Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái chết của ông tôi

19/01/201107:13(Xem: 7316)
Cái chết của ông tôi

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Cái chết của ông tôi 

Năm trước khi tôi vào trường tiểu học, trong một ngày hè nóng đỏ lửa, ông tôi dẫn tôi đi xem đô vật trong thành phố. ông tôi bao giờ cũng rất cưng chiều tôi. Chúng tôi rời nhà đi vào buổi sáng, và có lẽ ông định về nhà từ lúc trưa, nhưng vì tôi vòi vĩnh nên rốt cuộc chúng tôi đã ở ngoài đường suốt ngày và đến tối mới trở về nhà. Hậu quả là sau khi ở ngoài nắng quá lâu, ông tôi đã bị trúng nắng. Dù mới là một đứa bé sáu tuổi, tôi cũng nhận ra là sự vòi vĩnh của tôi đã là nguyên nhân cho tình trạng bất thường của ông. 

Cha tôi, vốn là một bác sĩ, đã không đưa ông đến bệnh viện, nhưng để ông ở nhà chăm sóc và nuôi dưỡng ông. Lúc bấy giờ mới bắt đầu triều đại Chiêu Hòa (Showa), trong thập niên 1930, những cách chữa trị còn rất là thô sơ. Một tảng nước đá được đặt trong một đĩa thiếc mỏng, và khi nước đá tan ra, thì nước lạnh đó được dùng để làm hạ nhiệt nơi lông mày của ông. 

Cả nhà tôi lúc ấy náo loạn lên, cử người đi gọi các bà con họ hàng. Trong những ngày ấy điều kiện không dễ dàng như bây giờ, chỉ việc nhẩy lên xe lái đến nơi sau khi nhận một cú điện thoại; mà sau khi nhận được tin báo, bà con phải đi bộ vượt núi trong những đôi dép rơm để đến. 

Tôi hoàn toàn bị bỏ rơi trong khi mọi người tề tựu lại và, từng giây từng phút một, hết vui mừng lại đến than khóc, tùy theo tình trạng biến đổi của ông. Thấy các người trong họ như vậy và cùng lúc cảm thấy cái không khí xáo trộn trong gia đình, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi chạy trốn lên gác và nằm bẹp nơi cầu thang ngắm nhìn quang cảnh ở dưới. Trong khi nhìn xuống cảnh tượng hoang mang yên lặng ở dưới, tôi nhận ra rằng ông tôi sắp chết. Tôi nhớ mình đã tự hỏi không biết như vậy có nghĩa là tôi có còn gập được ông nữa hay không. 

Bởi vì đối với một đứa trẻ như tôi, cái ý tưởng ông đột nhiên có thể biến mất đi không phải là một cái gì có thể dễ dàng thấu hiểu được. ông tôi vẫn thường luôn ở đó, lúc nào cũng tỏ thật nhiều tình thương mến. Trong khi tôi còn đang ngẫm nghĩ về vấn đề đó, mẹ tôi trèo lên gác tìm tôi và giải thích cho tôi biết rằng ông sắp chết rồi. 

“Khi một người sắp chết”, mẹ nói, “người ấy khát nước lắm, nên chúng ta phải cho họ uống nước. Bởi vì ông đã cưng chiều con hơn hết thẩy mấy đứa cháu khác, con phải xuống cho ông uống nước.” Thế là tôi bị lôi xuống dưới nhà. 

Tôi được đưa cho một miếng bông thấm nước để lau môi cho ông. Tôi thấy rõ ràng rằng trong khi trán ông ẩm ướt, thì miệng ông ngậm chặt lại, đôi môi khô và nứt nẻ, và tôi cảm thấy như ông đang rất khát nước. Khi tôi bắt đầu lau nhè nhẹ, những giọt nước chẩy vào những đường trên môi ông và làm cho ẩm ướt, nhưng không có một giọt nào lọt được vào miệng của ông. Tưởng rằng tôi không dùng đủ nước, tôi vắt miếng bông gòn ướt lên miệng của ông. Nước chẩy ròng ròng nơi mặt ông, nhưng vẫn không có một giọt nào lọt vào miệng ông được. 

