Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Bảy giai đoạn thanh tịnh

07/02/201109:32(Xem: 10741)
05. Bảy giai đoạn thanh tịnh

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549

-05-

Bảygiai đoạn thanh tịnh

Bảygiai đoạn thanh tịnh tâm mà mỗi hành giả phải hành trìđể khai phát tuệ giác được đề cập trong bài kinh 24, TrungBộ (Rathavinita Sutta, Kinh Bảy Trạm Xe) và trong bài kinh34 của Trường Bộ (Dasuttara Sutta, Kinh Thập Thượng).Ðây cũng là căn bản của bộ luận Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi-magga)do ngài Phật Âm (Buddhaghosa) biên soạn vào khoảng thếkỷ V Tây lịch: 3 chương đầu đề cập đến sự thanh tịnhcủa giới đức (giai đoạn 1), chương 4 đến 13 là để hướngdẫn thanh tịnh tâm qua các pháp hành thiền (giai đoạn 2) -đem tâm an định vào các tầng thiền-na, và các chương cònlại là để phát triển tuệ giác (giai đoạn 3 đến giai đoạn7). Cách sắp xếp như thế phản ảnh 3 pháp tu học chính yếucủa người con Phật để đoạn trừ phiền não (tam vô lậuhọc): Giới, Ðịnh, và Tuệ.

Cácbản Chú giải về sau này có đưa ra các khái niệm về 16tầng tuệ minh sát, và sự liên hệ với bảy giai đoạn thanhtịnh được tóm tắt như sau:

1.Thanh tịnh giới đức (Giới tịnh, Sīla-visuddhi).

2.Thanh tịnh tâm (Tâm tịnh, Citta-visuddhi).

3.Thanh tịnh quan kiến (Kiến tịnh, Ditthi-visuddhi). Sau giaiđoạn nầy, hành giả phát triển được:

(1)Tuệ phân tích danh sắc (Nāmarūpa-pariccheda-ñāna)
4. Thanhtịnh bằng cách khắc phục hoài nghi (Ðoạn nghi tịnh, Kankhāvitarana-visuddhi).Sau giai đoạn nầy, hành giả phát triển được:
(2)Tuệ phân biện nhân duyên (Paccaya-pariggaha-ñāna).
5. Thanhtịnh bằng cách thấu hiểu và nhận thấy thế nào là ConÐường, thế nào không phải là Con Ðường (Ðạo Phi-đạotri kiến tịnh, Maggāmagga-ñānadassana-visuddhi). Sau giaiđoạn nầy, hành giả phát triển được:
(3)Tuệ thấu đạt (Sammasana-ñāna), còn gọi là Thẩm sáttuệ.
6. Thanhtịnh bằng cách thấu hiểu và nhận thấy Con Ðường (Ðạotri kiến tịnh, Patipadā-ñānadassana-visuddhi). Sau giai đoạnnầy, hành giả phát triển được:
(4)Tuệ quán chiếu sanh diệt (Udayabbayānupassanā-ñāna),
(5)Tuệ quán chiếu sự diệt (Bhangānupassanā-ñāna), còngọi là Hoại tán tuệ,
(6)Tuệ phát hiện kinh sợ (Bhayupatthāna-ñāna), còn gọilà Kinh úy tuệ,
(7)Tuệ quán chiếu hiểm họa (Adīnavānupassanā-ñāna), còngọi là Nguy hại tuệ,
(8)Tuệ quán chiếu sự chán nản (Nibbidānupassanā-ñāna),còn gọi là Yếm ố tuệ,
(9)Tuệ muốn giải thoát (Muncitukamyatā-ñāna), còn gọilà Cầu thoát tuệ,
(10)Tuệ quán chiếu sự suy tư (Patisankhānupassanā-ñāna),còn gọi là Trạch sát tuệ,
(11)Tuệ xả về các hành (Sankhārupekkhā-ñāna), còn gọilà Hành xả tuệ,
(12)Tuệ thuận thứ (Saccānulomika-ñāna).
7. Thanhtịnh bằng cách thấu hiểu và nhận thấy (Tri kiến tịnh,Ñānadassana-visuddhi).Sau giai đoạn nầy, hành giả phát triển được:
(13)Tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāna),
(14)Ðạo tuệ (Magga-ñāna),
(15)Quả tuệ (Phala-ñāna),
(16)Tuệ ôn lại (Paccavekkhana-ñāna), còn gọi là Phản khántuệ.
*

Giaiđoạn đầu tiên là phải giữ gìn giới luật cho thật trongsạch, giới của người cư sĩ hay giới của hàng tu sĩ, đểthanh tịnh lời nói và hành động. Đó là Giới thanh tịnh.Tiếp theo, người con Phật phải nỗ lực hành thiền, đưatâm đến một mức độ an định vững mạnh. Đó là Tâmthanh tịnh.

