Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05-Ðức Phật Là Bậc Thầy Các Nhà Khoa Học

01/02/201108:04(Xem: 6855)
05-Ðức Phật Là Bậc Thầy Các Nhà Khoa Học


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Ðức Phật Là BậcThầy Các Nhà Khoa Học

Phật(Buddha)là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn.Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nênchúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chânlý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đứcPhật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh.Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải quahơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thờigian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thậtchín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi vàthích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viếtnày, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếuđể đọc giả suy ngẫm.

Vềvũtrụ- Ðức Phật ra đời trên sáu thếkỷ trước công nguyên, còn các nhà khoa học được biếtđến, mới có từ thế kỷ thứ 18 sau công nguyên. Thế màở thời kỳ ấy, đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thếgiới không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng cónhững câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giớinhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩalà cõi nước (sát) nhiều như nhũng hạt vi trần. Ðến naycác nhà thiên văn học nhờ viễn vọng kính nhìn thấy trongbầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôisao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắtchúng ta nhìn thấy được; là những hành tinh (thế giới),còn không biết có bao nhiêu hành tinh khác quá xa mắt khôngthể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể,nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dậy cáchđây trên 25 thế kỷ: Lại nữa, có lần Ðức Phật cùng cácthầy tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá rơi lả tảvà những lá vàng uá sắp về cành, đồng thời có nhũng chòinon vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngàidạy các Tỳ Kheo: Thế giới đang hoại, sắp hoại và đangthành cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng vàđang nẩy chồi, sắp nẩy chồi".Vì thế, đức Phật thườngdạy thế giới có bốn thời :Thành, trụ, hoại, không."Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phảitrải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợpgiữa Phật học và khoa học mà cách cách nhau thời gian qúaxa.

Vềvạn vật- Vạn vật sinh thành và hoại diệttrên đời, dưới con mắt trí tuệ của đức Phật đều do"duyênkhởi". Duyên khởi là nhân duyên sinh khởi, không có mộtvật nào hình thành mà không do các duyên nhóm họp. Nếu nóisự vật ngẫu nhiên tự thành, hoặc có bàn tay mầu nhiệmnào tạo dựng đều không đúng sự thật. Ðức Phật xácnhận vạn vật do nhân duyên tụ họp thì thành, nhân duyênly tán thì hoại. Sự thành hoại cuả vạn vật đều do duyên,là chỗ thấy như thật của đức Phật. Bởi thế trong kinhPhật thường dạy "Các pháp do duyên khởi, không có thựcthể, các pháp do duyên khởi, không có cố định". Khôngcó thực thể là thuyết "vô ngã". Không có cố địnhlà thuyết "vô thường", mà trong kinh thường nói "chưhành vô thường, chư pháp vô ngã". Không khi nào có một nhânđơn thuần thành hình một vật, cũng không khi nào có sựbất ngờ sinh ra một vật, mà phải đủ duyên mới thành.Vì vậy đức Phật không chấp nhận thuyết "nhất nhân"và thuyết "vô nhân". Với sự thực này, ngày nay khoahọc đã làm sáng tỏ, chúng ta không còn gì phải nghi ngại.Hơn nữa, trước mắt chúng ta thấy vô vàn sự vật, nếuđem ra phân tích đều do nhân duyên hợp thành, không có vậtnào tự thành hay do một cái gì đó làm thành. Sự thật hiểnnhiên này càng làm sáng tỏ lời đức Phật dạy. Chúng tathấy rõ Phật học và khoa học tuy thời gian cách xa mà khôngcó giới tuyến ngăn cách.

Vềcon người- Khi Phật còn tại thế, Ngài nhìntrong bát nước thấy vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng cócâu "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng"Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn ngàn (84000)vi trùng. Ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấytrong nước có nhiều vi trùng. Lại nữa, Phật nhìn thấy trongthân người thấy vô số vi trùng, trong Hán tạng có câu "nhơnthân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" Nghĩalà trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong.Ðiều này ngày nay chúng ta chỉ cần có chút ít kiến thứckhoa học là không còn nghi ngờ gì nữa.

