Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phải Biết Gốc Ngọn Tu Hành Không Lầm

19/01/201108:03(Xem: 5357)
3. Phải Biết Gốc Ngọn Tu Hành Không Lầm

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

THẮNG MÌNH LÀ TRÊN HẾT

III- PHẢI BIẾT GỐC NGỌN TU HÀNH KHÔNG LẦM:

Người tu hành, gốc là thắng được mình, làm chủ lại chình mình mà khắc phục các thứ phiền não. Vì vậy hạ thủ công phu phải biết gốc ngọn rõ ràng, tu hành đúng đắn thì đạt kết quả như ý, trái lại là phí công nhiều.
Truyện cổ Phật giáo có câu chuyện:

Một Ni cô nước Sa Ca La gặp vị Bà la môn tu khổ hạnh, dùng năm loại lửa nướng thân mình, đầu tóc kho giòn, môi miệng nứa nẻ. Đời gọi ông là La Hạt Chích (Cây Vải Bông Nướng). Cô thấy vậy nói với ông:
- Cái đáng thiêu ông không thiêu, lại lầm đi thiêu cái không đáng thiêu, sao mà si mê vậy?
Vị Bà la môn nghe thế, lửa giận phừng lên, bảo:
- Đồ con lừa! Ngươi nói cái gì là cái đáng thiêu?
Ni cô bảo:
- Cái đáng thiêu chính là “tâm nóng giận” của ông đó! Nếu người thiêu cháy được cái tâm đó thì mới là thiêu thật sự. Giống như xe không đi thì đánh trâu, ai lại đánh xe. Cũng vậy, phải đánh thức cái tâm kia, thiêu cháy tan cái tâm đó thì thân hết bị giày vò đau khổ.

Ông nghe xong liền tỉnh ngộ, quỳ lạy.

Chú ý trong đây “cái đáng thiêu chính là tâm nóng giận của ông đó”. Thiêu cho sạch cái tâm nóng giận, cái niệm sân si đó, chính đây mới là điểm trọng yếu tu hành, là căn bản đưa đến giải thoát. Nhiều người nhân quả lộn ngược như trên, nên tu lâu ngày, công phu khổ nhọc mà vẫn không giải thoát được, vẫn kéo dài phiền não khổ đau. Đày đọa cái thân cho khổ để tiêu nghiệp nhưng tâm không thay đổi, chuyển hóa thanh tịnh thì tiêu nghiệp được chăng? Có khi dằn ép nó quá, lại dễ sinh bực bội, dễ phiền não nữa. Bởi thân là bốn đại hòa hợp thành, đất nước gió lửa, máu thịt gân xương nó có biết gì mà đánh, mà thúc nó? Cái thân khi tắt thở nằm cứng đờ, mặc người dẫm đạp, chửi mắng, nó có biết gì? Chính Tâm mới có biết, có khởi tham, sân, ngã mạn, ganh ghét, hơn thua rồi tự chuốc lấy phiền não khổ đau. Phải dừng ngay trong tâm, chuyển hóa nó thì mới thật tiêu nghiệp, được giải thoát. Và đó mới thật là thắng được mình, là việc bổn phận người tu.

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, lúc nọ Nòai ở Xá Vệ, vào buổi chiều, có các Tỳ kheo sau cuộc hành trình nhiều nơi trở về, tụ tập bàn về các dạng khác nhau từ làng này qua làng nọ, chỗ bằng phẳng, chỗ gồ ghề, nhiều bùn, nhiều sỏi đá, đất sét đen, đất sét đỏ.

Phật đến gặp và hỏi:
- Các thầy đang làm gì?
Các thầy Tỳ kheo thuật lại việc đang bàn. Phật dạy:
- Đó là đất bên ngoài, đúng hơn các thầy nên tẩy sạch “đất trong tâm” của các thầy, đó mới là việc bổn phận cần nên làm.

Cho thấy chúng ta thường bỏ phí thời giờ vào những chuyện đâu đâu, lo bàn tán viễn vông làm mất đi bao nhiêu việc tốt. Cứ lo bàn đất này đất nọ, càng loạn tâm thêm, rồi kéo theo người cùng loạn với mình. Đâu biết, chính khi bàn đó là bụi vọng tưởng đang dấy lên trong tâm rồi. Nếu bàn một lúc, lại tranh cãi nữa thì càng lấp đầy bụi. Nói xa hơn, ngồi lại lo bàn phải, bàn quấy, người này tốt, người kia xấu, phên bình kẻ nọ người kia, cho mình là cao kiến, là hiểu biết nhiều, không ngờ đó là bụi đóng ngay trong lòng. Có cao gì? Cho nên phải xoay lại rửa bụi trong tâm, đó là cách làm chủ lại mình, được Phật khen ngợi.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2012(Xem: 7420)
Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
08/04/2012(Xem: 5864)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 6388)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 13608)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 6572)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 6834)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 4959)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 4545)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 5573)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 12121)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567