Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03-Tình thương sẽ không còn khi người ta cần ngon miệng

01/02/201108:04(Xem: 5451)
03-Tình thương sẽ không còn khi người ta cần ngon miệng


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Tình Thương SẽKhông Còn Khi Người Ta Cần Ngon Miệng

Tìnhthươnglà cây linh dược trị lành mọi bệnh khổ của chúngsinh. Vậy mà, con người nỡ dang tay bẻ cành chặt nhánh khiếnnó sắp lụi tàn. Cũng may! Nó còn sót lại vài cành già vàđang nẩy ít chồi non. Mong rằng nhân loại nhận thức đượcgiá trị tuyệt vời của nó, ra công bảo vệ, vun tưới chonó phát triển sum sê, thật là hạnh phúc vô vàn của nhânloại. Vô tình hay cố ý, chúng ta phá hoại cho cây linh dượctàn lụi đi, đây là một mất mát lớn lao của nhân loại,không có gì bù đắp được.

Chú Ba nhà ở gần chùa, chú nuôimột con gà mái, đẻ được một đàn gà con. Ðàn gà con mỗicon đều tròn trịa dễ thương. Sáng nào chú cũng hốt mộtnắm gạo ra đứng trước sân kêu "túc túc", gà mẹ dẫn đàngà con chạy ùa ra vây quanh chú, mổ những hạt gạo do chúrải, chúng nuốt ngon lành. Chú nhìn đàn gà con có vẻ trìumến. Có lẽ đàn gà con cũng nhìn chú là ông chủ quí kínhđang yêu thương nuôi dưỡng chúng. Tình của chú Ba và đàngà con càng ngày càng sâu đậm hơn. Trải mấy tháng sau, đàngà con đã lớn thành gà giò. Hôm nay nhà chú Ba có khách, cũngnhư mọi hôm, sáng chú nắm gạo ra giữa sân đứng kêu "túctúc", đàn gà chạy lại bu quanh chú, vừa bỏ gạo chúng ănchú vừa chụp lấy một con. Con gà bị chụp la hoảng lên,đàn gà còn lại chạy tứ tán. Tiếng la thất thanh của mộtcon gà không làm động tâm chú chút nào. Sau đó, nó còn bịcột chân, và cuối cùng lôi ra cắt cổ. Tiếng la cứu mạngvà gắng sức vẫy vùng đành đạch để thoát chết của mộtcon gà, không làm sao lay chuyển được ý định của chú. Thếlà xong đời của con gà, để làm mồi ngon cho người chủmến thương trước kia. Tình thương của chú Ba đối vớiđàn gà con, chỉ có khi chưa cần làm thức ăn ngon miệng.Ðến khi cần thịt gà làm thức ăn thì tình thương ấy liềnbiến đi như mây khói!

Ở chùa có nuôi hai con chó, mộtcon tên Tiểu Hỷ, một con tên Tu Tu. Sáng nào hai con cũng vậtlộn nhau ành ạch ở trước sân, hai đứa săn đuổi nhau,đè cắn cạp nhau một cách thân tình. Mỗi khi trông thấyhai đứa đùa dỡn nhau, tôi cũng vui lây. Dù là súc sanh, chúngcũng biết vui đùa, cũng biết thân yêu nhau như con ngườinào khác. Song, khi thằng Tiểu Hỷ được quí cô cho một tôcơm đang ăn ngon lành, thằng Tu Tu chạy đế gần, thằng TiểuHỷ liền nhe răng hầm hừ, thằng Tu Tu đành lấm lét tránhxa. Ngược lại cũng thế, khi thằng Tu Tu đang ăn, thằng TiểuHỷ lại gần, cũng bị thằng Tu Tu nhe răng gầm gừ. Sau bữaăn chúng cũng vui vẻ chơi lại với nhau. Qua hình ảnh hai conchó, chúng ta thấy khi có món ngon, khi cần no bụng mình, tìnhđồng loại không còn có mặt. Chúng có thương nhau không?Nếu không thương, tại sao lại liếm nhau một cách trìu mến,vật lộn nhau một cách chân tình. Thế mà chỉ cần có mộtcục xương, một tô cơm, chúng đổi tình bạn thành địchthù. Tình người có thế không?

