Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giữa thầy và trò

19/01/201107:13(Xem: 6606)
Giữa thầy và trò

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Giữa thầy và trò 

Một buổi sáng trong thời kỳ tôi còn mới vào tu, cô Okamoto hỏi đại sư Zuigan trong khi dùng trà: “Bạch thầy, nếu so sánh đại sư Kosen và Soen, ai giỏi hơn?” 

Có lẽ tôi cần phải giới thiệu một chút về tông phái của tôi qua đồ biểu dưới đây để trình bầy được rõ ràng hơn: 

Hakuin (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 1685-1768) 
|
Kosen (Hồng Xuyên Tông Ôn, 1816-1892) 

Soen (Hồng Nhạc Tòng Diễn, 1859-1919) 
____ |____ 
| | 
Sokatsu Josho 

(Chuyết Ông Tông Hoạt) 
1870-1954 

Zuigan 
(Thuỵ Nham Tông Hoạt, 1879-1965) 

Sesso 

Soko 

Tôi là “Soko” ở dưới cùng của bảng này, và Sesso là sư huynh của tôi trong hệ phái. Cả hai chúng tôi cùng là đệ tử của đại sư Zuigan, và sư phụ của thầy chúng tôi là đại sư Sokatsu. Nếu bạn đi ngược dòng cho tới tận nguồn gốc cuối cùng, bạn sẽ đến ngay Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Trong Thiền tông, sự truyền thừa của các bậc đại sư đã đạt được giác ngộ qua quá trình tu tập rất là minh bạch. Kinh nghiệm tâm linh này phải được người thầy xác nhận, và chỉ những ai được ấn chứng mới chính thức gia nhập vào tông phái. Tất cả mọi người đều biết rõ ràng ai là người đã được thầy truyền tâm ấn, và sự kế thừa này được giữ gìn rất cẩn trọng. Trong tông Lâm Tế, danh hiệu “lão sư” (Roshi) được dùng để tôn xưng những người được kế thừa trong hệ phái. 

Kosen Roshi, người đứng đầu trong hệ phái ở trên, tức là Kosen Imakita, một bậc đại sư xuất chúng đã từng trụ trì chùa Viên Giác (Engakuji) ở Kamakura suốt từ những ngày cuối cùng của thời đại Ðức Xuyên trải dài cho đến thời Minh Trị trong thế kỷ thứ 19. Trong những ngày đen tối Phật giáo bị đàn áp, ngài đã vượt lên trên những phân chia phe phái và nỗ lực bằng mọi cách để phục hưng lại đạo Phật. D.T. Suzuki, một cư sĩ nổi tiếng, đã rất ngưỡng mộ ngài và viết một quyển sách nói về ngài. 

Người truyền thừa sau Kosen Roshi là Soen Shaku Roshi, người đầu tiên phổ biến đạo Phật ở Mỹ Quốc, và cũng đã trụ trì chùa Viên Giác (Engakuji) ở Kamakura. Soseki Natsume là một trong vô số người đã học Thiền dưới vị đại sư này. 

Chính hai vị này là người cô Okamoto đã nói đến khi cô hỏi Thầy ai là người giỏi hơn. 

Lão sư Zuigan, trông rất khắc khổ và không hay nói đùa, đã trả lời với bộ mặt thật nghiêm nghị, “Ðại sư Kosen giỏi hơn.” 

“Nếu vậy, giữa đại sư Soen và đại sư Sokatsu, ai là người giỏi hơn?” cô Okamoto tiếp tục. 

Ðại sư Sokatsu mà cô đang nói đến là người đã từ chối không sống trong một tự viện danh tiếng sau khi đã được truyền thừa, mà đi về sống ẩn dật tại một cái am nhỏ xíu gọi là Ryoboan, ở trong khu vực Yanaka của thành phố Tokyo; ở đó ngài đã dạy Thiền cho những cư sĩ . Những phụ nữ đầu tiên nổi danh với lập trường đòi hỏi nữ quyền ở Nhật Bản đãø ở trong số rất nhiều các đệ tử của ngài. Vị lão sư Sokatsu này là nhân vật mà cô Okamoto đã hỏi tới, nhưng lão sư Zuigan vẫn trả lời rằng: “Lão sư Soen giỏi hơn.” 

“Ồ, thầy ơi! Thế thì tệ quá! Chẳng lẽ tông phái này càng ngày càng xuống dốc tới mức không còn gì sao? Thế thì bây giờ, thầy nghĩ sao, ai giỏi hơn, Sokatsu đại sư hay Zuigan đại sư?” Cô Okamoto nhất định hỏi. 

