Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 2

14/01/201111:42(Xem: 8396)
Trang 2

Hỏi:

Hằngngàyvì công việc làm ăn nên bị dãi đãi rất nhiều, nhưnglúc con đi xe thì có công phu, đôi lúc xẩy ra tai nạn con bịté xe, con còn chưa biết là con bị té, đến chừng con đứngdậy thì mới biết bị thương. Con không biết con có chấpngồi hay không?

Đáp:
Đixeđâu phải ngồi!

-Nhưngcông phu có đúng không?

-Nếugiữ được cái không biết thì đúng, mà dùng cái biết thìkhông đúng.

- Nhưhằng ngày sao lúc dãi đãi có khi tham?

- Biếtdãi đãi thì không đúng.

- Vìsao có lúc không có thấy câu thoại đầu, có khi vọng tưởngđến, có khi lại buông?

-Tạivì đang tập nên cái biết nhiều hơn cái không biết.

-Nhưngày xưa con đi xe gặp người ta lạng lách, bị quẹt xe thìcon rất sợ. Từ khi con tham thiền thì con không còn sợ, nhưvậv có đúng công phu không?

-TrươngQuốc Anh tham thiền thì không biết thật nên không có bịthương. Y được chị bảo lãnh qua Pháp, khi đến phi trườngđi một khoảng đường thì bị lật xe, mọi người ở trênxe đều bị thương. Lúc nhân viên Hồng Thập Tự kéo y ra,y còn hỏi làm gì vậy? Vì y hoàn toàn không biết, nên khôngcó bị thương. Không biết thì tâm không có tạo, tại ‘tấtcả do tâm tạo’, biết thì mới tạo, không biết thì khôngcó tạo.

Khichở đi bệnh viện để khám rọi kiến, Trương Quốc Anh nói:Khỏi khám, tôi không có bị thương.

Ngườita nói: Tuy ở ngoài không có, nhưng ở trong thân làm sao biết?Phải rọi kiến rồi mới biết!

Rọikiến rồi chứng tỏ hoàn toàn không có bị thương. Tại dokhông biết thật. Còn cô còn biết nên mới bị thương.

Tấtcả ngồi chung trong xe đều có cộng nghiệp, người nào cũngphải bị thương, nhưng Trương Quốc Anh ở trong cộng nghiệpcũng là tai nạn xe hơi, mà có biệt nghiệp y không có bịthương, khác hơn những người ngồi chung trong xe. Ở trongcộng nghiệp có biệt nghiệp, trong biệt nghiệp có cộng nghiệp.

VũTrụ Quan Thế Kỷ 21 nói: “Chuyện đi đầu thai tức là thầnthức đầu thai”. Tại sao muôn ngàn cha mẹ không đầu thainơi đó, mà lại đầu thai ở cha mẹ này? Vì cùng vớicha mẹ này có cộng nghiệp, cho nên nó có sức hút, sức hútđó gọi là từ lực.

Hỏi:
Thếnàolà vãng sanh Cực Lạc?

Đáp:
TuTịnhĐộ cũng có chỗ không cần vãng sanh. Tịnh độ cóba cách tu:

-Thật tướng niệm Phật khỏi cần vãng sanh, tức tâm tịnhlà Phật độ tịnh, nên cách này khỏi cần vãng sanh gầngiống như Thiền tông vậy.

- Quántưởng niệm Phật có 16 thiền quán ghi ở trong Kinh Quán VôLượng Thọ.

- TrìDanh Niệm Phật thì có cầu vãng sanh. Nhưng phải biết Tín,Nguyện, Hạnh tức là phải phát đại nguyện và thực hànhphát đại nguyện của mình phát thì mới được vãng sanh.Như đới nghiệp vãng sanh mà nói lâm chung 10 niệm cũng đượcvãng sanh, nếu không đúng tông chỉ của Tịnh Độ thì 10triệu niệm cũng không được vãng sanh. Tu đúng tông chỉTịnh Độ chỉ cần 1 niệm cũng được vãng sanh, chứ khỏicần 10 niệm.

Nghĩachữ “Phật” là giác ngộ, muốn giác ngộ thì phải từchỗ nghi mới đến ngộ, nên tất cả muốn ngộ thì phảinghi, không những Phật pháp mà pháp thế gian cũng vậy. NhưNewton thấy trái bôm trên cây rơi xuống đất, ông phát nghi,nhưng ông dùng bộ não đi nghiên cứu tìm hiểu gọi là hồnghi thì mới ngộ sức hấp dẫn lực vạn hữu.

Thiềntôngphát nghi thì không cho tìm hiểu, mà lại phải chấm dứttìm hiểu gọi là chánh nghi (không biết), dùng cái không biếtmới chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết,nên mới ngộ được bản tâm. Ngộ được bản tâm thì biếtkhông có sanh tử.

TịnhĐộ còn chấp có sanh tử và Tiểu thừa cũng chấp có sanhtử, vì có sanh tử mới có Niết Bàn.

Tâmnhư hư không vô sở hữu thì không có trói buộc gọi là giảithoát, chứ không phải trói buộc rồi mở trói mới giảithoát.

Ngườitrì danh niệm Phật có trói buộc, có sanh tử, tưởng có Phậtđể thành. Những người tin tự tâm và tin pháp môn rồi thamthiền. Còn không tin tự tâm, khi được vãng sanh nhờ PhậtDi Đà dạy cách tham thiền, rồi cũng từ nghi đến ngộ. Việcnày có ghi trong Kinh Tịnh Độ mà người ta không biết. Nhưthiền quán có ghi trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà ngườita cũng không để ý tới, cứ cho Tịnh Độ không phải Thiền,nhưng sự thật Tịnh Độ là Thiền.

Tấtcảcác pháp môn của Phật dạy đều lấy Thiền làm chủyếu, có thiền mới có tu. Tà ma ngoại đạo cũng đều lấythiền là chủ yếu để tu, tà ma ngoại đạo không phá ngãchấp nên không được giải thoát. Còn chánh pháp phá ngãchấp thì mới giải thoát. Tịnh Độ không phá ngã chấp triệtđể, khi được vãng sanh Cực Lạc thì Phật Di Đà dạy phángã chấp triệt để rồi mới thành Phật. Tức là dạy từnghi đến ngộ.

Hỏi:
Conthamthoại đầu khi đến ngày sám hối thì con có tụng kinhsám hối không?

Đáp:
Sámhốitheo giới luật nhà Phật thì phải đối người sám hối,chứ không phải ở trước bàn thờ Phật mà sám hối. Nhưngười đã thọ ngũ giới muốn sám hối thì ở trước mặtngười đã thọ ngũ giới mà sám hối. Còn người đã thọgiới Bồ Tát muốn sám hối thì phải ở trước người đãthọ giới Bồ Tát mà sám hối. Sa Di cũng phải ở trướcSa Di mà sám hối, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni cũng như vậy. Cấpdưới thì sám hối cấp trên. Nếu ở trước bàn thờ Phậtsám hối thì không có ai chứng minh, sau này cũng có thể phạmlại, vì không có ai biết. Còn trước mặt người sám hốicó người đó chứng minh thì người ấy sợ biết nên khôngphạm nữa.

Sámhối triệt để có bài kệ:

Tộitừtâm khởi đem tâm sám,
Tâmnếudiệt rồi, tội cũng tiêu.
Tộitiêutâm diệt cả đều không,
Ấymớigọi là chân sám hối.

