Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Nhân Chẳng Sinh Diệt, Quả Chẳng Sinh Diệt

19/01/201108:20(Xem: 6571)
3. Nhân Chẳng Sinh Diệt, Quả Chẳng Sinh Diệt

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005


CHẲNG LẦM NHÂN QUẢ 

III- NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT

Người tu hành giải thoát muốn đạt quả chẳng sinh diệt, phải chọn đúng cái nhân chẳng sinh diệt mà tu, nhân quả tương ứng với nhau thì chỗ làm mới đáng tin chắc.

Trong kinh Viên Giác, Bồ tát Văn Thù hỏi Phật:

- Bạch Đức Đại Bi Thế Tôn! Xin vì chúng nghe pháp trong này mà nói nhân địa pháp hạnh thanh tịnh bổn khởi của Đức Như Lai, và nói cho các Bồ tát đối với Đại thừa phát tâm thanh tịnh, làm sao mà xa lìa các bệnh, hay khiến cho chúng sinh đời sau, người cầu Đại thừa khỏi rơi vào tà kiến?

Phật bảo:

- Này thiện nam tư! Đức Vô thượng pháp vương có môn Đà-la-ni tên Viên Giác, lưu xuất tất cả thanh tịnh chân như, Bồ đề, Niết bàn và Ba-la-mật, trao dạy cho các bồ tát. Tất cả nhân địa bổn khởi của Như Lai đều y nơi giác tướng thanh tịnh viên chiếu này, hằng đoạn vô mình mới thành Phật đạo.

Tức Bồ tát Văn Thù hỏi Đức Phật về nhân địa ban đầu của các Đức Phật tu hành, nhân đó mà thành quả Viên Giác. Phật chỉ rõ, nhân địa đó, chỉ là y theo tánh Viên Giác thanh tịnh mà dứt sạch vô minh, liền thành quả giác. Tánh Viên Giác tức tâm thể chân thật không sinh không diệt nơi mỗi người chứ không gì khác. Lấy đó làm nhân địa tu hành, tức khế hợp với quả thường trụ, đó là nhânq quả tương ưng với nhau, việc làm thành tựu như ý nguyện là không nghi.

Kinh Kim Cang, Phật cũng từng dạy Bồ tát phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, muốn hàng phục tâm, phải độ tất cả chúng sinh vào vô dư Niết bàn mà không thấy có một chúng sinh được diệt độ.

Phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, tức tâm chẳng sinh chẳng diệt. Độ hết chúng sanh vào vô dư Niết bàn, tức sống trở về trước khi động niệm. Đó là sống trong tâm chẳng sinh chẳng diệt, không theo các tâm sinh diệt động khởi, đi lang thang vào các trần quyên mất đường về. Chỗ tu hành chân thật là như thế, đâu thể lẫm lẫn!

Kinh Lăng Nghiêm, qua bảy chỗ Phật gặn hỏi tâm cuối cùng Phật bảo A-nan:

- Ngay cả hư không còn có tên, có tướng, huống chi cái chân tâm sáng suốt, trong sạch, nhiệm mầu, là tánh của tất cả tâm mà không tự thể sao?

Song nếu ông quyết chấp cái phân biệt giác quan, hiểu biết là tâm, thì cái tâm ấy phải rời hành tướng của các trần: sắc, thanh, hương… có toàn tánh. Chứ hiện nay, ông vâng nghe pháp âm của ta, đó là nhân tiếng mà có phân biệt, dầu cho diệt hết tất cả thấy, nghe, giác, biết, bên trong giữ lấy cái trống rỗng, u nhàn thì cũng còn là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi.

Tôi không bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải chính nơi tâm ông, suy xét chính chắn, nếu rời tiền trần không có tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần. Tiền trần không thường trụ, vậy khi chúng biến diệt, cái tâm nương vào tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ, ắt pháp thân của ông cũng đồng với hoại diệt, còn gì để chứng Vô sanh pháp nhẫn?

Tức là Phật không bác bỏ tâm phân biệt, song phải nhận rõ thể chân thật của nó để sống không lầm nhân quả để tu hành. Bởi tâm suy nghĩ phân biệt là thứ luôn luôn đi theo duyên, theo cảnh cần phải có đối tượng mới tồn tại. Lìa đối tượng, không chỗ duyên là nó mất dấu, là hết phân biệt. Đó không phải là chỗ tựa vững chắc. Còn tánh phân biệt lìa tiền trần tức lìa đối tượng mà nó vẫn có, vẫn thường hiện hữu đó mới là cái nhân thường trụ, luôn có mặt không thiếu vắng. Đây mới đích thực là cuộc sống vững chắc lâu dài không có gì phá hoại được. Do đó, trong nhà thiền dạy người phải minh tâm kiến tính, tin nhạn mặt mày chân thật xưa nay của chính mình, nếu chưa nhận được chỗ này là vẫn còn đứng ngoài cửa Tổ, chưa vào nhà thiền.