Nămgiai đoạn kế tiếp là tiếp tục hành thiền để phát triểntrí tuệ, có trình bày chi tiết trong bộ luận Thanh Tịnh Đạotừ chương 19 đến chương 21. Ngài Hòa thượng Narada cũngcó đề cập đến trong quyển "Đức Phật và Phật Pháp",chương 38, và ở đây, xin lược trích như sau:

(...)Tiếp tục hành thiền, hành giả bắt đầu phát triển quankiến trong sạch (Kiến tịnh) để nhận thấy chân tướngcủa vạn pháp. Với tâm an trụ vào một điểm, hành giảphân tích và quan sát cái gọi là chúng sinh. Sự thẩm sátnày cho thấy rằng cái được gọi là "Ta, Tôi, Tự ngã", chỉlà tập hợp phức tạp của tâm và vật chất, hay danh vàsắc. Cả hai đều ở trạng thái luôn luôn biến đổi, luônluôn trôi chảy, như một dòng nước tuôn chảy liên tục.

Khiđã có được quan kiến chân chính về bản chất thực sựcủa cái gọi là chúng sinh và hoàn toàn dứt khoát với mọiảo tưởng về một linh hồn trường cửu, hành giả cố tìmnhững nguyên nhân sinh ra cái Ta và nhận định rằng thế giannày không có sự tự nhiên phát sinh mà không tùy thuộc ởmột, hay nhiều điều kiện, trong hiện tại hay trong quá khứ.Vạn pháp đều do duyên sinh. Hành giả nhận định rằng kiếpsống của mình có đây là do vô minh (avijja), ái dục(tanha),thủ chấp (upadana), và nghiệp (kamma)của kiếpquá khứ, và vật thực (oja)trong kiếp sống hiện tại.Do năm nguyên nhân ấy, cái gọi là chúng sinh được cấu tạo.Nguyên nhân quá khứ tạo điều kiện (duyên) cho hiện tại,và cùng thế ấy, hiện tại tạo điều kiện (duyên) cho tươnglai. Chú tâm suy niệm như thế ấy hành giả vượt lên mọihoài nghi về quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là Ðoạnnghi tịnh.

Tiếptheo, hành giả suy niệm rằng tất cả các vật cấu tạo,hay các pháp hữu vi, đều vô thường (anicca), phiềnnão (dukkha), và không có một thực thể (anatta).Hướng tầm mắt vào bất luận nơi nào, hành giả chỉ nhìnthấy ba đặc tướng ấy hiển lộ rành mạch, rõ ràng, khôngthể lầm lẫn. Bây giờ hành giả nhận thức rằng kiếp sốngchỉ là một dòng trôi chảy, một di động liên tục, khônggián đoạn. Dù ở các cảnh trời hay trên quả địa cầunày, hành giả không tìm được nơi nào có hạnh phúc thậtsự, bởi vì mỗi hình thức khoái lạc chỉ là bước đầu,mở đường đến đau khổ. Do đó, cái gì vô thường tấtnhiên phải chịu đau khổ, và nơi nào đau khổ và biến đổichiếm ưu thế thì không thể có một tự ngã trường tồnvĩnh cửu.

Khichú tâm hành thiền như thế ấy, đến một lúc nào đó, hànhgiả cảm thọ các trạng thái thỏa thích, hạnh phúc và vắnglặng, trước kia chưa từng bao giờ được biết. Hành giảcàng củng cố tâm định và tinh tấn thêm. Tâm đạo nhiệtthành càng tăng trưởng, tâm niệm toàn hảo, và tuệ minh càngtrở nên sâu sắc một cách lạ thường. Sớm nhận thấy rằngnhững hiện tượng mới nầy chỉ làm trở ngại cho nhữngtiến bộ tinh thần, hành giả trau giồi và phát triển "trạngthái trong sạch của sự hiểu biết" liên quan đến thế nàolà Con Đường và Không-Phải-Con-Đường. Đây là ÐạoPhi-đạo tri kiến tịnh.