Có một gia đình ở xa đến quiy với chúng tôi. Thời gian sau, những đứa con khôn lớn, chamẹ già yếu. Cha mẹ tương đối khá giả, nên làm di chúcchia của cho con. Trong di chúc không biết phân chia thế nào,vài đứa con chạy lên tôi nhờ khuyên giải hộ cho cha mẹchúng phân chia công bằng, đừng cho đứa nhiều đứa ít,khiến con cái thấy cha mẹ bất công không tốt. Tôi liềnkhuyên chúng nó: "Cha mẹ sinh ra con, nuôi dưỡng cho học hànhđến lớn khôn, lập gia đình có đôi bạn rồi, công ơn chamẹ không thể nào kể hết. Giả sử cha mẹ nghèo không cótiền của thì con cái cũng phải làm ra tiền để nuôi dưỡngcha mẹ, mới tròn bổn phận làm con. Huống là cha mẹ khá,con đã khỏi nuôi, lại được chia của cho, dù được baonhiêu cũng tốt, đòi hỏi thêm làm gì để phiền lòng chamẹ. Tụi con thấy, có lắm gia đình cha mẹ chết sớm, nhànghèo, con cái cũng phải bương chải để sống, vậy mà cũngcó nhiều người lập nên sự nghiệp. Sánh với tụi con hiệnnay quá tốt, cha mẹ còn sống lại được chia của, dù ítcũng hơn người ta quá nhiều rồi. Thôi là con hiếu phảinghe lời cha mẹ, đừng phiền trách tổn phước." Chúng khôngbằng lòng, thưa với tôi thế này: "Thế là không có gì hết,còn có mà chia đứa nhiều đứa ít là bất công, không chấpnhận được." Tôi đành im lặng. Chúng chào tôi ra về vớivẻ còn bực tức. Không bao lâu, cha mẹ chúng đến thăm tôi.Nhơn khi thăm hỏi, tôi liền đem việc chia của cho con ra khuyên:"Làm cha mẹ, hai đạo hữu phải xử sự với con cho công bằng.Nếu có của nhiều chia cho chúng nhiều, có ít chia cho chúngít, đừng để đứa nhiều đứa ít nó phân bì không tốt."Hai vợ chồng thưa với tôi: "Bọn con của chúng con, đứanào phá của thì chúng con chia ít, đứa nào biết giữ củathì chia nhiều, như vậy mới công bằng." Ðến đây tôi hếtý kiến. Thời gian sau, tôi nghe những đứa con được chiacủa ít, đã kiện cha mẹ chúng ra tòa. Tôi dành thở dài,cảm thấy mình bất lực, không đủ biện tài để giáo hóađệ tử, thật đáng buồn. Song càng đau buồn hơn khi thấycon người là khôn ngoan hơn con vật, vậy mà cũng vì sự ănmặc tài sản, đối với người thân trở thành kẻ thù. Thiếtnghĩ ai thân hơn anh em, ai tình thâm nghĩa nặng bằng cha mẹ,mà chỉ vì một chút tài sản, biến thân thành thù, đổiân nghĩa thành đối địch. Thực tình đời càng ngẫm càngđau lòng biết mấy.

Nhơn loại trên hành tinh nầy cóthật tình thương nhau không? Nếu quốc gia này với quốc giakhác giao hảo tốt đẹp với nhau. Khi quốc gia này bị thiêntai bão lụt, hoặc động đất, quốc gia kia liền gởi lươngthực, thuốc men, tiền bạc sang giúp đỡ. Ðến khi nào đó,hai nước va chạm quyền lợi nhau, nếu dùng tài ngoại giaobàn luận mà không giải quyết xong, sẽ dùng đến quân độivũ khí để sát phạt nhau. Người ta thương nhau chỉ khi nàokhông đụng chạm quyền lợi, một khi đụng chạm đến quyềnlợi, sẵn sàng sát phạt nhau. Bởi vậy trên thế gian nàythân thù thay đổi khó lường. Tình thương của nhân loạibị giới hạn trong một phạm vi nhất định, quá phạm viđó tình thương liền tan biến. Cho đến những người nhândanh mang tình thương đến cho nhân loại, song cũng bị hạnchế trong những điều kiện nhất định nào đó, ngoài ranó có thể biến thành địch thù.