Vìtất cả đều do tâm tạo, nên phải từ tâm mà sám hối.Nói đến tâm là vọng tâm cũng là bộ não. Tâm làm thì tâmsám hối, nếu tâm đã diệt rồi, tự nhiên tội cũng tiêu.Tại có tâm nên mới có tội, nếu không có tâm thì tội dựaở chỗ nào? Cho nên, tâm diệt thì tội cũng tiêu. Tâm đãdiệt và tội tiêu, cả hai đều không có, ấy mới là chânsám hối.

Tụngkinh là dạy mình tu, tụng kinh không phải tụng cho Phật nghe,tức là nghe Phật thuyết pháp, theo lời Phật dạy mà tu. Vìvậy, giáo môn lúc đang tụng là đang tu, tức là tụngđến câu nào thì quán tưởng đến câu văn đó, gọi là tùyvăn quán tưởng. Như ở chùa có 30 Tăng thì phải 30 Tăng tụngkinh, mỗi ngày có 3 thời kinh. Tông Thiên Thai của NgàiĐế Nhàn có mỗi thời kinh là phải 2 giờ. Tất cả chúngTăng tựu lại tụng và quán tưởng. Nếu tụng không đủ2 giờ thì Ngài quở làm biếng.

Bâygiờ, các chùa có khi tụng khoảng 40 phút hay chúng đông màchỉ vài vị tụng cho Phật nghe là đủ rồi, chứ không phảitu.

Hỏi:
QuyểnCộiNguồn Truyền Thừa của Ngài Nguyệt Khê nói “nhìn chỗsơn cùng thủy tận” có giống chỗ Sư Phụ dạy hỏi vànhìn không?

Đáp:
Sơncùngthì không có, thủy tận cũng là không có; không có thìkhông biết, như vậy đâu có khác! Lời nói khác nhưng ý khôngkhác. Như nói “Tâm như hư không vô sở hữu”, vô sở hữuthì không có trói buộc gọi là giải thoát, vô sở hữu thìtrống rỗng nên không có khứ lai gọi là Như Lai, trống rỗngkhắp không gian thì tự nhiên khắp thời gian không có giánđoạn gọi là Niết Bàn. Mặc dầu, danh từ khác nhau nhưngý thì không khác, cũng là trống rỗng (vô sở hữu).

Sơncùng thủy tận là không có tức là trống rỗng, trống rỗngkhông có cái gì thì lấy gì để biết? Nên không biết.

Hỏi:
TrongThiềnThất Khai Thị Lục nói: “Khi mỗi lần khai thị thìNgài Lai Quả cứ nói ‘hãy tham đi!’ Sao không thấy Ngàidạy như thế nào?

Đáp:
Thamlàhỏi, cứ hỏi tiếp hoài. Nói tham là bao gồm hỏi và nhìn,nên gọi là chiếu cố thoại đầu, chiếu cố là nhìn, thoạiđầu là chỗ chưa nổi niệm tức không biết. Nói đi nóilại cũng bao nhiêu đó, đừng có đuổi theo danh từ, bấtcứ nói danh từ gì thì không có khác. Bồ Đề, Niết Bàn,giải thoát, Như Lai,… đều không có khác; danh từ muôn ngànsai biệt, nhưng ý không khác. Chỉ là trống rỗng như hư không.

Hỏi:
Nghithoạiđầu là như thế nào?

Đáp:
Thoạiđầulà không có ý niệm nào, nên không biết mới là nghi.Nếu đã biết một cái gì thì không còn nghi. Không có nghithì không có tham thiền. Cho nên hỏi và nhìn giữ cái khôngbiết là đủ rồi.

Hỏi:
Làmphướckiếp này hưởng hay kiếp sau hưởng?

Đáp:
Cónhânthì có quả, nhân mạnh thì quả mau đến, nhân yếu thìquả chậm đến. Nhân mạnh có thể quả kiếp này đến, cònnhân yếu có thể kiếp này, 10 kiếp sau, trăm, ngàn kiếp sauđến không chừng!

Thamthiền không cầu quả báo, mà lại muốn ra ngoài quả báo,tại vì quả báo là nhân quả ở trong chiêm bao. Ngộ là nhảyra ngoài chiêm bao. Như ở trong nhắm mắt chiêm bao thấy mìnhphát tài rất mừng, khi thức dậy không có. Ở trong chiêmbao phạm tội bị chính phủ chiêm bao bắt, tuyên bố tử hìnhthì rất sợ, khi thức dậy không thấy có tử hình.

Chonên, Phật muốn mình ngộ, nghĩa chữ “Phật” là giác ngộ,tất cả chúng sanh nào mà giác ngộ là xong.

Hỏi:
Tạisaophải “Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” ?

Đáp:
Nếucósở đắc, có sở cầu, có sở sợ thì có ta; có ta thìkhông phá được ngã chấp, dẫu cho tu thành cũng thành tàma ngoại đạo. Nên chánh pháp phải phá ngã chấp, phá ngãchấp thì phải thực hành không có cái ta. Không có cái talấy gì cầu? Không có ta để ai đắc? Không có ta thì ai sợ?Vì vậy, không có ta nên không có đắc, không có cầu, khôngcó sợ.

Hỏi:
Chữ“khôngbiết” của Sư Phụ dạy là ý của Phật, ý củaTổ cũng là nghĩa lý của các kinh, có phải không?

Đáp:
-Khôngcónghĩa lý.

-Vậynghĩa lý của kinh chăng?

-Phảirồi.

-Cái“không biết” của Sư Phụ dạy là bát nhã vô tri chăng?

-Vôtri là nhất thiết tri. Nếu cái tri (biết) của bộ não gọilà vọng tri.. Còn biết của chân tâm không gọi là biết,cũng không có thể gọi là không biết. Tại biết và khôngbiết là tương đối của bộ não. Biết của chân tâm thìbiết của bộ não không biết được! Cho nên gọi là bátnhã vô tri, chứ không phải là không có cái biết. Biết chântâm là automatic, bây giờ đang biết.

Nhưkhông có ánh sáng mặt trời là không phải không có mặt trời!Vì bị che khuất bởi mây đen hay quả đất. Cái biết chântâm cũng vậy, nó không có ngưng biết, vì nó bị che khuất.Vậy nó bị cái gì che khuất? Là bị cái biết của bộ nãoche khuất. Nên Phật dạy mình ngưng cái biết của bộ nãothì cái biết chân tâm hiện ra. Nhưng lúc cái biết chân tâmhiện ra thì bộ não hoàn toàn không biết, nên gọi là vôtri. Tức là không có cái tri của bộ não thì mới hiện cáitri bát nhã.

Hỏi:
QuánThếÂm Bồ Tát có thể hoá trai hay gái được không?

Đáp:
QuánThếÂm Bồ Tát không phải trai cũng không phải gái, mà Ngàimuốn hóa thứ gì cũng được, vì không phải cái gì! Khôngnhững Quán Thế Âm Bồ Tát hóa được, mà ông cũng hóa được,người nào cũng hóa được, tại bây giờ chưa hiện ra cáisức đó.

Hỏi:
Ngườithamthiền khi lâm chung lại sợ thì lúc đó phải làm sao?

Đáp:
Nếuhànhgiả tham thiền giữ được cái không biết, đã khôngbiết làm sao có sợ hãi, biết sợ hãi là biết rồi, tứclà không có tham thiền.

Hỏi:
Tâmvốnbất sanh, bất diệt, bất khứ. Tại sao người ta chếtchỉ thay đổi cái khác, mà người ta lại quên tiền kiếpcủa mình?

