Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba loại đệ tử

19/01/201107:13(Xem: 6579)
Ba loại đệ tử

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Ba loại đệ tử 

Trong tu thiền, có một điều cần làm là phải “phá vỡ bản ngã” … không có cách nào có thể né tránh điều đó được. Hơn nữa, nếu rụt rè không dám phá vỡ bản ngã của mình … cái thường hay chống trả lại dữ dội khi có nguy cơ bị phá vỡ … thì coi như sẽ chẳng có hi vọng đạt tới Ðạo được. Những người không biết nghiến răng chịu đựng, nhất quyết không sờn lòng dù là bị đá đấm bầm dập, bị đánh đuổi tàn nhẫn, sẽ không thể tồn tại được trong cái gọi là tu thiền này. Vì lý do đó, có thể nói rằng những đệ tử học thiền được chia làm ba loại, tùy vào sự liên hệ của họ với thầy của họ: “Những người xuất sắc nhất ràng buộc với thầy họ trong sự căm ghét, người tầm thường trung bình trong lòng thương xót, và những người yếu kém nhất là trong sự khuất phục quyền lực.” 

Những người xuất sắc nhất là những đệ tử hạng nhất, hay là người có đức hạnh lớn. Nếu nhìn bề ngoài, những đệ tử này trông còn có vẻ hằn học nữa. Thầy càng đối xử với họ nghiêm khắc chừng nào, họ càng cố gắng tiến sâu hơn, thề quyết phải vượt qua cho bằng được, để tỏ cho thầy họ thấy khả năng của họ đạt được như thế nào. Không có điều gì làm những đệ tử này có thể buông lơi ra được. 

Những đệ tử tầm thường trung bình là những người thực sự gặp khó khăn trong sự tu tập và muốn rút lui, nhưng cảm thấy họ không thể bỏ cuộc được, khi thấy Thầy đã hết sức tử tế và yểm trợ cho họ. Những đệ tử loại này được lôi kéo nhờ tình thương của người Thầy. 

Sau hết, loại đệ tử yếu kém nhất, khi cảm nhận thấy quyền lực độc tôn của người Thầy, họ muốn nương dựa vào “bóng mát cây cổ thụ” ấy. Ðiều đó có nghĩa là, đối với họ nếu phải nương dựa vào một người nào, thì tốt nhất là người ấy phải có nhiều quyền lực. Câu nói, “Những kẻ thấp kém hay bị hấp dẫn bởi quyền lực” không chỉ dừng lại ở trong cánh cổng của một thiền viện, mà còn đúng với xã hội nói chung. 

Tất cả những điều trên nhắc tôi nhớ lại một trong những lỗi lầm mà tôi đã phạm phải khi tôi đã vào tu được một thời gian. Trong một dịp, có một người đã nêu ra một trong những khuyết điểm của tôi, và tôi nổi đóa lên: “Anh biết gì mà nói!” rồi mắng cho anh ta một trận. Tôi đã biểu lộ sự ngã mạn mà người ta đôi khi gặp phải trong bước đường tu, một loại “đầu óc đã bị rỉ sét trong sự tu.” 

Khi câu chuyện này đến tai Thầy tôi, người gọi tôi vào trong phòng ngay lập tức, để nói rằng tôi bị đuổi ra khỏi chùa. Người nói bằng cách là: “Thu dọn hành lý đi.” 

Ap trán xuống đất, trong ba mươi phút tôi khẩn khoản xin lỗi hết lời, nhưng những lời van xin tha thứ của tôi chẳng có công hiệu gì. 

“Con làm điều đó vì con đã không suy nghĩ kỹ càng. Cái đó xẩy ra chỉ vì con chót lỡ, trong một phút sơ xuất của con thôi.” Tôi nại cớ ra bào chữa như vậy. 

“Nếu đó là một điều mi làm sau khi đã suy nghĩ kỹ càng, và rồi sau đó thấy sự sai lầm của mình, thì điều đó sẽ không xẩy ra lại,” thầy đáp lại, “nhưng nếu nó “xẩy ra vì chót lỡ” trong một phút sơ xuất của mi, thì tức là nó đã khởi lên từ một cái gì thâm căn trong tâm của mi, trong tánh khí của mi. Nếu thật như vậy thì lại càng không đáng để được tha thứ!” 

Tôi đã dùng hết cách để xin lỗi mà vẫn không được. Cuối cùng, tôi ngẩng người lên, cái thân hình mà từ nẫy giờ đã quỳ mọp xuống như một con nhện đang bám lấy sàn, và rồi tôi nhìn thẳng vào mặt lão sư. Mắt của người vốn đã to, mà khi ngài nhìn trừng trừng vào tôi lúc đó, trông như là cả bộ mặt của ngài chỉ còn là hai con mắt khổng lồ. Tôi trừng mắt lại, không chịu thua chút nào. 

“Không có chỗ nào cho con đi cả, chỉ có chỗ ở với thầy thôi. Thầy có ném con ra ngoài một ngàn lần hay mười ngàn lần, con cũng tuyệt đối không bao giờ rời thầy ra đâu!” Tôi hét lại. 

Ðáng ngạc nhiên thay, nước mắt bỗng dâng lên trong mắt thầy, và tôi tưởng chừng như những giọt lệ to long lanh sắp rơi xuống má người. Rồi tôi nghe thầy nói, “Ta tha cho mi đó. Ði ra ngoài lo công việc đi.” 

Khi nhớ lại câu chuyện này, tới lúc này, tôi vẫn còn rưng rưng nước mắt. 

Người thầy đem sự khắc nghiệt ra đối với đệ tử để làm khơi động ý chí chống trả, kể cả sự căm ghét, nghĩ rằng làm như vậy người đệ tử sẽ bằng cách nào đó vượt qua được tới đích cuối cùng. Nhưng thật sự không phải thế, khi áp dụng sự đối xử nghiêm khắc với đệ tử, người thầy luôn luôn cầu nguyện cho đệ tử của mình sẽ có thể vượt qua hết được mọi sự. Nếu ngày nay có một đệ tử nào đến nói với tôi rằng:”Dù cho có giết con, con cũng không bao giờ rời xa thầy,” chắc chắn rằng tôi cũng sẽ khóc. 

Vì vậy, bạn có thể thấy được tại sao tôi cảm thấy biết ơn khi nghĩ đến cung cách vị Thầy mà hiện nay đã ra người thiên cổ đối xử với tôi. Từ đầu đến cuối, ngài đã hành xử như ø thể là tôi, một kẻ không ra gì, là một loại đệ tử xuất sắc nhất vậy. Nếu Lão sư lượng định về tôi một cách khác, nếu người đã nghĩ rằng, “Nếu mình không nương tay, thì chắc người này sẽ bỏ cuộc”, thì có lẽ ngài đã đối xử với tôi nhẹ nhàng hơn. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2016(Xem: 7726)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 7970)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9087)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 10025)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8476)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 8022)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
29/03/2016(Xem: 8128)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8233)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 12012)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17697)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]