Qua những dừ kiện trên, khiếnchúng ta nghi ngờ tình thương con người có thật hay không?Hay nó chỉ có trên ngôn từ, ngoài cửa miệng? Ðây là chobi quan của những nhà đạo đức chân chánh, cũng là tiếngcòi báo nguy của những người làm việc từ thiện xã hội.

Với con mắt của Phật Giáo, muốnnuôi dưỡng tình thương cho được sinh sôi nảy nở mãi vàvượt ra ngoài giới hạn, chúng ta phải dùng con mắt trí tuệthấy rõ thân phận của con người. Sở dĩ chúng ta khép chặtcửa tình thương là bị tham lam cuồng nộ, si mê thôi thúcche đậy. Một khi con mắt trí tuệ mở sáng rồi thì ba conquỉ ác độc ấy bị yếu thế. Từ đó cánh cửa tình thươngchúng ta mới mở rộng thênh thang. Làm sao chúng ta mở sángmắt trí tuệ? Chúng ta phải nhìn xem, phải xét kỹ đời sốngcon người sự thực như thế nào! Mạng sống của chúng tađược bao lâu? Trong khoảng thời gian sống của chúng ta cóan ổn hoàn toàn không? Những người trước chúng ta và đồngthời với chúng ta có thực sự hạnh phúc không? Chỉ cầnquán sét kỹ ba vấn đề này thì con mắt trí tuệ của tabừng sáng.

Trước nhất chúng ta quán sát mạngmình sống được bao lâu? Thực là không có gì đảm bảocố định hết. Chúng ta đang sống ở phút giây này là biếtmình đang sống, qua phút giây khác chưa biết mình ra sao. Biếtbao cái chết chóc đang chờ chực sẵn bên mình và trong ngườimình. bước đi xảy chân cũng có thể té chết. Lái xe sơý cũng có thể đụng chết. Ngồi phi cơ hỏng máy cũng bịrơi chết. Một mạch máu não vỡ cũng chết. Quả tim ngưngđập cũng chết v.v... Bởi thế Phật bảo "mạng sống conngười trong hơi thở". Ðã biết mạng sống mình là bất định,là vô thường, không có một tí gì bảo đảm, tại sao chúngta không thương yêu nhau, đùm bọc nhau trong những giờ phútmà chúng ta còn được sống với nhau? Tham lam thù hận đểlàm gì, để cho ai khi mạng sống của mình rất mỏng manh,rất tạm bợ? Tại sao chúng ta không xí xóa cho nhau, khônghòa thuận với nhau để cho những phút giây sống này đượcan lành vui vẻ. Chính nhờ thấy rõ mạng sống của mình chợtcòn chợt mất mà lòng tham lam thù hận tan biến dần, lòngthương nhân loại cùng chung số phận như mình càng rộng mở.

Thứ đến, chúng ta quan sát xem từkhi mở mắt chào đời đến phút giây chúng ta hiện sốngnày, toàn khoảng thời gian đó đời sống chúng ta có hoàntoàn an ổn không? Chắc chắn ai cũng trả lời là không. Baonhiên năm qua, đời sống của chúng ta đã từng trải qua lắmnỗi gian truân, bao lần đau khổ. Nào là thân thể bệnh hoạn,nào là gặp cảnh bất như ý, nào là làm ăn thất bại, nàolà tình đời đen bạc..., ôi làm sao mà kể cho hết. Ðờisống của chúng ta đã khổ như thế, đời sống của ngườinào có khác gì? Tại sao chúng ta không thương yêu, không thôngcảm, cùng chia sớt nỗi khổ cho nhau, lại ôm thù chuốc hậnlàm gì? Ðã cùng chung thân phận đau khổ như nhau, chúng tanên khuyên lơn an ủi để làm vơi cạn đôi phần đa khổcho nhau. Ðây là hoa tình thương đang chớm nở trong lòng củachúng ta.