Đáp:
Vìhọvẫn còn ở trong chiêm bao. Nếu họ nhảy ra ngoài chiêmbao, làm sao có tiền kiếp và có sanh tử? Sanh tử tiền kiếp,hậu kiếp là ở trong chiêm bao mới có. Khi ngộ rồi tứclà nhảy ra ngoài chiêm bao thì mấy cái đó hoàn toàn kếtthúc.

Hỏi:
Lúcngồithiền nhắm mắt thì vọng tưởng nổi lên, mở mắtthì không có vọng tưởng, lúc đi kinh hành nhắm mắt khôngcó vọng tưởng, mở mắt thì có vọng tưởng. Như vậy làmsao trị?

Đáp:
Khỏicầntrị, cứ hỏi và nhìn giữ cái không biết, không biếtlàm sao có vọng tưởng? Không biết thì không biết có vọngtưởng. Biết không có vọng tưởng cũng là biết, biết cóvọng tưởng cũng là biết. Nếu hỏi và nhìn thì mấy cáikia cũng giải quyết luôn.

Hỏi:
KínhxinSư Phụ giảng người có thân trung ấm rồi đầu thai cótay heo?

Đáp:
Ngườinàyở Đài Loan tên là Ung bá Huy, khi ấy ông được 43 tuổiquy y Pháp sư Nam Đình ở Đài Loan. Pháp sư Nam Đình thuyếtpháp muốn cho người ta tin nhân quả, mới giảng có một đệtử vừa quy y biết được 3 kiếp. Kiếp đầu tiên dạy họcở thôn quê, rồi sau khi chết nhưng không biết mình chết,cứ đi lang thang ở ngoài đường không biết đói bụng.

Ngàyđó đang đi gặp gió bấc cảm thấy lạnh, đi ngang một nhàlớn cửa đang mở, mới vô trong nhà tránh gió. Trong nhà trốngrỗng không có ai, trên vách tường có treo mười mấy chiếcáo lớn, người ấy lạnh quá nên ăn cắp một chiếc áo mặtvô thấy ấm rồi ngủ. Khi thức dậy, thấy mình nằm chungnhững con heo nhỏ với con heo mẹ, mới biết mình cũng làcon heo nhỏ mới sanh ra thì biết mình đã đầu thai.

Ngườiấy cũng biết người ta nuôi heo lớn lên sẽ làm thịt, thấy khổ lắm, rồi không ăn không uống để tự tử; chủ nhàtưởng nó bệnh, nên đem sửa trộn với thuốc cho uống, nhưngkhông chịu uống, qua 7 ngày nó chết. Chết rồi khôi phụcthân trung ấm, cũng đi lang thang ngoài đường gặp gió bấc,đi ngang nhà cũ, cũng vô trong nhà thấy áo treo, muốn lấymột cái để mặc, tay vừa đụng thì rút trở lại; ngườiấy tự nghĩ kỳ trước lấy, đã thành con heo rồi, bây giờchẳng thà chết, chứ không ăn cắp nữa!

Vìăn cắp là điều ác, không ăn cắp là điều thiện. Khi lạnhquá mới chết giấc, lúc thức tỉnh nghe người ta nói sanhcon trai; người ấy thấy mình là đứa bé nằm chung với mộtbà mẹ, mới biết mình đã đầu thai thành con trai, nhưng cócái tay heo. Được mẹ chăm sóc nuôi nấng, lấy vải may túiche tay heo.

Phápsư thuyết pháp kể có một đệ tử đầu thai có tay heo, cácvị ra vô chùa cũng có thể gặp. Một bửa Ung Bá Huy ăn cơmchung một bàn, có người bới cơm giùm, ông không chịu; haingười lấy qua lấy lại, làm chiếc túi sút ra, rồi ông vộikéo chiếc túi lên lại che tay và dặn người kia rằng “đừngnói cho người ta biết”, các người khác cũng không đểý.

Khichỉ có Ung Bá Huy với ông kia, ông kia mới hỏi “có phảiPháp sư Nam Đình nói người đầu thai có tay heo là ông phảikhông”? Ban đầu Ung Bá Huy không chịu nói.

Ôngkia nói: Nếu ông không nói thì tôi cũng đã thấy rồi! Nóicho tôi biết, tôi không nói cho người khác biết!

RồiUng Bá Huy kể lại mà chuyện tôi vừa mới kể. Sau này ôngđược 62 tuổi, trị bệnh ở nhà thương Diêm Vương và chếtở nơi đó. Chuyện này ghi trong tuần báo của Đài Loan.

Hỏi:
Conđộclong phá làng xóm, có 8 vị sư ngồi thiền định đểđuổi con độc long, nhưng con độc long không đi. Có một vịsư giữ giới luật đến nói một tiếng thì nó đi. Vậy chỗgiữ giới và thiền định cái nào mạnh hơn?

Đáp:
Chuyệnnàyở trong Hư Vân Niên Phổ, không phải 8 vị mà 500 vịA La Hán đuổi nó không được. Nhưng một người trì giớitrong sạch, nói: “Mời ông rời khỏi chỗ này được không”?Vì đuổi là đối địch rồi. Nên 500 vị A La Hán làm khôngđược. Tức là không có tương đối thì sức nó mạnh, bâygiờ tâm của ai cũng có sức mạnh đó.

Ôngấy trì giới là giữ vai trò của mình. Theo lực học củaPhật Thích Ca thì mỗi mỗi đều giữ đúng vai trò của mình.Người thế gian, như cha phải giữ đúng vai trò của cha, mẹphải giữ đúng vai trò của mẹ, con cái phải giữ đúng vaitrò của con cái, chồng phải giữ đúng vai trò của chồng,vợ phải giữ đúng vai trò của vợ, mỗi mỗi chức nghiệpđều giữ đúng vai trò chức nghiệp của mình.

Ngườixuất gia, Sa Di phải giữ đúng vai trò Sa Di, Tỳ Kheo phảigiữ đúng vai trò Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni phải giữ đúng vai tròcủa Tỳ Kheo Ni. Nhưng tôi gặp nhiều tu sĩ không giữ đúngvai trò của tu sĩ, vì tôi hỏi người Sa Di, 10 giới của SaDi là gì? Mà Sa Di đó không biết, có biết cũng không đầyđủ. Nếu Sa Di mà không biết giới luật của Sa Di làm saogiữ đúng vai trò được? Còn Tỳ Kheo lại tệ nữa, khôngbiết giới luật của Tỳ Kheo thì làm sao giữ đúng vai tròcủa Tỳ Kheo được?

Bâygiờ, tôi có quở thì cũng không thể quở hết! Phần nhiềuđều là như vậy. Đi thọ giới rồi chỉ biết mình có địavị cao, mà không biết để giữ đúng vai trò! Như Kinh LăngNghiêm nói có 4 thứ tội địa ngục:

-Phỉbáng Đại thừa.

-Pháhoại luật nghi.

-Hưtiêu Tín thí (không đúng vai trò của mình mà thọ nhận củamười phương Tín thí).

-Lạmnhận cung kính (người ta cung kính lễ bái đâu phải vì mìnhmặc đồ tu và cạo đầu! Mình phải có bổn phận giữ đúngvai trò và cũng tự hỏi mình có tư cách gì? Để nhận sựlễ bái cung kính của người tại gia).

Cómột bài kệ:
Hạtgạocủa Thí chủ,
Lớnbằngnúi Tu di.
Nếukhôngtu giải thoát,
Manglôngđội sừng trả.

