Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Luật Nhân quả

02/02/201108:57(Xem: 6043)
09. Luật Nhân quả

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada 1999 - PL 2543

Luật Nhân quả
Và các vấn đề tái sinh, số mệnh, cầu an, cầu siêu

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là:

1) Luật nhân quả là một lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó. Vậy, luật nhân quả là gì? Luật nhân quả có phải do Đức Phật chế ra, như một số quốc gia đặt ra luật đi đường chăng?

2) Nếu có luân hồi thì khi chết rồi một người chỉ tái sanh một người thôi, tại sao thế giới này ngày xưa thì ít mà nhân loại mỗi ngày thêm đông?

3) Người và thú hoàn toàn khác nhau, làm sao sau khi chết người có thể tái sanh thành thú và thú có thể thành người?

4) Theo luật nhân quả thì ai làm nấy chịu. Tại sao có những việc cha làm con bị ảnh hưởng, hoặc con làm mà cha bị liên can?

5) Nếu "nhân nào quả nấy", tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp lắm tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được an lành và nhiều may mắn?

6) Nếu "nhân nào quả nấy" thì chùa làm lễ cầu an, cầu siêu có đúng với luật nhân quả không?

7) Luật nhân quả và thuyết định mệnh giống nhau hay có gì khác biệt?

* * *

Câu hỏi 1: Luật nhân quả là một lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó. Vậy, luật nhân quả là gì? Luật nhân quả có phải do Đức Phật chế ra, như một số quốc gia đặt ra luật đi đường chăng?

1) Luật nhân quả thực ra có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông, thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong sáu nẽo, thấy được vô lượng kiếp quá khứ, như người đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có đông người qua lại. Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo. Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.

Trong khi các quốc gia đặt ra luật đi đường chỉ để áp dụng trong phạm vi quốc gia của mình, trong thời hiện tại mà thôi. Về sau, luật đi đường đó có thể sửa đổi, tu chính cho thích hợp với sự tiến hóa của xã hội. Quốc gia khác có thể không áp dụng cùng luật đi đường như vậy, đôi khi còn ngược hẳn lại.

* *

Câu hỏi 2: Nếu có luân hồi thì khi chết rồi một người chỉ tái sanh một người thôi, tại sao thế giới này ngày xưa thì ít mà nhân loại mỗi ngày thêm đông?

2) Thuyết luân hồi tái sanh ảnh hưởng cho tất cả mọi loài chúng sanh trong sáu cõi: thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, và trong tam thiên đại thiên thế giới, chứ không phải chỉ áp dụng cho loài người ở trên quả địa cầu này mà thôi. Do đó, chúng sanh ở cõi này, thế giới này có thể tái sanh sang cõi khác và thế giới khác, cho nên số chúng sanh lên xuống, hay thay đổi ở các cõi là vì vậy.

* *

Câu hỏi 3: Người và thú hoàn toàn khác nhau, làm sao sau khi chết người có thể tái sanh thành thú và thú có thể thành người?

3) Người và thú hoàn toàn khác nhau về hình tướng, về nghiệp thức, qua cái nhìn của thế gian, nhưng qua con mắt trí tuệ của đạo Phật, người hay thú cũng đều có thân tứ đại bao gồm đất, nước, gió, lửa như nhau, và nhất là đều có Phật Tánh, có tâm thức. Sau khi hưởng hết phước báo, lại tạo tội tạo nghiệp, tức là tạo nghiệp nhân chẳng lành, con người lãnh nghiệp quả chẳng lành tương ứng, bị đọa vào ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Hoặc sau khi đền trả hết nghiệp báo ba đường khổ, con người được trở về các cảnh giới thiên, nhơn, a tu la.

Sự tái sanh theo luật nhân quả qua lại trong sáu cõi luân hồi như vậy, trong kinh sách gọi là: trầm luân sanh tử. Tu tập theo đạo Phật có mục đích cứu kính là giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi nói trên.

