Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Phước tuệ song tu

02/02/201108:57(Xem: 5872)
11. Phước tuệ song tu

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada 1999 - PL 2543

Phước tuệ song Tu

Trong đời sống này, chúng ta thường nghe, nói đến chữ "TU". Chẳng hạn như là: tu bổ tu sửa, tu chính tu chỉnh, tu tỉnh tu thân, tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh. Những từ ngữ đó, có nghĩa chung là: sửa chữa sửa đổi, rèn luyện trau giồi, cho được mới hơn, cho tốt đẹp hơn, cho đúng đắn hơn, cho chính xác hơn, cả hai phương diện, vật chất tinh thần.

Còn như nói về, phương diện tín ngưỡng, từ ngữ đi tu, thường có nghĩa là: rời bỏ đời sống, tại nơi thế gian, sống đời tu sĩ, trong các tự viện, hay là tu viện, thanh tịnh trang nghiêm, hoặc đến những nơi, núi rừng vắng vẻ.

Phạm vi bài này, chỉ đề cập đến, công phu tu tập, có thể áp dụng, giáo lý đạo Phật, cho người tại gia, để tạo an lạc, hạnh phúc hiện tiền, ngay trên đời này. Ở trong đạo Phật, chúng ta thường bàn, đến các vấn đề: "tu phước tu tuệ".

Tu phước là gì? Tu tuệ là gì? Giá trị tu phước, giá trị tu tuệ, khác như thế nào? Làm sao có thể, áp dụng vào trong, đời sống hằng ngày, của người tại gia, phát tâm tu tập, tu tâm dưỡng tánh?

* * *

Trước hết là việc, chúng ta cần biết, đạo Phật xưa nay, có những nghi lễ, hình thức cúng kiến, của một tôn giáo, dành cho đại chúng, đa số tín đồ, những người chưa thấu, giáo lý thâm sâu, của Đức Thế Tôn.

Chẳng hạn như là: cúng kiến lễ lạy, chuông trống khánh mõ, cầu an cầu siêu, cầu phước lộc thọ, cầu nguyện hòa bình, cầu cho chúng sanh, vạn dân bá tánh, an lạc hạnh phúc. Những hình thức này, rất là cần thiết, có thể giúp cho, những người sơ cơ, tin theo đạo Phật, bởi do ông bà, cha mẹ tin Phật, thỉnh thoảng đến chùa, vào các dịp lễ, lớn nhỏ hằng năm, hái lộc đầu xuân, dịp tết nguyên đán, hoặc vào các dịp, quan hôn tang tế, nhưng không hiểu gì, giáo lý đạo Phật.

Hoặc gặp những lúc, phong ba bão tố, dồn dập trong đời, tâm thần điên đảo, đời sống chao động, con người cần có, cảnh chùa thanh tịnh, để được tĩnh tâm, cần có buổi lễ, cầu an cầu phước, để tạm an tâm, cần có những người, thiện hữu tri thức, hết lòng an ủi, giảng giải nghĩa lý, đem lại chánh kiến, giúp đỡ người đó, thoát khỏi những cảnh, khổ đau như vậy.

Từ các dịp đó, con người đến chùa, sinh hoạt thường xuyên, và hiểu được rằng: bởi vì kém phước, thiếu phước ít phước, hết phước không phước, thường gọi "vô phước", cho nên cuộc đời, chịu nhiều thăng trầm, cuộc sống gặp nhiều, khó khăn bất trắc, khốn khổ đau thương, hoạn nạn điêu đứng, người thương không có, kẻ ghét thì đông. Do đó con người, phát tâm "tu phước", tạo thêm phước báu, để cho cuộc đời, vơi bớt phiền não, giảm thiểu khổ đau.

Phước báu là do, chính chúng ta tạo, chứ không phải do, thượng đế ban cho, hay do cầu nguyện. Người nào tích phước, từ trước đến nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an, ít gặp sóng gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ.

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy, thí dụ như sau: Nếu người phải bị, nuốt một nắm muối, thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nhưng nếu đem bỏ, nắm muối đó vào, một tô nước nhỏ, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu bỏ nắm muối, vào hồ nước lớn, rồi mới uống vào, thì chuyện sẽ không, thành vấn đề nữa.

Nắm muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, có thể giúp đỡ, con người vượt qua, khổ đau mà thôi.

Đó mới thực là: chí công vô tư.

Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu.

Cầu nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Tại sao như vậy? Bởi vì thực ra, chính vị giáo chủ, giáo phẩm chức sắc, giáo quyền cao cấp, cũng phải trả nghiệp, đã tạo trước kia, nhiều đời nhiều kiếp, ngay trong kiếp này, cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ nạn, ám sát giết hại, một cách thê thảm, không ai thay được!

