Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cứ như thế, ngày này qua ngày khác

19/01/201107:13(Xem: 7577)
Cứ như thế, ngày này qua ngày khác

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. 

Trong những ngày đó, chúng tôi có một vị giáo sư triết lý tên là Tasuku Hara, sau này trở thành giáo sư khoa triết của trường Ðại Học Tokyo. Oâng là một giáo sư thật xuất sắc, và tôi thường luyến tiếc cho ông đã chết thật trẻ. Một ngày nọ, vị giáo sư Hara này, mà chúng tôi thường coi như một người anh, đã đứng lên và nhất định yêu cầu cho ông được lên tiếng.

Khi lên diễn đàn, ông nói với chúng tôi, “Kant, một triết gia người Ðức mà tôi đã nghiên cứu, có nói rằng: Những con người chúng ta có thể suy nghĩ cả đời về ý nghĩa của “thiện” và “ác”; nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ ra được. Ðiều duy nhất mà người ta có thể làm được là dùng một cái thước để đo thiện và ác mà thôi.” 

“Hãy nghĩ như thế này,” ông tiếp tục, “nếu chúng ta dùng thước đo của người Nhật, cuộc chiến này là một cuộc thánh chiến, trong khi với tiêu chuẩn của người Mỹ, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế công việc của chúng ta trong đời không phải là dán nhãn lên cái này là thiện, cái kia là ác, nhưng là tìm kiếm một tiêu chuẩn nào có thể áp dụng được ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Nhưng cái tiêu chuẩn đo lường này không phải là cái gì có thể bắt gặp được chỉ trong một ngày. Mỗi người trong các anh phải vượt qua thời gian và không gian để tìm một tiêu chuẩn có ý nghĩa được đối với càng nhiều người càng tốt. Và để làm được điều này, tôi đề nghị, trước hết là các anh hãy tiếp tục học chương trình trung học của các anh đi.” 

Sau khi nghe lời khuyên đầy trung thực và thiện chí này, chúng tôi học trở lại. Tuy nhiên, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục những cuộc thảo luận đầy tính cách lý thuyết. Và, riêng tôi, vẫn còn bị bế tắc trong câu hỏi về thiện và ác này; vấn đề này đã nằm sâu ở trong tiềm thức của tôi. 

Tôi nghĩ, thật ra đây là một vấn đề nan giải của thời cuộc Nhật Bản, không chỉ thường thấy trong giới thanh niên như chúng tôi, mà còn với những vị trung niên và lão niên. Chúng tôi đã không còn biết được thế nào là đạo đức bình thường. Tôi tin rằng Nhật Bản đã rơi vào một tình trạng trong đó người ta không còn biết đem tiêu chuẩn nào để noi theo, kể cả trong việc nuôi dạy con cái. 

Không những thế, trong cuộc đời riêng tư của tôi lại có những thay đổi lớn lao. Ðầu tiên là, năm trước khi chiến tranh chấm dứt, tôi mất cả cha lẫn mẹ cùng một lúc: trong khi mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi bị đứt mạch máu não và mất ngay sáng hôm sau, ngày 24 tháng 8, trong cơn mê man mà không một lần tỉnh dậy. 

Tôi có ba người chị lớn, nhưng tất cả đều đã lập gia đình và ở xa. Họ sống ở Moji, Thượng Hải, và Mãn Châu. Trong tình trạng di chuyển bất tiện của thời ấy, không một chị nào của tôi có thể về dự đám tang. Tôi trở thành người duy nhất còn lại trong gia đình, phải lo việc ma chay, và tôi đã hoàn tất mọi việc trong hai ngày với sự giúp đỡ của họ hàng thân thuộc. Thế rồi, trước khi tôi có thể sắp xếp được gì, lệnh nhập ngũ tới và tôi phải ra đi vào quân đội. 

Trở về nhà sau chiến tranh, tôi phải đương đầu với hai vấn đề một lúc, vấn đề bất động sản và thuế đất. Gia tộc tôi từ lâu đời vốn là những địa chủ, và số đất ít ỏi mà chúng tôi có hiện giờ đang được cho thuê mướn lại. Cha tôi luôn luôn dạy tôi là, “Không có gì bền vững hơn là đất. Dù cho có bị hỏa tai, đất cũng không cháy được. Dù cho có bị lụt lội, đất cũng không trôi mất. Nếu có kẻ trộm vào, nó cũng không đem đất đi đâu được. Dù con có làm gì khác trong đời, cũng không nên để mất miếng đất này.” 

Nhưng rồi, sự việc đã xẩy ra là, mặc dù tôi không làm gì cả, mảnh đất của gia đình tôi đã bị tịch thu trong chương trình cải cách đầy tham lam của chính phủ. Bây giờ, cả đất cũng mất đi, tôi còn gì để tin tưởng vào nữa? Tất cả những điều tôi cho là chắc chắn trước đây đã trở thành không còn chắc chắn nữa. 

Cuộc chiến tranh tôi cho là thánh thiện đã trở thành một cuộc chiến xấu xa. Tôi không nghĩ là cha mẹ tôi sẽ chết đi đột ngột như vậy, nhưng rồi họ đã ra đi, người nọ theo người kia ngay sau đó. Số tiền bảo hiểm mà cha tôi đã để riêng ra để phòng hờ cho các con trong trường hợp có điều bất trắc xẩy ra cho ông đã bị phong tỏa lại, và không một xu nào được đưa cho tôi cả. Và miếng đất vốn dĩ đã làm nền tảng cho gia đình xưa nay bỗng chốc bị mất đi. 