* *

Câu hỏi 4: Theo luật nhân quả thì ai làm nấy chịu. Tại sao có những việc cha làm con bị ảnh hưởng, hoặc con làm mà cha bị liên can?

4) Đúng là theo luật nhân quả, ai làm nấy hưởng, ai làm nấy chịu. Đó chính là sự công bằng tuyệt đối, gọi là biệt nghiệp, tức là nghiệp riêng của từng người. Nghiệp có ba thứ: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thí dụ như: nhảy cao thì bị gảy cẳng, nói bậy thì bị chúng chửi, nghĩ bậy thì bị nhức đầu, đó gọi là biệt nghiệp. Thí dụ như: ở hiền thì gặp lành, nói hiền thì người thương, nghĩ tốt thì bình yên.

Khi người cha gặp nạn, thì không những người con bị ảnh hưởng, mà cả gia đình đều chịu khổ sở chung, đó gọi là cộng nghiệp, tức là nghiệp chung của một số người có liên hệ với nhau về huyết thống, về sắc tộc, về nghề nghiệp, về địa phương. Còn người con làm mà người cha bị liên can cũng chính là cộng nghiệp, hoặc theo luật pháp, người cha không biết dạy dỗ người con vị thành niên, khi người con làm chuyện phạm pháp thì người cha phải chịu trách nhiệm liên đới.

Đây là nói về đời sống hiện tại. Nếu bàn về nhân quả nghiệp báo ba đời thì người này có thể thiếu nợ người kia, người kia sanh lên làm con trong đời này, tiêu pha hưởng thụ cho đủ số nợ rồi đi, có khi phá tan sản nghiệp của cha mẹ nữa!

* *

Câu hỏi 5: Nếu "nhân nào quả nấy", tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp lắm tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được an lành và nhiều may mắn?

5) Thường thường, chúng ta thấy gieo nhân nào thì gặt quả nấy, một cách nhãn tiền. Thí dụ như: sinh sự thì sự sinh, gieo gió thì gặt bão, ở hiền thì gặp lành, làm thiện thì hưởng phước. Gieo hột cam ngọt thì gặt quả cam ngọt, gieo hột chanh chua thì gặt quả chanh chua.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc: Tại sao có người ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, thường xuyên đi chùa, hay đi nhà thờ, không làm việc gì bất nhơn thất đức, nhưng cứ bị nạn, bệnh hoạnliên miên, họa vô đơn chí, xui xẻo dồn dập? Trái lại, có rất nhiều người, điêu ngoa hung tợn, lừa thầy phản bạn, làm đủ mọi chuyện tồi tệ, ném đá giấu tay, không chừa bất cứ thủ đoạn, phương tiện gian manh nào, nhằm đoạt cho bằng được mục đích vị kỷ của họ, tại sao họ vẫn cứ nhởn nhơ phây phây, bình yên vô sự, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, tậu nhà sắm xe?

Luật nhân quả giải thích được các việc đó trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Có những nguyên nhân được tạo ra trong quá khứ, kết quả hay hậu quả nhận được trong hiện tại. Có những nguyên nhân được tạo ra trong hiện tại, kết quả hay hậu quả nhận được trong vị lai.

Người hiền lành đang gieo nhân lành trong hiện tại, kết quả tốt chưa kịp đến thì hiện nay phải đền trả quả báo xấu do nghiệp nhân xấu đã gây tạo trong quá khứ. Khi quả báo xấu hết rồi, vận xui qua rồi, con người bắt đầu gặp may mắn, gặp vận hên, gặp số đỏ, gặp quới nhơn, ăn nên làm ra, tiền vô như nước, vạn sự hanh thông. Do đó, sách có câu: "Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai", chính nghĩa như vậy.

