Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây

20/01/201112:47(Xem: 14372)
Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

Phần 1

HƠI THỞ Ý THỨC

HƠI THỞ MẦU NHIỆM

Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây

Một buổi chiều mùa đông, sau khi đi thiền hành trên đồi về, tôi thấy mọi cửa lớn nhỏ trong cốc đều mở tung. Trước khi đi, tôi đã quên đóng cửa lại và gió lạnh thổi tung mọi cánh cửa. Giấy tờ trên bàn bay tứ tán. Tôi liền đóng cửa lại, thắp đèn lên, thu lượm giấy tờ và để lại ngăn nắp trên bàn. Sau đó, tôi đi đốt lò sưởi. Chẳng bao lâu, tiếng lửa củi kêu lách tách, căn phòng ấm trở lại.

Đôi khi giữa đám đông, ta cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn và mệt mỏi. Ta muốn lui về một nơi, tìm một hơi ấm. Tôi đã làm như vậy khi đóng các cửa sổ lại và ngồi bên lò sưởi, nghe gió lộng ngoài song mà cảm thấy mình được che chở. Giác quan của chúng ta cũng vậy, như các cánh cửa mở ra thế giới, đôi khi gió lạnh lùa vào thổi tứ tung mọi thứ trong lòng ta. Thế mà nhiều người trong chúng ta vẫn thường để cửa mở như vậy suốt ngày, để lòng họ bị xáo trộn bởi bao nhiêu phiền nảo từ bên ngoài. Vì vậy mà ta cứ cảm thấy lạnh lẽo, trơ trụi, và đầy sợ hãi.

Có bao giờ bạn thấy mình ngồi xem truyền hình mà không dám tắt máy dù chương trình chẳng có gì hấp dẩn? Tiếng huyên náo, tiếng súng nổ chát chúa làm điếc cả tai mà ta vẫn không có cam đảm đứng dậy để tắt máy. Tại sao ta lại hành hạ ta như vậy? Tại sao ta không dám đóng cửa lại? Có phải ta sợ cô đơn, sợ đối diện với nỗi trống trải khi ta ở một mình?

Ta thấy gì, ta cảm gì thì ta là cái đó. Xem một chương trình truyền hình quá dở, ta đồng hóa ta với cái dở ấy. Khi ta giận, ta là cái giận . Khi ta thương yêu, ta là cái ta thương yêu. Khi ta nhìn đỉnh núi tuyết, ta là đỉnh núi. Ta muốn gì thì ta được cái nấy. Tại sao ta lại để cái máy truyền hình nó làm chủ tình cảm của ta với mấy phim truyện rẻ tiền chỉ làm cho thân tâm ta bị rối loạn? Giới trẻ bị đầu độc nặng nề bởi những loại phim ảnh tồi tệ đó. Ai là người chịu trách nhiệm? Tất cả chúng ta. Chúng ta quá dễ dãi , quá sẵn sàng để xem bất cứ cái gì hiện lên màn ảnh. Có phải tại gì chúng ta quá cô đơn, quá lười biếng, để tổ chức đời sống của chính mình? Ta cứ mở truyền hình ra và để nó lôi kéo chúng ta đi, để nó nhồi nặn và tàn phá chúng ta. Chúng ta hoàn toàn giao phó vận mạng của mình cho những người vô trách nhiệm. Chúng ta phải biết chọn những trương trình nào bổ ích cho tinh thần và tình cảm của chúnh ta chứ.

Dĩ nhiên không phải chỉ có truyền hình mà còn biết bao thứ làm cho ta bị cám dỗ khác làm cho ta bị phân tâm. Ta phải cẩn thận bảo vệ cho sự an lạc của ta. Tôi không khuyên các bạn phải đóng hết các cửa sổ giác quan lại, vì thế giới bên ngoài cho ta biết bao mầu nhiệm.