Lão sư Zuigan, đáp lại sự quan tâm của cô về tông phái càng ngày càng xuống dốc, đã trả lời mau mắn, “Ta giỏi hơn.” 

Suốt từ đầu cho tới lúc ấy, luôn luôn vẫn là người thầy giỏi hơn, nhưng khi được hỏi về vị trí của chính mình trong tông phái, ông lại bảo rằng, “Tôi giỏi hơn thầy của tôi.” 

Ðiều này làm cô Okamoto vô cùng hoan hỉ, sau đó cô lại hỏi tiếp, “À, nếu vậy thì, Lão sư ơi, thầy với đệ tử của thầy, Sesso, ai là người giỏi hơn?” 

Nghe vậy, tôi muốn bật cười lớn lên. Lão sư Zuigan, người đã từng trụ trì các thiền viện Diệu Tâm và Ðại Ðức, là một đỉnh cao trong thế giới Thiền tông. Trong khi đệ tử của ngài, Sesso, còn chưa có chùa để trụ trì, còn đang sống như người quản tự giữ một ngôi chùa nhỏ trong hệ thống thiền viện Diệu Tâm, mà việc làm chỉ là giữ gìn vườn tược cho sạch sẽ. Bởi vì tôi chưa thể nhìn thấu được những giá trị ẩn tàng trong con người mà chỉ phán xét dựa trên vị thế xã hội, tôi đã nghĩ rằng so sánh lão sư Zuigan với thầy Sesso giống như là so sánh mặt trăng trên cao với con rùa vậy. Không thể nào nói đến chuyện đọ sức giữa hai nguời ở đây được, và tôi gần như muốn phá lên cười. 

Lão sư Zuigan, không cần ngừng lại một giây nào để suy nghĩ, nói ngay: “Cái đó còn phải xem.” 

Khi những lời nói này đập vào tai tôi, bộ mặt tôi, lúc đó đang sẵn sàng để cười phá lên, lập tức nghiêm chỉnh lại, và bây giờ dù là ngoài ý muốn, tôi cũng vẫn cảm thấy rưng rưng như muốn khóc. Tôi thật có phước mới được một vị thầy như thế này. Ngài có thể mắng tôi thật phũ phàng, gọi tôi là đồ vô dụng, và nói rằng tôi không xứng đáng để nói trước mặt ai cả, nhưng ngài vẫn luôn luôn để mắt đến tương lai các đệ tử của mình. Tôi nhận ra rằng, dù bây giờ phải đương đầu với sự non kém của tôi, ngài cũng đã tin tưởng tôi sẽ trở thành người như thế nào trong một năm, hai năm, mười năm, hay hai chục năm nữa. Từ bấy lâu nay làm việc với tôi, ngài vẫn luôn luôn mang trong tâm hình bóng tiềm năng của tôi trong tương lai cũng như trong hiện tại. Tôi cảm nhận mãnh liệt được điều đó khi ngài nói: “Cái đó còn để xem.” 

Và rồi sự việc xẩy ra là, vài năm sau đó, thầy Sesso đã tỏ ra xứng đáng với câu nói ấy, đã trở thành người truyền thừa của đại sư Zuigan và rồi trở thành viện trưởng thiền viện Ðại Ðức. Theo những lời dậy dỗ của đại sư Zuigan, tôi đã ở bên cạnh sư huynh Sesso trong nhiều năm và sau này trở thành người truyền thừa của ngài. Trong giây phút thị tịch, Ðại sư Sesso đã đạt được một trạng thái siêu xuất của tâm, không kém gì người thầy của ngài. 

Và thế là, câu chuyện trong tuần trà của một buổi sáng ấy, cuối cùng, đã làm cho tôi tin tưởng được Thầy của mình tự đáy lòng. 

Nhưng mặc dù vậy, tôi cũng vẫn chưa đi đến đâu trong đường tu của mình. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2015(Xem: 10152)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10444)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8533)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12437)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8483)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
21/04/2015(Xem: 8206)
Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?
20/04/2015(Xem: 7975)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…
19/04/2015(Xem: 6001)
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp.
18/04/2015(Xem: 15777)
Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ Người hiện giữa trần gian Như thực như chơn một Như Lai sứ giả Đã sương tuyết cao sơn Vẫn không mỏi mệt Đông Tây bươn bả Không cau mày giữa rừng cố chấp mê si Vũ khí của người chỉ có trí tuệ và từ bi Thắp ấm trái tim Mở rộng tấm lòng bao dung nhân thế Chỉ chừng ấy thôi Là tôi đã rưng rưng giọt lệ Kính thương người tuổi hạc đã cao Ân đức của người Sánh tựa trăng sao Tịch nhiên chiếu Vô nhân chiếu
18/04/2015(Xem: 9733)
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]