Vaitrò còn giữ không đúng, làm sao tu giải thoát được? Thìtự nhiên phải đầu thai trâu ngựa hay mang lông để trảnợ cho Thí chủ. Muốn trả nợ đâu phải là trả nợ liền!Chết rồi đọa xuống địa ngục, khi khỏi địa ngục thìphải làm trâu ngựa trả nợ, nên hạt gạo của Thí chủđâu phải dễ ăn! Nhưng các vị ấy không để ý, cứ tưởngmình cạo đầu mặc đồ tu là được!

Hỏi:
Đườnglốithực hành tham Tổ Sư thiền là gì?

Đáp:
Nóisơvề cách thực hành tham thoại đầu và khán thoại đầu:Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói nghĩa là chưakhởi ý niệm muốn nói mới được gọi là thoại đầu, hễkhởi niệm muốn nói là thoại vỉ rồi. Tham là hỏi câu thoạiđầu để kích thích niệm không hiểu không biết, khán lànhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là cáigì? Chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì khôngcó mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì vẫn cònkhông biết, chính cái không biết đó Thiền tông gọi là nghitình.

Hànhgiảtham thiền cứ đồng thời hỏi và nhìn đi song song đểgiữ cái nghi tình, nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoạiđầu, thoại đầu tức là vô thủy vô minh cũng gọi là đầusào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ý thức. Từ đầusào trăm thước tiến thêm một bước liền lìa ý thức, cáisát na lìa ý thức đó gọi là kiến tánh thành Phật, tứclà trí bát nhã được hiện hành khắp không gian thời gian,sự hiểu biết chẳng gì thiếu sót, giáo môn gọi là chánhbiến tri.

-Bâygiờ tôi lấy cây viết này để ví dụ, ở trên là thoạiđầu, ở dưới là thoại vỉ. Bắt đầu tham thiền là từthoại vỉ đi đến thoại đầu tức là rời thoại vỉ chưađến thoại đầu, đang đi ở giữa đường, đường này gọilà đường đi ý thức tức là thức thứ 6.

Thứcthứ6 gồm có hai mặt: Mặt biết là tu Như Lai thiền, cònmặt không biết là tu Tổ Sư thiền. Tham thiền là hỏi vànhìn như nói ở trên là tu Tổ Sư thiền. Tổ Sư thiền chỉcần nghi tình, nghi tình tức là không biết, nếu biết thìkhông phải nghi tình là không có tham thiền.

Thamthiền do Phật Thích Ca thân truyền tức là dùng cái khôngbiết của bộ óc để chấm dứt cái biết của bộ óc. Cáibiết của bộ óc chia làm 3 bộ phận: Tìm hiểu biết, suynghĩ biết và ghi nhớ biết.

Đầutiên dùng cái không biết của bộ óc để chấm dứt tìm hiểubiết, rồi đến chấm dứt suy nghĩ biết, rồi đến chấmdứt ghi nhớ biết. Thói quen con người hay ham tìm hiểu, khôngnhững không chịu chấm dứt, lại dùng hiểu biết của bộóc để tìm hiểu nghi tình, cứ sợ không có nghi tình, muốnbiết có nghi tình. Muốn biết có nghi tình tức là biết rồi,biết thì không phải tham thiền.

Nếugiữ được nghi tình (không biết) thì không biết có nghi tình,nghi tình nhỏ hay nghi tình lớn đều không biết. Vì biếtthì không phải nghi tình. Nếu có nghi tình mà để cho bộóc biết được thì đã biết chứ không phải chấm dứt cáibiết. Mục đích là nhờ cái không biết của bộ óc đểchấm dứt cái biết của bộ óc.

Saucùng đến đầu sào trăm thước tức là 3 cái biết đã chấmdứt. Thoại đầu gọi là vô thủy vô minh, nguồn gốc ý thứcvà Thiền tông cũng gọi là đầu sào trăm thước. Chỗ thoạiđầu thì chưa kiến tánh, vì còn cái không biết của bộóc. Từ chỗ thoại đầu tiến thêm một bước nữa, ngay đóliền lìa ý thức, biết và không biết của bộ óc đều sạchthì cái biết của Phật tánh hiện lên gọi là chánh biếntri khắp không gian khắp thời gian.

Khắpkhông gian thì không có chỗ để chỉ, khắp thời gian thìkhông có lúc để chỉ. Cái biết của bộ óc không có khắpthời gian nên ngủ mê không biết, chết giấc không biết,chết thật không biết. Còn cái biết Phật tánh khắp khônggian khắp thời gian, khắp thời gian thì ngủ mê vẫn biết,chết giấc cũng biết, chết thật cũng biết.

Nếuchếtthật không biết tức là lúc chết thì cái biếtbị gián đoạn, không phải cái biết của Phật tánh là luônluôn khắp không gian khắp thời gian không bao giờ gián đoạn.Nhưng bây giờ nói cho bộ óc biết được nên mới nói làbiết. Vì nói biết thì phải có không biết để đối đãi.Thực tế không thể nói là biết và không biết, vì cái biếtPhật tánh không có đối đãi, không có tương đối, nên khôngthể kiến lập biết và không biết.

Hànhgiả tham thiền cứ hỏi và nhìn, như hỏi “khi chưa có trờiđất ta là cái gì?” là kích thích cái niệm không biết,rồi nhìn chỗ không biết, xem chỗ không biết đó là gì,nhưng chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thìkhông có mục tiêu để nhìn, nên nhìn không thấy gì vẫncòn không biết.

Lúchỏi cũng là lúc nhìn, hỏi và nhìn là hai cái song song, chứkhông phải hỏi rồi mới nhìn, tức là vừa hỏi vừa nhìn,hỏi là khởi lên niệm không biết và nhìn chỗ không biết,không biết thì không có chỗ tức là không có mục tiêu, nênhỏi và nhìn là giữ niệm không biết và kéo dài niệm khôngbiết. Bất cứ câu thoại đầu nào cũng là vậy, chứ khôngkhông phải những người muốn tìm hiểu đáp án câu thoại đầu là sai lầm lớn. Vậy tham thiền chỉ cần giữ khôngbiết là đủ rồi.

Nhữngcâu thoại đầu như: Khi chưa có trời đất ta là gì? Muônpháp về một, một về chỗ nào? Khi cha mẹ chưa sanh, mặtmũi bổn lai của ta ra sao?… Tức là muôn ngàn câu thoại mụcđích là “không biết”, chứ không phải câu thoại đầunày khác với câu thoại đầu kia! Câu thoại đầu nào cũnggiống nhau là kích thích “không biết” mà thôi.

Hỏi:
Khicontham thoại đầu không nghĩ gì hết, như thế có phải nghitình không?

Đáp:
Biếtkhôngcó nghĩ là nghĩ rồi.

-Khicon tham thoại đầu, con mắt con nhìn ra cảnh vật bên ngoàivẫn thấy, vậy như thế nào?

-Nhưvậy sao gọi là tham thiền? Không biết là không thấy làmsao thấy được? Thấy tức là biết rồi.

-Nếukhông thấy làm sao đi đứng tới lui?

-Khôngđi đứng tới lui được thì không đi đứng tới lui. Bâygiờ tôi hỏi ông: Ông biết đói bụng không?

-Dạ,biết.

-Ôngthấy cái bụng không?

-Dạ,không.

-Khôngbiết sao thấy đói bụng?

-Tựnhiên đói là con biết.

-Phảirồi!Khỏi cần thấy cũng đi được mà! Phải không?

-Dạ.

-Vìông không có thấy bụng mà biết đói bụng.

