Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Xây Dựng Quốc Gia

06/02/201108:30(Xem: 8844)
Chương 6: Xây Dựng Quốc Gia

ÐẠO PHẬT ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Cương lĩnh giáo lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện đại
Thích Huyền Quang và Thích Nhất Hạnh
Viện Hóa Ðạo xuất bản lần thứ nhất - 1973

Chương 6: Xây Dựng Quốc Gia

Việt Nam Trong Cộng Ðồng Nhân Loại

Quốc gia Việt Nam là đại gia đình Việt Nam, có giới hạn lãnh thổ, nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa riêng. Quốc gia Việt Nam phải tự chủ tự cường và độc lập thì con người Việt Nam mới phát triển được tự do. Nhưng quốc gia Việt Nam không thể tồn tại trong thế cô lập và khép kín. Việt Nam phải thiết lập quan hệ bình đẳng với các quốc gia khác, hợp tác với các quốc gia khác để tự xây dựng mình và góp phần xây dựng cộng đồng thế giới. Ðây cũng là một sự thực phù hợp với lý duyên sinh.

Nắm Lấy Vận Mệnh Tổ Quốc Mình

Mọi sinh hoạt kinh tế và văn hóa đều có liên hệ đến chính trị. Phật tử cần biết về chính trị và tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia, biết xử dụng quyền công dân và lá phiếu của mình để nắm lấy vận mệnh quốc gia. Tham dự vào đời sống chính trị không có nghĩa là “ra làm chính trị”, tranh ghế bộ trưởng, ứng cử dân biểu, lập đảng này đảng nọ. Tham dự vào đời sống chính trị có nghĩa là đừng bỏ phó mặc tất cả cho các nhà chính trị. Phải tìm hiểu họ, tìm hiểu đường lối và hành động của họ để ủng hộ, chỉ trích và kiểm soát họ. Có như vậy ta mới xây dựng được dân chủ, nếu không thì ta sẽ mãi mãi nuôi dưỡng những chế độ độc tài. Trong tình trạng người dân không biết chính trị, không ý thức được quyền công dân, lá phiếu có thể không có ý nghĩa gì hết. Nhưng nếu người dân đã biết thế nào là dân chủ, đã biết được mình muốn gì, thì lá phiếu trở thành quan trọng. Các nhà chính trị sẽ tìm hết cách ngọt bùi để nói xuôi tai chúng ta và để ta bỏ phiếu cho họ. Ta phải đòi hỏi gì, ta có thể tin ở ai, đâu là những lời đường mật, đâu là những lời thực sự ích quốc lợi dân, ta phải biết. Ta phải nắm lấy vận mệnh của chính ta, của chính quốc gia ta.

