu chánh yếu cũng không hai, thấy rõ thân này là khổ, giải hết được đau khổ, đưa đến an vui.

Chủ yếu của đạo Phật dù Tiểu thừa hay Đại thừa cũng là đem lại nguồn vui cho chúng sanh, chớ không có chán nản. Đem lại nguồn vui tức là nguồn an ổn, phấn khởi, vui tươi. Người tu lâu có hiệu lực thì không buồn mà vui. Nếu tu lôi thôi, nghĩ đến cái được cái mất thì còn vui buồn. Thật tình tu có đạo lực thì được an ổn, ít có buồn vui.

Tất cả chúng ta từ Tăng Ni đến Phật tử nam nữ phải nỗ lực tu làm sao mỗi ngày mỗi bớt khổ mới gọi là thật tu. Nếu tu mà càng ngày càng chồng chất thêm đau khổ, đó chưa phải là biết tu. Tu có nghĩa là giải khổ, chớ không phải tu để thêm khổ. Giải khổ gọi là biết tu, chưa giải khổ được chút nào đó là chưa biết tu. Dù ở chùa dù học đạo nhiều năm mà chưa bớt khổ, cũng chưa phải là biết tu, đó là điềuchúng tôi xác nhận rõ ràng như vậy.

Chúng ta học đạo cốt làm sao cho hết khổ. Với tinh thần Thiền tông, muốn hết khổ là phải nhận ra hòn ngọc báu của mình hay là nhận được Pháp thân. Chúng tôi nhắc lại câu chuyện của ngài Cảnh Thanh. Ngồi trong am với chú thị giả, Ngài nghe ở bên ngoài có con rắn bắt con nhái, con nhái kêu ẹo ẹo. Ngài hỏi chú thị giả: “Tiếng gì ở ngoài?” Chú thị giả thưa: “Tiếng rắn bắt nhái, nhái kêu.” Ngài nói: “Chúng sanh khổ, lại có khổ chúng sanh.” Ý nghĩa làm sao? Cái nào là chúng sanh khổ, cái nào là khổ chúng sanh? Con nhái bị con rắn bắt, đó là chúng sanh khổ. Còn khổ chúng sanh là ai? Là chú thị giả hay là ai? Hay là người quên mình theo vật? Ai quên mình theo vật thì người đó khổ,đó là khổ chúng sanh.

Ngay nơi mình có hòn ngọc báu mà lúc nào chúng ta cũng quên nó, mãi chạy theo âm thanh sắc tướng bên ngoài, cho nên bị vô thường chi phối, do đó chúng ta khổ. Khi nghe tiếng chỉ biết tiếng mà không nhớ mình, khi thấy cảnh chỉ biết cảnh mà không nhớ mình. Vì vậy cảnh khổ gọi là chúng sanh khổ, quên mình đó là khổ chúng sanh. Khi ngài Cảnh Thanh hỏi, muốn không bị Ngài nói là khổ chúng sanh, chúngta phải đáp thế nào để thế cho chú thị giả? Nếu có mặt nơi đó, chúng tôi sẽ nói thế:

Quan Âm diệu trí lực

Năng cứu chúng sanh khổ.

Để kết luận buổi nói chuyện hôm nay, chúng tôi dẫn một bài kệ bằng chữ Hán của Thiền sư Chân Nguyên vào đời Lê ở Việt Nam:

Nhất tánh viên minh cá cá đồng

Bao la thiên địa tổng hư không

Ngã kim trực chỉ Tây lai ý

Tâm tịch linh tri thị chánh tông.

Nhất tánh viên minh cá cá đồng: một tánh tròn sáng mỗi người ai cũng đồng có sẵn như vậy. Bao la thiên địa tổng hư không: tánh tròn sáng ấy bao trùm cả trời đất và hư không. Nếu thấy được tánh bao la ấy thì thân này thật là bèo bọt không đáng kể. Ngã kim trực chỉ Tây lai ý: nay tôi nhắm thẳng ý Tây lai, tức là ý của Tổ sư từ Ấn Độ sang. Tâm tịch linh tri thị chánh tông: câu kết thúc này thật là quá hay. Tâm tịch, chữ tâm là tâm đầu như đoạn trước tôi đã nói. Khi những tâm vọng tưởng phân biệt lặng xuống rồi, còn cái linh tri tức là cái biết sáng suốt không phân biệt, đó là chánh tông mà Bồ-đề-đạt-ma đemsang.

Bản dịch:

Một tánh sáng tròn mỗi mỗi đồng,

Bao trùm trời đất cả hư không,

Nay ta nhắm thẳng Tây lai ý,

Lòng vắng biết thiêng ấy chánh tông.

Chúng ta tu thiền thấy ý Tổ sư từ Ấn Độ sang rõ ràng bằng một câu kết thúc: Lòng vắng biết thiêng ấy chánh tông.

Quí vị ráng ứng dụng như vậy thì một đời tu của chúng ta không uổng phí.

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.


TIN TÂM

XUÂN BÍNH DẦN 1986

Để nhắc nhở quí vị trong năm mới về sự tu hành, tôi sẽ nói một câu chuyện. Muốn cho quí vị qua năm Bính Dần này tinh tấn tu hành đúng theo tinh thần Thiền tông, tôi sẽ nhắc và nói rõ về việc TIN TÂM. Vì phần nhiều người tu chúng ta tin Phật, tin Pháp, tinTăng, nhưng ít người tin Tâm của mình, nên hôm nay tôi nói thẳng về phương pháp hay đường lối để làm sao mình nhận hiểu, tin được tâm của mình để tu hành. Đó là mục đích của câu chuyện tôi nói hôm nay.

Tâm là cái gì? Từ xưa đến nay ai cũng hay nói: Tôi không cần đi chùa, tôi chỉ tu tâm cũng được rồi! Nhưng tâm là cái gì để mà tu? Đó là điều mà nhiều người muốn biết. Hoặc khi nói chuyện với nhau, có người bảo rằng: tâm tôi nghĩ thế này, tâm tôi tính thế kia, như vậy tâm là cái nghĩ tính hay tâm là cái gì khác nữa, đó là điều mà chúng ta phải biết rõ. Đúng ra chữ Tâm của nhà Phật là chỉ cho cái “Biết”, biết nghĩ, biết tính, biết tốt, biết xấu, biết dở, biết hay... tóm lại tất cả cái thuộc trên lãnh vực biết đều gọi là tâm. Vì thế, nếu chúng ta không phân biệt rành rẽ sẽ chỉ nhận tâm là cái biết phân biệt mà quên tâm còn là cái biết thầm lặng sáng suốt không phân biệt; thế nên trong nhà Phật mới chia tâm làm nhiều thứ để giải thích, nhưng ở đây tổng quát tôi chia làm hai loại: loại thứ nhất là tâm vọng, loại thứ hai là tâm chân.

Tâm vọng là gì? Tức là những cái biết thuộc về suy nghĩ, thuộc về phân biệt gọi là tâm vọng. Chúng ta phải biết rõ nghĩa chữ tâm, tâm là cái biết, nhưng cái biết suy tính, cái biết phân biệt, cái biết đó là động, là sanh diệt nên gọi là vọng. Vọng là dối, không có thật, có rồi mất hoặc chợt sanh rồi diệt, không bền, không lâu nên gọi là vọng. Trái lại, cái biết thường hằng không đổi, mãi mãi bất sanh bất diệt, tức là không động và không có tướng trạng, cái biết đó gọi là tâm chân hay chân tâm.

Như vậy tâm chân thật là chỉ cái biết không bao giờ đổi thay, không bao giờ sanh diệt. Nhưng tất cả chúngta ai cũng chỉ nhận được cái biết thuộc về suy tính, thuộc về phân biệt, ít ai nhận được cái biết thầm lặng hằng còn và không sanh diệt. Bởi không hiểu được điều đó nên chỉ nhận tâm mình là cái hư dối cho đó là tâm thật, còn tâm chân thật lại quên đi. Thế nên trong kinh “Tứ Thập Nhị Chương” đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo rằng: “Tỳ-kheo các ông chớ nêntin tâm của các ông, khi nào chứng A-la-hán thì mới nên tin.” Như vậy quí vị thấy đức Phật nói: “các ông chớ nên tin tâm của các ông” tâm đó là tâm nào? Tâm đó là cái tâm hư dối, tâm hư dối mà tin nó thì không được. Tại sao? Vì nó là đổi thay, là sanh diệt; tin cái đổi thay sanh diệt thì thế nào mình cũng bị biến đổi, bị sanh diệt. Đợi “khi chứng A-la-hán rồi mới tin tâm các ông”, khi chứng A-la-hán thì tâm đó là tâm gì? Sau khi chứng A-la-hán thì cái biết không còn sanh diệt nữa, nên khiấy mới đáng tin.

Như vậy, quí vị mới thấy rõ, đức Phật muốn chochúng ta đừng lầm lẫn hai cái tâm: tâm phân biệt hư dối và tâm lặng lẽ chân thật. Nếu chúng ta cho cái hư dối là thật thì tự chúng ta bị lầm bịmê, đi mãi trong sanh tử nên Ngài mới nhắc chúng ta như vậy. Nay quí vịđã biết rằng mình có tâm hư dối và tâm chân thật, nhưng chủ yếu là phảibiết mình có cái tâm chân thật phải không? Muốn biết tâm chân thật thì làm sao mà biết? Những vị tu khi ngộ đạo tự nhiên thấy, tự nhiên nhận ra, còn nếu chưa ngộ đạo thì khó mà nhận, khó mà biết. Nay tôi chỉ y theo lời dạy của Phật của Tổ để chỉ cho quí vị, khả dĩ quí vị có thể nhận được phần nào. Như trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói rằng: Có mộtcái gọi là “Nhất tinh minh sanh lục hòa hợp”.

Chữ Tinh là ròng rặc, Minh là sáng suốt, Tinh Minh là ròng rặc sáng suốt hay là sáng suốtmột cách thuần túy. Từ một cái sáng suốt thuần túy đó sanh ra sáu cái hòa hợp. Sáu cái hòa hợp là gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; sáu cái đó gọi là sáu hòa hợp. Tại sao gọi là sáu hòa hợp? Vì muốn thấy thì phải có con mắt, có cảnh bên ngoài và thức theo đó phân biệt, vì vậy cáibiết của con mắt thuộc về hòa hợp, đủ duyên hòa hợp mới có, ý suy nghĩ thì cũng có cảnh bên ngoài, có danh, có tướng rồi mới nương đó suy nghĩ,như thế cũng là duyên theo cảnh, nên gọi là lục hòa hợp.