Những người hiện đời đang gieo nhân ác, tạo tội tạo nghiệp, hậu quả xấu chưa kịp trổ, nhưng hiện tại đang thụ hưởng phước báo lành do nghiệp nhân tốt đã gieo trong quá khứ. Khi hưởng hết phước báo rồi, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo, tai nạn triền miên, tán gia bại sản, lâm bệnh ngặt nghèo, hay chết thê thảm. Các vị quốc vương, hay tổng thống bị đảo chánh và ám sát, các tay tài phiệt bị phá sản phải tự tử, các hoàng gia, công nương, công tử bị bất đắc kỳ tử trên xa lộ, dưới biển sâu, hay trên núi tuyết, cho thấy rằng luật nhân quả không chừa bất cứ ai, không có ngoại lệ, không hề sai chạy!

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

Dục tri tiền thế nhân, đương kim thọ giả thị.

Yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.

Nghĩa là:

Muốn biết kiếp trước mình đã gieo nhân gì,

hãy nhìn việc mình thọ nhận hiện tại.

Muốn biết kiếp sau mình sẽ nhận quả nào,

hãy nhìn việc mình đang làm hiện tại.

Nếu hôm nay mình dốt nát nghèo nàn khốn khổ, gặp tai nạn liên miên, thậm chí chết người, thì đó là quả của cái nhân tạo ác nghiệp và không biết làm việc phước thiện trước đây. Nếu hôm nay mình thông minh, đủ ăn đủ mặc, thì đó là quả của cái nhân tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức trước đây, nhiều đời và đời này. Hôm nay mình được bình an là quả của cái nhân mình không tạo sự bất an cho kẻ khác, dù đó là kẻ thù. Hôm nay mình được hạnh phúc là quả của cái nhân mình không phá hoại hạnh phúc kẻ khác, dù đó là kẻ thù.

Tùy theo "cái nhân" là hạt giống loại nào, sau khi được gieo xuống đất, phải chờ đủ "thời tiết nhân duyên", mới gặt hái "cái quả" của nó, có khi sớm, cũng có khi muộn. Cũng có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể đem bán đi, mua quả cam ngọt. Đó là trường hợp chúng ta đã "lỡ" gieo nhân xấu, nhưng nhờ thiện hữu tri thức nhắc nhở, chúng ta biết phục thiện, quay trở về chánh đạo, chuyển ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh, chúng ta có thể gặt "quả tốt", hay ít ra cũng giảm bớt được "quả xấu".

Tức là chuyện khó hóa dễ, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Cũng ví như gieo nhân biết tiết kiệm, con người có thể gặt quả giàu có, hay giảm bớt được nợ xưa đó vậy.

* *

Câu hỏi 6: Nếu "nhân nào quả nấy" thì chùa làm lễ cầu an, cầu siêu có đúng với luật nhân quả không?

6) Ngoài các tính chất triết học, tín ngưỡng, đạo đức, luân lý, tâm lý, duy thức, Phật giáo cũng là một tôn giáo. Cho nên Phật giáo cũng có những nghi thức, nghi lễ để truyền bá chánh pháp một cách rộng rãi trong mọi tầng lớp dân gian.

Dân chúng đông đảo có nhiều căn cơ trình độ khác nhau. Chư Tổ sư nhận biết điều đó, nên đặt ra rất nhiều nghi thức, nghi lễ, như là: cầu an, cầu siêu, sám hối, thích hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp của mọi người trong dân chúng. Chẳng hạn như là: trong gia đình có một người lâm trọng bệnh, ngoài việc cố gắng chữa trị theo y học đông hay tây, thân nhân cần có thêm niềm tin vững mạnh, để giúp đỡ người bệnh lên tinh thần, bệnh tình chóng khỏi. Thân nhân bèn đến chùa mong được quí sư làm lễ cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho người bệnh chóng bình phục, tai qua nạn khỏi. Do đó nhà chùa có lễ cầu an để giúp đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối, để đuợc an tâm phần nào trong lúc điều trị cơn bệnh.

Nếu chẳng may, trong gia quyến có người qua đời, thân nhân xót thương đau khổ, tìm đến chùa để mong được quí sư làm lễ cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho người mãn phần được vãng sanh về cõi an lành, về cõi tịnh độ. Do đó nhà chùa có lễ cầu siêu để giúp đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối, để được an tâm phần nào trong lúc lo lắng hậu sự cho thân nhân của mình.

