Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Dẫn Kinh Pháp Cú

19/01/201108:03(Xem: 6740)
1. Dẫn Kinh Pháp Cú

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

THẮNG MÌNH LÀ TRÊN HẾT

I- DẪN KINH PHÁP CÚ:

Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy:

Người kia ở chiến trường
Tuy thắng trăm muôn giặc,
Chưa bằng thắng chính mình,
Là chiến sĩ bậc nhất.

Với con mắt của Phật, người chiến thắng giặc bên ngoài là dễ, chiến thắng giặc nơi mình, giặc trong tâm mình thật là khó. Một tướng quân hiên ngang ngoài trận địa nhưng về nhà không thắng nổi những lời nhỏ nhẹ hoặc những giọt nước mắt của người phụ nữ. Bị giặc tham ái nó làm chủ trở lại, nó đóng gông dẫn đi dễ dàng. Có lúc bị lòng ái luyến ngự trị khiến thành yếu đuối.

Một vị quân Nhật có cái chén cổ rất quý vô cùng. Một hôm ông cầm mên mê xem, chợt sẩy tay muốn rơi, ông hoảng hốt chụp vội rồi kêu lên “Ồ! May quá!”. Song, qua cơn hoảng hồn đó, ông tự thầm nghĩ: “Ta từng lãnh đạo hàng vạn quân vào sinh ra tử, xông pha giữa trận mạc, xem cái chết tợ trò chơi, vì sao hôm nay chỉ một cái chén mà sợ hãi đến như thế? Liền thuận tay ông đập bể luôn cái chén!

Như vậy, một ông tướng từng xông pha giữa chiến trận, xem cái chết như trò chơi nhưng tại sao vì cái chén mà hoảng hốt? Rõ ràng chỉ vì lòng ái luyến, quá quý tiếc cái chén mà trở thành yếu đuối. Song vị tướng này có học đạo, nên đã tỉnh ngộ và can đảm mới dám đập vỡ món đồ quý của mình. Quả là một sự thắng mình cao quý.

Đó là trường hợp tham. Rồi trường hợp sân, gặp việc trái ý nghịch lòng một chút liền nổi sân, không làm chủ được, là bị thua giặc sân rồi. Là thiếu sức nhẫn. Có người lý luận, nhẫn là nhục, là yếu đuối, đây là bảo vệ cho lòng sân của mình. Thật sự, nhẫn là một sức mạnh tinh thần rất cao. Người có sức nhẫn là người được đời quý trọng, còn sân thì có mấy ai khen. Vừa nói động đến là sân liền thì có mạnh gì đâu!

Trong kinh Di Giáo Phật bảo: “Nhẫn là cái đức mà trì giới, khổ hạnh không thể bì kịp. Người hay thực hành đức Nhẫn mới có thể gọi là người có sức mạnh to lớn.”

Thường ngày mình hay ca ngợi tự do, tự chủ, nhưng trên thực tế, mình bị nô lệ cho lòng tham, lòng sân, lòng yêu ghét, lòng đố kỵ, lòng keu căng…

Biết sân là xấu mà gặp việc vẫn sân thì có làm chủ được chăng?

Biết uống rượu, hút á phiện, xì ke, ma túy là mần gây bệnh hoạn, nhưng bỏ không được thì có làm chủ được chăng?
Có những đem mệt mỏi nằm xuống muốn ngủ liền, nhưng trằn trọc không ngủ được, cứ phải nghĩ ngợi hoài, vậy có tự chủ gì?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2014(Xem: 8045)
Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras
12/02/2014(Xem: 15842)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
11/02/2014(Xem: 8039)
..giữa những người rộn ràng, ta sống không rộn ràng...
11/02/2014(Xem: 11043)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14295)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
11/02/2014(Xem: 10442)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8807)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 11440)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6680)
Ngày mới tu tập tôi thấy mình giỏi quá, thông minh quá, cái gì mình cũng đúng còn mọi người đều sai. Tu thêm một thời gian nữa tôi mới phát hiện ra mình có lúc đúng lúc sai và mọi người khác cũng vậy. Nay tu thêm nữa rồi mới thật sự ngộ ra rằng, mọi
10/02/2014(Xem: 22678)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]