Tuy nhiên trong cái chạy theo, duyên theo cảnh đó lại có cái ngầm không theomà chúng ta không thấy, nên chư Phật, chư Tổ luôn luôn bảo chúng ta phải khéo đừng có lầm chạy theo cảnh mà phải thấy có một cái thật ngầm ởtrong. Vì thế chư Thiền sư hay nói, phải như con ngỗng chúa khi uống sữa, chỉ uống sữa mà chừa nước lại. Quí vị nghĩ sữa hòa lẫn với nước, chúng ta chỉ uống toàn sữa, bỏ nước lại, việc đó dễ hay khó? Cũng như vậy nơi sáu căn, trong chỗ hòa hợp, chúng ta phải làm sao nhận ra được cái thuần túy tinh anh mà đừng theo cái hư dối phân biệt, đó là sự khôn ngoan khéo léo của mình. Vì vậy người tu là phải khéo nhận nơi mình có một tinh minh sáng suốt phát ra nơi sáu căn gọi là sáu hòa hợp. Mắt nhìncảnh, tai nghe tiếng nhưng đừng lệ thuộc vào cái sanh diệt bên ngoài hay cái sanh diệt của vọng tâm mà nhớ sống được với chân tâm đó là điều khôn ngoan nhất, cũng như con ngỗng chúa uống sữa bỏ nước lại vậy.

Hình ảnh trên trong kinh Lăng Nghiêm, sau này các Thiền sư đều diễn tả lại bằng một hình thức lạ lùng, mới nghe chúng ta không hiểu nhưng đến khi thâm nhập, hiểu được thì thấy rất hay.Như Thiền sư Vân Nham khi đến Qui Sơn, ngài Qui Sơn nói rằng: “Nghe nóiông biết làm sư tử múa phải không?” Vân Nham thưa: Phải!

Hỏi: Ông múa được mấy xuất?

Đáp: Tôi múa được sáu xuất.

Sau này ngài Vân Nham được ngài Dược Sơn (tức là thầy) hỏi: Ông biết làm sư tử múa phải không?

Đáp: Dạ phải!

- Ông múa được mấy xuất?

- Con múa được sáu xuất.

Ngài hỏi lại Dược Sơn: Hòa thượng biết làm sư tử múa không?

Dược Sơn đáp: Biết.

Hỏi: Hòa thượng múa mấy xuất?

Đáp: Ta múa một xuất.

Ngài Vân Nham kết luận: “Một tức là sáu, sáutức là một.” Như vậy hai thầy trò ngài Vân Nham nói chuyện sư tử chơi cho vui hay là nói chuyện trong kinh Lăng Nghiêm? Ông thầy múa một xuất tức là nhất tinh minh, đệ tử múa sáu xuất tức là lục hòa hợp. Nhưng tại sao dùng hình ảnh con sư tử trong đó? Vì sư tử là chúa loài thú, mọi loài thú nghe tiếng của nó đều kinh hoàng, không có loài thú nào dám chống lại; cái chân thật ví dụ như con sư tử, còn những vọng tưởng phân biệt ví dụ như các loài thú khác; biết làm sư tử múa là chỉ cho biết được cái thể nhất tinh minh, một xuất là nhất tinh minh, sáu xuất là sáuhòa hợp. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy từ Phật đến Tổ đều thấy rõ nơi mình có một cái chân thật, từ cái chân thật đó theo duyên phát ra sáu cửa. Thế nên có đủ tâm chân thật mà chúng ta không nhận, không biết tưởng như mình không có. Đấy là tôi nói chuyện trong kinh Lăng Nghiêm vàthầy trò của ngài Vân Nham.

Tiếp theo tôi dẫn chuyện một Tổ sư ở Ấn Độ là ngài Ba-la-đề. Vua Dị Kiến hỏi Ngài về Phật tánh thì Ngài đáp thế này: “Nơi thai gọi là thân, ở đời gọi là người, nơi mắt gọi là thấy, nơitai gọi là nghe, nơi mũi phân biệt các mùi, nơi lưỡi đàm luận, nơi tay nắm bắt, nơi chân chạy nhảy, biến hiện thì khắp sa giới, thu lại thì chỉtrong hạt bụi, người hiểu cho là Phật tánh, người không hiểu gọi là tinh hồn.” Quí vị thấy Ngài có giấu giếm không? Như vậy thì nơi tai, nơimũi, nơi lưỡi đều có mang tánh chất Phật ở trong đó, thế nên kinh Pháp Hoa nói là Tri kiến Phật.

Mang tánh chất Phật, nhưng người hiểu mới thấy đó là Phật tánh, còn người không hiểu nói là tinh hồn tức là hồn linh của mình. Tại sao? Hiểu thì như con ngỗng chúa biết lọc sữa uống chừa nước lại, còn không hiểu thì sao? Như sữa hòa lại chúng ta uống luôn cả nước đầy bụng mà không thể lọc sữa nổi, hiểu và không hiểu khác nhau ở chỗ đó! Quí vị thấy chư Tổ đã trình bày thật rõ ràng cho chúng ta thấy, không có giấu giếm một chút nào, nhưng vì chúng ta mê muội nhiều đời nên nghe thì dường như hiểu mà sống thì sống không được, đó là tại cái mê lầm muôn đời của chúng ta.

Tôi dẫn thêm một vị nữa là Thiền sư Đại An, Ngài nói rất rõ, Ngài dạy chúng rằng: “Cả thảy các ngươi, mỗi người có hòn ngọc lớn vô giá, từ cửa con mắt phóng quang soi sáng núi sông cây cỏ, từ cửa lỗ tai phóng quang nhận lãnh phân biệt tất cả âm thanh lành dữ, sáu cửa ngày đêm thường phóng quang sáng cũng gọi là phóng quang tam-muội, các ngươi không biết lại nhận bóng trong thân tứ đại v.v...” Quí vị thấy chúng ta đều có hòn ngọc quí, nhà Thiền gọi là hòn ngọc quí,trong kinh Lăng Nghiêm gọi là một tinh minh phải không? Cái tinh minh hay là hòn ngọc quí chỉ có một, nhưng tùy duyên phóng ra sáu cửa.

Khiphóng ra sáu cửa thì ở tai nó nhận lãnh âm thanh, ở mũi nó nhận lãnh mùi thơm hôi, như vậy nó hằng phóng quang ra sáu cửa mà chúng ta không biết, do không biết nên mình nhận cái gì? - Cái bóng trong thân tứ đại! Cái bóng tức là những vọng tưởng suy nghĩ đó. Tôi hỏi quí vị chúng ta suy nghĩ, chúng ta suy nghĩ thế nào? Suy nghĩ những gì mình đã nghe tên,thấy tướng phải không? Có thấy tướng, nghe tên mình mới suy nghĩ được. Quí vị thử suy nghĩ cái chưa từng nghe tên, chưa từng thấy tướng thử xemđược không? Có danh, có tướng là có bóng gieo rắc vào tâm hồn mình, từ bóng đó mình mới duyên theo mà khởi suy nghĩ, như vậy là duyên cái bóng đâu phải thật, còn cái hằng nghe hằng thấy của quí vị có lúc nào không có hay chăng?

Cái thấy cái nghe không bao giờ vắng mặt, nhưng cái suy nghĩ thì khi nào duyên theo bóng của sự vật bên ngoài mới có nghĩ, vì thế Ngài mới bảo là chúng ta không nhận được cái chân thật phóng ra từ sáu cửa mà chỉ nhận cái bóng trong thân tứ đại, cái bóng trong thân tứ đại tức là tâm vọng tưởng. Như vậy tất cả chúng ta hiện nay gọi là sống bằng tinh thần hay là bằng tâm của mình, tâm đó là tâm nào? Tâm đó là tâm duyên theo bóng, cái chạy theo bóng, duyên theo bóng thì không phải thật mà chúng ta cả ngày cứ sống với cái bóng đó, đã sốngvới cái bóng, là cái không thật thì nó sẽ dẫn chúng ta đi trong cái không thật, tức là đi trong sanh tử luân hồi như mộng như huyễn. Trái lại nếu chúng ta sống được với cái chân thật thì vòng luân hồi mộng huyễn không còn nữa, đó là gốc của sự tu.

Đến Tổ Huệ Khả, quí vị nhớ Tổ Huệ Khả đã nhận được pháp tu nơi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua câu chuyện an tâm. Câu chuyện an tâm quí vị nghe rồi. Một thời gian sau, một hôm Ngài bạch với Tổ Bồ-đề-đạt-ma rằng: “Từ đây về sau con dứt hết các duyên.” Bồ-đề-đạt-ma bảo: “Chớ rơi vào đoạn diệt.” Ngài thưa: “Không rơi.” Tổ Bồ-đề-đạt-ma hỏi: “Con làm thế nào?” Ngài thưa: “Con rõ ràng thường biết, nói không thể đến.” Rõ ràng thường biết, trong bài kệ ngài Chân Nguyên dùng chữ “biết thiêng” đó, biết thiêng chữ Hán gọi là linh tri, linh tri là cái biết rõ ràng, cái biết đó “nói không thể đến”. Cái rõ ràng thường biết diễn tả không được.

Tổ bảo rằng: “Đây là chỗ truyền của chư Phậtchớ có hoài nghi.” Quí vị thấy còn cái gì nghi nữa không? Rõ như ban ngày! Như vậy chúng ta thấy rõ rằng Phật Tổ đã chỉ cho chúng ta cái chânthật, cái đó ai cũng có nhưng vì chúng ta không khéo nhận, chỉ nhận cáibóng duyên nơi sáu trần, do đó mà quên mất cái chân thật. Tổ Huệ Khả khi nói dứt hết các duyên tức là cái tâm duyên lự theo cảnh, theo bóng dáng của sáu trần đã sạch, Tổ Bồ-đề-đạt-ma sợ lại rơi vào không nên Ngàibảo “coi chừng rơi vào đoạn diệt”. Nếu đến đó không biết gì nữa thì chắc rơi vào đoạn diệt, nên Ngài thưa: Con không rơi vào đoạn diệt. Hỏi:tại sao không rơi vào đoạn diệt, Ngài đáp: con rõ ràng thường biết, rõ ràng thường biết nhưng chỗ đó nói không thể đến.