Nhân các cơ hội đó, quí sư đem chánh pháp giảng giải cho dân chúng được thấu rõ về lý nhân quả, về sự vô thường trên thế gian, nâng cao trình độ hiểu biết chánh pháp cho những người hữu duyên. Nhờ nhân lành này, dân chúng được khai ngộ, có được chánh kiến, đó là cái thấy biết như thật, trở về qui y Tam Bảo, phát nguyện tu tâm dưỡng tánh, hưởng được quả lành sau đó, được an lạc và hạnh phúc, được giác ngộ và giải thoát, nhờ công phu tu tập của chính bản thân.

Tuy nhiên, nhiều khi có những người ngoại đạo, ngoại đạo nghĩa là: ngoài tâm cầu đạo, khoác màu áo của tu sĩ Phật giáo, nhưng không có Phật Pháp, chuyên làm nghề thợ tụng, lợi dụng kinh kệ, lợi dụng lòng mê tín, lợi dụng sự đau khổ trong hoàn cảnh bối rối của người khác, để kiếm lợi dưỡng mưu sinh, như vậy chẳng ích lợi gì cho chánh pháp, chẳng ích lợi gì cho dân chúng. Tệ nạn này thực đáng nên bài trừ!

Tóm lại, các buổi lễ cầu an, cầu siêu trong chùa hoàn toàn đúng với chánh pháp, áp dụng luật nhân quả một cách khéo léo, đã được chư vị Tổ sư từ bi đặt ra để hướng dẫn dân chúng bước vào ngưỡng cửa từ bi của nhà Phật, trong khi và sau khi gặp hoàn cảnh khổ đau trong đời sống hằng ngày, nhằm truyền bá rộng rãi chánh pháp vào trong dân gian, đem lại sự bình an trong tâm hồn của mọi người đang sống trên thế gian đầy dầy sự bất trắc này.

***

Câu hỏi 7: Luật nhân quả và thuyết định mệnh giống nhau hay có gì khác biệt?

7) Thuyết định mệnh chủ trương con người có một linh hồn cố định và một số mệnh, hay số mạng, đã được định sẵn, đã được an bài, đã được quyết định, đã được xếp đặt, do một đ?ng tối cao, gọi là thượng đế hay tạo hóa hay bất cứ tên gọi gì khác, và con người phải chịu chấp nhận cái định mạng, định mệnh sắp sẵn này, không phương né tránh, không có cách gì thay đổi, tất cả mọi cố gắng hay nỗ lực của con người đều vô ích, vô dụng! Nếu thuyết định mệnh là đúng sự thực thì con người trở thành tiêu cực, thụ động, yếu hèn, yên phận, yếm thế, vô trách nhiệm, việc làm nào, thiện cũng như bất thiện, cũng cho là do ý muốn của thượng đế, và lắm khi trở nên hung dữ, bạo tàn, bất nhân, để chống lại định mệnh đen tối, bất công, do tạo hóa áp đặt, an bài, định sẵn, do đó con người tạo tội tạo nghiệp, và làm cho bản thân và xã hội thêm đau khổ.

Đạo Phật dạy rằng: chúng sanh chỉ có "tâm thức" luôn luôn thay đổi, mang theo "nghiệp báo" từ nhiều kiếp trước. Do dòng nghiệp lực chi phối, dẫn dắt, trói buộc, lôi cuốn, tâm thức luân hồi sanh ra trên nhân gian này làm con người. Nhưng do nghiệp báo khác nhau, cho nên hình tướng mỗi người khác nhau: đẹp xấu, mạnh yếu, nam nữ, khôn ngu, lớn nhỏ, giàu nghèo, sang hèn, thậm chí anh chị em trong gia đình cũng khác nhau.

