Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Xây Dựng Thế Giới

06/02/201108:30(Xem: 8683)
Chương 7: Xây Dựng Thế Giới

ÐẠO PHẬT ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Cương lĩnh giáo lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện đại
Thích Huyền Quang và Thích Nhất Hạnh
Viện Hóa Ðạo xuất bản lần thứ nhất - 1973

Chương 7: Xây Dựng Thế Giới

1. Hiểm Họa Ðe Dọa Nhân Loại

Nhân loại đang bị đe dọa trầm trọng bởi hiểm họa nhiễm độc của đất nước và không khí, hiểm họa nhân mãn cùng với hiểm họa chiến tranh nguyên tử. Các nhà sinh vật học cho biết độc tố thải ra từ các ngành kỹ nghệ đã làm dơ bẩn biển cả và sông ngòi; nhiều nơi độc tố quá nhiều khiến rong và cá đều chết, cá nổi lềnh bềnh hàng triệu con. Nước nhiều con sông tắm cũng đủ nguy cho tính mạng rồi, không nói đến uống. Nhiều thành phố lớn đã bị bao phủ bởi một bầu không khí nhiễm độc, ở đó thỉnh thoảng trẻ em và người lớn bất tỉnh và nghẹt thở. Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh và trong việc sát trùng cũng đã làm cho đất bị nhiễm độc tố một cách nặng nề. Trách nhiệm phần lớn đang bị đổ lên đầu các nước tiến bộ về khoa học kỷ thuật. Các nhà sinh vật học còn nói nếu tình trạng tiếp tục như thế thì trong vòng một trăm năm nữa trái đất sẽ nhiễm độc đến đỗi không còn một sinh vật nào sống được.

Ðứng về phương diện dân số, các nhà xã hội học đã báo động rằng với đà sinh sản hiện tại thì đến 2000 tức là trong vòng hai mươi tám năm nữa dân số trên thế giới sẽ tăng lên gấp đôi: hiện giờ dân số thế giới là ba tỷ rưởi, đến năm 2000 thì sẽ có bảy tỷ người. Họ cho biết hiện nay dù dân số chỉ mới có ba tỷ rưỡi người mà gần một nữa nhân loại ăn không đủ no, nhiều nơi còn đói kém thiếu hụt; thì chắc chắn khi dân số tăng lên gấp đôi, trái đất không thể nào cung cấp đủ thực phẩm cho từng ấy người. Cố nhiên là hàng tỷ người sẽ chết đói, và điều chắc chắn nhất là chiến tranh sẽ bùng nổ vì sự đói kém. Khi chiến tranh bùng nổ trên một bình diện rộng rãi như thế, thì đó là một cuộc thế chiến: Bom nguyên tử sẽ được xử dụng và loài người sẽ trải qua những tai nạn thảm khốc rùng rợn. Người ta nói đến nỗ lực tăng gia sản xuất; nhưng tăng gia sản xuất thì phải dùng đến độc tố diệt trừ sâu bọ và phân bón hóa học: Sự nhiễm độc của đất, nước trở nên trầm trọng hơn. Ðất và nước đã bị nhiễm độc thì không ai còn sống được.

Hiện nay ta thấy giữa các nước giàu và các nước nghèo có một khoảng cách to lớn: Các nước gọi là “tiến bộ” trong khi sản xuất độc tố nhiều nhất, xử dụng xài phí các tài nguyên của trái đất (dầu xăng, cây rừng, quặng mỏ...) nhiều nhất, lại cũng là những nước tiêu thụ nhiều nhất; số lợi tức hàng tháng trung bình của một người Âu Mỹ là 120.000 đồng, trong khi số lợi tức trung bình của một người dân Việt độ 5.000 đồng. Sự chênh lệch đó, cùng với sự khai thác vô nhân đạo của các nước lớn đối với các nước nhỏ, nạn đói kém và tình trạng bị áp bức của các nước nhược tiểu đang tạo ra chiến tranh địa phương và một mai sẽ nổ bùng thành chiến tranh thế giới tiêu diệt nhân loại.

Biết như thế, ta thấy rằng sự xây dựng con người, quốc gia và giáo hội cần được thực hiện liên hệ với sự xây dựng và bảo vệ nền hòa bình thế giới. Người Phật tử Việt Nam biết rằng trong hiện nay dân tộc Việt Nam cũng như dân tộc nhiều nước nhược tiểu khác đang nỗ lực tranh đấu để thoát khỏi tình trạng bị các nước lớn khai thác và áp bức; nhưng đồng thời cũng ý thức rằng các vấn đề lớn của thế giới hiện nay chỉ còn có thể giải quyết được bằng nỗ lực chung của nhân loại. Ta phải liên hiệp với các nước cùng chung cảnh ngộ, ta bảo vệ bản thân đồng thời kêu gọi kẻ khác chấm dứt áp bức, bóc lột, bởi vì nếu chiến tranh kéo dài và lan rộng tiêu diệt toàn thể nhân loại. Các quốc gia trên thế giới phải nhận thức rằng đã đến lúc họ phải dung hợp và chung sống với nhau, bởi vì chủ nghĩa quốc gia cực đoan và quá khích đã trở thành nguy hiểm cho hòa bình thế giới.

