Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi đang làm gì ở đây?

19/01/201107:13(Xem: 4189)
Tôi đang làm gì ở đây?

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Tôi đang làm gì ở đây? 

Trong lúc chờ đợi ngoài cổng chùa, tôi bắt buộc phải định nghĩa lại thế nào là sự dũng cảm. Khi còn nhỏ, tôi thường hay phô trương sự dũng cảm của mình bằng cách tấn công người khác, nhưng đó không phải là dũng cảm. Sự hung hăng đó có thể ví như một con chó nhỏ mà hay sủa thật to. Sự dũng cảm đích thực là chấn chỉnh lại cái tinh thần đã sa sút và kiên tâm theo đuổi mục tiêu ban đầu của mình. Ðể có thể giữ vững được như vậy, phải tự đặt câu hỏi với mình là: “Tôi đang làm gì ở đây?” 

Trong khi bị giữ ở ngoài vườn, nhiều tư tưởng khác nhau đã trôi qua trong tâm trí tôi. Tôi nghiệm ra rằng mỗi con người được vào tu trong thiền viện này đều bẩm sinh ra khác nhau. Mỗi con người đi vào trong cuộc đời này đều có những khả năng khác nhau, những kinh nghiệm và học vấn khác nhau, suy nghĩ những tư tưởng khác nhau; không ai giống ai cả. Trong tất cả những sắc thái dị biệt ấy, nếu ai nấy ở trong thiền viện đều muốn làm theo ý của mình, đều khăng khăng rằng, “Tôi nghĩ như thế, tôi làm như thế đấy,” thì việc tu hành rồi sẽ ra làm sao? 

Có câu ngạn ngữ rằng, “Rượu mới đổ vào bình mới”. Nếu muốn chuyển hóa bản thân mình bằng cách đem thân đến thiền viện để tu tập, thì đó cũng có thể được ví như cái bình mới, và như thế cần phải xả bỏ hết những kinh nghiệm quá khứ, những kiến thức, và địa vị xã hội của mình. Người thiền sinh phải trở nên trống rỗng hoàn toàn và đi vào trong thiền viện với một tâm khiêm tốn, nhẫn nhục. Ở trong cái xó góc trước cổng chùa này, người sa di thiền sinh bị bắt buộc phải nghĩ cho thấu suốt tất cả những điều ấy và dọn mình để hành động cho thích hợp. 

Trong buổi tối ngày thứ ba bị giữ ở ngoài vườn chờ đợi, một vị sư đi ra thông báo với tôi rằng: “Xét rằng kể từ hôm kia tới nay, ngươi vẫn giữ nguyên vị trí ở trước cổng ra vào mặc dù đã bị mắng chửi, đánh đập; nay ra quyết định rằng: ngươi có vẻ cũng có ý chí muốn tu tập, vì thế, ngươi được phép bước vào trong. Tuy nhiên, vì chưa được chấp nhận chính thức vào tu tập ở đây, nên ngươi phải luôn luôn cẩn trọng.” Với những lời nói đó, cuối cùng tôi đã được bước chân vào thiền viện. 

Căn phòng tôi được phép vào gồm có một bên là tường và ba bên là liếp cửa bằng giấy mở toang. Tôi đặt cái hộp đồ vẫn đeo trên lưng vào cạnh tường, rồi ngồi xuống đối diện vách tường và bắt đầu tọa thiền. Không có cách gì biết ai đang nhòm ngó mình từ ba vách trống trải kia. Lúc này là lúc tôi không thể nào lơ đễnh được. 

Ban ngày tôi được cho ăn ba lần và ban đêm được phát chăn chiếu ngủ, nhưng vẫn phải ở năm ngày nữa trong phòng này; như thế, tôi đã bị đặt mình trong sự tự vấn thật căng thẳng suốt trong tám ngày liền. Tôi đã tự hỏi mình biết bao nhiêu lần, “Tôi đang làm gì ở đây? Tôi sẽ làm gì bây giờ?” Dưới áp lực của sự tự vấn này, buộc mình tôi luôn luôn phải quay trở về cái khởi điểm, về cái tâm ban đầu trong sự tu tập của tôi. 

Ðã bao lần tôi đã trở lại cái khởi điểm ấy, đã bao lần tôi khẳng định lại quyết tâm của mình. Tôi tin rằng sự dũng cảm là kiên trì theo điều mình đã quyết định làm và chịu đựng tất cả những khó khăn gặp phải trên đường. Giữ vững và làm được cái ý định ban đầu ấy -- chỉ một điều ấy thôi -- cũng đã là dũng cảm thực sự rồi. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
15/05/2022(Xem: 3318)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 1891)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 1426)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 1439)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 1647)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 1406)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
20/04/2022(Xem: 1432)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu, mà phải trải qua bao cuộc thăng trầm vinh nhục, đau thương và sợ hãi. Nỗi đau khổ và sợ hãi lớn nhất của con người là sự chết. Không ai muốn chết nhưng cái chết vẫn cứ đến. Cái chết đến theo chu kỳ sinh, già, bệnh rồi chết, nhưng cũng có khi nó đến bất cứ lúc nào không ai biết trước được. Cái chết chấm dứt đời sống này, nhưng rồi lại phải tái sanh qua đời sống khác hầu trả nghiệp do mình đã tạo ra. Cứ như thế mà chịu trầm luân trong sáu cõi Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi, con người cần phải tu tập buông bỏ những khát vọng luyến ái đam mê, buông bỏ những ham muốn dục lạc thế gian, hành trì quán chiếu theo lời dạy của Đức Phật, diệt tận tham, sân, si. Đức Phật là ai?
20/04/2022(Xem: 1339)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Thiền pháp này đang được dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm, ở các doanh nghiệp lớn để hiệu năng làm việc tăng cao hơn, và ở gần như tất cả các lĩnh vực có thể có.
14/04/2022(Xem: 2700)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali TIPITAKA được khai hội và đang diễn ra tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 16 trùng tụng TIPITAKA theo thông lệ hàng năm gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia,
11/04/2022(Xem: 1234)
Choden Rinpoche – thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất. Trước năm 1985, ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương, mà cũng không bị cầm tù. Thay vì vậy, ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
108,763,659