Ngay đó Tổ liềnấn chứng: Đây là chỗ truyền của chư Phật không nên hoài nghi. Đó là sự ấn chứng cụ thể không còn nghi ngờ gì nữa. Phật tử nào có tập ngồi thiền, khi ngồi có một phút giây nào tâm lặng, những khi đó mình không mê ngủ thì khi ấy mình có thấy, có nghe và có biết mình đang lặng không?Mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe và không có vọng, như vậy không phải rõ ràngthường biết là gì? Đâu phải đợi vọng tâm dấy lên mới biết. Rõ ràng chúng ta có cái thường biết hiển nhiên ở nơi chúng ta, không đợi có vọngtâm mới biết, nhưng khổ thay chúng ta cũng như mọi người cứ đợi vọng tâm dấy lên mới cho là tâm mình, mới cho là biết thì đã quên mất cái rõ ràng thường biết thầm lặng ở trong rồi.

Vì thế chúng ta phải nhận ra mình có cái rõ ràng thường biết, đó là chúng ta tỉnh, chúng ta giác. Tại sao nói tỉnh, nói giác? Vì chúng ta có cái rõ ràng thường biếthằng hữu mà chúng ta đã quên lại nhận cái bóng duyên theo ngoại cảnh làm tâm mình, như vậy không phải mê là gì? Nhận lầm đó là tâm mình nay biết là cái bóng không phải thật và mình nhận chân được cái thật thì không phải giác là gì? Đó là chỗ mê giác rõ ràng: Chạy theo bóng dáng của sáu trần là mê, nhận biết là vọng dối để sống với cái rõ ràng thườngbiết của mình là giác chớ không có gì xa lạ. Nhận được cái đó, trong nhà Thiền gọi là Kiến tánh, tức là thấy được bản tánh bất sanh bất diệt của mình; chữ thấy không phải là mắt thấy mà là nhận ra rõ ràng, như vậyquí vị tin được mình có cái đó chưa?

Tôi đã giải thích để quí vị biết mình có cáitâm đó, nay mình phải tin cho sâu, nhận cho kỹ. Làm sao tin nhận chân tâm cho sâu cho đúng? Đây tôi dẫn lời của Tổ Bá Trượng. Khi ngài Thần Tán học nơi Tổ Bá Trượng xong trở về chùa với thầy Ngài, thầy Ngài tu theo giáo, chỉ biết tụng kinh gõ mõ thôi, trong khi Ngài đã ngộ được lý Thiền, nhưng không biết làm sao nhắc thầy mau tỉnh. Một hôm ông thầy tắm, vì thầy già yếu nên bảo đệ tử kỳ lưng, khi kỳ lưng Ngài vỗ trên lưng thầy nói: “điện Phật đẹp mà Phật không Thánh” tức là không có sáng.Ông thầy nghe ngó lại, Ngài nói: “Tuy Phật không Thánh vẫn hay phóng quang.”

Lại một hôm, bổn sư ngồi trong cửa sổ xem kinh, có một con ong chui đầu vào tấm giấy dán ở cửa sổ tìm lối ra. Sư trông thấy nói: Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, dùi đầu vào giấy cũ biết năm nào ra được? Sư liền nói kệ:

Không môn bất khẩn xuất,

Đầu song dã thái si,

Bách niên tán cổ chỉ,

Hà nhật xuất đầu thì?

Dịch:

Cửa không chẳng chịu ra,

Quá ngu chui cửa sổ,

Giấy cũ trăm năm dùi,

Ngày nào thoát ra được?

Ông thầy nghe hơi bực mình nhưng cũng lấy làm lạ nên hỏi: Ngươi đi học đạo mấy năm, nay thấy được cái gì mà nói nghe lạ vậy? Ngài thưa rằng: Con được Tổ Bá Trượng chỉ cho con đường tu hành. Ông thầy biết đệ tử có cái gì lạ mới bảo: “Ngày mai hội chúng lại,ngươi lên giảng cho ta xem!” Hôm sau đánh trống, chúng hội lại, ông thầy cũng làm thính giả ngồi ở dưới, đệ tử ngồi trên tòa giảng, câu giảng đầu tiên của Ngài là dẫn lời Tổ Bá Trượng, nguyên văn chữ Hán là:

“Linh quang độc chiếu, Siêu xuất căn trần,

Thể hiện chân thường, Bất câu văn tự.

Tâm tánh vô nhiễm, Bản tự viên thành,

Đản ly vọng duyên, Tức như như Phật.”

Qua hai câu đó, ông thầy ngộ, nói: Ta chưa bao giờ được nghe giáo lý tuyệt vời như thế này! Tôi giải thích lại để xem quí vị thấy rõ hay chưa. “Linh quang độc chiếu”, linh là sáng mà quang cũng là sáng nhưng không thể nói cả hai đều sáng, mà nói sáng suốtlóng lánh, độc chiếu là riêng soi, đây có khác gì khi nãy nói là hòn ngọc báu hay kinh Phật nói một tinh minh đâu? “Siêu xuất căn trần”, căn là sáu căn và trần là sáu trần, tức là cái đó vượt hơn sáu căn và sáu trần.

Tại sao? Vì sáu căn thuộc về thân, mà thân là tướng sanh diệt; sáu trần thuộc về duyên hợp nên cũng là tướng sanh diệt, còn cái này không phải sanh diệt nên nói siêu xuất cả căn và trần. “Thể hiện chân thường” là ngay trong đó hiện bày cái chân thường. “Bất câu văn tự”nó không thuộc về chữ nghĩa, nó hiện rõ ràng, nhưng không thuộc về chữ nghĩa. “Tâm tánh vô nhiễm” là tánh của tâm đó không có nhiễm, nói tánh của tâm là để chỉ cho tâm chân thật, còn nói tâm là chỉ tâm phân biệt hưdối, tâm chân thật đó không có nhiễm; quí vị nhớ Lục Tổ khi ngộ, Ngài nói bài kệ: “bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai”, nghĩa là xưa nay không phải một vật thì chỗ nào mà dính bụi bặm, tức là không nhiễm, thậtlà rõ ràng. “Bản tự viên thành” là vốn tự tròn đủ, nó không nhiễm và nótự tròn đủ chớ không có thiếu thốn gì cả, nghĩa là ngay nơi đó tròn đủ không thiếu thốn; nhưng làm sao sống được với nó đây? “Đản ly vọng duyên, tức như như Phật.”

Hai câu này là chỉ thẳng lối trở về đó. Muốn được sống với nó thì chỉ lìa vọng duyên, lìa tâm hư dối duyên theo bóng dáng sáu trần, khi ấy gọi là như như Phật, tức là ông Phật nhưnhư. Tại sao nói Phật như như? Phật là giác, như như là lặng lẽ, tức làcái biết lặng lẽ, mà biết lặng lẽ đó là chân tâm. Ngài Bá Trượng chỉ cho chúng ta thấy rằng mỗi người chúng ta có một cái chân thật, cái chânthật đó sáng suốt siêu xuất cả sáu căn sáu trần, luôn luôn hiện bày tướng chân thật, nhưng nó không mắc kẹt trong văn tự trong chữ nghĩa, bản tánh nó không ô nhiễm, tự tròn đủ, muốn sống với nó chỉ cần lìa các vọng duyên thì tự nó là Phật như như. Như vậy tìm Phật khó hay dễ? Chịu khó lìa vọng duyên phải không? Đó là Phật như như. Còn không chịu lìa thì không biết chừng nào mới có ông Phật như như. Như vậy quí vị thấy đường tu không phải xa, cũng chẳng phải khó, mà xa hay khó là tại mình chưa chịu lìa thôi, nếu lìa được là như như Phật.

Tôi dẫn một đoạn nữa trong “Tín Tâm Minh” cho quí vị thấy rõ hơn. Tổ Tăng Xán dạy:

“Nhãn nhược bất thùy, Chư mộng tự trừ,

Tâm nhược bất dị, Vạn pháp nhất như...”

Hình ảnh này đẹp làm sao! “Nhãn nhược bất thùy”, con mắt nếu không ngủ thì “chư mộng tự trừ”, không có mộng nào hiện ra cả, phải không? Quí vị thấy có đúng như vậy không? Chúng ta mở con mắt trao tráo rõ ràng sáng suốt như thế này thì có mộng nào hiện ra không? Nhưng nếu nhắm mắt ngủ một chút thì sao? Thấy cảnh này cảnh kia... bao nhiêu cảnh là bao nhiêu mộng, bao nhiêu mộng hiện ra là do mắt mình ngủ, nếu mắt không ngủ thì không có mộng nào hiện ra cả, đó là dụ.

Tiếp theo Ngài hợp pháp: “Tâm nhược bất dị, vạn pháp nhất như.” Tâm chúng ta nếu không có khác thì muôn pháp đều nhất như. Tâm không khác nghĩa là sao? Tức là không có dấy niệm thứ hai, thứ ba nào. Có một niệm tức là có khác, nó rõ ràng thường biết mà không có niệm nào khác thì muôn pháp là nhất, là như, chớ không còn cái gì nữa cả. Như vậyquí vị thấy muốn tìm muôn pháp nhất như phải tìm ở đâu? Có nhiều người không biết tu, nghe nói tu đến khi tâm cảnh nhất như hay là muôn pháp đều như như liền nghĩ rằng, muôn pháp như như tức là mình phải quán tất cả đều là không ngơ thì nó như, phải không? Không phải! Chỉ khi nào chúng ta không có một niệm dấy lên thì các pháp là nhất như.

Trởlại thí dụ trên, quí vị thấy con mắt không ngủ là dụ cho không khởi mộtniệm. Con mắt không ngủ thì có thấy mộng nào đâu nên nói vạn pháp nhất như; con mắt lúc ngủ thì hết mộng này đến mộng kia liên miên là dụ cho khi dấy niệm lên thì muôn pháp thiên sai vạn biệt. Như vậy chúng ta thấymuốn hết mộng thì chỉ chịu khó mở mắt, cũng như muốn cho tâm cảnh nhất như thì chỉ chịu khó tâm không khởi niệm, không có niệm khác thì nó là nhất như.