-Dạ.

-Hiểuchưa?

-Dạ.

-Đượcrồi.

-Cảmơn Hòa thượng.

Hỏi:
Khiconđề lên câu thoại đầu thì con nhìn chỗ đó không biếtgì hết, nhưng vẫn có cái biết của cái không biết, nêncon thấy mình biết rõ ràng thấy chỗ mình không biết đó,rồi đề tiếp câu thoại đầu nữa thì mình vẫn không biết,hai niệm vẫn không biết thì con có một ý tưởng làm saothấy được tự tánh là cái gì? Từ chỗ không biết đócon mới chăm hẩm làm sao thấy được chỗ tự tánh? Mà trướcsau đều không thấy, thành ra con thấy rất mệt mỏi và cólúc rất đau đầu, con không biết mình rớt vào chỗ nào?

Đáp:
Nhưthếlà sai lầm lớn, vì dùng cái biết tìm hiểu cái khôngbiết. Bây giờ biết cái không biết cũng là biết. Nếu khôngbiết làm sao biết mình biết cái không biết! Còn thật khôngbiết làm sao biết cái biết và biết cái không biết!

Khôngnhững không chịu chấm dứt, mà lại dùng cái biết đó tìmhiểu thêm tức là tìm hiểu cái nghi tình để biết cái nghitình. Bây giờ cứ hỏi và nhìn để chấm dứt tất cả tìmhiểu, suy nghĩ, ghi nhớ giống như người khờ ngốc khôngbiết gì mới đúng. Còn nói biết rõ ràng có nghi tình làkhông đúng.

Hỏi:
Ngay đónhìn thẳng vào coi tự tánh là cái gì? Không có qua câuthoại đầu, nhưng thật sự con cũng không biết là cái gì?Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
Thoạiđầulà không có ý niệm. Đã có ý niệm không biết thìkhởi ý niệm rồi. Bây giờ chưa đến thoại đầu, phảichấm dứt 3 thứ biết (tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ) mới đếnthoại đầu. Không chịu chấm dứt cái biết, mà lại tìmhiểu nghi tình làm sao đến thoại đầu! Nói tham thoại đầu,khán thoại đầu, kỳ thật còn cách rất xa thoại đầu.

Vìmục đích muốn đến thoại đầu nên mới nói là tham thoạiđầu, khán thoại đầu. Hỏi câu thoại chứ không phải hỏithoại đầu. Ba thứ biết được chấm dứt thì giống nhưngười khờ ngốc không biết gì hết, làm sao biết đượccái không biết!

Hỏi:
Nếunhưvậy, chỗ này con thấy không có câu thoại đầu thứhai, vì khi mình đề câu thoại vỉ?

Đáp:
Làmsaocó thoại đầu ra được? Thoại đầu ra là có ý niệmrồi. Vì ông cứ muốn dùng cái biết, muốn có câu thoạiđầu ra thì làm sao gọi là thoại đầu? Bây giờ hỏi làhỏi câu thoại chứ không phải hỏi thoại đầu! Thoại đầuchưa đến. Khi đến thoại đầu thì ngày đêm không biếtgì cả. Tức là không có một ý niệm nào nổi lên.

-Nhưvậy, lúc đó câu thoại vỉ cũng không phải không?

-Làmsao có thoại vỉ! Lúc bắt đầu tham là đã rời thoại vỉrồi, như vừa rồi tôi đã dùng cây viết thí dụ. Bắt đầutham là rời khỏi thoại vỉ tức là đang đi ở giữa đườngcủa thoại vỉ và thoại đầu. Vì ông đuổi theo danh từnên mới nói như vậy.

Hỏi:
Ngườitukhông cầu phước báo, ngày nào đó mình chưa thực sựngộ đạo, chưa ra khỏi chiêm bao thì ra sao?

Đáp:
Bâygiờcái thật sự là cái gì? Cái thật sự của ông là cáibiết của bộ não, nếu tất cả biết bộ não của ông dẹphết thì không có thật sự hay không có không thật sự gìhết! Vì ông cứ dùng cái biết của bộ não để cho là cáinày cho là cái kia, cho là thật sự cho là phải biết, cho làphải có mục đích, phải đi đến chỗ mục đích, phải điđến chỗ kiến tánh.

Tôidạy dẹp hết những cái biết đó, muốn dẹp thì phải giữcái không biết. Ông cứ hỏi và nhìn cứ giữ không biếtđó thì sẽ automatic dẹp những thứ biết đó. Ông không nhữngtự dẹp mà lại kéo dài thêm, còn muốn dùng cái biết màtìm hiểu cái này cái kia, muốn cho có cái thật sự mới được.Vậy là sai lầm lớn.

Hỏi:
Conđềkhởi câu thoại đầu lên là cần thắc mắc để cónghi tình hay là cần tập trung tư tưởng?

Đáp:
Đừngcótập trung tư tưởng, đừng có cố gắng, chỉ cần hỏivà nhìn giữ cái không biết. Không biết thì không biết tậptrung, không biết cố gắng, cũng như người khờ ngốc khôngbiết gì hết là được.

Đơngiản chừng nào tốt chừng nấy, ít phí sức chừng nào tốtchừng nấy. Đó là lời của chư Tổ dạy. Nếu tập trungtư tưởng là sai lầm, chỉ có hỏi và thắc mắc, nhìn chỗkhông biết. Hỏi với nhìn, hai cái đi song song.

Hỏi:
Bảnthâncon ăn chay, nhưng mấy đứa con không chịu ăn chay, thànhra mỗi ngày phải đi chợ nấu đồ mặn cho chúng ăn. Nhưvậy con có bị nhân quả gì không?

Đáp:
Ởtrong gia đình cô có quyền không? Nếu con có quyền hơn thìđược, nếu mà cô có quyền hơn con thì cô phải chịu tráchnhiệm nhân quả đó. Tức là ăn cục thịt phải trả cụcthịt, giết một mạng phải trả một mạng. Đó là nhân quả.Vì cô thương con nên chìu con thì phải chịu trách nhiệm.

-Concó khuyến khích ăn chay, nhưng nó nói mẹ ăn chay, chứ đừngbảo con ăn chay?

- Vìnó không nghe rồi cô phải giết hại chúng sanh để cho conăn thì cô phải trả nợ lại cho chúng sanh.

Hỏi:
Nếudùngcái không biết để tu thì cái gì cũng không biết nênkhông làm được cái gì, vậy làm sao sống?

Đáp:
(Muốnkiếnlập………………………………… khác nhau là vậy) từ trang 3 đến trang 6.

Mìnhchỉ giữ đúng vai trò của mình, đói bụng thì ăn, lạnhmặc thêm áo, nực cởi bớt ra. Tham thiền giữ đúng vai tròtham thiền tức là cứ hỏi và nhìn. Nếu lúc làm việc, hỏivà nhìn không được thì phải ngưng. Lúc không có làm việcmới tập hỏi và nhìn, tập đến khi quen trong lúc làm việcnó tự động hỏi và nhìn được.

Hỏi:
Conđãtham câu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Rồicon thấy câu “chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳngphải vật là cái gì?” Con thấy câu này có nghi tình hơncâu trên, như vậy con có nên đổi câu thoại đầu để thamkhông?

Đáp:
Tôihỏiông: Khi chưa có trời đất ông là cái gì? Biết không?

-Khôngbiết.

-Khôngbiết là đúng rồi, như vậy cần gì đổi nữa! Không biếtthì giữ cái không biết và nhìn cái không biết đó thì cáikia cũng nhìn cái không biết vậy!

