Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh Thần Bất Nhị

21/01/201104:45(Xem: 14570)
Tinh Thần Bất Nhị

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

PHẦN BA

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Tinh Thần Bất Nhị

Khi muốn hiểu một điều gì, ta không thể đứng ngoài và quan sát nó. Ta phải đi sâu và hòa nhập làm một với nó, ta mới có thể hiểu được. Khi muốn hiểu một người, ta phải ở trong da thịt họ, đau nỗi đau của họ, và vui niềm vui của họ. Động từ " hiểu " tiếng Pháp gọi là "comprendre"; "com" có nghĩa cùng với và "prendre" có nghĩa là nắm lấy. "Comprendre" là nắm lấy vật đó và nhập làm một với nó.

Không có cách nào khác hơn. Nhà Phật gọi đó là không hai, bất nhị.

Cách đây mười lăm năm, tôi giúp một số bạn lo phụ trách các trẻ em mồ côi ở Việt nam. Các tác viên xã hội ở Việt nam gửi hình của các em qua, ghi rõ tên tuổi, năm sinh và hoàn cảnh của mỗi em. Công việc của tôi là dịch những tờ đơn nầy ra tiếng Pháp để tìm người bảo trợ cho các em. Người bảo trợ sẽ gửi cho gia đình các em một số tiền để các em có tiền ăn và đi học. Chúng tôi có hằng chục người tình nguyện dịch những cái đơn đó ra tiếng nước ngoài.

Mỗi ngày tôi dịch khoảng ba mươi tờ đơn. Tôi không đọc tờ đơn mà để thời gian ngắm hình của em bé. Chỉ trong chừng ba mươi giây là tôi trở thành em bé. Rồi tôi cầm bút lên và dịch tờ đơn qua một tờ giấy khác. Sau đó tôi mới nhận thấy là không phải tôi dịch tờ đơn mà chính em bé và tôi cùng làm công việc đó. Nhìn hình của em bé, lòng tôi tràn đầy cảm thương và tôi trở thành em bé đó lúc nào không hay và cả hai chúng tôi cùng nhau dịch tờ đơn. Điều đó rất tự nhiên. Ta không cần phải thiền tập lâu năm mới có thể làm việc đó. Ta chỉ cần nhìn cho kỹ, làm cho con người của mình có mặt đích thị, thì em bé liền có mặt trong ta và ta có mặt trong em bé .




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 9418)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
03/10/2015(Xem: 19191)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
03/10/2015(Xem: 9551)
(1) Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹp là vị bổn sư tử tế, hoàn hảo và thanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu. Nhờ thấy rõ điều này và gắng sức, Xin hộ trì cho con thành kính nương tựa nơi ngài.
03/10/2015(Xem: 8329)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau.
03/10/2015(Xem: 10325)
Xin đảnh lễ chư đạo sư đáng tôn kính nhất! (1) Tôi sẽ hết lòng giảng giải, Các điểm trọng yếu trong tất cả Kinh điển của Đấng Chiến Thắng, Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
03/10/2015(Xem: 7574)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.
03/10/2015(Xem: 8258)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.
03/10/2015(Xem: 8010)
Milarepa có một người chị cứ khăng khăng bảo ngài đi cưới vợ, xây nhà và sinh con, nhưng ngài đã bỏ nhà ra đi và gặp vị thầy của mình là Marpa. Khi chị của ngài biết rằng Marpa đã lập gia đình, bà càng ép buộc Milarepa hơn nữa.
03/10/2015(Xem: 7584)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon). Những lỗi lầm này có thể xảy ra trong tâm thức của một Bồ tát thánh nhân từ sơ địa cho đến thất địa, như đã được trình bày theo hệ thống trong sơ đồ của trường phái Y Tự Khởi (Svatantrika). Mặc dù chúng đã được trình bày theo hệ thống bằng cách nghiên cứu văn học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita, Far-reaching Discriminating Awareness, Perfection of Wisdom), các lỗi lầm này cũng có thể liên quan đến những khía cạnh khác trong việc tu học và hành trì.
03/10/2015(Xem: 10332)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe noi theo gương của ngài để đạt được giải thoát và giác ngộ. Tiểu sử của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa) (1357-1419) thật sự gây nhiều cảm hứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]