Quí vị thử khi nào ngồi nhìn trời nhìn mây mà không cómột niệm nào cả thì trời mây có phân biệt cái này đẹp, cái kia xấu, cáinày tên A, cái kia tên B không? Nếu không khởi niệm, không có phân biệttức là nhất như chớ gì? Còn mình khởi niệm thì nói đây là mây vàng, kialà mây đỏ v.v... là nhiều thứ rồi. Thế nên chủ yếu của người tu là phảilàm sao biết rõ cái chân thật đó, đừng chạy theo vọng tưởng, vọng tưởnglặng rồi thì muôn pháp nhất như, chớ không phải nhồi muôn pháp trở thành một khối để nhất như. Đó là chủ yếu của chư Tổ dạy.

Như vậy đoạn này nói: “tâm nhược bất dị, vạn pháp nhất như” với đoạn trên TổBá Trượng nói: “đản ly vọng duyên, tức như như Phật” có khác không? Nghĩa là đoạn trên thì lìa vọng duyên, còn đoạn này thì tâm chẳng khác, chẳng khác tức là không loạn chớ gì? Như vậy trên nói “như như Phật”, dưới nói “vạn pháp nhất như” là lối nói cho chúng ta thấy rõ.

Cũng trong Tín Tâm Minh có đoạn:

“Viên đồng thái hư, Vô khiếm vô dư,

Nhân do thủ xả, Sở dĩ bất như.”

Tổ lập lại chữ “như” một lần nữa. Mình có cái thể tánh đó tròn đồng thái hư, nghĩa là trùm cả hư không; vô khiếm tức không thiếu, vô dư tức không thừa, không thừa, không thiếu, hư khôngđến đâu thì tâm thể mình đến đó. Tại sao vậy? Vì tâm thể không tướng, mà hư không cũng không tướng, không tướng nên hư không đến đâu thì tâm thể đến đó, vì vậy nói tròn đồng thái hư, không có thiếu, cũng không có thừa. “Nhân do thủ xả”, thủ là lấy, xả là bỏ, vì chúng ta có lấy có bỏ do đó không được như.

Quí vị thấy, nếu có lấy, có bỏ, thì tâm đódị chưa? Lấy khác bỏ khác, tức là tâm đã dị rồi, mà tâm đã dị thì khôngphải, tức nhiên vạn pháp đâu được nhất như. Thế nên Tổ bảo nếu còn thủ xả thì không có như, nếu mình bỏ thủ, bỏ xả rồi thì sẽ như. Tất cả niệm của chúng ta khởi theo cái gì? Theo hai bên, nghĩa là hoặc thủ hoặc xả, hoặc khen hoặc chê v.v..., tất cả các chấp hai đều nằm trong thủ xả. Vì thế còn chấp hai là tâm không như. Tóm lại niệm nào dấy lên cũng đều trong cái chấp hai. Ví dụ chúng ta nghĩ vật này tốt hoặc xấu, việc kia có hoặc không... tốt xấu là hai, có không là hai, phải quấy là hai v.v... vừa dấy niệm là nằm trong cái chấp hai; nhưng nếu lặng niệm xuốngthì có hai không? Biết mà không có hai, chính cái biết không hai đó mớilà như, còn dấy niệm theo hai bên là không như, đó là chỗ thiết yếu mà quí vị phải thấy cho thật rõ. Như vậy đoạn này là tôi nhắc để quí vị thấy đường lối tu.

Cũng trong Tín Tâm Minh, khi kết thúc Tổ nói: “Tín tâm bất nhị, Bất nhị tín tâm.”

Ngài nói Tín Tâm là không hai, rồi lập lại không hai là Tín Tâm. Chúng ta tin tâm là không hai, chúng ta không haitức là tin tâm. Quí vị tin tâm chưa? Nếu còn thấy hai là chưa tin. Chữ tin này không phải chỉ là chúng ta biết có cái đó, mà chữ tin này là tinnhận, nhận được tâm chân thật; nhưng muốn nhận được tâm chân thật là đừng thấy hai, còn có hai là không bao giờ nhận được tâm chân thật.

Nhưvậy tin nhận được tâm chân thật là khi nào không còn hai, vì thế Ngài nói “tín tâm bất nhị” rồi Ngài lập lại “bất nhị tín tâm”; vì tâm chân thật đó là không có niệm, dấy niệm tức là hai, muốn nhận nó thì phải đừng dấy niệm. Thế nên quí vị thấy chư Tổ thuở xưa, khi người nào dấy niệm hỏi điều gì có tánh cách đối đãi thì đều bị ăn đòn phải không? Đó là để tập cho mình thấy đó là lỗi, đừng chạy theo nó nữa, không theo cáihai mới tin được tâm, mà tâm đó là gì? Tâm đó là Phật phải không? Nếu chúng ta tin được tâm đó tức chúng ta tin được ông Phật của mình.

Tinđược Phật mình, nhận được Phật mình thì sớm muộn gì cũng thành Phật, nên nói kiến tánh thành Phật. Ai tu lại không muốn thành Phật, phải không? Có người nào nói tôi tu mà không thèm thành Phật? Tu là muốn đượcthành Phật, nhưng muốn được thành Phật thì phải tin nhận tâm của mình, tin nhận tâm của mình thì phải không hai, không hai đó là tin nhận. Tóm lại, quí vị thấy chủ yếu của người tu muốn được thành Phật (tức là ông Phật sẵn của mình) thì phải đừng bị vọng tưởng dẫn dắt, nếu để vọng tưởng dẫn dắt thì không bao giờ chúng ta tin nhận được điều đó, nghĩa làcòn vọng tưởng thì dù nói cao xa gì đi nữa, cũng không đến được cái đó được.

Đấy là tôi dẫn trong Tín Tâm Minh, tiếp theotôi dẫn một đoạn trong Chứng Đạo Ca cho quí vị thấy các ngài cũng đều dạy chúng ta một điều đó. Chứng Đạo Ca nói:

“Thể nhược hư không vô nhai ngạn,

Bất ly đương xứ thường trạm nhiên,

Mích tức tri quân bất khả kiến.”

“Thể nhược hư không vô nhai ngạn” là tâm thểđó giống như hư không, không có bờ mé. Đoạn trên nói “viên đồng thái hư” là tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, đây Ngài nói thể đó như hư không, không bờ mé. Làm sao sống được cái thể đó? Và làm sao biết được cái thể đó? “Bất ly đương xứ thường trạm nhiên” nghĩa là không rời ngay chỗ này mà nó thường lặng lẽ, ngay chỗ này tức là hiện giờ quí vị đang ngồi đây, có cái lặng lẽ đó hay không? Có ông Phật hiện không? Đâu phải chạy tìm nơi nào, mà ngay nơi đây có ông Phật hiện tiền rồi! Vì thếnên nói: “mích tức tri quân bất khả kiến”, khởi niệm tìm tức là mất tiêu không bao giờ thấy được ông Phật, lặng lẽ ngồi an như vậy thì ông Phật hiện tiền, nhưng vừa dấy niệm tìm ông thì mất ngay.

Dấy niệm lên là ông Phật không còn, niệm lặng xuống là ông Phật hiện tiền. Chính chỗ đó quí vị mới thấy, tâm thể của chính mình là trùm khắp, còn vọng tưởng của mình thì giới hạn tạm bợ. Tỉ dụ chúng ta nghĩ về người thì vọng tưởng chỉ giới hạn trong con người, khi chúng ta nghĩ tới cây thì vọng tưởng chỉ duyên theo bóng của cây, nó có giới hạn, nghĩ cái đó rồi nó mất; như vậy nó có tướng giới hạn và tạm bợ mà cho là mình, còn tâm thể trùm cả hư không, chưa bao giờ sanh diệt chúng ta lại bỏ quên, đó là điều thật đáng thương cho mình.

Chúng ta bỏ cái chân thật mà chạy theo cái hư dối, hài lòng với cái hư dối để rồi lăn lộn trong vòng luân hồi sanh tử, vì thế chư Phật, chư Tổ thương xót mới ra đời chỉcho chúng ta cái đó. Phật Tổ thương chỉ cho chúng ta cái đó, nhưng chúng ta thì sao? Chúng ta không chịu làm đúng như lời Phật Tổ dạy, như vậy Phật Tổ phụ mình hay mình phụ Phật Tổ? Nhiều khi quí vị cứ nghĩ Phậtbỏ mình, nhưng Phật bỏ mình hay mình bỏ Phật? Như thế mới thấy rõ ràng chúng ta là người quí kính Phật nhưng vô tình chúng ta lại bỏ rơi Phật, phụ công ơn Phật.

Điều Phật chỉ dạy chúng ta không màng, chúng ta không cố gắng thực hiện, chúng ta lại bỏ qua để rồi chúng ta sống trong sự cuồng loạn của chúng ta, đó là chúng ta đáng khen hay đáng chê?Thật là những chúng sanh mê muội đáng thương, đáng trách phải không? Mêmuội thật quá lắm! Thế nên chúng ta hiểu đạo là để tu, chớ không phải hiểu để nói, chúng ta làm sao ứng dụng được những điều Phật Tổ dạy để mình trở lại với tâm chân thật của mình.

Vậy thì quí vị nhớ rằngthân này là tứ đại hòa hợp, tâm vọng tưởng là duyên theo bóng dáng sáu trần, cái gì họp thì cái đó phải tan, cái duyên theo bóng dáng là cái hưdối. Cái sẽ tan, cái hư dối mà chấp là thật, là mình; còn cái chưa bao giờ mất, chưa bao giờ diệt lại trùm cả hư không, chúng ta lại bỏ quên. Đúng như trong kinh PHÁP HOA nói là cùng tử, lẽ ra nhận mình là con ông trưởng giả thì kho báu đầy nhà mặc tình hưởng, nhưng không chịu nhận lạicam đi hốt phân để sống qua ngày.

Qua hình ảnh đó chúng ta mới thấy sự tàn tệ, sự điên cuồng của chúng ta: Có một cái chân thật chúng ta có quyền hưởng trọn vẹn nhưng không chịu hưởng để đi nhận một cái hếtsức là tầm thường và hài lòng như vậy. Tất cả người chạy theo cái tầm thường và hài lòng hãnh diện, chúng ta thấy họ thế nào? Thật là đáng thương phải không? Giả sử họ ngồi ăn một mâm cơm đầy đủ cao lương mỹ vị,mới nhìn thấy sang, thấy ngon nhưng ăn quá no những thức ăn khó tiêu dễsanh đau bụng rồi mới thấy khổ, một lát sau tiêu hóa ra cũng hôi thúi.