Thiền sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc bảo Đạo Nhất tức Mã Tổ sau này: “Nếu lấy thành hoại, tụ tán mà thấy đạo là không thể thấy đạo”. Tức đem cái sinh diệt vô thường mà vào đạo là không thể được. Muốn vào đạo, phải dám buôn cái vô thường sinh diệt này, tin nhận chẳng vào cái chân thật không sinh diệt mới là chỗ gặp nhau với chư Tổ.

Thiền sư Phổ Nguyên ở Nam Tuyền cũng từng dạy chúng: “Chỉ lãnh hội được tính từ vô lượng kiếp đến giờ không biến đổi tức tu hành, diệu dụng mà chẳng trụ tức hạnh Bồ tát”.

Ý Sư bảo, lãnh nhận tính không sinh diệt nơi mình, đó là chỗ sống chân thật, là tu hành, ngoài ra đều là phương tiện chưa phải thật. Người tu thiền phải nắm rõ then chốt này để tu hành không lầm nhân quả, thì bảo thành tựu được ý nguyện.

Thiền sư Sư Bị ở Huyền cũng dạy chúng:

- Nay ông muốn ra khỏi cái chủ tể của thửa ruộng thân năm uẩn, chỉ biết nhận lấy thể kim cương bí mật. Cổ nhân đã nói với các ông: “Viên thành chính kiến khắp sa giới”. Nay tôi lấy ít phần nói thí dụ, các ông có trí do đó có thể biết: các ông thấy mặt trời nơi thế giới này chăng ? Người thế gian tạo tác, sinh hoạt, bao nhiêu việc tâm hành tạo nghiệp đều nhờ ánh sáng mặt trời mà có. Song mặt trời có nhiều thứ đến tâm hành chăng? Lại có chỗ chẳng giáp chăng? Muốn biết thể kim cương này cũng như thế. Hiện nay núi sông đất bằng, mười phương cõi nước, sắc không sáng tối và thân tâm ông, đều nhờ cái oai quang viên thành của ông mà hiện. 

Cả thảy trời người các loài quần sinh tạo nghiệp, thọ quả báo có tính không tính, đều nhờ cái oai quang của ông, cho đến Chư Phật thành đạo, thành quả, tiếp vật lợi sanh, đều trọn nhờ cái oai quang của ông. Nhưng thể kim cương lại có phàm phu chư Phật chăng? Có tâm hành của ông chăng? Không thể nói không là đúng được. Biết chăng? Ông đã có cái kỳ đặc như thế, bày hiện chỗ xuất thân sao chẳng phát minh lấy? Lại theo người nhằm trong thửa ruộng thân năm uẩn, trong cõi quỹ mà tìm kế sống. Hẳn là tự dối mất vậy. Chợt gặp quỷ vô thường đến, mắt trợn miệng méo, thân kiến mạng kiến như thế ấy thật khó chống chọi được. Giống như lột vỏ con rùa sống, thật khổ!

Muốn tu giải thoát chân thật, phải nhận thể Kim Cang bí mật, tức cái nhân chẳng sinh chẳng diệt nơi mỗi người đều sống hằng ngay trong cái oaiq uang đó. Chớ lầm nhận thân năm uần này, nó là cái sinh diệt vô thường, sẽ đưa đến quả sinh tử luân hồi, không phải là lối ra.

Hàn Sơn có một bài thơ:

Một bình vàng đúc thành,
Một bình nặn từ đất.
Hai bình mặc anh em,
Cái nào là bền chắc ?
Muốn biết bình có hai,
Cần rõ nghiệp chẳng một.
Lấy đây nghiệm nhân sinh, 
Ngày nay tu hành đấy.
***
( Nhất bình chú kim thành, 
Nhất bình duyên nê xuất.
Nhị bình nhậm quân khan,
Na cá bình lao thật.
Dục tri bình hữu nhị,
Tu tri nghiệp phi nhất,
Tương thử nghiệp sinh nhân.
Tu hành tại kim nhật. )

Trong đây, Ngài Hàn Sơn muốn nhắc cho người sáng suốt, phải khéo nhận rõ hai cái nhân quả vô thường sinh diệt và bền chắc lâu dài, để lấy đó tu hành đúng đắn không phải ăn năn về sau.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11588)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5310)
Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường dạy, "Tu thì phải đi trong thiền, đứng trong thiền, ngồi trong thiền, làm trong thiền, nói trong thiền… chứ không phải đợi ngồi mới thiền".
09/04/2013(Xem: 19242)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 7576)
Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học.
09/04/2013(Xem: 6930)
Ngày còn ở quê nhà, tôi làm nghề gõ đầu trẻ từ Tiểu học lên Trung học, từ Huế vào Đà Nẵng. Sau tháng Tư đen, cũng như bao nhiêu nhà giáo lớp vào tù cải tạo, lớp vượt biên, lớp âm thầm sống cho qua ngày đoạn tháng. Trong số đó có bản thân tôi. Khi đang còn ở trong chúng Trúc Lâm, theo ẩn náu hạnh đức nghiêm từ của Sư phụ để tu tập tiếp.
09/04/2013(Xem: 26008)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 5943)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 17860)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10648)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 11113)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]