Tìm Hiểu Tình Trạng

Về tình trạng con người trên trái đất, Phật tử nên tìm hiểu qua những bản báo cáo vô tư của các nhà khoa học và xã hội học, những hiểm họa trầm trọng đang đe dọa sự sống của con người. Những tài liệu này cần được phổ biến cho mọi người hay biết.

Lý Tưởng Quốc Gia Trong Lý Tưởng Thế Giới Ðại Ðồng

Chúng ta cần tìm hiểu đường lối phụng sự quốc gia như thế nào để có thể đặt lý tưởng quốc gia trong lý tưởng xây dựng thế giới đại đồng, cũng như ta đã đặt lý tưởng xây dựng con người trong lý tưởng xây dựng xã hội. Chúng ta phải chống lại chủ nghĩa quốc gia quá khích, phải chống lại chủ nghĩa đế quốc và tố cáo chủ nghĩa này bất cứ ở Âu hay ở Á, tư bản hay xã hội. Chúng ta hãy tìm cách liên kết với các nước bị áp bức, để chống lại một cách hữu hiệu những âm mưu khai thác của các đế quốc. Ta phải tìm mọi cách để khiến cho nhân dân các nước đế quốc thấy được đường lối vô nhân đạo của guồng máy kinh tế và chính trị của đất nước họ, cho họ thấy bằng kinh nghiệm, bằng phim ảnh, bằng tài liệu tình trạng bất công, nguy hiểm của thế giới hiện tại. Một số người ở các nước đế quốc đã giác ngộ, họ cần có sự hợp tác của chúng ta để làm một cuộc cách mạng trên đất nước họ, xô ngã hệ thống kinh tế đế quốc. Phải nói ra nhận xét và nguyện vọng của ta.

Hạn Chế Sinh Sản

Bằng những phương pháp khoa học và nhân đạo, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ gia đình, mỗi gia đình nên thực hành và khuyến khích thực hành phương pháp hạn chế sinh nở. Sinh nhiều con quá không những ta không đủ sức nuôi dạy đàng hoàng mà ta còn làm cho tình trạng dân số thế giới trở thành trầm trọng. Chúng ta không muối gửi con cái của chúng ta về một tương lai mù mịt không có lối thoát.

Bảo Vệ Trái Ðất

Dù vấn đề chưa cấp bách ở xứ ta, nhưng ta cũng nên bắt đầu áp dụng và cổ động mọi người chung quanh áp dụng những biện pháp chấm dứt sự làm ô nhiễm môi trường sinh hoạt trong xóm làng và khu phố. Nên giữ cho những con sông của ta trong và mát, nên cho ruộng đồng của ta thơm lành, khu phố của ta sạch sẽ. Rác rến đồ dơ cần phải chôn lấp. Chống đối kịch liệt sự dùng chất độc hóa học để khai quang.

Liên Ðới Trách Nhiệm

Phật tử lại càng mở rộng tầm mắt để thấy những vùng đói kém, khổ đau và bị áp bức trên thế giới. Như thế ta có thể tỏ bày tình liên đới, ủng hộ và công tác. Năm 1971, Phật tử Việt Nam đã quyên tiền và gửi tặng những người dân Bangladesh tỵ nạn tại Ấn Ðộ, gần tám triệu người sống trong cực khổ không khác gì các trại lánh cư Việt Nam vào năm 1968 và 1972. Số tiền tặng tuy chỉ có 300.000 đồng, và gửi qua trung gian tổ chức Gandhi Peace Foundation ở Ấn Ðộ, nhưng đã làm cho dân tỵ nạn Ðông Hồi cảm động. Tình liên đới đó rất quan trọng; khi Bangladesh thu hồi độc lập, họ đã tổ chức biểu tình ủng hộ hòa bình Việt Nam, và phổ biến tài liệu tranh đấu hòa bình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Chính là tinh thần liên đới này sẽ liên kết các nước bị áp bức để họ có thể tự bảo vệ họ và đóng góp vào hòa bình thế giới.

Giải Pháp Ðại Ðồng

Sau cùng, Phật tử nên nhận thức rằng, nếu hiện nay có nhiều vấn đề không thể giải quyết bằng những phương thức cục bộ thì ta phải tán đồng và tham dự vào việc thực hiện những giải pháp thế giới. Vấn đề thực phẩm cho thế giới, vấn đề nhân mãn, vấn đề nhiễm độc đất nước... chỉ có thể được giải quyết bằng sự cộng tác của toàn thể thế giới mà thôi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2015(Xem: 8739)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7454)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 14165)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8616)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8781)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30411)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
30/04/2015(Xem: 12836)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
30/04/2015(Xem: 8377)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
27/04/2015(Xem: 12030)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
27/04/2015(Xem: 7552)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]