Vậymà hài lòng, vậy mà quí trọng, đó thật là khờ dại, còn cái chân thật thanh tịnh sẵn có lại bỏ quên! Thế nên chúng ta tu là cốt phải trở về cái chân thật đó, sống được với cái chân thật đó mới thật là biết đạo, mới thật là tu. Trái lại chạy theo bóng dáng bên ngoài dầu hay bao nhiêucũng chỉ là ảo ảnh thôi, không phải cái chân thật. Như thế quí vị thấy chủ yếu của người tu Phật là phải tin nhận nơi mình cái chân thật, cái chân thật đó gọi là Chân tâm hay Phật tánh. Để kết luận tôi không muốn nói dài dòng mà kết luận bằng một bài kệ của cư sĩ Bàng Long Uẩn để nhắccho quí vị nhớ ông là cư sĩ mà còn nói được như thế này:

“Đản tự vô tâm ư vạn vật,

Hà phòng vạn vật thường vi nhiễu.

Thiết ngưu bất phạ sư tử hống,

Kháp tợ mộc nhân khán họa điểu,

Mộc nhân bản thể tự vô tình,

Họa điểu phùng nhân diệc bất kinh.

Tâm cảnh như như chỉ giá thị,

Hà lự bồ-đề đạo bất thành.”

Tôi tạm dịch:

Chỉ tự vô tâm cùng vạn vật,

Ngại gì vạn vật thường quấy nhiễu.

Trâu sắt chẳng sợ sư tử rống,

Giống như người gỗ xem chim vẽ,

Người gỗ bản thể tự vô tình,

Chim vẽ gặp người cũng chẳng kinh.

Tâm cảnh như như chỉ thế ấy,

Nào sợ bồ-đề đạo chẳng thành.

Quí vị thấy ông mở đầu bằng câu: “Chỉ tự vô tâm cùng vạn vật.” Vô tâm đó là vô cái vô tâm nào? Trong đoạn đầu tôi dẫn lời đức Phật bảo: “các thầy Tỳ-kheo đừng tin tâm các ông”, vô cái tâm đó, vô cái tâm vọng tưởng điên đảo đó. Chỉ vô tâm cùng vạn vật nghĩalà không có tâm điên đảo chạy theo muôn vật thì ngại gì vạn vật thường quấy nhiễu, ngại gì mà phải than: ôi cái này, cái kia vây quanh, tôi tu không được! Tại sao tôi tu không được? Tại cái này, tại cái kia v.v... đủ thứ cái tại. Như vậy là tại cái đó hay tại mình có tâm với nó?

Tôiví dụ: Có một vật quí người ta để trước mắt chúng ta, nó là nó, mình làmình, đâu phải tại món đồ quí mà tôi tu không được, phải không? Tại thấy nó nên tôi tham tôi tu không được. Dấy niệm tham nên tu không được,chớ vật quí là vật quí, mình là mình, đừng dấy niệm tham thì có gì tu không được? Đến những tiếng khen, tiếng chê, tiếng khen chê qua rồi mất,chúng ta đừng quan trọng nó, đừng dính với nó thì có gì mà tu không được.

Nhưng được người khen thì nhớ hoài, bị người chê thì giận mãi, như vậy tu không được là tại chúng ta giữ nó, duyên theo nó nên tu không được. Nếu nó như gió thổi, như tiếng pháo nổ, qua rồi thôi thì có gì mà tu không được, phải không? Như vậy tu không được là tại cái gì? Tại hữu tâm với vạn vật. Hữu tâm, thế gian gọi là hữu tình đó. Thấy cái gì cũng cột, cũng nắm rồi đổ thừa tại vật này, việc kia làm lăng xăng tôi tu không được. Thử hỏi trên thế gian này nơi nào không có những điềulăng xăng phải không?

Chỗ nào cũng là lăng xăng, chỉ mình đừng chạy theo nó thì hết lăng xăng, vì vậy nên ông thốt ra hai câu: Chỉ tự vô tâm cùng vạn vật, ngại gì vạn vật thường quấy nhiễu. Vạn vật không quấy nhiễu chúng ta, nếu chúng ta không có tâm với nó, trái lại nếu mìnhcó tâm với nó thì đổ thừa tại nó quấy nhiễu mình. Ngài lại dùng thí dụ con trâu sắt không sợ sư tử rống. Thường sư tử rống lên thì trâu hay voigì cũng chạy cả, nhưng nếu gặp trâu sắt, sư tử rống thì rống nó đâu chạy. Trâu sắt thì không sợ. Đến thí dụ thứ hai là giống như người gỗ xem chim vẽ.

Người gỗ đứng nhìn chim vẽ thì cả hai như thế nào? Ngài nói: Người gỗ bản thể tự vô tình. Người gỗ đâu có tình; chim vẽ gặpngười cũng chẳng kinh, chim vẽ thấy người gỗ cũng không sợ. Ba hình ảnh, hình ảnh thứ nhất là con trâu sắt, hình ảnh thứ hai là người gỗ, hình ảnh thứ ba là con chim vẽ, cả ba đều không sợ ai hết. Sở dĩ nó không sợ là tại sao? Tại nó vô tình, nó vô tâm. Chúng ta hiện nay cũng vậy, nếu mình vô tâm với vạn vật, thì không vật nào quấy nhiễu mình đượccả.

Thế nên để kết thúc Ngài kết thúc bằng hai câu: tâm cảnh như như chỉ thế ấy, tức là đối cảnh mà tâm mình như như không chạy theo,thì nào sợ bồ-đề đạo chẳng thành, nếu tâm mình không chạy theo cảnh thìđừng lo không thành đạo Bồ-đề, mai chiều sẽ thành! Quí vị thấy sở dĩ mình không thành đạo Bồ-đề là vì tâm chạy theo cảnh. Trái lại nếu tâm không chạy theo cảnh thì tâm cảnh đều như như, mà tâm cảnh như như thì đạo Bồ-đề hiện tiền chớ không tìm ở đâu nữa.

Tóm lại, chư Phật, chư Tổ đều chỉ rõ yếu điểm tu hành cho chúng ta. Yếu điểm đó là tâm đừng chạy theo cảnh, khi tâm không chạy theo cảnh thì tâm cảnh như như, tâm cảnh như như thì đạo Bồ-đề hiện tiền không phải tìm ở đâu nữa, như vậy dù không muốn thành Phật thì Phật cũng hiện trước mắt. Trái lại, nếu chúng ta cứ mong tìm màtâm cứ động mãi thì không bao giờ thấy Phật, đó là điều rõ ràng.

Thếnên, mong rằng tất cả chúng ta, Tăng Ni, Phật tử và cả tôi nữa (vì tôi chưa tách rời quí vị được) qua năm mới này đều nỗ lực cố gắng tu hành, nhưng tu hành ở đây không có nghĩa là chúng ta phải lạy một ngày vạn Phật hay là sám hối một ngày mười thời, mà cố gắng tu hành ở đây là đừngđể tâm chạy theo cảnh. Đừng để tâm chạy theo cảnh, tâm và cảnh được nhưnhư thì đó là chúng ta không cô phụ công ơn Phật Tổ và các vị Thiện trithức chỉ dạy chúng ta.

Như vậy mới xứng là người con dòng họ Thích, mới không hổ thẹn xưng ta là Thích tử, trái lại nếu chúng ta cứ để tâm rong ruổi theo vọng cảnh thì dù chúng ta có thương Phật thế mấy cũng khó mà gặp Phật được. Vậy mong rằng quí vị và chúng tôi, tất cả chúng ta nỗ lực để mỗi ngày mỗi ngày gần được Phật và một ngày nào đó thì viên mãn sống với Phật chớ không còn quên, không còn bỏ sót nữa.

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.


PHẬT PHÁP THIẾT THỰC, HIỆN TẠI,

KHÔNG CÓ THỜI GIAN, ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY...

XUÂN BÍNH DẦN 1986

Nhân ngày Tết Nguyên Đán, chúng tôi có ít lời với quí Tăng Ni và Phật tử về đề tài hơi dài một chút để ứng dụng trong việc tu hành, là: PHẬT PHÁP THIẾT THỰC, HIỆN TẠI, KHÔNG CÓ THỜI GIAN, ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY...

Phần đông chúng ta có quan niệm sai lầm về đạo Phật, thường nghĩ rằng đạo Phật nói những điều gì huyền bí cao siêu,khó hiểu, khó thấy, nhưng không ngờ đạo Phật lại rất thực tế, là mời chúng ta “đến để mà thấy”. Đầu đề này không phải tự ý tôi nêu lên, đây là tôi dẫn trong kinh hệ Pali, đầu đề không phải mới đặt mà có sẵn từ thuở nào.

Trong thời Phật tại thế, có một người ngoại đạo tên Sivaka đến hỏi Phật: “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy..., như vậy làm sao chứng minh được nghĩa đó?” Đức Phật trả lời: “Nếu nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’; nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’ chăng?” Ông Sivaka thưa: “Thưa có.” Phật bảo: “Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’, nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’.

Như vậy này Sivaka ‘pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy’...” Nghe lời Phật dạy quí vị nghĩ thế nào? Nếu nội tâm tham, ta biết nội tâm có tham,nội tâm không tham, ta biết nội tâm không tham. Như vậy nội tâm có thamlà có khổ, nếu dứt lòng tham của nội tâm, nội tâm hết tham thì hết khổ.Thế là pháp Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Khổ là do nội tâm có tham, muốn hết khổ thì phải dùng phương pháp tiêu diệt lòng tham của nộitâm.

Nội tâm hết tham thì thân này sẽ hết khổ. Như vậy pháp Phật dạy rất thiết thực. Nó không có thời gian nghĩa là mình có tham biết có tham, khi hết tham biết hết tham, không phải đợi tới hai giờ hayba giờ mới biết hết tham, có thì biết có, không thì biết không, biết rõràng không đợi thời gian. Người tu Phật đến để mà thấy rõ pháp Phật dạy, do mình thấy có tham, rồi cũng do mình thấy hết tham. Đó là sự thậtdo mình thấy được, chớ đâu phải do lòng tin. Đến để mà thấy thì đâu có đặt lòng tin lên trên. Chúng ta thấy rõ “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...”