Nhậnthức được con đường chân chánh, hành giả tiếp tục chútâm quán tưởng vào sự phát sinh và sự hoại diệt của tấtcả các pháp hữu vi. Trong hai trạng thái sinh và diệt, sựhoại diệt nổi bật chiếm ưu thế hơn, nên dần dần gâyấn tượng mạnh hơn trong tâm hành giả, bởi vì sự thay đổiđược nhận thấy dĩ nhiên và rõ ràng hơn sự trở thành.Do đó, hành giả hướng tâm chú niệm của mình về sự phântán của sự vật và nhận định rằng cả hai, danh và sắc,hai thành phần cấu tạo cá nhân mình luôn luôn ở trong trạngthái đổi thay, trôi chảy, không thể tồn tại giống hệttrong hai khoảnh khắc kế tiếp. Bây giờ, hành giả phát sinhsự hiểu biết rằng tất cả những gì bị phân tán đềulà đáng sợ. Toàn thể thế gian phát hiện trước mắt hànhgiả như một đống củi đang phừng cháy, một nguồn hiểmhọa. Kế đó là hành giả suy tưởng về tính chất rách nát,đổ vỡ và tạm bợ nhất thời của thế gian đáng kinh sợnày, có cảm giác nhàm chán nó và nảy sanh ra ý muốn vượtthoát ra khỏi đó. Hướng về đối tượng ấy, hành giảchú tâm niệm trở lại vào ba đặc tánh vô thường, khổ,vô ngã, và sau đó phát triển một tâm xả chọn vẹn, hoàntoàn thản nhiên đối với tất cả các pháp hữu vi - khôngluyến ái cũng không ghét bỏ, hay bất toại nguyện - đốivới bất cứ sự việc gì trên thế gian.

Tiếntrình trong giai đoạn thanh tịnh này có tên chung là "patipadañāna dassana visuddhi", trạng thái trong sạch của sự hiểubiết và nhận thức có liên quan đến Con Đường hay pháphành, Đạo tri kiến tịnh, giai đoạn thứ sáu của conđường thanh tịnh hóa.

Khiđạt đến mức độ nhận thức này, hành giả chọn mộttrong ba đặc tướng: vô thường, khổ, vô ngã, thích hợpnhất với mình và gia công khai triển tuệ giác theo chiềuhướng ấy cho đến khi thành tựu mục tiêu cuối cùng - ĐạoQuả Niết Bàn. Đây là giai đoạn thanh tịnh cuối cùng, Trikiến tịnh.

"Cũngnhư người đi trong đêm tối, nhờ trời chớp nên nhìn thấyquang cảnh quanh mình rồi giữ lại hình ảnh ấy trước mắtmột lúc lâu. Cũng thế ấy, do cái chớp bật sáng lên củatuệ giác, hành giả trực nhận Niết Bàn lần đầu tiên mộtcách rõ ràng và hình ảnh ấy lưu lại trong tâm, không baogiờ phai mờ."





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11604)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5321)
Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường dạy, "Tu thì phải đi trong thiền, đứng trong thiền, ngồi trong thiền, làm trong thiền, nói trong thiền… chứ không phải đợi ngồi mới thiền".
09/04/2013(Xem: 19261)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 7602)
Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học.
09/04/2013(Xem: 6963)
Ngày còn ở quê nhà, tôi làm nghề gõ đầu trẻ từ Tiểu học lên Trung học, từ Huế vào Đà Nẵng. Sau tháng Tư đen, cũng như bao nhiêu nhà giáo lớp vào tù cải tạo, lớp vượt biên, lớp âm thầm sống cho qua ngày đoạn tháng. Trong số đó có bản thân tôi. Khi đang còn ở trong chúng Trúc Lâm, theo ẩn náu hạnh đức nghiêm từ của Sư phụ để tu tập tiếp.
09/04/2013(Xem: 26046)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 5961)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 18021)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10665)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 11135)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]