Dân Chủ Là Do Mình Xây Dựng

Dân chủ không phải là một món quà từ trên trời rơi xuống, dân chủ phải được xây dựng từ từ. Khi đất nước bị ngoại bang thống trị, cố nhiên ta không có quyền dân chủ; nhưng không phải là khi đất nước độc lập, thì tự nhiên dân chủ hiện ra như một phép lạ. Ta phải xây dựng nó thì ta mới xử dụng nó; như là muốn có một công viên ta phải xây dựng công viên. Làm thế nào để xây dựng dân chủ? Ta xây dựng dân chủ bằng sự học hỏi, xử dụng và tôn trọng các quyền dân chủ. Dân chủ là một thứ kỷ luật do chính ta đặt ra để phục vụ cho ta. Lấy một ví dụ nhỏ mà xét: ba chục người đứng chờ ô tô buýt cùng chen nhau lên xe một lần, người này đạp rách áo người kia, người kia chèn dẹp nón người nọ; làm bít cửa lên xuống, không ai lên mà cũng không ai xuống được, mất hết thì giờ mọi người. Dân chủ là nối một hàng chờ đợi, người đến trước đứng trước, người đến sau đứng sau. Khi xe buýt tới, đợi cho người trên xe xuống hết, người đứng đầu hàng mới bước lên. Quần chúng đi xe tự động làm như thế mà không cần có ai nhắc nhở tức là quần chúng biết hoạt động dân chủ. Dân chủ trong khi đi xe buýt, dân chủ khi vào tiệm chạp phô, dân chủ trong một buổi họp, dân chủ khi đi ngoài đường… bất cứ lúc nào ta cũng tôn trọng những thói quen tốt đẹp duy trì trật tự trong tinh thần bình đẳng và tự do. Vặn máy thu thanh nhỏ lại sau mười giờ đêm để đừng phiền rầy sự nghỉ ngơi của kẻ khác là dân chủ. Học tập và thực hành được dân chủ trong sinh hoạt thường nhật, thì ta cũng xử dụng thật sự được những quyền căn bản: Tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức nghiệp đoàn, tự do đi lại. Ta có thể xử dụng tất cả những quyền dân chủ căn bản ấy nếu ta biết tôn trọng những quyền ấy của kẻ khác. Trong thời Pháp thuộc, và cả ngay bây giờ nữa, có nhiều người dựa thế thực dân và quan liêu để ép uổng, đàn áp và thanh toán kẻ khác, hay là để làm lợi cho mình. Chúng ta nên chống lại điều đó, và nếu chính ta có quen biết người có thế lực, chúng ta cũng không nương vào đó để chạy chọt cho quyền lợi của chúng ta. Bởi vì nếu làm như thế ta vi phạm quyền dân chủ.

Không Nương Vào Ngoại Nhân

Phật tử không dựa vào những thế lực ngoại bang để giành giật và củng cố địa vị mình trong xã hội Việt Nam. Cái nạn cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ ấy, chúng ta chịu đã nhiều rồi. Người trong nước có chuyện gì cứ tự xử với nhau, đừng dựa vào các thế lực bên ngoài vào, dù trực tiếp hay gián tiếp, để nhằm củng cố địa vị mình. Có người Tây đến thì theo Tây, Nhật đến thì theo Nhật, Mỹ đến thì theo Mỹ, miễn là có địa vị sang giàu trong xã hội. Chúng ta hãy giáo dục con cháu chống đối và ghê tởm lối sống nhục nhã đó. Ngoại nhân còn đó thì những người kia còn phây phây, ngày mai ngoại nhân đi hết, liệu họ còn mặt mũi nào sống với đồng bào hay không?

Kinh Tế Ðộc Lập

Ngoại nhân có thể kiểm soát đất nước hoặc bằng quân sự hoặc bằng kinh tế. Chúng ta đừng vì lợi riêng mà đưa ngoại quốc vào kiểm soát đời sống kinh tế trong nước. Họ có vốn lớn, họ có kỷ luật hay. Nếu ta không khôn khéo, nếu ta nhắm cái lợi nhỏ trước mắt mà để họ dùng vốn lớn và kỹ thuật hay để nắm hết cơ sở kinh tế của quốc gia thì chúng ta chắc chắn sẽ bị họ kiểm soát.

Chính Trị Vượt Trên Ðảng Phái

Phật tử nên theo đảng phái và đường lối chính trị nào? Phật tử không có óc phe phái, không làm chính trị phe phái, và biết vượt lên trên phe phái để phụng sự đất nước. Phe phái được nhận định như những phương tiện thực hiện một đường lối chính trị, nhưng lắm khi các phe phái chống đối nhau thanh toán nhau chỉ vì quyền binh. Phật tử đứng ngoài phe phái, khuyến khích sự thi đua của các phe phái trong mục đích phụng sự dân tộc. Cái gì đúng và hay, chúng ta đều phải tán thành, dù là của phe này hay phe nọ, đó không có sự bóc lột, kỳ thị, bất công và quân phiệt. Ai làm được gì trong chiều hướng đó, ta đều khuyến khích. Ai đi ngược chiều hướng đó, ta đều chống đối.

