TỪNG BƯỚC AN VUI
Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005
V- THẤU TỘT NHÂN QUẢ TRONG MỘT NIỆM
Thiền sư Trí Tạng ỡ Tây Đường đang công tác toàn chúng, liền bảo:
- Nhân quả rõ ràng, phải làm sao? Phải làm sao?
Khi ấy có vị tăng bước ra lấy tay chống dưới đất. Sư hỏi:
- Làm gì?
Tăng thưa:
- Cứu nhau! Cứu nhau!
Sư bảo đại chúng:
- Ông tăng này hơi giống chút ít.
Tăng phủi áo bỏ đi. Sư bảo:
- Trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử.
Như vậy tự mình làm, rồi tự mình kêu cứu, ái cứu mình? Trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử là tự nhắc người phải tự khéo giữ gìn. Nhân quả rõ ràng, nhít một chút không thể được. Người tu kỹ không thể dễ duôi, hời hợt trong một niệm. Vừa động niệm là rơi vào nhân quả rồi! Động tức là sinh, có sinh tức diệt, ngay đó rơi vào nhân quả sinh diệt vi tế. Trong Chứng Đạo Ca Thiền sư Huyền Giác bảo:
Phải đó, Long Nữ thoắt thành Phật,
Trái
đó, Thiện Tinh rơi địa ngục.
***
(
Thị tắc Long Nữ đốn thành Phật
Phi tắc Thiện Tinh sanh hãm trụy )
Nghĩa là ngay một niệm chớp nhoáng đó, liền lên xuống như điện xẹt, người tu hành có thể khinh thường được sao? Thành Phật cũng ngay một niệm này, vào địa ngục cũng ngay một niệm này, chỉ cách nhau ở mê và giác. Giác nó là chân thật, sáng suốt. Mê nó là vào địa ngục, tối tăm. Thấy tột đến chỗ này thì tu hành thật kỹ, không dám xem thường trong từng tâm niệm, vậy còn gì gạt được mình?
Nhân quả đến đây không còn là lý cạn cợt nữa, mà phải công phu thật sâu mới thấu tột. Cho nên “Chằng lầm nhân quả” liền thoát khỏi kiếp chồn. Người đại tu hành là phải thấy tường tận, thấu tột đến như thế, đâu thể chỉ hiểu suông trên chữ nghĩa. Rất nguy hiểm!
Vua Trần Nhân Tông từng hỏi Thượng sĩ Tuệ Trung:
- Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch không chút sao lãng là thế nào?
Thượng sĩ cười không đáp. Ngài thỉnh cầu thêm, Thượng sĩ nói hai bài kệ:
Giữ giới cũng nhẫn nhục,
Chuốc
tội chẳng chuốc phúc.
Muốn
biết không tội phúc,
Chẳng
giữ giới nhẫn nhục.
***
Như
người leo lên cây,
Trong
an tự cầu nguy.
Như
người không leo cây,
Trăng
gió có làm gì?
Đây
là chỗ sâu sa khó hiểu, hiểu lầm là rơi địa ngục dễ
dàng. Ý hai bài kệ ngầm chỉ, người còn có tâm giữ giới,
có tâm nhẫn nhục tức là còn chưa hết tội, còn chưa sạch
phiền não tham sân, cho nên mới có giữ, có nhẫn để khắc
phục nó. Nhưng trước khi động niệm thì tội phúc trụ vào
đâu? Có động niệm mới có niệm lành, niệm dữ; niệm lành
thì được phúc, niệm dữ thì mắc tội. Như người không
leo cây, tức trước khi động niệm thì tự an đâu có lo gì;
trái lại, mình khởi niệm rồi lại lo giữ nó, có phải tốn
công nhiều chăng? Tuy nhiên sống được chỗ này không phải
dễ, đâu thể lý luận mà được. Lý luận để khỏi tội
phúc được sao? Vì vậy Thượng sĩ nói xong liền dặn kỹ:
“Chớ bảo cho người không ra gì biết”. Bởi sợ rằng
họ nghe suông rồi chỉ bắt chước nói rỗng, làm bừa, sẽ
chuốc lấy nhân quả khó lường được! Miệng nói không tội
phúc nhưng tâm chứa đầy niệm phải quấy, hơn thua, thì bảo
rằng khỏi tội được sao? Rất phải cẩn thận!