Nghiệplực- Nếu không có một đấng nào an bày,muôn vật làm sao được sanh thành, hoại diệt và sinh hoạttrong một trật tự nhất định? Nhà Phật nói "do sức nghiệpthúc đẩy và thu hút mọi vật hình thành, khi mãn nghiệp thìhoại diệt. Cũng như do động lực của nghiệp nên mọi vậtsinh hoạt trong một trật tự nhất định"Nghiệp là độnglực lôi cuốn các duyên tụ họp lại thành hình sự vật;khi sức nghiệp mãn các duyên ly tán thì sự vật hoại diệt.Nghiệp có khả năng cuốn hút sự vật quay cuồng trong quĩđạo nhất định. Ngày nay các nhà khoa học đã nói do sứcquay và sức hút của mọi vật trong vũ trụ, các hành tinhtrong bầu vũ trụ hoặc lớn hoặc nhỏ đều quay cuồng tronghư không và trong một quỹ đạo nhất định. Cho đến nhỏnhư một hạt nguyên tử cũng quay cuồng và xoắn chặt vàonhau mà thành hình muôn vật. Ðộng lực quay và hút này donghiệp lực tạo nên. Nghiệp là đông lực lôi cuốn theo thóiquen, đồng thời cảm ứng với vật khác đồng tính nên bịthu hút. Do nghiệp chi phối nên con người và muôn vật trênthế gian được thành hình và sinh hoạt trong một phạm vinhất định nào đó, khi sức nghiệp mãn con người và muônvật theo đó hoại diệt. Song nghiệp có thể chuyển đổiđược, không phải cứng nhắc cố định, vì nó là độnglực.

Tuy nhiên thuyết nghiệp báo luânhồi đã có trước thời đức Phật, xuất phát từ các kinhPhệ Ðà (Véda); song với tinh thần tôn trọng chân lý, đứcPhật xét thấy đúng sự thật liền ứng dụng đem dậy đệtử tu hành. Trong đó, đức Phật có sửa đổi những phầnlệch lạc theo quan niệm Bà la Môn giáo để lý thuyết nàyđược hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, ngày nay mọi người đềuthừa nhận thuyết nghiệp báo luân hồi là của đạo Phật.

ÐạoPhật đặt trọng tâm ở con người - Chỗ thấybiết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trảiqua thời gian dài mà không sai chạy hay lạc hậu. Ðức Phậtkhông dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoạicảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉdùng cái thấy ấy biết ấy để soi sáng thẳng vào con người,để thấy biết con người tường tận từ thể xác lẫn tinhthần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sốngđúng tư cách con người, đồng thời chuyển hoá thân tâmđẻ được an lạc trong hiện tại và mãi sau kia. Có lầnđức Phật cùng các thầy Tỳ kheo đi vào rừng Simma, Ngàidùng tay nắm một nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳkheo" "Lá cây trong tay ta nhiều hay lá lá cây trong từng nhiều?"Các thầy Tỳ kheo thưa :"Lá cây trong tay Thế Tôn rất ít sovới lá cây trong rừng" Ðức Phật dạy "Cũng thế, cho ta thấybiết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy cácông ít như lá cây trong nắm tay ta" Ðiều này khiến chúngta thấy rõ, dù việc ấy đúng sự thật mà không cần thiếtcho sự đào tạo xây dựng con người được an vui hạnh phúchiện tại và mai sau, Phật vẫn không đem ra chỉ dạy. Phậtchỉ dạy những điều cấp thiết để giải quyết mọi khổđau cho kiếp sống con người. Vì tuổi thọ con người quángắn (60--70 năm) không đủ thì giờ để học hiểu hết mọiđiều trên thế gian này.