Nếu có ý chí mạnh mẽ, thấu rõ luật nhân quả, thấu hiểu được chân lý, con người có thể vượt thoát được dòng nghiệp lực này, chuyển hóa được nghiệp báo này.

Trong kinh sách gọi đó là: giác ngộ và giải thoát.

Chẳng hạn như là: con người thường bị tam nghiệp thân khẩu ý sai khiến, lôi cuốn cho nên gây ra không biết bao nhiêu là sự đau khổ trên thế gian này cho chính mình và cho những người chung quanh. Con người do lòng tham lam đi cướp của giết người, sang đoạt tài sản, giựt hụi quịt nợ, lập mưu toan tính kế gian, thưa gửi kiện tụng người khác để đòi tiền bồi thường bạc triệu. Con người do lòng sân hận đi trả thù kẻ hãm hại mình bằng các thủ đoạn tàn nhẫn hơn, chửi mắng rủa xả người khác bằng những lời nói cay độc hơn. Con người do lòng si mê đi tạo tội tạo nghiệp, gây thù chuốc oán, tạo ra biết bao điều đau khổ cho người khác.

Nếu con người hiểu rõ, tin sâu luật nhân quả, cộng thêm ý chí giác ngộ mạnh mẽ, con người có thể dừng nghiệp và chuyển nghiệp, tức là con người có thể chấm dứt dòng nghiệp lực, chuyển đổi số mệnh, chuyển hóa cuộc đời khổ đau của mình, tu tập các nghiệp lành, tức nhiên sẽ gặt các quả báo lành. Do nghiệp lực quá khứ, con người sanh ra trên cõi đời này là không thay đổi được, gọi là định nghiệp, chỉ có điểm này giống với thuyết định mệnh mà thôi. Nhưng sau khi sanh ra trên cõi đời này, mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên từ trước, đó là nghiệp báo, chứ không phải là số mệnh định sẵn hay định mệnh.

Luật nhân quả, nhân duyên, hay thuyết nghiệp báo, thúc đẩy con người luôn luôn sống trong đạo đức, nâng cao giá trị, nhân phẩm của con người, tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm ý trong sạch, nếu được hiểu sâu rộng, tường tận và đem thực hành, áp dụng vào đời sống hằng ngày, chắc chắn sẽ đem lại bao nhiêu điều tốt đẹp cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Trong sách có câu: "Đức năng thắng số", nghĩa là: công đức và phước đức do nghiệp nhân lành, có khả năng thắng, có khả năng chuyển đổi số phận hay vận mệnh của con người, tức là chuyển đổi nghiệp báo vậy. Vận mệnh của con người bao gồm bốn yếu tố: thiên mệnh, thời mệnh, địa mệnh và nhân mệnh.

Trong kinh sách, có ghi trường hợp của Angulimala, vốn là một tên cướp tàn bạo ở vương quốc Kosala, nhưng sau khi gặp Phật, được nghe thuyết pháp và thành tâm ăn năn hối lỗi, cải tà qui chánh, tu hành không bao lâu chứng được thánh quả. Nhiều người sanh ra với nghiệp báo thân thể yếu đuối, trí tuệ kém cỏi, nhưng với ý chí mạnh mẽ, rèn luyện thân thể và chăm chú học hành cũng có cơ hội trở thành lực sĩ, trở nên các nhà bác học, các bậc triết gia.

Quá khứ đã qua rồi, không thể thay đổi được, tương lai thì chưa đến, không nên quá lo lắng, con người hãy sống trong hiện tại tỉnh giác, nhận chân thiện ác, giữ gìn chánh niệm, hành động lành, lời nói lành, ý nghĩ lành, đó chính là nghiệp nhân lành, nhất định nghiệp quả lành chắc chắn sẽ đến với con người ngay trong đời này và luôn cả đời sau.

Trong kinh sách, Đức Phật dạy: "Mỗi người tùy theo nghiệp của mình tạo ra, mà có được thân phận hạnh phúc hay bất hạnh".