-Conthấy câu trên dễ nhìn hơn?

-Nếucó dễ nhìn và khó nhìn thì khác rồi! Cái không biết làmsao có khác được? Biết mới có khác.

Hỏi:
Khicontham câu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” lúc conngủ có chiêm bao thì hiện cảnh giới, khi tham câu “chẳngphải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?”Lúc ngủ không còn chiêm bao. Vậy như thế nào?

Đáp:
Đólàcòn để ý cái biết, còn ham cái biết. Bây giờ cứ giữkhông biết là được rồi.

Hỏi:
Thếnàosám hối thập tự mười phương Tăng?

Đáp:
Hỏicâuthoại đầu và giữ niệm không hiểu không biết là chânsám hối. Vì thoại đầu là tâm niệm không nổi lên thì vọngtâm được ngưng hoạt động. Cho nên, có câu kệ:
Tội từ tâm khởi lấy tâm sám,
Tâm nếu diệt rồi, tội liền tiêu.
Tội tiêu tâm diệt,cả hai đều không,
Aáy mới thật là chân sám hối.

Hỏi:
Tạisaophải tu? Sanh tử là gì?

Đáp:
Bâygiờhỏi và nhìn, đến thoại đầu rồi kiến tánh thì tấtcả các câu hỏi đều giải quyết hết. Tức là biết sanhtử là gì, tất cả đều biết, cái biết đó không có thiếusót. Còn bây giờ cứ dùng bộ óc đi tìm hiểu là sai lầm,tham thiền thì muốn ngưng cái biết của bộ óc. Tất cảphiền não đều do suy nghĩ sanh ra. Nếu giữ được cái khôngbiết thì phiền não cũng ngưng.

Nhưcó cô tên Phương, ngày đêm nhức đầu không ăn, ngủ đượctừ năm này sang năm khác làm cơ thể ốm yếu. Rồi chừngbiết tham thiền là hỏi và nhìn cứ giữ cái không biết,khi giữ được cái không biết thì nhức đầu tự ngưng. Khingưng tham thiền thì nhức trở lại, vì có biết. Cho nên,cô ấy phải tham thiền liên tục thì nhức đầu mớingưng; sau này ăn được ngủ được mới mập lại, rồi nhứcđầu hết hẳn luôn.

Tấtcả phiền não cũng vậy, tại biết mới có. Nếu không biếtlàm sao biết có phiền não, có khổ? Tu là cắt dứt khổ,không những cắt dứt khổ hiện tiền mà vĩnh viễn khổ vềsau cũng không còn nữa.

Hỏi:
Ngồithamthiền, con cảm thấy nghẹt thở mà tham một hồi thìcon không biết gì nữa. Như vậy có đúng công phu không?

Đáp:
Thamthiềncó không hiểu không biết là được rồi, nếu cònbiết thì không được.

Hỏi:
KínhxinSư Phụ kể lại chuyện của Huỳnh Đình Kiên?

Đáp:
ĐờinhàĐường nước Trung Quốc, có Huỳnh Đình Kiên 26 tuổithi đậu tiến sĩ làm quan. Ngày sanh nhật của ông tổ chứctại Dinh Huyện. Lúc ngủ trưa, ông thấy chiêm bao, một mìnhđi ra cửa sau theo con đường thôn quê, mà không có vệ binhđi theo, gặp một ngôi nhà có một bà già mời vô ăn cơm,ăn xong rồi trở về thì thức dậy nghĩ lại giống như thậtvậy. Như mùi đồ ăn trên miệng còn lại giống như mớiăn xong.

Ởtrong lòng nghi chuyện vừa rồi có phải như vậy không? Nênmột mình không cho ai biết, không có vệ binh đi theo, đi theocon đường mà thấy trong chiêm bao. Thật cũng có con đườngđó và cũng gặp bà già đó, mới hỏi bà già: Hôm nay nhàbà có làm gì không?

-Bàgià nói: Có.

-HuỳnhĐình Kiên hỏi: Làm việc gì vậy?

-Bàgià nói: Đám giỗ con gái, con gái tôi đã chết được 26năm. Lúc con gái tôi còn sống không có lấy chồng, tu ở nhà;trước khi lâm chung, nó có cái rương tự nó khóa lại, ởtrong đó để thứ gì cũng không biết rồi nói với tôi, kiếpsau sẽ lại mở cái rương này.

HuỳnhĐìnhKiên nghe đến chỗ này thì nhớ lại kiếp trước củamình là con gái của bà già này.

HuỳnhĐình Kiên hỏi bà già: Chìa khóa bà có biết để đâu không?

Bàgià nói: Không biết.

HuỳnhĐình Kiên nói: Tôi biết, rồi tự ông đi lấy chìa khóa mởcái rương ra thì ở trong đó đều là văn chương, văn bằngtú tài, văn bằng cử nhân, văn bằng tiến sĩ giống như vănbằng của ông. Bà già chỉ có một mình nên Huỳnh Đình Kiênmới đem bà già về nhà của ông nuôi.

HuỳnhĐình Kiên làm chức Thượng thư bằng chức Bộ trưởng bâygiờ. Ở trong từ điển Từ Nguyên có ghi.

Ngườicó tu mới có cảm ứng như vậy, còn người không có tu thìđâu biết. Nhưng ông Huỳnh Đình Kiên cũng có nhân duyên gặpThiền sư Huỳnh Long được kiến tánh.

Hỏi:
CóphảiNgài Ma Ha Ca Diếp chưa viên tịch còn nhập định ởnúi Kê Túc chờ Phật Di Lặc ra đời không?

Đáp:
Kiếntánhrồi biết vốn không có sanh tử, không có sanh tử làmsao có viên tịch hay không viên tịch! Vì chấp có sanh tửnên mới thấy có viên tịch. Tâm như hư không vô sở hữu(trống rỗng), trống rỗng thì không có trói buộc nên gọilà giải thoát, chứ không phải bị buộc rồi mở trói, mớigọi là giải thoát.

Vốnkhông bị trói buộc là không có sanh tử, ngộ được khôngcó sanh tử tức là liễu thoát sanh tử.

Hỏi:
Nhữngtộiác mà đời trước đã làm như: Giết người, cướpcủa, lường gạt, hãm hại người cô thế thì người Phậttử phải làm sao cho hết các tội trên, để việc tu hànhkhỏi bị chướng ngại, chúng con có thể sám hối hồng danhtrước bàn Phật không?

Đáp:
Sámhốikhông có thể diệt tội được! Theo giới luật nhà Phật,sám hối chỉ diệt được tội phá giới, chứ không có diệtđược tội nhân quả. Muốn hết tội nhân quả thì phảidiệt cái tâm, tâm diệt thì tội liền tiêu.

Cóbài kệ:
Tộitừtâm khởi đem tâm sám,
Tâmnếudiệt rồi tội cũng tiêu.
Tộitiêutâm diệt, cả đều không,
Ấymớigọi là chơn sám hối.

Muốndiệt cái tâm nên phải tu, như tham thiền đến kiến tánhthì bất cứ tội nặng bao nhiêu đều tiêu hết. Tại sao?Vì tất cả tội đều ở trong việc chiêm bao; lúc kiến tánhnhư ở trong chiêm bao thức tỉnh tức là đã lìa khỏi chiêmbao, thì tất cả việc làm ở trong chiêm bao đều không cònnữa. Như nhắm mắt chiêm bao, thấy phát tài rất mừng, khithức tỉnh tìm đồng xu không có. Tạo tội cũng vậy, thứctỉnh liền hết. Muốn ở trong chiêm bao thức tỉnh thì phảitu kiến tánh thành Phật.