Trong khi xảy ra, tai nạn xe hơi, xe lửa tàu thủy, hay là phi cơ, có người nằm mơ, cầu nguyện đức Mẹ, hằng đi cứu giúp, có người cầu nguyện, đức Quán Thế Âm, cứu khổ cứu nạn. Nếu như hai người, cùng thoát tai nạn, thực sự vị nào, đã cứu giúp họ? Còn nếu hai người, cùng bị thảm tử, thì cả hai vị, đều bỏ rơi họ? Có phải vậy chăng?

Thực ra không phải! Không có vị nào, cứu họ giúp họ, theo lời cầu nguyện.

Chỉ có phước báo, của chính cá nhân, đã cứu chính họ!

Người có phước báo, nhiều hơn một chút, thì được thoát nạn, một cách an ổn. Người có phước báo, ít hơn một chút, thì được thoát nạn, một chút xây xát. Những người vô phước, không còn phước báo, thường gọi tới số, thì đã mạng vong.

Chí công vô tư, là luật nhân quả.

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

Chỉ có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo.

Nếu như chúng ta, phát tâm tu phước, tạo thêm phước báu, chúng ta thường làm, tất cả việc thiện, cứu người giúp đời, thường được gọi là: những việc "phước thiện". Chẳng hạn như là: bố thí cúng dường, hùn phước cất chùa, tạo tượng đúc chuông, ấn tống kinh sách, đi chùa lễ Phật, vào chùa công quả, tham gia hoạt động, từ thiện xã hội, cứu trợ nạn nhân, thiên tai bão lụt, giúp đỡ người nghèo, bần cùng khốn khổ.

Tuy nhiên cũng có, những người tu phước, thường hay mong cầu, phước báu trở lại, với bản thân mình, với gia đình mình, qua các dạng như: thới hên may mắn, tai qua nạn khỏi, giàu sang hạnh phúc, ăn nên làm ra, cửa nhà êm ấm, con cái thành tài, buôn may bán đắt. Như vậy nghĩa là: mặc dù tu phước, người rất hiền lương, ăn hiền ở lành, việc ác không làm, chỉ làm việc thiện, nhưng mà tâm niệm, của người tu phước, chưa được quảng đại, còn hay vị kỷ, hơn là vị tha, chưa được thanh tịnh.

Do đó cho nên, phước báu có được, rất là hạn chế, theo như tâm lượng, hạn hẹp của mình. Khi không như ý, những người tu phước, thường hay nổi giận, bực bội bất an, tâm trạng hoang mang, làm cho nhiều người, mất dần tín tâm, bỏ theo ngoại đạo.

* * *

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

"Nhược Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Bồ Tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng".

Nghĩa là: nếu như chúng ta, không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, và không chấp sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mà thực hành hạnh bố thí, thì phước đức không thể nghĩ, không thể lường được.

Nếu người tu phước, làm việc phước thiện, mà không vụ lợi, không tâm phân biệt, kỳ thị thân sơ, xuất xứ sang hèn, nam nữ sắc tộc, không mong cầu lộc, hay được báo đáp, không hề trông chờ, đền ơn đáp nghĩa, không hề thấy mình, là người làm phước, không thấy người khác, thọ nhận ơn phước, nếu làm như vậy, tạo được phước báu, vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.

Tại sao như vậy? Bởi vì tâm lượng, của người tu phước, ngay lúc bấy giờ, trở nên quảng đại, vô cùng vô tận, cho nên phước báu, trở nên to lớn, vô lượng vô biên, tương ứng rõ ràng. Trong lúc thực hiện, hành động tạo phước, lời nói tạo phước, ý nghĩ tạo phước, không hề nghĩ rằng: mình đang làm phước.

Giúp đỡ người khác, chỉ vì tình thương, từ bi bác ái, lòng tốt tự nhiên, tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó chính thực là: hành động tạo phước, cao thượng hạng nhứt, đem lại "phước báu", vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.

Chúng ta nên biết: chúng ta có phước, nếu như chúng ta, đầy đủ sức khỏe, lục căn hoàn bị, tay chân lành lặn, đi đứng tự nhiên, mắt mũi tinh tường, trí óc minh mẫn, sống trong hạnh phúc, gia đạo bình an, trên thuận dưới hòa, thuận vợ thuận chồng, con cháu ngoan ngoãn, hiền lành dễ dạy, cuộc sống bình yên, ít gặp sóng gió, ít có trắc trở, tai qua nạn khỏi, mọi việc suôn sẻ, mọi sự hanh thông, gặp được thầy lành, gặp được bạn tốt.

Phước báu hơn nữa, nếu như chúng ta, gặp được chánh pháp, ngộ được chánh đạo, giác ngộ giải thoát, không còn trầm luân, sanh tử luân hồi.