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2020(Xem: 7056)
Bài viết, kỷ niệm 50 ngày thành lập Cộng đồng đa dạng văn hóa tín ngưỡng gồm 10 quốc gia ASEAN!
27/05/2020(Xem: 5462)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm, kể từ khi Khánh thành Bảo tàng Khảo cổ Thung lũng Bujang (the Bujang Valley Archaeological Museum), tọa lạc tại Merbok, Kedah, một bang phía tây bắc của Bán đảo Malaysia.
27/05/2020(Xem: 8231)
Người Phật tử tu hạnh Bồ Tát ngoài mười điều thiện, phải tu tập pháp “Lục Độ Ba La Mật”. Lục là sáu. Độ là vượt qua. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”. Đây là sáu món tu tập có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật. Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Tu phước gồm có: “bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục”. Tu tuệ là “thiền định và trí tuệ”.
26/05/2020(Xem: 7495)
Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, cùng hòa điệu với các nhà khoa học nổi tiếng trong một bộ phim tài liệu với chủ đề tuyệt diệu đầy quyến rũ.
26/05/2020(Xem: 8488)
Nước ta ở vào địa thế phía Đông là biển cả bao la, phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, còn phương Bắc thì tiếp giáp với Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn, hùng mạnh đã biết bao phen xâm chiếm nước ta, vì vậy dân tộc ta không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải nỗ lực tiến về Nam để tồn tại và phát triển. Trong các đợt mang gươm đi mở cõi, tộc Phạm có nhiều vị tướng tài giỏi, những nhà cai trị lỗi lạc đã giúp các vương triều hoàn thành sứ mạng lịch sử vĩ đại này.
26/05/2020(Xem: 10139)
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn. Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân. Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
25/05/2020(Xem: 12948)
Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy (sinh năm 1947), vị học giả người Mỹ, Giáo sư, tác gia, Giáo thọ Thiền Phật giáo thuộc Tam Bảo giáo (Sanbō Kyōdan, 三寶教), truyền thống Phật giáo Nhật Bản. Trưởng lão Cư sĩ David Robert chào đời tại Panama, khu vực kênh đào, (Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Phương Nam của quân đội Mỹ). Thân phụ của ông trong đơn vị Hải Quân Hoa Kỳ nên gia đình được đi du lịch rất nhiều. Thuở nhỏ, ông học trường Carleton College, Minnesota, một tiểu bang vùng Trung Tây của Hoa Kỳ, và sau đó du học khoa triết học tại trường King's College London (informally King's or KCL), Vương quốc Anh.
23/05/2020(Xem: 7439)
Con người ta, kể cả Đức Phật, Bồ Tát, La Hán hay thánh tăng khi còn sống thì vẫn phải đi đây đi đó, tiếp xúc, gặp gỡ, giao tiếp với người này người kia trừ khi sống ẩn tu trong hang động, núi rừng. Trong khi tiếp xúc, gặp gỡ như thế có thể “đối cảnh sanh tâm”. Thí dụ, khi bước vào một nhà giàu, có thể thể nảy sinh lòng ham muốn. Khi thấy người ta đeo nữ trang quý giá có thể sanh tâm thèm muốn hay đua đòi. Khi gặp cô gái, anh chàng đẹp trai có thể sanh tâm yêu mến. Từ yêu mến có thể sanh tâm chiếm đoạt.
22/05/2020(Xem: 9546)
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra. Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại. So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi. Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO. Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với
21/05/2020(Xem: 9130)
Sáng thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 một phi hành đoàn gồm các phi hành gia của Hoa Kỳ và Nga từ trạm không gian quốc tế ISS đã hạ cánh xuống bãi đáp ở Kazakhstan, sau 200 ngày thi hành phi vụ. Thông thường, nhiệm vụ của họ là thám hiểm những hành tinh xa xôi, tìm hiểu những gì mà người dưới trái đất chưa được biết, chưa được thấy. Nhưng trở lại trái đất lần này, họ sửng sốt, ngạc nhiên vì dường như trái đất không còn giống như khi họ ra đi, 200 ngày trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]