Haithứ chiêm bao do duy thức biến hiện:

1-Độcđầu ý thức biến hiện nhắm mắt chiêm bao:

Banđêm thân thể của chúng ta nằm trên giường nhắm mắt ngủsay, tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) đều ngưngnghĩ, duy chỉ có một mình thức thứ 6 hoạt động, biếnhiện thân thể và thế giới trong chiêm bao.

Ngườitrong chiêm bao tiếp xúc mọi vật trong chiêm bao đều có cảmgiác là thật; tiếp xúc nóng biết nóng, lạnh biết lạnh,đủ thứ cảm giác buồn vui, cũng thấy đau khi bị ngườiđánh… Giả sử lúc ấy có một vị thiện tri thức bảongười trong chiêm bao rằng: “Tất cả những gì mà ông tiếpxúc đều chẳng có thật, kể cả thân thể của ông cũngchẳng phải thật”, thì đương nhiên người trong chiêm baochẳng chịu tin mà còn nói: “Ông nói chẳng thật, nhưng tạisao khi tôi tiếp xúc lại có cảm giác là có thật chất? Nếuông nói cơ thể của tôi chẳng phải thật thì tại sao khibị đánh lại cảm thấy đau? Giả thuyết của ông dù cólý nhưng tôi chẳng thể tin nổi”.

Khingười trong chiêm bao ngủ đã rồi tự mình thức giấc (DuyThức Học gọi là Tự chứng phần), lúc ấy tự mình chứngtỏ thế giới và người trong chiêm bao hóa ra đều không phảithật, vì thế giới và người trong chiêm bao đều biến mất,chỉ còn thân thể nằm trên giường mà thôi. Aáy là nhắmmắt chiêm bao.

2-Đồngthời ý thức biến hiện mở mắt chiêm bao:

Bấygiờ, tiền ngũ thức và ý thức (thức thứ 6) đều đang hoạtđộng, ví như nhĩ thức nghe tiếng nhưng không biết tiếnggì, là tiếng người hay tiếng chim kêu, chó sủa. Không biếtđược, phải nhờ thức thứ 6 đồng thời khởi lên mớicó thể phân biệt là tiếng người già, trẻ, nam nữ… Nếuriêng chỉ có nhĩ thức thì chỉ nghe được âm thanh nhưngkhông thể phân biệt. Nếu chỉ có thức thứ 6 thì lại chẳngnghe được âm thanh, cho nên hai thức phải đồng thời khởilên mới biến hiện mở mắt chiêm bao.

Mọingười chỉ cho nhắm mắt chiêm bao là chiêm bao, còn mở mắtchiêm bao không phải chiêm bao. Bởi do nhắm mắt chiêm bao cóthể tự thức tỉnh và tự chứng minh được, còn mở mắtchiêm bao thì chẳng thể tự thức tỉnh; nếu chưa giác ngộthì vẫn còn nằm trong chiêm bao. Mặc dù Phật Thích Ca đãgiải thích rất kỹ càng trong kinh điển như kinh Lăng Nghiêm,kinh Lăng Già… nói hai thứ chiêm bao đều là tâm tạo, tứclà “nhất thiết duy tâm tạo”. Nhưng đối với người chưathức tỉnh thì họ vẫn không tin vì còn nằm trong chiêm bao,cũng như người ở trong nhắm mắt chiêm bao vậy, phải đợikhi tỉnh giấc thì mới có thể tự chứng minh được. DuyThức học gọi là“được tự chứng phần”, cũng gọi làkiến tánh.

Mộtcái thức biến hiện là do tâm tạo, hai cái thức đồng thờibiến hiện cũng do tâm tạo. Do tâm tạo thì chẳng phải thật,chẳng phải thật nên mới gọi là chiêm bao, ấy là “haithứ chiêm bao do Duy Thức biến hiện” vậy.

Bởido tâm thức của chúng ta ngày đêm hoạt động chẳng ngừng,dĩ nhiên phải biến hiện hai thứ chiêm bao kể trên, cũngnhư cơ thể của chúng ta chẳng ngừng xoay chuyển ắt sẽthấy những cảnh vật xung quanh cũng xoay chuyển theo. Cảnhvật xoay chuyển ví như sanh tử luân hồi, cơ thể xoay chuyểnví như tâm thức hoạt động, hễ tâm thức ngưng hoạt độngthì sanh tử luân hồi cũng ngưng hoạt động, ấy gọi làNiết bàn, cũng là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh, Phậtpháp gọi là Giác ngộ (chứng ngộ), cũng gọi là kiến tánhthành Phật.

Nếuchúng ta hiểu được hai thứ chiêm bao đều do Duy Thức biếnhiện thì đối với câu “vô vô minh, diệc vô vô minh tận.Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận” của Bát NhãTâm Kinh tự nhiên tin chắc chẳng còn nghi ngờ vậy.

-Tứclà mình cũng ở trong mở mắt chiêm bao, vì nhắm mắt chiêmbao tự thức tỉnh được nên tự chứng tỏ biết là chiêmbao, còn mở mắt chiêm bao không bao giờ tự thức tỉnh được,phải tu hành đến kiến tánh mới thức tỉnh. Bây giờ đangchiêm bao nên Phật Thích Ca nói “vô vô minh” nghĩa là khôngcó vô minh, “vô lão tử” nghĩa là không có già chết. Chùanào đều có tụng Bát Nhã Tâm Kinh, mỗi ngày cũng mấy lần.Nhưng tụng cứ tụng mà tin thì không tin. Tại sao? Vì mìnhcòn ở trong chiêm bao chưa thức tỉnh. Như tôi đã già rồisau này sẽ chết, sao Phật nói không có già chết, làm saotin nổi?

Thứctỉnh rồi mới chứng tỏ được lời nói của Phật nói “khôngcó vô minh, không có già chết”, còn chưa thức tỉnh dù Phậtnói có lý cách mấy cũng không có tin. Nhiều người nói tôitin Phật, sự thật không có tin. Kinh cứ tụng, nhưng kinh nóigì mà không tin.

Hỏi:
NgàiMụcKiền Liên đã đắc quả A La Hán được tâm thanh tịnhcó thần thông, mà lại có nhân bất thiện trong tiền kiếplà nghe lời vợ đưa cha mẹ vào rừng bỏ, để rồi Ngàiphải bị quả báo bị ngoại đạo đánh chết. Tại sao vậy?

Đáp:
Nhắmmắtchiêm bao và mở mắt chiêm bao đều là hai thứ chiêmbao. Chiêm bao là chuyện không có thật, thức tỉnh thì hết;chư Phật chư Tổ chỉ cần muốn mình giác ngộ, tức là đúngvới nghĩa chữ “Phật”. Nghĩa chữ “Phật” là giác ngộ,tiếng Ấn Độ gọi là Phật Đà. Nhưng người ta quên nghĩagiác ngộ, cứ cho Phật là một thần linh. Người nào giácngộ người ấy là Phật.

Mìnhkhôngtu để giác ngộ mà cứ tụng lời của Phật. Như ngàyxưa tôi dạy học, bắt học trò trả bài; tôi đâu thích nghehọc trò trả bài! Tôi rất ngán, tại những bài đó tôi đãdạy chúng mà! Vì tôi ăn lương của chúng nên tôi phải rángnghe chúng trả bài. Như lời kinh là Phật dạy mình, đâu phảiPhật muốn mình đọc cho Phật nghe! Nhưng lại tụng cho Phậtnghe cho là có công đức. Đó là rất mâu thuẩn.