Người trí thực hành, hạnh nguyện bố thí, chẳng cầu báo ân, chẳng cầu lợi mình, chẳng vì giúp đỡ, cho kẻ bỏn sẻn, chẳng vì quả báo, sanh cõi nhơn thiên, giàu sang sung sướng, hưởng thụ dục lạc, chẳng vì danh tiếng, đồn đãi khắp nơi, chẳng vì có của, dư dùng không xài, chẳng vì bắt chước, làm theo người khác.

Người trí thực hành, hạnh nguyện bố thí, chỉ vì từ tâm, giúp người cần đến, khiến người an vui, qua cơn khốn khó, bớt cơn phiền não, khiến cho người khác, sanh tâm bố thí, nhứt tâm hồi hướng, công đức phước đức, cho khắp muôn loài, pháp giới chúng sanh. Làm được như vậy, trí tuệ khai mở, tâm niệm hòa bình, chúng sanh an lạc, mọi người hạnh phúc.

Người thích bố thí, chẳng thích tu tuệ, sanh ra giàu có, nhưng tâm trí kém. Người thích tu tuệ, chẳng thích bố thí, sanh ra thông thái, nhưng nghèo xác xơ. Tuy nhiên rõ ràng, trong khi tu phước, nếu chúng ta làm, với tâm chính trực, bất tùy phân biệt, kết quả đồng thời, cũng có nghĩa là: chúng ta tu tuệ.

Chẳng hạn như là: chúng ta thực hành, hạnh nguyện bố thí, với tâm đại từ, tâm bất vụ lợi, chúng ta được phước, đồng thời kết quả, tâm tham bỏn sẻn, dần dần giảm bớt, thiểu dục tri túc, biết đủ bớt tham, không còn phạm giới, không còn tạo nghiệp, tâm trí ổn định, dần dần thanh tịnh, trí tuệ phát sanh.

Như vậy nghĩa là: thực tâm tu tập, tu phước tu tuệ, đồng thời kết quả. Nếu như chúng ta, tu tập tinh tấn, sẽ nhận thấy rằng: trong phước có tuệ, trong tuệ có phước. Phước báu giúp ta, bớt gặp chướng ngại, trên đường tu tập. Trí tuệ giúp ta, tu tiến nhanh thêm, chóng đến bến bờ, giác ngộ giải thoát, lai đáo bỉ ngạn.

Tu tập nghĩa là: áp dụng giáo lý, ngay trong cuộc sống, luôn luôn nhớ nghĩ, sửa đổi tâm tánh, của chính bản thân, ngày một an hơn, ngày một vui hơn, cho đến một ngày, giác ngộ giải thoát.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

Hãy tự thắp đuốc, tự mình bước đi.

Thắp sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp.

Trí tuệ bát nhã, giúp đỡ chúng ta, thoát khỏi phiền não, giảm thiểu khổ đau, không ngoài giáo pháp, của Đức Thế Tôn. Do đó chúng ta, phát tâm tu tập, nên học giáo lý, mở mang trí tuệ, mới tỏ chánh đạo, mới có chánh kiến, mới đặng chánh tín, tâm được thanh tịnh, tránh được tà đạo, tránh cảnh tu mù, lọt hầm sụp hố, từ bỏ tâm ma, đạt được giác ngộ, thấu rõ chân lý, giải thoát khổ đau, sống trong cảnh giới, niết bàn hiện tại, ngay trong cuộc sống, hằng ngày của mình. Đó mới chính là: tu tuệ thực sự.

* *

Ở trong cuộc sống, thế gian hằng ngày, có nhiều cơ hội, có rất nhiều cách, có nhiều phương pháp, để cho con người, làm phước tạo phước, kiếm phước tích phước. Dù đó là phước: hữu lậu vô lậu, đều có công năng, giúp cho con người, có được cuộc sống, bình yên an ổn, ít đau khổ hơn, bớt đi phiền não, để tiến tới chỗ, giải thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi.

Phước báu hữu lậu, do những việc làm, tạo sự an vui, thoải mái yên bình, ích lợi cho người, gặp lúc khó khăn, về mặt vật chất, hay về tinh thần. Phước báu hữu lậu, còn có công năng, đem lại may mắn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ, hễ chịu làm phước, oan trái bớt đi, nghiệp báo giảm thiểu. Người nào làm phước, với lòng ước mong, hưởng phước về sau, đó được gọi là: phước báu hữu lậu, vẫn còn trong vòng, sanh tử luân hồi.

