Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. 20 Lý Do Tại Sao Chúng Ta Cần Hòa Bình Và Tĩnh Lặng Nội Tại

16/01/201107:05(Xem: 9630)
10. 20 Lý Do Tại Sao Chúng Ta Cần Hòa Bình Và Tĩnh Lặng Nội Tại

 

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH:
20 LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA CẦN

HÒA BÌNH VÀ TĨNH LẶNG NỘI TẠI

Tác giả: Remez Sasson - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Hòa bình nội tại không chỉ dành cho những hành giả yoga, những người ẩn dật hay những tu sĩ ngồi đơn độc ở một nơi xa vắng, cầu nguyện và thiền định suốt cả ngày. Nó cũng có thể được đạt đến bởi những người sống trong một đời sống bình thường, những người có nghề nghiệp, kết hôn và với con cái.

Hòa bình nội tại là một thể trạng biểu hiện cảm xúc và tinh thần bình lặng và mạnh mẽ trong sự đối diện với xung đột hay căng thẳng. Nó là sự đối lập với biểu hiện của căng thẳng và lo lắng.

Hòa bình chân thật ban cho sự tĩnh lặng, hòa hiệp nội tại và quân bình nội tại, và là một điều kiện bên trong, mà nó độc lập với những điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài. Nó có thể được đòi hỏi qua một sự rèn luyện nào đấy, kết quả trong một khả năng duy trì sự tĩnh lặng, không bị quấy rầy, không vội vả cùng những hoàn cảnh không vui lòng.

Khi có hòa bình nội tại thì không có sự lo lắng hay sợ hãi, không có những tư tưởng tiêu cực hay những dự tưởng bất lợi, không có căng thẳng và không thiếu vắng hài lòng cùng hạnh phúc. Đấy là một thể trạng của quân bình cảm xúc và tinh thần; hạnh phúc, vững vàng và sức mạnh nội tại.

Mặc dù hầu hết mọi người khao khát hòa bình nội tại, cho dù một cách tiềm tàng, một số ít người nhận ra sự quan trọng và lợi ích của nó, và rất ít người nhận ra rằng đấy là một kỷ năng có thể học tập và phát triển được. Chúng ta có thể ở tại vị trí của chúng ta, không cần làm những sự thay đổi bên ngoài nào trong cuộc sống của chúng ta, nhưng vẫn có thể đạt đến hòa bình bên trong. Một sô người có thể tiến nhanh hơn và những người khác có thể tiến bộ ở một tốc độ chậm hơn. Một số người có thể tiếp xúc ở một trình độ cao và những người khác có thể không được cao lắm, nhưng bất cứ khả năng nào của hòa bình và tĩnh lặng nội tại đạt được cũng là một sự tiến bộ lớn mà có thể chuyển hóa đời sống của chúng ta.

Có nhiều lý do tại sao chúng ta cần đạt được tối thiều một số phạm vi nào đấy. Đây là những lý do để quyết định:

1- Hòa bình nội tại cải thiện khả năng tập trung của chúng ta.
2- Cải thiện khả năng đối phó một cách hiệu quả những quan hệ hằng ngày của đời sống.
3- Tăng tiến sức mạnh và năng lực nội tại.
4- Hòa bình nội tại loại trừ sự thiếu nhẫn nại, giận dữ, sợ hãi và băn khoăn.
5- Hòa bình nội tại phát triển kiên nhẫn, bao dung, và khéo léo xử trí.
6- Hòa bình nội tại làm cho chúng ta cảm thấy thăng bằng, nhạy cảm và vững vàng.
7- Thể hiện sự tĩnh lặng của tinh thần và cảm xúc hổ trợ cải thiện giấc ngủ.
8- Chúng ta đạt được khả năng của cảm xúc và tinh thần không bị dao động bởi những gì người khác nghĩ hay nói về chúng ta.
9- Nó loại trừ căng thẳng, băn khoăn và lo lắng.
10- Hòa bình nội tại đem đến hạnh phúc và an lạc.
11- Nó làm gia tăng sự tự chủ và tự kỷ luật.
12- Nó làm thư giản thân thể và thần kinh.
13- Năng lượng điều trị thân thể hoạt động không bị chướng ngại.
14- Thể hiện hòa bình có thể làm cho chúng ta bị ảnh hưởng bởi những sự kiện,những gian khổ, những khó khăn, và để duy trì quân bình nội tại, sự phán đoán rõ ràng, và cảm giác bình thường trong những hoàn cảnh như thế.
15- Hòa bình nội tại loại trừ suy nghĩ tiêu cực, vô ích và không ngừng nghĩ.
16- Nó cải thiện mối quan hệ của chúng ta với người khác.
17- Nó làm cho đời sống trông sáng sủa hơn.
18- Nó làm gia tăng sự sáng tạo.
19- Nó làm cho dễ dàng hơn trong thiền quán.
20- Nó làm cho cánh cửa của giác ngộ và tâm linh thức dậy.

Hòa bình nội tại chân thật quan trọng không chỉ trong khi mọi việc trôi chảy, nhưng đặc biệt trong những lúc rắc rối, khó khăn hay nguy hiểm. Đấy là những lúc sự an bình nôi tại có tác dụng nhất.

Hòa bình trong tâm đem đến bình hòa trong đời sống của chúng ta, những mối quan hệ của chúng ta và những sự phản ứng điềm tĩnh của chúng ta cũng như cho sự hòa bình của thế giới chung quanh của chúng ta.

Có nhiều phương cách khác nhau để đạt đến hòa bình nội tại, chẳng hạn như những phương tiện tâm lý học, sự quả quyết, quán tưởng, yoga, và thiền quán. Một chương trình đầy đủ cho chủ đề này, được viết nên trong mô thức và ngôn ngữ mà mọi có thể thông hiểu và thực hành với những hướng dẫn, cố vấn, và thực tập và có thể tìm thấy trong quyển sách “Hòa Bình Tâm Thức trong Đời Sống Hằng Ngày.”

Remez Sasson viết và dạy về tăng trưởng tâm linh, thiền quán, suy nghĩ tích cực, quán tưởng sáng tạo và năng lực của tâm, cùng những vấn đề trên bán nguyện san trên mạng, “Sự Hiểu Biết và Thành Công”. Ông là tác giả của, “Năng Lực Ý Chí và Tự Giác” cùng “Quán Tưởng và Thành Đạt”, và dự tính tiếp tục sáng tác. Trang web của ông “Success Consciousness”, cống hiến nhiều chủ đề về cảm hứng, thực tiển và tin tức về tăng trưởng tâm linh, thiền quán, suy nghĩ tích cực cùng việc áp dụng năng lực của tâm thức cùng sự quán tưởng cho việc đạt đến thành công.

20 Reasons Why You Need Inner Peace and Tranquility
Monday, November 5, 2007

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 01/07/2010

http://www.successconsciousness.com/inner_peace.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2018(Xem: 13332)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11155)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8353)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7294)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 6938)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8485)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7249)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6229)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8245)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
25/04/2018(Xem: 10766)
Tự Chuyện của Quảng Dũng về Gia Đình Phật tử ở Galang 1979
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]