Phần hệ trọng nhất nơi con ngườilà tinh thần. Tinh thần sai sử thể xác tạo thành nghiệplành nghiệp dữ, cảm thọ quả khổ, vui ở hiện tại vàvị lai. Cho nên bao nhiêu lời khuyên răn của Phật đều đặtnặng sự chuyển hoá nội tâm của con người. Con người nộitâm được trong sáng thì đời sống hiện tại đầy đủý nghĩa, sau khi kết thúc cuộc đời mọi sự sáng trong tươiđẹpđang sẵn sàng chờ chực. Ðây là trọng tâm cứu khổ chúngsinh của đức Phật Thích Ca, cũng là của đạo Phật.

ÐạoPhật chủ trương giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng- Ðức Phật do giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáohoá của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tuPhật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chânchính của đạo Phật. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hếtkhổ đau phải dứt sạch vô minh. Chỉ có ánh sáng giác ngộmới dẹp tan được màn vô minh, ngoài giác ngộ ra không còncách nào dẹp được vô minh. Như chỉ có ánh sáng mới dẹpđược bóng tối, ngoài ánh sáng không có cái gì dẹp đượcbóng tối. Vô minh không tan thì đayu khổ làm sao hết được.Vì thế, phương pháp duy nhất để cứu khổ chúng sinh làgiác ngộ. Ðây là nguyên nhân đạo Phật lấy giác ngộ làmchủ yếu.

Nhờ giác ngộ con người mới giảntrạch được điều chân lẽ ngụy, thấy rõ cái gì trói buộc,cái gì tự d, nên chọn được lối sống thích ứng lẽ thật,phù hợp với tinh thần tự do. Tự do đây không có nghĩa đòihỏi bên ngoài, nơi kẻ khác mà tụ chiến thắng những dụcvọng đê hèn của mình, hàng phục được vọng tưởng điênđảo của nội tâm. Ðúng với câu đức Phật dạy: Thắngmột vạn quân không bằng thắng mình, thắng mình mới làchiến công oanh liệt". Tinh thần tự do của đạo Phậtlà làm chủ toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần của chính mình.Ðó là tự do tuyệt đối, cũng là giải thoát của Phật dạy.

Ðem vui và giải khổ cho chúng sanhlà lòng từ bi của đạo Phật. Muốn cho mọi người hếtkhổ được vui, tu sĩ Phật Giáo lúc nào cũng đưa cao ngọnđuốc chánh pháp cho mọi người mồi, để cùng thắp sángtrong căn nhà tăm tối muôn đời của mình. Bản thân mình,người tu sĩ phải chiến thắng phiền não để làm mẫu mựcvà chỉ dạy người dẹp trừ phiền não. Vô số khổ đaucủa chúng sanh đều phát xuất từ si mê và phiền não. Thiếuthốn vật chất là đau khổ đã đành, có khi thừa mứa vậtchất người ta vẫn đau khổ như thường. Cho nên trí tuệlà hòn ngọc quý để đổi lấy của cải và sự nghiệp,trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta tránh khỏi lạclối lầm đường. Dứt một phần phiền não, chúng ta đượcmột phần an lạc, hoàn toàn sạch phiền não thì còn gì làmphiền lụy chúng ta. Sau khi mở sáng con mắt trí tuệ và dứtsạch phiền não, con người mới được an vui tự tại đầyđủ. Người tu sĩ Phật giáo tha thiết cứu khổ chúng sanhbằng cách tận lực chỉ dạy cho mọi người được trí tuệvà tự do.