Cuối cùng chúng ta hãy quán sátnhững người trước và những người đồng thời với chúngta có ai hoàn toàn hạnh phúc chăng? Những người trước chúngta có những kẻ một thời nổi tiếng hào hoa phong nhã, đếnnay chỉ còn thân tàn ma dại; có những người một thuả oanhliệt hào hùng, nhưng hiện nay là kẻ phế nhơn; có nhữngngười trước kia thừa tiền mứa của nay chỉ còn là kẻbần hàn...Ðến những người sống đồng thời với chúngta, có những bạn thân đã từ giã chúng ta về thế giớibên kia; có những người đang bị bán thân nằm trên giườngbệnh; có những kẻ làm ăn không đủ sống; có những ngườithừa của thì con cái mất nết hư thân... Những người trướcvà người đương thời kể cả chúng ta có ai dám bảo rằng"đời tôi hoàn toàn hạnh phúc". Cuộc đời đã không hạnhphúc thì chúng ta say mê nó để làm gì ? Tại sao chúng ta khôngđánh thức nhau, lay tỉnh nhau, đừng để cạm bẫy của cuộcđời lừa. Hạnh phúc của cuộc đời chỉ là cái bóng mờtrước mắt, đuổi bắt chúng chỉ chuốc nhọc nhằn. Vì tranhnhau đuổi bắt hạnh phúc nên con người phải va chạm nhaunảy sinh oán hờn, thù địch nhau, tạo thành chuỗi khổ đauvô tận. Chúng ta xét kỹ, thấy rõ rồi cố gắng đánh thức,kêu gọi nhau hãy dừng chân, đừng đuổi bắt vô ích. Ðâylà tình thương chân thật phát xuất từ đáy lòng của chúngta.

Qua ba phần quán sát trên khiếnchúng ta mở sáng con mắt trí tuệ, từ đây dấy khởi tìnhthương chân thật. Chính tình thương nầy mới không bị giớihạn, không có điều kiện hạn chế, và mở rộng thênh thang.Nhờ trí tuệ sáng ngời này, ba thứ độc tham sân si mớichịu lui bước. Song muốn có trí tuệ chúng ta phải có nhữnggiây phút an tỉnh, ngồi lại quan sát tận tường. Chúng tađừng bị suốt ngày chôn mình trên bàn giấy, trong cơ xưởng,tối lại dán mắt trên màn ảnh TiVi, thì trí tuệ chúng takhông có cơ hội phát triển.

Tuy nhiên cội nguồn tình thươngchưa hẳn khô cạn, vẫn còn những mạch nước ngầm tronglòng đất nhân loại mà chúng ta ít khơi dậy. Chính đây lànhững tia hy vọng của con người, của những nhà đạo đứcchân chính.

Một bà Phật tử thuật chuyệncho tôi nghe: Bà là người Vĩnh Long cách xa tỉnh khoảng haichục cây số. Một lần bà về quê, đến tỉnh Vĩnh Long sangxe về quê bà. Một chiếc xe cũ kỹ mà hành khách chật nhưnêm, xe chạy khỏi tỉnh khoảng năm cây số, có một hànhkhách đón xe giữa đường. Xe dừng rước khách, bà thấymột cậu thanh niên độ trên hai mươi tuổi, mặc quần cụtáo sơ mi. Chú lơ xe thúc lên nhanh, cậu thanh niên vội vàngphóng lên xe, chân chạm phải cánh cửa xe, toát da đổ máu.Cậu ta ngồi xuống bên cạnh bà mà vết thương ở bắp chânvẫn tuôn máu. Bà trông thấy liền mở túi xách lục soátđược một ít bông gòn, bà xé đưa cậu ta bảo chặm máuvà đè cứng chỗ vết thương. Bà lục trong túi được chaithuốc đỏ, mớ bông gòn còn lại bà thấm thuốc đỏ đắplên vết thương, thấy máu còn chảy, bà lôi chiếc khăn taytrong túi ra, xé đôi, băng nịt lại thật chặt. Kế đó cònthừa một ít bông gòn, bà thấm thuốc đỏ lau chung quanh vếtthương cho cậu. Cậu thanh niên được bà cụ bảy mươi tuổisăn sóc vết thương một cách nhiệt tình chân thiết, khiếnđôi mắt cậu nhìn bà với vẻ ngạc nhiên kính quí. Mọingười trên xe đều hướng mắt nhìn bà với cái nhìn mếnphục. Ðến điểm xuống xe, cậu thanh niên bước xuống trước,vết thương ở chân đã khô máu, bà cụ xuống sau. Cậu chờbà cụ xuống, cúi đầu chờ bà rồi mới ra đi, đi một đoạncậu còn nhìn xem bà lão đi về lối nào.