Bởi chúng ta có tham nên chúng ta có khổ, bởi có khổ nên bây giờ chúng ta tu để diệt lòng tham. Khi lòng tham hết rồi chúng ta biết lòng tham hết thì chúng ta cũng hết khổ. Đó là một lẽ thật cụ thể không có nghi ngờ gì nữa. Chính chúng ta nhận biết ngay nơi nội tâm mình, không có người thứ hai chen vào biết thế mình được. Chúng ta có nên đi coi đồng, coi bóng, soi căn, soi cơ hay không? Coi tôi tu chừng nào hết khổ? Vì mình biết có tham là có khổ, hết tham là hết khổ, chính mình biết rõ ràng như vậy, không do ai biết thế mình được, nên nói: “Phật pháp là thiết thực, là không có thời gian, là đến để mà thấy.”

Đến phần thứ hai Phật nói thêm: “Nội tâm có sân, ông có biết ‘nội tâm ta có sân’, nội tâm không sân, ông có biết ‘nội tâm ta không sân’. Như vậy này Sivaka pháp là thiết thực, hiện tại,không có thời gian, đến để mà thấy...” Khi nào quí vị nổi sân, quí vị có thấy “ta nổi sân” không? Khi nào quí vị tu, quí vị hết sân, quí vị cóthấy “ta hết sân” không? Có sân là có khổ, vì sân thì tạo cảnh khổ. Hếtsân thì bớt khổ, có phải vậy không? Như vậy “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy” chớ không phải là chuyện vu vơ mơ màng ở đâu.

Phật nói tiếp: “Nội tâm có si, ông có biết ‘nội tâm ta có si’, nội tâm không si ông có biết ‘nội tâm ta không si’ v.v...” Cuối cùng Phật nói: “Nội tâm có tham pháp, có sân pháp, có si pháp, ông có biết: ‘nội tâm ta có tham pháp, có sân pháp, có si pháp’ v.v... Như vậy này Sivaka, ‘pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy’...”

Qua bài kinh trích dẫn rất ngắn đó, chúng tathấy rõ ràng Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đếnđể mà thấy, chớ không phải chuyện mơ màng huyền viễn gì. Đức Phật chỉ thẳng việc tu của Tăng Ni và toàn thể Phật tử là thiết thực, chúng ta tuđược bao nhiêu thì thấy rõ bấy nhiêu. Ngày xưa khi gặp những việc trái tai gai mắt chúng ta nổi sân lên, nào là cãi nhau, đánh nhau v.v... tạo bao nhiêu điều khổ! Nhưng bây giờ khi biết tu rồi cái sân giảm, dù gặp những việc trái tai gai mắt nhưng lòng mình chẳng sân, mình biết rõ rànglà mình không sân, không sân thì không khổ, có phải vậy không?

Nhưvậy Phật pháp cốt chỉ chúng ta tu để diệt cái khổ trong hiện tại, chúngta tu được bước nào là biết kết quả của bước nấy, đó là chuyện cụ thể rõ ràng, chớ không phải mơ màng viển vông ở đâu. Vì chúng ta thiếu nhận định sáng suốt nên đâm ra mơ màng vu vơ... Thật đáng thương cho bao nhiêu người học Phật mà không ứng dụng đúng tinh thần đạo Phật! Khi gặp việc khổ cứ lo tụng cầu mãi, thử hỏi bao giờ hết khổ.

Khi gặp tai nạn cứ lo tụng cầu an, cầu an như vậy có bảo đảm hết tai nạn hay không? Làm cứ làm mà không biết kết quả ra sao! Đức Phật đã dạy rõ ràng nếu mình bỏ được cái dở nào thì có kết quả ngay cái đó, không phải chuyện hoang đường huyền bí gì hết. Như vậy chúng ta thấy giá trị Phật pháp đúng là một lẽ thật, không phải là chuyện xa xôi huyền ảo. Quả là “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...” Đây là đoạn kinh được trích dẫn từ Tăng Chi Bộ Kinh.

Đức Phật còn dạy chúng ta về lý vô thường. Con người và tất cả sự vật đều vô thường, đó là một sự thật không thể chối cãi được. Ở thế gian này có cái gì tồn tại mãi mãi, không đổi dời đâu? Cái gì rồi cũng bị đổi thay, cũng bị luật vô thường chi phối, lý vôthường là một lẽ thật trước mắt, ai ai cũng thấy, ai ai cũng chứng nghiệm được. Như vậy có phải Phật pháp thiết thực, đến để mà thấy... chăng?

Đức Phật dạy các pháp do nhân duyên sanh, quí vị có nhận thấy như vậy không? Tỉ dụ cái nhà tự nó có, hay do nhiều nhân tố hợp lại? Cái bàn tự nó có, hay do nhiều nhân tố khác hợp thành? Nói tóm lại không có một vật nào tự nó thành hình, mà phải nhiều nhân tốhợp lại mới thành. Như vậy lý nhân duyên sanh là một lẽ thật cụ thể. Nói nhân duyên sanh tức là nói nhiều nhân tố hợp lại. Do nhiều nhân tố hợp lại, nên mới phân tích được, mà phân tích là tinh thần khoa học.

Nếukhông phải nhân duyên hợp lại thì làm sao phân tích, nếu là nguyên vẹn thì làm sao phân tích? Do nhân duyên hợp, cho nên mới phân tích được đâylà nhân tố A, đây là nhân tố B, C... Do nhiều nhân tố A, B, C... hợp lại mới thành một vật thể; những vật thể có hình, có tướng là do sự kết hợp của nhiều nhân tố, đó là thật tế, đó là hợp với khoa học. Vì sao chúng ta lại nói khoa học là thật tế mà cho Phật học là huyền bí viển vông? Phật học chính có tinh thần khoa học rõ ràng. Thật đúng khi nói: “Phật pháp thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...” Đây là tôi dẫn các giáo lý Phật dạy trong các bộ A-hàm, hay các bộ Nikàya bên tạng Pali.

Đi xa hơn một chút nữa, đi vào giáo lý Đại thừa, hay là đi thẳng vào Thiền tông, chúng ta sẽ thấy Phật pháp càng thiết thực hơn. Thường người ta hay phê phán “Đại thừa nói chuyện trên trời, trên mây”. Nhưng sự thật giáo lý Đại thừa rất là thiết thực. TrongThiền tông mỗi khi các vị đi tham cứu du học, các Thiền sư thường bảo rằng: “Hãy nhìn lại gót chân của các ông.” Việc ở dưới gót chân là gần hay xa? Chỉ ở gần một bên thôi mà chúng ta quên.

Cho nên khi họcPhật nếu chúng ta không có một cái nhìn thấu đáo thì dễ bị lạc lầm. Những ngôn ngữ, những danh từ của giáo lý Đại thừa hay Thiền tông có vẻ huyền bí khó hiểu, khiến cho chúng ta nhận lầm. Những câu chuyện trong kinh điển Đại thừa như kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm, những chuyện ấy rất là thiết thực, chỉ thẳng ngay nơi con người mình cái thiết thực cụ thể mà ngàn đời mình quên, đó là “Phật tại đầu tâm”, đâu có xa xôi gì! Đâu phải là chuyện thành Phật ở trên trời trên mây! Nhưng vì chỉ một cáikhông hình, không tướng nên chúng ta khó hiểu khó nhận.

Như hiện giờ, hằng ngày chúng ta nghĩ tới ăn, nghĩ tới mặc, nghĩ tới ở, ăn mặc ở để làm gì? Để nuôi dưỡng thân nàycho sống còn, có phải vậy không? Nhưng có một cái thiết thực hơn ăn, hơn mặc, hơn ở mà chúng ta có nhớ có lo cho nó bao giờ đâu! Đó là cái gì? Đó là hơi thở, hiện giờ chúng ta đang thở phải không? Thiếu ăn mấy ngày mới chết, còn thiếu thở chừng bao lâu thì chết? Chỉ cần thở khì ra mà không hít vào là chết ngay! Vậy mà chúng ta có lo nghĩ đến nó bao giờ!

Có khi nào chúng ta nhớ mình đang thở không? Đâu có nhớ, vìnó sẵn quá rồi nên chúng ta quên, chỉ nghĩ làm sao kiếm những thức ăn cho ngon miệng, những vị có xúc cảm mạnh ở lưỡi, còn cái thật tế cụ thể sẵn sàng không có rời một phút giây nào, chúng ta lại quên. Như vậy hơi thở đối với mạng sống này là thiết yếu số một, còn việc uống ăn mặc ở làthứ yếu, vậy mà chúng ta nhớ cái thứ yếu, còn cái chánh yếu mình lại quên đi. Có người nào nói tôi tập thở cho đều, cho dài, cho nhẹ, có không? Không có đâu! Cả ngày cứ xoay trở trong việc ăn, mặc, và ở mà không bao giờ nghĩ đến hơi thở.

Cũng vậy, hiện giờ chúng ta cứ nghĩ việc nàyphải, việc kia quấy, cái này tốt cái kia xấu v.v... nghĩ hoài những chuyện bên ngoài, còn cái chân thật ngay nơi mình, không bao giờ chúng ta nhớ đến. Bởi chúng ta không nhớ nên chư Tổ phải nhắc đi nhắc lại mãi đến khô môi đắng lưỡi...

Đến đây chúng tôi dẫn các câu chuyện trong Thiền tông để quí vị thấy điểm đặc biệt của các Tổ khi xưa. Các Ngài chỉcho chúng ta thấy cái thực tế cụ thể trước mắt mình. Các Thiền sư thường hay nói: Cái đó ở trước mặt mà mình không thấy. Thí dụ như cái lỗmũi. Lỗ mũi ở trước mặt mà mình có thấy rõ nó không? Có để ý thấy nó không? Chúng ta cứ lo thấy nhà, thấy cửa, thấy người, thấy vật mà ít khithấy cái lỗ mũi của mình. Lỗ mũi nằm sát trước mặt mà chúng ta không thấy. Cũng như vậy cái chân thật hiện hữu ngay nơi mình mà mình không nhớ, chỉ nhớ chuyện đâu đâu.