Phật giáo chỉ nhìn chúng sanh đềubình đẳng trong bản tánh, chỉ có sai khác trên nghiệp tướng.Nghiệp tướng là cái sinh diệt biến động, bản tánh chưabao giờ sinh diệt đổi thay. Cái sanh diệt biến động làtạm bợ, đã tạm bợ dù sai khác thế mấy cũng không quantrọng. Chính cái quan trọng là bản tánh thường hằng củachúng sanh. Cho nên đức Phật thường dạy "Tất cả chúngsanh đều có tánh Phật", đó là lối nhìn bình đẳng củaPhật giáo. Thấy thấu suốt được lẽ này, chúng ta sẽ dứtđược tâm tự cao ngã mạn và không còn dám khinh thườngmột ai. Ðây là nền tảng đạo đức chân thật, nên Bồtát Thường Bất Khinh thấy ai cũng nói "Tôi không dám khinhcác ngài, các ngài sẽ thành Phật". Ðã sẵn có tánh Phậtthì người nào tu mà chẳng được, chỉ do chưa thức tỉnhvà lười nhác mà thôi. Do cái nhìn thấu suốt này, ngườitu theo đạo Phật không bai giờ có tâm kỳ thị với bấtcứ nhóm nào, cũng không có tâm khinh khi miệt thị ai.

Ðạo Phật lấy giác ngộ làm gốcrễ, lấy giải thoát làm hoa trái, lấy từ bi và bình đẳnglàm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thiết thân với nhânloại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chính nào đòi hỏicon người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tựdo, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳngkhông chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủngtộc, màu da. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nóivăn minh vẫn chưa thực sự văn minh. Ðứng từ góc độ nàymà nhìn, chúng ta thấy đức Phật đã quả thực đi trướccác nhà khoa học xa; tương lai dù nhân loại văn minh tiếnbộ đến đâu cũng khó qua mặt được đạo Phật.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2018(Xem: 11778)
Ngôi chùa nọ trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
05/05/2018(Xem: 5241)
Tin vui nóng hổi dừng chổi đứng nghe: "Tâm Không chuẩn bị tuyển chọn thêm nhiều truyện ngắn Phật giáo để in tiếp một tuyển tập thứ hai nhé!"
05/05/2018(Xem: 5185)
Cuộc sống không ai tránh khỏi những phiền muộn, rắc rối. Phước duyên lớn thì chướng duyên nhẹ. Thế gian xem nhẹ phước báu, hành động tội lỗi, gây nhiều ác nghiệp, dĩ nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống.Người tin nhân quả, cân nhắc từng lời nói, ý nghĩ, hành động tránh gây đau khổ cho kẻ khác, làm nhiều việc thiện, chướng duyên cũng sẽ giảm thiểu.
02/05/2018(Xem: 6220)
Anh à, chiều hôm qua, chị và cháu đến nhà em. Chị đứng ngoài cửa sổ gọi vọng vào: "Chú Hữu ơi... Chú Hữu ơi!" Tiếng gọi thân quen của chị thường gọi em qua điện thoại, hôm nay nghe sao có gì đó dè dặt rụt rè, không như bao lần mang âm sắc hốt hoảng, lắp bắp, nghẹn ngào mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, việc chẳng yên.
01/05/2018(Xem: 7796)
1- Mỗi lần bị anh Hưng ăn hiếp, nghĩ mình là em, thân nhỏ bé ốm yếu không thể chống cự lại cái ông anh to đùng và mập thù lù kia, ức quá nên Thịnh chỉ còn biết nước… khóc. Khóc thật là to và “đã”. Khóc xong thì thấy nhẹ hẳn cả người, không còn thấy bực tức nữa.
01/05/2018(Xem: 4823)
Tối hôm qua là một tối đáng nhớ trong đời. Một buổi tối thật vui, đầy tiếng cười và cả nước mắt. Chú Thạc đột ngột trở về từ một phương trời xa xôi cách nửa vòng trái đất, sau hơn ba mươi năm sống tha hương nơi đất khách quê người. Chú rời xa quê hương khi Thuý Loan còn là một hạt bụi nhỏ nhoi bay lơ lững ở một khoảng không mênh mông nào đó. Hai chú cháu chỉ biết mặt nhau qua mấy tấm ảnh kèm theo trong những lá thư đầy tình thương nhớ mà thi thoảng chú gửi về, cũng như bố mẹ gửi đi…
01/05/2018(Xem: 13359)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11171)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8371)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7316)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]