Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

25/01/201111:21(Xem: 7021)
III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu

Mẹ Đất bệnh thì chúng sinh bệnh

1/Tỵ nạn thiên nhiên

Nhân danh kỹ nghệ văn minh tiến bộ, con người đã và đang tiếp tục tàn phá môi trường thiên nhiên : rừng cây, đất mầu, sông biển, không khí v.v... khiến cho dân cư ở đây, vì lâm vào tình trạng thất nghiệp đói kém, phải đi tỵ nạn về tỉnh hoặc thành phố với hy vọng kiếm được sinh nhai.

Trước đây 40 năm, dân số ở các thành thị trên thế giới có khoảng 600 triệu, ngày nay số đó đã lên tới 2 tỷ. Đâu phải ai về tỉnh hoặc sống ở tỉnh cũng dư giả hoặc dễ sống hết đâu. Dân số càng đông thì tổ chức xã hội càng khó và phức tạp. Khổ nhất là cho các nước chậm tiến. Hàng triệu người sống chui rúc trong các chung cư bần dân, những cư xá lụp xụp. Nhà làm bằng mái tôn rỉ cũ xiêu vẹo, cửa sổ vá víu bằng bao ny lông hoặc giấy các tông, nước uống, nước rửa pha chảy lẫn lộn, trẻ con thiếu ăn, bụng phình trướng, quanh năm suốt tháng sống với tiếng ồn, mùi xú uế, hơi khói, chấy rận. Đó là số phận của những người tỵ nạn thiên nhiên.

2/ Xã hội nô lệ hóa

Thông thường người ta đánh giá lịch sử của một dân tộc qua tiến trình văn minh. Từ lúc lên rừng hái quả, săn bắn cho đến canh nông trồng trọt, từ xây cất thành phố cho đến chế tạo phi thuyền. Người ta tin tưởng vào khoa học, vì nhờ khoa học mà các nước Âu Mỹ trở nên tiến bộ và giàu có nhất trên thế giới. Các nước Á Phi rất mơ được như vậy, nhưng họ đâu có hay rằng giấc mơ kia là đầu mối của một cơn ác mộng. Các nước Âu Mỹ hiện nay cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nạn thất nghiệp lan tràn, gia tăng. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia được xem là giàu có nhất thế giới, mỗi năm ngân quỷ quốc gia cũng thiếu hụt cả chục tỷ mỹ kim.

Khoa học thường đi đôi với duy vật. Ngày nay người ta đánh giá sự thành công của con người qua những tiêu chuẩn như : lương bổng của anh bao nhiêu ? Nhà anh ở khu nào ? Xe hơi của anh hiệu gì, mấy mã lực? Anh đi nghỉ hè ở đâu? v.v... Con người chỉ biết có tiền và làm sao cho có được nhiều tiền càng tốt. Nhiều tiền để làm gì chứ ? - Để tiêu thụ ! Chính vì tâm lý tiêu thụ này mà vật giá cứ tiếp tục leo thang và nạn lạm phát không thể ngưng được. Tệ hại hơn nữa, ở Âu Mỹ có mốt bán chịu (vente à crédit), như vậy lại càng kích thích tâm lý tiêu thụ. Dân chúng không có tiền mà cứ tha hồ mua sắm. Mua trước rồi sẽ trả sau. Không có xứ nào mà dân chúng thiếu nợ nhiều như ở Âu Mỹ. Nợ nhiều thì phải nai lưng ra làm việc để trả nợ. Đa số đến chết vẫn chưa trả hết nợ. Tưởng mình tự do, tự do mua sắm, tự do xài sang, tự do tiêu thụ, nhưng có ai ngờ đâu là mình đang làm nô lệ cho vật chất. Tiêu thụ nhiều thì phải sản xuất nhiều, muốn sản xuất nhiều thì phải khai thác nhiều, khai thác không nương tay, không kiêng nể, không nghỉ gì đến thế hệ con cháu sau này. Làm như xài hết quả đất này thì chúng ta còn có quả đất xơ-cua (secours) thứ hai vậy.

3/ Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm.

Hãy thở đi bạn, chúng ta là sinh vật mà! Sinh vật nào mà chả hít thở. Cây cỏ kia còn phải hít thở nữa huống chi là con người. Hít thở là sự sống và cũng là một niềm tự do. Nhưng niềm tự do đó đang bị tước đoạt. Hít thở sao cho nổi khi không khí chỉ toàn là khói bụi, xăng nhớt?

