Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cứ như thế, ngày này qua ngày khác

19/01/201107:13(Xem: 7111)
Cứ như thế, ngày này qua ngày khác

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. 

Trong những ngày đó, chúng tôi có một vị giáo sư triết lý tên là Tasuku Hara, sau này trở thành giáo sư khoa triết của trường Ðại Học Tokyo. Oâng là một giáo sư thật xuất sắc, và tôi thường luyến tiếc cho ông đã chết thật trẻ. Một ngày nọ, vị giáo sư Hara này, mà chúng tôi thường coi như một người anh, đã đứng lên và nhất định yêu cầu cho ông được lên tiếng.

Khi lên diễn đàn, ông nói với chúng tôi, “Kant, một triết gia người Ðức mà tôi đã nghiên cứu, có nói rằng: Những con người chúng ta có thể suy nghĩ cả đời về ý nghĩa của “thiện” và “ác”; nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ ra được. Ðiều duy nhất mà người ta có thể làm được là dùng một cái thước để đo thiện và ác mà thôi.” 

“Hãy nghĩ như thế này,” ông tiếp tục, “nếu chúng ta dùng thước đo của người Nhật, cuộc chiến này là một cuộc thánh chiến, trong khi với tiêu chuẩn của người Mỹ, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế công việc của chúng ta trong đời không phải là dán nhãn lên cái này là thiện, cái kia là ác, nhưng là tìm kiếm một tiêu chuẩn nào có thể áp dụng được ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Nhưng cái tiêu chuẩn đo lường này không phải là cái gì có thể bắt gặp được chỉ trong một ngày. Mỗi người trong các anh phải vượt qua thời gian và không gian để tìm một tiêu chuẩn có ý nghĩa được đối với càng nhiều người càng tốt. Và để làm được điều này, tôi đề nghị, trước hết là các anh hãy tiếp tục học chương trình trung học của các anh đi.” 

Sau khi nghe lời khuyên đầy trung thực và thiện chí này, chúng tôi học trở lại. Tuy nhiên, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục những cuộc thảo luận đầy tính cách lý thuyết. Và, riêng tôi, vẫn còn bị bế tắc trong câu hỏi về thiện và ác này; vấn đề này đã nằm sâu ở trong tiềm thức của tôi. 

Tôi nghĩ, thật ra đây là một vấn đề nan giải của thời cuộc Nhật Bản, không chỉ thường thấy trong giới thanh niên như chúng tôi, mà còn với những vị trung niên và lão niên. Chúng tôi đã không còn biết được thế nào là đạo đức bình thường. Tôi tin rằng Nhật Bản đã rơi vào một tình trạng trong đó người ta không còn biết đem tiêu chuẩn nào để noi theo, kể cả trong việc nuôi dạy con cái. 

Không những thế, trong cuộc đời riêng tư của tôi lại có những thay đổi lớn lao. Ðầu tiên là, năm trước khi chiến tranh chấm dứt, tôi mất cả cha lẫn mẹ cùng một lúc: trong khi mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi bị đứt mạch máu não và mất ngay sáng hôm sau, ngày 24 tháng 8, trong cơn mê man mà không một lần tỉnh dậy. 

Tôi có ba người chị lớn, nhưng tất cả đều đã lập gia đình và ở xa. Họ sống ở Moji, Thượng Hải, và Mãn Châu. Trong tình trạng di chuyển bất tiện của thời ấy, không một chị nào của tôi có thể về dự đám tang. Tôi trở thành người duy nhất còn lại trong gia đình, phải lo việc ma chay, và tôi đã hoàn tất mọi việc trong hai ngày với sự giúp đỡ của họ hàng thân thuộc. Thế rồi, trước khi tôi có thể sắp xếp được gì, lệnh nhập ngũ tới và tôi phải ra đi vào quân đội. 

Trở về nhà sau chiến tranh, tôi phải đương đầu với hai vấn đề một lúc, vấn đề bất động sản và thuế đất. Gia tộc tôi từ lâu đời vốn là những địa chủ, và số đất ít ỏi mà chúng tôi có hiện giờ đang được cho thuê mướn lại. Cha tôi luôn luôn dạy tôi là, “Không có gì bền vững hơn là đất. Dù cho có bị hỏa tai, đất cũng không cháy được. Dù cho có bị lụt lội, đất cũng không trôi mất. Nếu có kẻ trộm vào, nó cũng không đem đất đi đâu được. Dù con có làm gì khác trong đời, cũng không nên để mất miếng đất này.” 

Nhưng rồi, sự việc đã xẩy ra là, mặc dù tôi không làm gì cả, mảnh đất của gia đình tôi đã bị tịch thu trong chương trình cải cách đầy tham lam của chính phủ. Bây giờ, cả đất cũng mất đi, tôi còn gì để tin tưởng vào nữa? Tất cả những điều tôi cho là chắc chắn trước đây đã trở thành không còn chắc chắn nữa. 

Cuộc chiến tranh tôi cho là thánh thiện đã trở thành một cuộc chiến xấu xa. Tôi không nghĩ là cha mẹ tôi sẽ chết đi đột ngột như vậy, nhưng rồi họ đã ra đi, người nọ theo người kia ngay sau đó. Số tiền bảo hiểm mà cha tôi đã để riêng ra để phòng hờ cho các con trong trường hợp có điều bất trắc xẩy ra cho ông đã bị phong tỏa lại, và không một xu nào được đưa cho tôi cả. Và miếng đất vốn dĩ đã làm nền tảng cho gia đình xưa nay bỗng chốc bị mất đi. 