Câu chuyện sau đây là của Thiền sư Bá Trượng, khi Ngài còn làm thị giả cho Mã Tổ. Mã Tổ và Ngài đi dạo vườn, thấy một bầy vịt trời bay ngang: Mã Tổ hỏi: “Cái gì đó?” Ngài thưa: “Dạ bầy vịt trời.” Mã Tổ hỏi: “Bay đi đâu?” Ngài đáp: “Bay qua mất rồi.” Mã Tổ nắm lỗ mũi Ngài vặn mạnh một cái đau điếng, Ngài la thất thanh, Mã Tổbảo: “Sao không nói bay qua mất rồi!” Ngay đó ngài Bá Trượng tỉnh ngộ. Đây là một câu chuyện rất lý thú trong nhà thiền. Đến câu chuyện con rắnbắt con nhái, con nhái kêu ẹo ẹo, ngài Cảnh Thanh hỏi thị giả: “Đó là tiếng gì?” Thị giả thưa: “Đó là tiếng rắn bắt nhái, con nhái kêu.” Ngài bảo: “Chúng sanh khổ, lại có khổ chúng sanh.” Ý Ngài muốn nói gì? Ngài muốn nói chúng ta chỉ nghe những tiếng bên ngoài mà quên cái hay nghe của mình.

Cũng như câu chuyện bầy vịt trời bay qua, chúng ta chỉthấy cái bay qua bay lại, còn mất bên ngoài mà quên cái hiện hay thấy của mình, cho nên Mã Tổ vặn mũi ngài Bá Trượng một cái đau điếng, Ngài la thất thanh, Tổ chỉ nói nhẹ một câu: “Sao không nói bay qua mất đi.” Ngay đó ngài Bá Trượng thấy không mất. Như vậy chúng ta mới thấy đặc tàicủa các Thiền sư, các ngài chỉ một cái thật sẵn có nơi mình, lỗ mũi ở trước mắt mà không thấy, cũng như cái đó hiện hữu ở trước mình mà mình không bao giờ nhớ, nên Tổ nắm lỗ mũi ngài Bá Trượng vặn một cái thì Ngàiliền tỉnh ngộ, biết được cái hiện hữu của mình, cũng như lỗ mũi ở trướcmắt vậy.

Chúng tôi dẫn thêm một câu chuyện để quí vị biết rõ ý nghĩa cái lỗ mũi trong nhà thiền. Thiền sư Tuyệt Chiêu đi xa về, ngài đăng tòa nói một bài kệ:

“Tương biệt nhất hà cửu

Tương phùng chỉ cựu thời

My mao phân bát tự

Tỷ khổng đại đầu thùy.”

Dịch:

Xa nhau chẳng lâu mấy

Gặp nhau chỉ thuở xưa

Lông mày hình chữ bát

Duỗi xuống mũi đầu to.

Theo chữ Hán đôi lông mày hở ở giữa, tượng trưng chữ bát ( ) còn lỗ mũi đầu thon nằm trên, đầu lớn duỗi xuống. Nhưvậy lẽ thật không có xa, cũng như chân mày và lỗ mũi ở gần bên nhau vậy.

Xa nhau chẳng lâu mấy: xa nhau là thân này, là tướng mạo này. Gặp nhau chỉ thuở xưa: cái chân thật thì trùm khắp, cóxa gì nhau. Lông mày hình chữ bát, duỗi xuống mũi đầu to: giống như cặpchân mày ở trên cái lỗ mũi vậy. Như vậy chân mày gần kề bên lỗ mũi đâu có xa xôi gì. Lỗ mũi là tượng trưng cho cái chân thật hiện hữu trước mắtmà mình không nhận, giống như cái lỗ mũi trước mắt mà mình không thấy vậy.

Chúng tôi nhắc lại một đoạn trong bài Vô Tướng Tụng của Lục Tổ:

“Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác.

Ly thế mích bồ-đề

Khắp tợ tầm thố giác.”

Phật pháp ngay trên thế gian, không thể lìa thế gian mà có sự giác ngộ. Lìa thế gian mà tìm giác ngộ chẳng khác nào như tìm sừng thỏ vậy. Sừng thỏ đâu có thật mà tìm. Giác ngộ của đạo Phậtlà giác ngộ ngay trên thế gian thật tế này, không phải tìm kiếm nơi noncao rừng rậm. Ví dụ: Đứng trước căn nhà sụp đổ, mình liền giác ngộ. Nhớlại lúc trước nhà này đẹp đẽ xinh xắn biết bao, mà giờ đây hư nát, chúng ta liền giác ngộ được lý vô thường.

Như vậy lý vô thường hiện hữu ngay trước mắt nơi căn nhà đổ nát, nó hiện hữu ngay nơi các pháp trong thế gian này. Tất cả những đạo lý nhà Phật đều là những cái hiện thực ở thế gian, chớ không phải chuyện xa xôi, nhưng cái thật đó người mê thấy khác, người ngộ thấy khác, người mê thấy theo tình cảm riêng tư, còn người ngộ thấy được lý thật của sự vật. Cho nên tất cả pháp thế gian, pháp nào cũng là để giác ngộ.

Từ cái nhà chúng tagiác ngộ được lý vô thường, từ cái nhà chúng ta giác ngộ được lý nhân duyên, từ cái nhà chúng ta thấy rõ các pháp đều là hư dối. Vì chúng ta mê lầm nhiều đời, cho nên cùng một sự việc mà chúng ta thấy cảm khích nhè nhẹ, còn những vị tâm trí bén nhạy lại cảm động mạnh, bởi cảm động mạnh nên giác ngộ ngay. Vì vậy những vị tu chứng quả Tu-đà-hoàn hay Tư-đà-hàm nếu kiếp chót các ngài ra đời mà không gặp Phật pháp, thì khi thấy một chiếc lá rụng các ngài cũng có thể ngộ đạo.

Còn chúng ta đã thấy biết bao nhiêu lá rụng mà có giác ngộ đâu! Vì sao như vậy? Vìtâm các ngài nhẹ nhàng thanh tịnh nên gặp một cái động nhỏ cũng thành giác ngộ. Còn chúng ta hiện giờ tâm trí đen tối nên cọ xát mạnh cũng không sáng nổi, nói gì là chạm nhẹ! Cho nên trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói với ngài A-nan: “Như Lai án túc hải ấn phát quang, nhữ nhược cửtâm trần lao tiên khởi.” Như Lai chỉ ấn ngón chân xuống, cả biển phát ra ánh sáng, ông vừa dấy niệm, bụi bặm đầy trời! Như vậy mới thấy sự khác nhau giữa đôi bên, một bên thanh tịnh rồi nên hành động nào cũng sáng suốt, một bên còn u mê nên hành động nào cũng mờ tối. Chúng ta u mêlà vì huân tập nhiều đời, thật ra ở trên thế gian này nếu chúng ta sớm tỉnh giác thì biết bao nhiêu việc để chúng ta giác ngộ.

Đức Phật ngày xưa chỉ cần đi ra bốn cửa thành, thấy người già, người bệnh, người chết, khi trở về Ngài liền đi tu, còn chúng ta hiện nay thấy bao nhiêu người già, người bệnh, người chết mà chúng ta có muốn tu chưa? Người tâm hồn nhẹ nhàng trong sáng chỉmột việc nhỏ cũng dễ cảm kích, còn chúng ta thấy việc đau khổ nhan nhảntrước mắt, rồi cũng quên đi. Tỉ dụ như khi đưa đám tang một thân nhân, chúng ta cũng khóc lóc đau buồn, nhưng năm ba hôm rồi quên, vì bận công kia việc nọ.

Cho nên những việc đáng cho mình giác ngộ mà mình không giác được, còn các ngài ngay đó liền giác ngộ. Đâu phải tìm chuyệntrên trời trên mây mới giác ngộ, mà ngay trong hiện tại nếu chúng ta khéo nhận thì được thức tỉnh liền. Như vậy giác ngộ là ngay nơi thế gian, chớ không phải nơi đâu khác. Những chuyện sanh già bệnh chết là ngay nơi thế gian này. Lẽ vô thường và tướng duyên hợp là hiện tiền ngaynơi thế gian này, chúng ta thấy rõ mà chóng quên đi. Việc sai lầm đó làchính nơi chúng ta vậy.

Chúng tôi dẫn một câu chuyện về Thiền sư BổnNhư. Ngài Bổn Như ở Phần Chiêu đến tham vấn Tôn giả Pháp Trí. Ngài thường nghe trong kinh nói “kinh này là vua của các kinh”, tỉ dụ kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa chẳng hạn nói là vua các kinh. Ngài đem câu đó hỏi Tôn giả. Hỏi: “Thế nào là vua các kinh?” Tôn giả bảo: “Ông làm tri khố cho ta ba năm, ta sẽ vì ông mà nói.” Một câu hỏi dễ như vậy mà phải làm tri khố ba năm. Ngài Bổn Như lãnh chức tri khố.

Mãn ba năm, Ngài đến thưa: “Bạch Hòa thượng con đã làm tri khố mãn ba năm rồi, nay xin Hòa thượng nói.” Hòa thượng liền gọi: “Bổn Như”, Ngài “dạ”, ngay đó Ngài liền ngộ, biết vua của các kinh liền. Như vậy chuyện đó là gần hay xa? Chỉ cần một tiếng “dạ” là thấy được. Việc hết sức gần mà muôn đời chúng ta quên. Bởi muôn đời quên, nên một lần nhắc lại liền thấy. Mới nhìn qua chúng ta thấy người xưa dường như nham hiểm, một câu hỏi mà không chiụ trả lời liền, bắt phải làm tri khố đến ba năm. Nhưng chính banăm đó nó súc tích làm cho ngài Bổn Như thấy câu đó quan trọng. Về sau chỉ cần gọi, rồi “dạ” liền biết được vua các kinh. Khi ngộ rồi, Ngài liền làm bài kệ:

“Xứ xứ phùng qui lộ

Đầu đầu thị cố hương

Bản lai thành hiện sự

Hà tất đãi tư lương.”

Dịch:

“Chốn chốn đường về cũ

Nơi nơi vốn cố hương

Xưa nay thành hiện sự

Nào phải đợi suy lường.”