Một bản thống kê năm 1989 cho biết, ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng một triệu tấn độc tố hóa học được tống khứ lên bầu khí quyển từ các xưởng kỹ nghệ. Con số này phải được nhân lên gấp ba nếu ta kể luôn cả khói xe hơi, thuốc sát trùng, phế thải kỹ nghệ trong nước bốc hơi lên.

Sống ở tỉnh hay thành phố mà muốn hít thở được một chút không khí trong lành thật không phải là chuyện dễ. Ra đường thì khói xe hơi, khói kỹ nghệ, vào sở làm thì khói thuốc lá, về nhà thì không khí bế tắc. Do đó mỗi cuối tuần, rất nhiều người tìm cách mau mau thoát khỏi cái tỉnh "phòng ngạt" để về miền quê may ra hít thở được một chút không khí trong lành.

Tìm đâu ra một chút nước sạch để uống ?

Ở các xứ chậm tiến, nhất là vùng thành thị, viêc vứt đổ rác rến phân tiểu trong giòng nước, sông hồ là một chuyện rất thường không có gì là lạ cả. Vi trùng, vi khuẩn, sán lải đua nhau sinh nở trong các ống cống, ống dẫn nước. Xứ đã nghèo, dân chúng lại thất học không biết giữ gìn vệ sinh, tìm được một chút nước sạch để uống không phải chuyện dễ. Ở các xứ văn minh, nước không bị nhiễm ô bởi phân tiểu, rác rến nhưng bởi sự phế thải hóa học. Về nước uống, 20 triệu dân Âu châu tùy thuộc về sông Rhin, nhưng con sông này đã bị nhiễm ô trầm trọng. Biết được nước bị nhiễm ô, thay vì tìm cách chữa trị tận gốc, người ta lại lợi dụng luôn tình thế, chế bán các loại nước suối (eau minérale) đủ thứ nhãn hiệu. Bán cho những dân ý thức được sự ô nhiễm của nước và chỉ muốn uống nước trong lành. Ở trên trái đất này có 7 phần 10 là nước, nước có rất nhiều, có khắp nơi, ngay cả trong nhà chỉ cần vói tay vặn một cái là có nước chảy. Vậy mà không uống được, lại phải ra chợ mua nước suối uống. Tệ hơn nữa, khi uống nước suối người ta lại càng hãnh diện vì nó biểu lộ sự giàu sang, đài các trưởng giả. Chúng ta cần nhận thức rằng việc tiêu thụ nước suối chính là hậu quả của sự tàn phá và nhiễm ô môi sinh. Ngay cả việc chế bán nước suối cũng vậy, phải khai quật các nguồn suối, chế tạo bình ny lông, vô chai, chất lên xe vận tải đi hàng ngàn cây số đến trưng bán ở các siêu thị. Tất cả cái đó đều góp tăng thêm sự nhiễm ô.

Về thức ăn, bộ canh nông Anh quốc đã phải công nhận rằng tất cả thức ăn bày bán trên thị trường, không có thứ nào mà không bị nhiễm thuốc sát trùng, không nhiều thì ít. Đâu phải chỉ nhiễm có thuốc sát trùng mà thôi, các thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày còn bị nhiễm rất nhiều độc tố hóa học khác, nhất là các chất kích thích tố (hormones) và trụ sinh (antibiotiques). Các súc vật như gà, vịt, heo, bò ngày nay được nuôi dưỡng những chất trên để da thịt mập mạp, nặng ký để bán.

Thức ăn không những bị ô nhiễm mà lại còn khan hiếm nữa. Là người Việt, may mắn sống ở hải ngoại, vật chất dư giả, chúng ta ít có khi nào để ý tới sự khan hiếm của thức ăn trên thế giới, nhất là ở các xứ chậm tiến Á Phi, mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói. Chúng ta càng ăn sung mặc sướng, hưởng thụ tha hồ bao nhiêu thì dân ở các xứ này càng chết đói bấy nhiêu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2017(Xem: 10664)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 8111)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7646)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6318)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16224)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11402)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7881)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15885)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10580)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]