Ðồng thời trong lúc đó, vật giá lên cao liên tục. Cái mua với giá một yen ngày hôm nay tăng vọt lên thành mười yen hôm sau, và trước khi người ta kịp biết, phải cần đến tờ giấy bạc 100 mới mua được! Trong thời đó, thực tế là không hề có chuyện đi làm bán thời gian đối với các sinh viên học sinh. Do đó, tôi không có một chút kinh nghiệm gì trong việc đem hai bàn tay trắng ra đi làm nuôi thân. Ngoài vấn đề tiêu chuẩn đạo đức, còn có câu hỏi nan giải trước mắt là làm sao tôi có tiền để sinh sống được đây. 

Nhìn lại những ngày ấy, tôi nhận ra rằng nếu lúc ấy tôi có gia nhập một đám băng đảng nào đó cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Và cũng không có gì lạ nếu tôi có nhẩy vào đường rầy xe lửa mà tự tử. Mỗi buổi sáng tôi thức dậy cảm thấy thật thống khổ, mỗi một ngày qua đi trong sự vô vọng. Ðêm đến tôi thiếp ngủ đi tinh thần xuống dốc hơn lúc nào hết, để rồi sáng hôm sau thức dậy càng cảm thấy đen tối hơn. 

Cái vòng lẩn quẩn ác nghiệt này tiếp tục ngày này qua ngày khác, nhưng rồi tôi vẫn tốt nghiệp được trung học. Tuy nhiên, vì không có một chút ý định nào muốn ghi tên vào một trường đại học hay học một ngành gì cả, tôi chỉ vất vưởng qua ngày một cách lười biếng. Rồi, giữa lúc tinh thần đang đau khổ cao độ như thế, một ngày kia tôi nhận ra rằng: từ xưa tới giờ, tôi chẳng làm gì cả ngoài việc chỉ biết đọc sách, thâu thập kiến thức và xoay quanh những lý thuyết. Lý do khiến tôi không biết phải làm gì với tôi hiện nay, hóa ra là, tôi chưa từng biết xử dụng thân mình một cách có kỷ luật bao giờ cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2018(Xem: 5931)
Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ngài để lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp đồ sộ quý báu, mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát, niết bàn cho nhân loại. Đức Phật chỉ ra nhiều con đường đi đến giải thoát, niết bàn ví như muôn sông cùng đổ về đại dương. Có thể nói 84.000 pháp môn là 84.000 con đường xuôi về, hướng về, dẫn đến niết bàn.
08/06/2018(Xem: 6754)
30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề Bài viết tưởng nhớ 30 năm Sa di ni Bồ Tát Giới Thích Nữ Huệ Thuần viên tịch( 25/04/1988 – 25/04/2018 ) THÍCH HUYỀN LAN Ngày hai mươi lăm tháng tư năm 1988. Trưa hôm đó giữa mùa nắng hạ chói chang sắc đỏ màu hoa phượng nở trước con đường dẫn vào chùa thật tươi thắm một góc trời vùng quê, rưng rưng mùa nắng hạ. Cụ bà Thích Nữ Huệ Thuần – Sa di ni Bồ Tát Giới trong chiếc Y vàng trang nghiêm, kính cẩn đảnh lễ đại chúng chư Tăng, rồi thoáng một cái trong cơn chống mặt, cụ bà an nhiên viên tịch ở tuổi 75.
08/06/2018(Xem: 6214)
TƯỜNG THUẬT NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562 TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018 Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức.
07/06/2018(Xem: 5879)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện hay chìm khuất đâu đó trong màn sương của những tham vọng của từng con người, vì cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhau và xã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ…
07/06/2018(Xem: 7132)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.
06/06/2018(Xem: 5970)
Quét Rác Vườn Tâm Quang Minh Như thường lệ, sáng sớm chú tiểu An Tâm dậy sớm tụng kinh niệm Phật và sau khi ăn sáng xong thì chú tiểu An Tâm quay lại với công việc hằng ngày của chú là quét lá sân chùa. Và nếu chú tiểu An Tâm mà không quét lá ngày nào thì ngày đó sân chùa sẽ toàn lá cây, bụi bặm không được sạch sẽ.
05/06/2018(Xem: 6864)
THÔNG BẠCH AN CƯ KIẾT HẠ TẠI NHƯ LAI THIỀN TỰ Từ 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 Tại NHƯ LAI THIỀN TỰ Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng - Ni và quý Đồng hương Phật tử. Trượng thừa ân đức Tam Bảo và vâng lời Tăng sai, năm nay NHƯ LAI THIỀN TỰ được ủy nhiệm của Giáo Hội V/v tổ chức An Cư Kiết Hạ 7 ngày từ 5 giờ chiều 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 tại Bổn Tự số 3340 Central Ave, San Diego, CA 92105.
05/06/2018(Xem: 6963)
Thông Báo: Tham Dự Khoá Tu "Returning Home" 2018 Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ - Số lượng dự kiến: 150 bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Khoá Tu "Returning Home" sẽ được diễn ra ngày 17/06/2018 tại Như Lai Thiền Tự (San Diego - California - Hoa Kỳ) dành cho các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt.
05/06/2018(Xem: 8311)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
03/06/2018(Xem: 6790)
Mùa đông gió bão năm 1973, Ôn về Phật học viện Hải Đức, trong hai tuần lễ làm Phật sự. Mấy lần lên hầu thăm Ôn, đều thấy Ôn bận chỉ vẽ cho mấy Thầy xây Non Bể Bản Đồ Việt Nam, tôi cũng giúp mấy Thầy tìm mua cho ra những ngôi chùa, cái tháp, cái cầu, tượng Phật, ông câu, voi, rùa, thỏ v.v...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]