Cũng bà Phật tử kể trên, bà dẫnmột đứa cháu ngoại trai độ mười ba tuổi lên tu việnChân Không thăm chúng tôi. Gặp lúc chư tăng xẻ mít chín,nhằm loại mít ngon nhất vườn chùa để dùng trong nửa giờnghỉ công tác, thầy tri khách chia hai bà cháu một phầm khiêmnhường dùng lấy thảo. Hai bà cháu dùng độ mười múi mít,còn lại một phần ba, bà bảo cháu: "Bà cháu mình nhườngmột phần ba này để cho người ăn xin". Thằng bé đang ănngon miệng đành phải dừng tay. Bà tìm một bao ni lông rửasạch, lột từng múi mít bỏ vào bao ni lông, xong suôi bà cộtlại để vào túi xách. Vài giờ sau, hai bà cháu từ giã chúngtôi xuống chợ về thành phố. Xuống chợ, và đi tìm nhữngngười ăn xin tặng mít cho họ xong, bà mới lên xe đi về.Mấy múi mít thật không có giá trị bao nhiêu, nhưng khi mìnhđang ăn ngon miệng mà nhớ đến những người ăn xin ở đầuđường xó chợ không được nếm món ăn này. Bà liền dừngtay ngăn cháu để nhường phần cho những người xấu sốấy. Thật là một tấm lòng vàng ngọc, một tình thương tràntrề ở thế gian nầy ít thấy. Thử nghĩ nếu tất cả chúngta đều có một tình thương vô hạn như bà thì xã hội đangnghèo khó của chúng ta sẽ giảm khổ đau biết mấy. Còn nhiềungười có tấm lòng vàng như bà, hoặc trội hơn, mà chúngtôi chưa biết, có khi đã biết mà lại quên. Mong rằng nhânloại sẽ được nhiều người luôn nhớ đến những kẻ khổđau, để chia cơm xẻ áo với họ, khiến hành tinh chúng tasẽ trở thành cõi Cực Lạc ở mai sau.

Tình thương vô điều kiện khônggiới hạn, nhà Phật gọi là tâm từ bi. Tâm từ bi này nhờđộng cơ trí tuệ thúc đẩy mới đủ sức đập tan nhữngcánh cửa bản ngã, gia đình, phe nhóm, tôn giáo, quốc gia...Mở rộng thênh thang không giới hạn. Người sẵn tâm từbi thì khi mình được ăn ngon nhớ đến kẻ đói khát, mìnhthành công thương người thất bại, mình vui sướng nhớ đếnkẻ khổ đau, mình giàu sang nghĩ đến kẻ nghèo khó, mìnhhơn thương kẻ thua..., do đó mà dứt được tâm ích kỷngạo mạn. Nhơn loại đang đau khổ lắm rồi, chúng ta khôngthể dang tay cứu vớt hết được, ít ra chúng ta cũng đừngchồng chất khổ đau thêm, khiến quá sức chịu đựng củacon người. Chúng ta hãy kêu gọi nhau thức tỉnh cơn ngủ simê, đừng chạy theo tham lam cuồng nộ, dừng tay gieo rắc đaukhổ lên nhau. Hạnh phúc không bao giờ có nơi con người íchkỷ tham lam. Hạnh phúc chỉ có với người luôn chan rải tìnhthương.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6365)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6392)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5534)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3865)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3967)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4737)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4750)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5126)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5269)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6546)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]