Ðồng thời trong lúc đó, vật giá lên cao liên tục. Cái mua với giá một yen ngày hôm nay tăng vọt lên thành mười yen hôm sau, và trước khi người ta kịp biết, phải cần đến tờ giấy bạc 100 mới mua được! Trong thời đó, thực tế là không hề có chuyện đi làm bán thời gian đối với các sinh viên học sinh. Do đó, tôi không có một chút kinh nghiệm gì trong việc đem hai bàn tay trắng ra đi làm nuôi thân. Ngoài vấn đề tiêu chuẩn đạo đức, còn có câu hỏi nan giải trước mắt là làm sao tôi có tiền để sinh sống được đây. 

Nhìn lại những ngày ấy, tôi nhận ra rằng nếu lúc ấy tôi có gia nhập một đám băng đảng nào đó cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Và cũng không có gì lạ nếu tôi có nhẩy vào đường rầy xe lửa mà tự tử. Mỗi buổi sáng tôi thức dậy cảm thấy thật thống khổ, mỗi một ngày qua đi trong sự vô vọng. Ðêm đến tôi thiếp ngủ đi tinh thần xuống dốc hơn lúc nào hết, để rồi sáng hôm sau thức dậy càng cảm thấy đen tối hơn. 

Cái vòng lẩn quẩn ác nghiệt này tiếp tục ngày này qua ngày khác, nhưng rồi tôi vẫn tốt nghiệp được trung học. Tuy nhiên, vì không có một chút ý định nào muốn ghi tên vào một trường đại học hay học một ngành gì cả, tôi chỉ vất vưởng qua ngày một cách lười biếng. Rồi, giữa lúc tinh thần đang đau khổ cao độ như thế, một ngày kia tôi nhận ra rằng: từ xưa tới giờ, tôi chẳng làm gì cả ngoài việc chỉ biết đọc sách, thâu thập kiến thức và xoay quanh những lý thuyết. Lý do khiến tôi không biết phải làm gì với tôi hiện nay, hóa ra là, tôi chưa từng biết xử dụng thân mình một cách có kỷ luật bao giờ cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2023(Xem: 2632)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 4619)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
22/09/2023(Xem: 8180)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
22/09/2023(Xem: 5186)
Hương mây quyện giữa dòng hư huyễn Ai bồi hồi đưa mắt dõi xa xăm Chạnh dâu bể dăm khi hồn nức nở
04/09/2023(Xem: 7259)
Lời nói đầu Bồ tát Quảng Đức, người con linh thiêng của “Non Nước Khánh Hòa” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại với trái tim bất diệt. Hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ Ngài Quảng Đức là trường hợp hy hữu được tôn xưng lên hàng Bồ tát, điều đó nói lên vị trí độc sáng của Ngài trong thiền sử.
26/08/2023(Xem: 3122)
Ngày lại qua ngày, bình minh lên rực rỡ, hoàng hôn xuống đìu hiu. Nước vẫn chảy về đông nhưng vòng tuần hoàn chưa bao giờ gián đoạn. Đời vẫn sanh diệt liên lỉ, dù có thô tháo bạo liệt hay dịu êm lặng lẽ. Ta vẫn còn nơi này nhưng đang trên đường đi đến điểm cuối của vòng đời. Đến để rồi đi, đi để mà đến, dòng sanh tử luân hồi chưa từng dừng dù chỉ một sát na.
26/08/2023(Xem: 3116)
Khí trời còn nóng lắm nhưng không khí mùa hội hiếu đã chớm sang, âm hưởng tháng bảy đã vọng trong hồn. Tự dưng y nghĩ đến chùa chiền mà lòng lay động, dường như trong tâm có lời thì thầm: “Thế là lại đến mùa báo hiếu!”. Y vốn nhiễu sự mà, lòng vừa nghĩ thế thì thằng Ý chọt liền: - Báo hiếu mọi ngày, ngày nào chẳng là ngày hiếu, hà cớ gì phải đợi đến tháng bảy mới báo hiếu?
23/08/2023(Xem: 2438)
Trong một xã hội tự do, văn minh, tiến bộ, sự khác biệt ý kiến, chính kiến là phản ảnh của một chế độ dân chủ và cần phải được tôn trọng và bảo vệ. Hiến pháp của bất kỳ quốc gia văn minh nào cũng đều bảo vệ quyền phát biểu ý kiến trong hòa bình (bất bạo động) của tòan thể công dân. Còn đối với các dân biểu, thượng nghị sĩ, họ được quyền bất khả xâm phạm khi phát biểu mọi ý kiến, dù là chống đối lại đảng cầm quyền, tổng thống, thủ tướng đương nhiệm. Giả dụ ngày mai đây, một dân biểu hay một thượng nghị sĩ, một nhà nhà báo, một công dân nào bị bắt vì có ý kiến ngược lại tổng thống thì Hoa Kỳ đã biến thành một quốc gia độc tài và nền dân chủ Hoa Kỳ chết ngay từ lúc đó.
20/08/2023(Xem: 4802)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: [email protected] Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
17/08/2023(Xem: 3206)
(Đèo Rọ Tượng nằm cách Thị trấn Ninh Hoà khoảng 10km, cách Đèo Rù Rì Nha Trang chừng 17km. Xưa, đèo này nằm giữa ranh giới của 2 huyện Ninh Hoà và Vĩnh Xương. Nay là giữa 2 xã Ninh Ích và Ninh Lộc đều thuộc huyện Ninh Hoà. Dưới chân đèo hướng Nha Trang thuộc về thôn Phú Hữu, còn chân đèo hướng Ninh Hoà thuộc về thôn Tân Thuỷ. Thuở xưa xa, vùng rừng đèo này còn thâm u hoang dã, nhiều muông thú, trong đó có nhiều đàn voi sinh sống, người dân thường làm rọ săn bắt bẫy voi, nên được gọi là Rọ Tượng.)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]