Chúng ta chỉ mở cửa để đón nhận những gì tươi mát, lành mạnh. Ta phải tập nhìn mọi thứ bằng con mắt quán chiếu. Như vậy, khi ngồi bên dòng suối trong, khi nghe một bản đàn tuyệt diệu, hay khi xem một cuốn phim thú vị, ta vẫn không đánh mất mình, để mình chìm đắm trong dòng suối, trong tiếng nhạc hay trong chuyện phim. Với mặt trời ý thức chiếu rọi trong ta, ta tránh được mọi nguy hiểm.

Ta thấy rõ, nghe rõ những gì đang xảy ra. Tiếng suối nghe trong hơn, bản nhạc nghe êm dịu hơn và qua cuốn phim, ta thấy rõ tâm tư tình cảm của nhà đạo diễn.

Khi ta mới bắt đầu tập thiền, ta thường thích rời bỏ thành phố, về miền quê để tránh những ồn ào, bực dọc làm cho thân tâm ta bị phân tán. Ta tìm đến những cánh rừng yên tĩnh, xanh mát, nơi đó đầu óc ta sáng suốt, tỉnh táo, ta dễ có chánh niệm và thấy rõ chính mình. Một khi thân tâm đã được ổn định và trở nên vững chãi hơn, ta có thể trở lại thành phố và ở lại đó mà không còn thấy bị xao động nhiều như trước.

Đôi khi ta không đủ điều kiện để rời thành phố, ta phải tìm ngay trong đời sống bận rộn hàng ngày những yếu tố tươi mát an tĩnh giúp ta chữa trị chính mình. Ta có thể tìm tới một người bạn thân biết an ủi và nâng đỡ tinh thần ta, hoặc đi thả bộ trong một công viên râm mát, nhìn ngắm những tàn cây xanh đang run nhè nhẹ trong gió.

Dù ta đang ở đâu, giữa một thành phố náo niệt hay tại một vùng quê êm ả hay trên đỉnh thâm sơn, lúc nào chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ chúng ta bằng chánh niệm và bằng sự chọn lựa cẩn thận nơi chúng ta ở .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2018(Xem: 11314)
Đời người trong khoảng một trăm năm Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm Giành giựt bao nhiêu buông xả hết Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ “Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm
13/02/2018(Xem: 6723)
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng. Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau. Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược. Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa? Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số. Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều. Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ. "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
11/02/2018(Xem: 7404)
Tâm ý cân bằng hay tâm ý bất bình thường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người. Khoa học và y khoa đã chứng minh tâm thần bất an làm bất quân bằng lượng hormones (imbalance hormones) đưa đến tổn thương cho cơ thể. Giải thưởng Nobel về sinh học, Elizabeth H. Blackburn đã cho biết: con người muốn sống lâu trăm tuổi thì ăn uống điều độ chiếm 25%, những yếu tố khác chiếm 25%, nhưng tâm lý cân bằng chiếmtới 50%!
06/02/2018(Xem: 8523)
Trong những thời rất xa xưa, lặng lẽ tu hành trong am vắng góc rừng được khuyến khích. Đó là những thời rất xa xưa… khi Kinh Phật ghi rằng “…đi tới góc rừng, tới gốc cây, hay tới một lều trống, nhà sư ngồi quán chiếu…” Trong thế kỷ của chúng ta, không còn bao nhiêu rừng, không còn bao nhiêu cội cây vắng để có thể tới ngồi. Và khi ngồi ở phố thị, bất kể ở một góc phố Bolsa tại Quận Cam, hay trong Phố Tàu New York, một nhà sư cũng không thể tách rời với những gì bận rộn ồn ào được thấy, được nghe chung quanh. Nghĩa là, không thể tách rời xã hội nổi trong thời này. Đó là chưa kể tới trường hợp, khi mang hạnh nguyện dấn thân phục vụ.
06/02/2018(Xem: 8430)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11662)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9619)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11585)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6692)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7839)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]