Không Chờ Ðợi Không Phó Mặc

Nhiều người trong chúng ta cứ hay có thái độ phó mặc tất cả cho chính quyền, và khi chính quyền bất lực thì ta tỏ vẻ thất vọng… Chúng ta đừng nghĩ chính quyền là vạn năng muốn làm gì cũng được, bởi vì nghĩ như thế một mặt ta trở thành bất động. Nguyên tắc Phật giáo, như ta đã biết, là tự thắp đuốc lên mà đi. Chúng ta trong địa vị người dân, có thể làm được gì? Chúng ta trong hợp quần lại, nỗ lực xây dựng thôn xóm và khu phố ngay từ bây giờ, bắt đầu bằng những kiến thức và những phương tiện eo hẹp ta hiện có. Thấy được những phong trào bất bạo động nhằm thực hiện việc phá bỏ giai cấp, cải cách ruộng đất, tái phân lợi tức, phát triển kinh tế, bảo vệ tự do tín ngưỡng, bảo vệ tự do ngôn luận, ta phải tham dự và ủng hộ. Chỉ có cách mạng xã hội bất bạo động dựa trên tình thương và sự tự nguyện mới phù hợp với đạo Phật. Phật tử chống lại những hành động tàn sát, khủng bố thanh toán lẫn nhau, dù những hành động này mang danh cách mạng.

Lãnh Thổ Vẹn Toàn

Việt Nam là một nước lãnh thổ không thể chia cắt. Sự phân chia đất nước là niềm đau của mọi người công dân. Phật tử nên nỗ lực xây dựng kinh tế và dân chủ để một mai này tiến tới sự thống nhất lãnh thổ. Phật tử giáo dục con cái không phân biệt bắc trung nam, yêu tổ quốc Việt Nam và nhớ mãi mọi người dân nam trung bắc là người cùng một nước, phải đùm bọc che chở cho nhau. Mọi người dân đều hướng đến xây dựng một quốc gia độc lập, trung lập, không liên kết quân sự với bất cứ khối nào. Như vậy ta sẽ không còn bị kéo vào thế lực tranh chấp đổ máu.

Không Chấp Nhận Chiến Tranh Giữa Người Việt

Là Phật tử, là công dân Việt Nam, ta không thể chấp nhận chiến tranh giữa người Việt với người Việt, dù bất cứ với lý do nào. Bài học “gà một mẹ bôi mặt đá nhau” ta phải học thuộc, phải cho con cháu thuộc nằm lòng để đừng bao giờ lại tái diễn những vụ cốt nhục tương tàn nữa.

Ðạo Hòa Bình

Ðạo Phật là đạo hòa bình. Phật tử phải tranh đấu cho hòa bình, để bảo vệ hòa bình. Phật tử ủng hộ đường lối hòa giải những thế lực và quân sự Việt Nam, nỗ lực dung hợp các ý thức hệ và biết đặt sự sống và quyền sống đồng bào lên trên mọi tranh chấp ý thức hệ. Giáo lý đạo Phật với chủ trương từ bi và phá chấp không cho phép Phật tử nuôi dưỡng căm thù với người cùng một nước, không cho phép người cùng một nước giết nhau vì những ý thức hệ khác nhau, trái lại phải tìm hiểu và cảm thông với nhau trên nguyên tắc “kiến hòa đồng giải” và “ý hòa đồng duyệt” để đi đến sự dung hòa nhận thức và sống chung hòa bình.

Ðồng Bào Thiểu Số Là Anh Em Ruột Thịt

Ðối với đồng bào của các sắc tộc thiểu số, Phật tử không nên vì sự hiền lành hay chất phác của họ mà lợi dụng. Không được kỳ thị chủng tộc, phải đối xử với họ một cách hoàn toàn bình đẳng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2015(Xem: 7891)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7398)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16934)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9345)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10568)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9461)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23976)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6946)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9675)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7389)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]