Ông tôi, vốn vẫn hay có thú uống trà, và bây giờ đang khát nước như vậy, lại không thể mở miệng ra được để nuốt lấy một ngụm nước. Cái cảm giác có một sự thay đổi lớn đang diễn ra đã thấm thấu vào trong tâm của đứa trẻ này đến tận xương tủy. Không bao lâu sau đó, ông đã thở hơi cuối cùng, và chúng tôi tắm rửa xác ông để sửa soạn hỏa thiêu. 

Người ta thường nghĩ rằng thật là tội cho người chết, khi đang trên đường đến cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật Di Ðà, lại phải đem theo bụi trần của thế gian này, cho nên với cảm nghĩ đó, người chết thường được tắm rửa lần cuối cùng. Bồn tắm được đổ vào đầy nước lạnh, sau đó thêm nước nóng vào. 

Trong ngày ấy, ở nhà tôi nước nóng được đổ vào bồn, rồi một ít rượu được thêm vào, và xác ông tôi được lau với một khăn bông ướt. Tôi được phép lau ngực của ông, nhưng cái khăn vuột ra khỏi bàn tay bé nhỏ của tôi, trượt trên da mình của ông. Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác khi sờ vào da của ông. Trước đây, khi ông để tôi leo lên vai ngồi, tôi có thể thấy được làn da nhăn nheo trên gáy ông. Dưới bàn tay tôi, lúc nắm chặt lấy trán ông để khỏi ngã, tôi cũng cảm thấy được làn da nhăn nheo . Lúc đó người ông dẻo dai và ấm áp, trong khi bây giờ đôi tay tôi bất ngờ chạm vào người ông chỉ thấy cứng đơ. Cái lạnh toát ra từ xác ông, một cái lạnh hoàn toàn khác với cái lạnh của nước đá, làm cho tôi phát rùng mình. Ðứa trẻ sáu tuổi này đã nhận được một bài học bén nhậy về sự chết. 

Gia đình tôi mang tôi đi dọc theo những con đường nhỏ hẹp nằm giữa hai bên đồng ruộng khi đưa quan tài đi. Lò thiêu không phải như ngày nay, với những cửa dầy nặng nề như dưới hầm của nhà băng. Trông nó không hơn gì một cái lỗ, trong đó người nhà cho quan tài vào và qua đó còn có thể thấy được hai bên. Cái lỗ đó được chất đầy rơm, và củi được đặt chung quanh quan tài. Rồi tất cả mọi người trong gia đình cùng nhóm cây đuốc thông lên và cho lửa cháy. Khi rơm cùng củi và quan tài bắt đầu nứt ra và nổ lách tách trong ngọn lửa, chúng tôi đi về nhà đợi đến ngày hôm sau sẽ đến thu lượm tro cốt của ông. Dù với con mắt của một đứa trẻ sáu tuổi, khi tôi ngoái cổ nhìn lại cột khói mờ đục bốc lên từ ống khói của ngọn lửa thiêu mà tôi đã tiếp tay nhóm lên đó, tôi cũng cảm nhận cái chết như một cái gì thật riêng tư đối với mình. Cái chết đó không phải chỉ là của “một người nào khác.” 

Bây giờ, tôi đang thấy ông tôi -- người tôi kính trọng và muốn noi theo -- đang bị thiêu đốt. Cái tôi thấy đó không phải là cái chết của một người nào khác, mà chính là tôi của ngày tương lai. Tôi đã không nói quá về việc này, khi nhiều năm sau nhìn lại và kể câu chuyện bi thảm này . Mà thật sự là tôi lúc ấy, một đứa trẻ sáu tuổi, đã thấy thân xác mình tương lai bị thiêu đốt trong ngọn lửa đó. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2014(Xem: 20445)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
12/11/2014(Xem: 10281)
Chúng tôi đã hai lần đến quý quốc để hoằng pháp. Từ trước đến nay, hoặc thuyết pháp với các giáo hữu quý quốc, hoặc khai thị cho kiều bào chúng tôi tại đây, nhưng lần nào thính chúng cũng chỉ là cư sĩ. Hôm nay lần đầu tiên tôi lại được đối diện với toàn các vị xuất gia đồng đạo, nhất là với một số đông đảo các vị thanh niên xuất gia như thế này, cùng hội họp lại đây để cùng luận thuyết giáo pháp thâm yếu của Đức Phật. Thật là một điều làm cho chúng tôi sung sướng và cảm động.
12/11/2014(Xem: 16424)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
09/11/2014(Xem: 10033)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8150)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17153)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7240)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6477)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6936)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8041)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]