Phước báu vô lậu, do những việc làm, lời nói ý nghĩ, ích lợi cho người, nhưng đồng thời cũng, giúp chuyển hóa được, con người chính mình, thí dụ như là: bố thí cúng dường, tụng kinh niệm Phật, tư duy thiền quán, nghiên tầm kinh điển, tu tâm dưỡng tánh. Người nào làm phước, với bốn tâm lớn: từ bi hỷ xả, tứ vô lượng tâm, lòng không cầu mong, hưởng phước về sau, chỉ chuyên cố gắng, tu tập tinh tấn, tiến dần đến chỗ: giác ngộ giải thoát, là phước vô lậu, vượt thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi.

Phước báu hữu lậu, như tiền tiết kiệm, có khả năng giúp, con người giàu sang, sung sướng tấm thân, bình yên may mắn. Hưởng phước báo này, có ngày cũng cạn, cũng dứt cũng hết. Khi đó là lúc, con người sẽ phải, đền trả nghiệp báo, đã tạo trước kia, trong lúc giàu sang, quyền uy thế lực, tạo nhiều nghiệp ác, quên mất việc thiện, tu nhơn tích đức.

Chúng ta từng thấy, các vị quyền uy, ông vua bà chúa, hoàng hậu thái phi, hoàng tử công nương, tổng thống thủ tướng, bộ trưởng toàn quyền, các nhà giàu có, trưởng giả cao sang, danh vang tột đỉnh, thế lực quyền quí, lãnh tụ chính trị, lãnh tụ tôn giáo, khi hưởng hết phần, phước báo hữu lậu, họ phải chịu nhiều, tai nạn khổ ách, tán gia bại sản, thân bại danh liệt, thậm chí có thể, mất mạng thê thảm, không ai thay được, ở nơi hoàng cung, hay trên xa lộ, hoặc dưới biển sâu, hay trên núi tuyết!

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

"Con người khi nào, đang hưởng phước báo, cũng như mũi tên, bắn lên không trung. Mũi tên bay lên, rất nhanh rất mạnh, cũng như con người, gặp được mọi sự, may mắn tốt đẹp.

Đến khi phước hết, con người bắt đầu, đền trả nghiệp báo, ví cũng như là, mũi tên hết trớn, thì rơi xuống đất, cũng nhanh như vậy".

Đó chính là nghĩa: phước báu hữu lậu.

Bởi vậy cho nên, ở trong kinh sách, Đức Phật có dạy: chúng ta làm phước, đừng có mong cầu, hưởng phước về sau, mà nên phát nguyện: đời đời kiếp kiếp, đầy đủ phước duyên, gặp được chánh pháp, gặp được thầy lành, gặp được bạn tốt, giúp đỡ trợ duyên, tu tâm dưỡng tánh, cho đến cái ngày: giác ngộ giải thoát.

Đó chính là nghĩa: phước báu vô lậu.

* * *

Tóm lại nên biết, trong khi tu phước, đồng thời tu tuệ, mỗi ngày một tiến, nhứt định không lùi, con người cảm nhận, an lạc hạnh phúc, ở trong tầm tay, ngay trong hiện đời, đi đứng nằm ngồi, sinh hoạt hằng ngày, không tìm đâu xa, không đợi kiếp sau, vãng sanh cực lạc, hoặc lên thiên đàng.

Tu tập nghĩa là: áp dụng giáo lý, vào trong cuộc sống, hằng ngày của mình, giữ thân khẩu ý, luôn luôn thanh tịnh. Ngay trong cuộc sống, nếu như chúng ta, sinh hoạt bình thường, đi đứng nằm ngồi, tất cả hành động, lời nói ý nghĩ, đều thể hiện được, tứ vô lượng tâm: từ bi hỷ xả, tâm không phiền não, an nhiên tự tại, an vui tu tập, sống trong chánh niệm: niệm Phật niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm, tức là chúng ta, đạt được phước báu, trí tuệ viên mãn.

Tu đúng như vậy, chúng ta đạt tới, niết bàn giải thoát, không còn trầm luân, sanh tử luân hồi. Tam bảo thường trụ, phước tuệ lưỡng toàn. Kinh sách có câu:

"Phước Tuệ lưỡng toàn, thì phương tác Phật".

Nghĩa là chúng ta, muốn được làm Phật, an nhiên tự tại, thì phải tu phước, tu tuệ song song, đều đặn như nhau. Ví như con chim, phải đủ hai cánh, mới có thể bay. Chư Phật là bậc "PHƯỚC TRÍ NHỊ NGHIÊM", phước báu trí tuệ, thảy đều trang nghiêm, chính nghĩa như vậy.

Chư Tăng thường được, mọi người xưng tán, là bậc "TÔN TÚC", nghĩa là các ngài, là bậc tu hành, đáng tôn đáng kính, bởi vì đầy đủ: phước báu trí tuệ, PHƯỚC TUỆ song tu.











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2015(Xem: 7896)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7407)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16945)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9353)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10574)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9466)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23979)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6954)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9687)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7395)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]