Chốn nào cũng là đường về, nơi nào cũng là cố hương, xưa nay nó là sự hiện tại. Không phải đợi suy lường, vừa suy lường là hết hiện sự rồi. Quí vị thấy chưa? Thấy cái mà ngài Bổn Như “dạ” rồi ngộ đạo, biết được vua các kinh? Như vậy việc tu hành không phải là chuyện xa xôi, chỉ ngay nơi tai, ngay nơi mắt, nếu khéo nhận, chúng ta thấy được cái căn bản, nếu chúng ta không khéo sẽ đuổi theo ngoại cảnh suốt đời, rồi bỏ quên đi cái chân thật ngay nơi chúng ta.

Thếnên người xưa chỉ một câu nói mà ngộ đạo, nhưng ngộ đạo ở chỗ nào? Đọc qua bài kệ, chúng ta thấy nó cụ thể làm sao! Chốn chốn đường về cũ: chỗ nào không phải đường về. Nơi nơi vốn cố hương: cố hương ở khắp mọi nơi, không phải ở riêng ngọn núi hay hang động nào mà chỗ nào cũng là cố hương! Như vậy chỗ nào không phải là Phật pháp? Nếu chúng ta khéo thì ngay đó liền thấy. Xưa nay thành hiện sự: quá khứ và hiện tại đều là cáihiện hữu ở đây, không ở đâu xa. Nào phải đợi suy lường: vừa khởi suy lường là không trúng, là không thấy. Đó là cái cụ thể mà chúng tôi chỉ cho quí vị nhận thấy.

Đối với Phật pháp, các Thiền sư luôn luôn chỉ lẽ thật, nhưng lẽ thật các ngài chỉ hơi khó hiểu hơn bên giáo lý Nguyên thủy hay bên Tiểu thừa. Tiểu thừa chỉ những cái cụ thể như lý nhân duyên, lý vô thường, vô ngã, còn Thiền tông chỉ cái chân thật tàng ẩn trong cái hư dối, nhưng chúng ta quen nhìn cái hư dối mà quên đi cái chân thật. Nếu nhận được cái chân thật thì cụ thể hơn ngàn lần cái hư dối kia nữa. Cho nên chúng ta tu phải cốt làm sao tinh tấn để nhận được cái chân thật đó. Chúng tôi dẫn những câu chuyện để quí vị thấy rằng “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...”, chớ không phải những chuyện huyền hoặc mơ màng.

Trường hợp ngài Bổn Như, Ngài có thấy không?Nếu không thấy làm sao Ngài làm bài kệ trên? Cái thấy của Ngài phải dùng thời gian bao lâu? Có thể người ta nói ba năm làm tri khố phải không? Nhưng chỉ một cái “dạ” là thấy ngay, đâu phải đợi ba năm! Như vậyPhật pháp đâu có thời gian, đến để mà thấy... Những giáo lý Tiểu thừa cho đến Đại thừa và Thiền tông đều là thực tế, đều cụ thể, chớ không phải là chuyện huyền bí xa xôi, nhưng cái cụ thể này rất khó nói, khó chỉ.

Ví dụ có người hỏi: “núi ở chỗ nào”, “biển ở chỗ nào”, chúng ta chỉ núi, chỉ biển khó hay dễ, tức nhiên là dễ chỉ, dễ thấy. Nhưng nếu hỏi không khí ở chỗ nào, làm sao chỉ được! Mà chỉ không được là không có không khí hay sao? Như vậy chỉ những cái có hình tướng thì dễ thấy, còn cái hiện hữu mà không có hình tướng rất là khó thấy, tuy khó thấy nhưng nó thiết yếu bằng mấy nghìn lần cái có hình tướng, phải vậy không? Như vậy Thiền tông chỉ cái rất khó chỉ, nhưng cái ấy rất thiết yếu trong cuộc sống của con người, nên nói Thiền tông chỉ cho chúng ta hòn ngọc báu vô giá mà lâu nay chúng ta bỏ quên là vậy. Đến đâychúng tôi đã chứng minh cho quí vị thấy rõ “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...”

Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán, chúng tôi chúc quí vị được nhiều điều hay đẹp, và dẫn bài thơ của Thiền sư Chơn Tịnh đời Tống để thay lời kết luận. Ngài Chơn Tịnh nhân sáng mồng một Tết Ngài cạo tóc, rồi cảm hứng làm một bài kệ như sau:

“Thế phát nhân kinh tuyết mãn dao,

Niên hoa tu tín bất tương nhiêu.

Đào sanh thoát tử cần vi Phật,

Mạc vị minh triêu dữ hậu triêu.”

Tạm dịch:

“Cạo tóc giựt mình tuyết đầy dao,

Tuổi xuân nên biết chẳng tha nhau.

Vượt sanh thoát tử cần làm Phật,

Thôi chớ dần dà hẹn sáng chiều.”

Sáng ngày cạo tóc, giựt mình thấy tóc bạc như tuyết dính đầy dao. Như các vị lớn tuổi tóc bạc, hay như chúng tôi chẳng hạn, mỗi khi cạo tóc giựt mình thấy tuyết đầy dao! Tuổi xuân mười lăm, hai chục tuổi thuở xưa có để cho mình còn mãi như vậy đâu. Thời gian ép ngặt đuổi mình chạy, giành cái tuổi xuân của mình mất rồi. Mình là người muốn vượt sanh thoát tử, thôi không nên hẹn sáng, hẹn chiều, hẹn ngày mai, ngày mốt. Lẽ ra chúng ta phải tu ngay bây giờ không nên biếng nhác, không nên chần chờ vì tuổi xuân của mình đã bị cướp mất rồi,mà mục tiêu làm Phật của mình chưa đạt được. Phải tu ngay mới đúng với lý tưởng vượt sanh thoát tử, mới xứng đáng với lý tưởng cần làm Phật củamình.

Nhân mùa xuân đến, chúng tôi chúc quí vị Tăng Ni cùng toàn thể Phật tử nam nữ trong năm Bính Dần này và mãi mãi về sau: “Giờ nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng là giờ ngày tháng năm tu hành, đừng có chần chờ.”

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2021(Xem: 5209)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
26/09/2021(Xem: 4395)
Tết Trung Thu thường rơi vào rằm tháng 8 âm lịch trăng tròn. Ngày đặc biệt trong năm chưa bao giờ trăng sáng, đẹp và tròn như thế.
25/09/2021(Xem: 7081)
Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 343 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Goswami Vikram and Shambhu Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 26 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.55cents x 343 hộ = ... Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
23/09/2021(Xem: 8947)
Kính mời quý Phật tử xem thông báo này của Moreland City Council (nhân viên council vừa đến chùa nhờ thông báo), nếu quý vị chưa chích Covid-19 vaccine xin liên lạc booking số: 1800 675 398 và đến Fawkner Community Hall, 79 Jukes Rd, Fawkner (cách Tu Viện Quảng Đức một con đường, 5 phút đi bộ) vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2021 để được chích vaccine. Từ 12 tuổi đến 60 tuổi sẽ được chích Pfizer; từ 60 tuổi trở lên sẽ được chích AstraZeneca. Cầu nguyện đại dịch sớm tận trừ và mọi người vui khỏe và bình an. Nay xin thông báo, Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
23/09/2021(Xem: 4853)
Có một câu chuyện tu thân mà tôi học từ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng (Tiểu Học) khi tôi còn mười, mười một tuổi tức cách đây 70 năm tại Hải Phòng mà tôi vẫn còn nhớ. Đó là bài Cách Sửa Mình như sau:
20/09/2021(Xem: 6271)
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của khôn ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát.
19/09/2021(Xem: 6951)
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
17/09/2021(Xem: 4803)
Tăng đoàn Phổ Môn và Suối Từ (Texas) dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Thông Hội và Thiền Sư Thích Diệu Thiện đến viếng thăm, tụng kinh, ban pháp thoại và thiền hành với Ni chúng Hương Sen (Riverside, California) vào thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2021. Chương trình bắt đầu bằng bài kinh Bát Nhã do tăng đoàn Suối Từ và Phổ Môn tụng. Chùa Hương Sen tụng bài Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân và Lục Hòa. Sau đó, Thiền sư Thích Thông Hội ban bài pháp thoại nói về tên của Chùa Hương Sen với ý nghĩa giác ngộ như sau:
16/09/2021(Xem: 4417)
Qua Covid-19, đến biến thể Delta, hoành hành khốc liệt, đã “minh bạch” nhiều vấn đề, khiến cho toàn thế giới suốt hai năm (2020-2021) phải chịu nhiều khủng hoảng về nhiều mặt và đầy hoang mang lo sợ. Các nhà khoa học cũng phải cuốn cuồng nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới với binh hùng tướng mạnh, tiện nghi vật chất hiện đại, thực hiện nhiều biện pháp, nhưng cũng chưa có gì khả quan, hữu hiệu, để ngăn ngừa dịch bệnh, mà phải thực hiện với một “thông điệp” được lặp đi lặp lại: “Bịt miệng, thường rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới mong được an ổn. Cách đây hơn 26 thế kỷ, sau khi chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại Bodh Gaya, Đức Phật đã biết, nhìn thấy và hiểu tận tường sự vận hành của vũ trụ, nên bài Pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Diệu Đế (TDĐ) (Khổ - Tập - Diệt – Đạo) đã nói rõ lên được thực tế của “trần gian” chúng ta. TDĐ chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp t
12/09/2021(Xem: 5698)
LUẬN ĐIỂN CỦA ATISHA súc tích nhưng bao hàm rộng rãi đem những vấn đề cốt yếu đến với nhau của những giáo huấn của ba lần Chuyển Pháp Luân, như đưa ra một cách tóm tắt trong chương hai. Nó được sáng tác ở Tây Tạng bởi một đạo sư Ấn Độ là Atisha Dipamkara theo lời thỉnh cầu của Jhangchup Wö, sau đó là người cai trị miền tây Tây Tạng. Jhangchup Wö đặc biệt thỉnh cầu một giáo huấn thật sự nổi tiếng vì sự thậm thâm của nó cũng như trong sáng của nó, vì thế nó có thể làm lợi lạc cho dân tộc Tây Tạng nói chung. Atisha súc động sâu xa và hoan hỉ vì sự chân thành thỉnh cầu của Jhangchup Wö, và đáp ứng lời thỉnh cầu ấy ngài đã sáng tác ra luận điển súc tích này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]