Phậtdạy là muốn mình thực hành, giáo môn là đang tụng tứcđang thiền quán tưởng, gọi là tùy văn quán tưởng. Nhưngbây giờ thấy không có như vậy, chỉ là tụng nhanh cho mauhết kinh. Như ngài Đế Nhàn tụng kinh mỗi ngày 3 thời, mỗithời 2 giờ. Vì vừa tụng vừa quán tưởng. Nếu ở chùacó 30 Tăng thì phải đủ 30 Tăng tụng kinh, vì tụng kinh làtu, đâu phải tụng cho Phật nghe? Cho nên tụng không đủ 2giờ thì Ngài quở là làm biếng.

Hỏi:
Bàikệ:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu.
Vậy,“Tâmđược tịnh rồi, tội liền tiêu”. Câu này ý nghĩanhư nào?

Đáp:
Khôngphảitâm tịnh! Mà tâm diệt mới được, chứ không phảitâm tịnh. Câu này dịch sai nguyên văn chữ Hán.

Hỏi:
Ngườithamthiền có cần giữ chặt chẻ giới luật không? Vì đâuphải lúc nào cũng thiền quán mãi mãi?

Đáp:
Đươngnhiênnhư vậy. Bất cứ pháp môn nào đều lấy giới luậtlàm căn bản. Thiền tông cũng vậy. Như Sa Di phải giữ vaitrò của Sa Di, Tỳ Kheo phải giữ vai trò của Tỳ Kheo, chứkhông phải tu thiền mà không giữ giới. Mặc dầu có thiềngiới, nhưng mình có được 24 giờ thiền giới không? Nếumình không được 24 giờ thiền giới thì lúc bị gián đoạncông phu, nên lúc đó có thể phạm giới.

TrongPhật pháp có 7 chúng: Chúng tại gia (Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di)và chúng xuất gia (Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa, Tỳ Kheo, Tỳ KheoNi) đều lấy giới luật làm căn bản, bất cứ tông pháinào cũng theo giới luật làm căn bản.

Hỏi:
NgàiMụcKiền Liên chứng được 6 pháp thần thông, nhưng cứuđược mẹ ra khỏi cõi ngạ quỷ, phải nhờ đến Phật, Phậtdạy làm thức ăn và sắm những đồ cần dùng cúng dườngchư Tăng, nhờ chư Tăng chú nguyện để cho mẹ của Ngài đượcvãng sanh về cõi trời. Đó có phải là một hình thức cầusiêu không?

Đáp:
Cầusiêunhư thế mới là chánh thức, mặc dầu Ngài Mục KiềnLiên đã chứng quả A La Hán có thần thông, nhưng sức tâmcủa Ngài chỉ có một mình thì rất yếu không đủ ảnh hưởngtâm của người mẹ. Cho nên, Phật dạy trai Tăng cho 1250 TỳKheo A La Hán. Sức tâm của 1250 Tỳ Kheo A La Hán hợp lại thìsức tâm mới mạnh, ảnh hưởng được tâm của người mẹ,tâm của người mẹ chỉ thay đổi một chút thì người mẹlìa được khỏi cõi ngạ quỷ.

Thântrung ấm, nếu thiện nhiều hơn ác thì sanh thiện đạo, nếuác nhiều thì sanh ác đạo, nếu thiện và ác bằng nhau chưaphân biệt sanh thiện đạo hay sanh ác đạo mới có thân trungấm. Thân trung ấm cứ 7 ngày một sanh tử, nên người ta 7ngày làm tuần một lần, làm 7 lần. Nếu 7 ngày chưa quyếtđịnh sanh về bên thiện đạo hay ác đạo thì thêm 7 ngàynữa, cho đến cuối 7 lần sẽ quyết định đầu thai.

Mẹcủa Ngài Mục Kiền Liên không phải vãng sanh về cõi trời!Mà chỉ lìa khỏi đạo ngạ quỷ, tức là khỏi tam ác đạo,sanh tâm thiện đạo, là tùy theo tâm của người mẹ đượcchuyển biến đến mức độ nào. Nếu tâm của người mẹkhông sửa được thì không bao giờ người khác cứu được.

Nhưkhí công ở Trung Quốc nhiều người hợp lại thì sức đórất mạnh. Mê tín cũng có hiệu ứng mê tín, nếu sức tâmnhiều người hợp lại thì cũng mạnh hơn từ lực vật thường.Bất cứ vật chất gì đều cũng có từ trường phát ra từlực mà tùy theo mật mã của cái ấy phát ra làn sóng tin tức.Người kiến tánh có sức của tâm mạnh không thể tưởngtượng được. Còn người chưa kiến tánh thì sức mạnh củatâm bị không gian thời gian hạn chế, có mạnh cũng ở mứcđộ nào đó thôi.

Chonên,Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên trai Tăng là muốn nhiềuTăng hợp lại, mà các vị Tăng ấy gồm có 1250 vị đềuchứng A La Hán, nên sức mạnh tâm của các vị ấy mới ảnhhưởng tâm của mẹ Ngài Mục Kiền Liên để sửa lại, chứkhông phải có công đức. Cho lấy công đức là sai lầm. Khôngcó công đức gì hết, cứ cho tụng kinh là có công đức,việc này không thể có. Tất cả đều do sức của tâm.

Từlựcphát từ vật chất thì yếu, từ lực phát từ phi vậtchất tức là chân tâm của mình thì mạnh. Như vật chất,tốc độ nhanh nhất là ánh sáng, ánh sáng thì ở trong vậtchất là cao nhất. Nhưng so với phi vật chất thì nó thấpnhất. Nên ánh sáng đi 10 triệu năm mới đến, tâm mình mộtniệm đến. Tâm mình một niệm đến tức là người đã kiếntánh. Tâm mình bị cái biết bộ não che khuất thì không đượcnhư thế.

Hỏi:
Theonhưkinh Địa Tạng và các kinh khác dạy: Khi có người thânchết, Phật tử đến chùa thỉnh chư Tăng tụng kinh cầusiêu 7 tuần thất. Chúng con có người nhà mất phải làm nhưvậy không?

Đáp:
Nếutụngkinh cầu an, cầu siêu được thì không có nhân quả,tức là chỉ cần con cháu có tiền để mời người ta tụngkinh thì làm ác cũng đâu có sao? Bởi vì tụng kinh siêu được!Nếu cầu được thì phá hoại nhân quả, phá hoại nhân quảthì phá hoại Phật pháp. Như Mục Kiền Liên chứng quả ALa Hán có thần thông hóa bát cơm để cho mẹ ăn, nhưng mẹkhông ăn được, huống mình là người thường, giữ giớicòn không có trong sạch nữa.

Nhưngười ta tụng chú có công hiệu không phải ở nơi chú, nếuở trong chú có công hiệu thì ai tụng chú cũng có công hiệu.Người giữ giới trong sạch tụng chú mới có công hiệu,tại do sức của tâm, chứ không phải do sức của chú. Nênnói “tất cả do tâm tạo” là vậy.

Hỏi:
Tronggiađình có chuyện chết trùng là sao? Nếu có chuyện nàythì chúng con phải làm sao để khỏi bị chết nữa?

Đáp:
Đólàkhông tin nhân quả, nếu tin nhân quả thì khỏi hỏi câunày. Phật tử còn không tin nhân quả thì những người kháctrong xã hội làm sao tin nhân quả được? Kỳ thật, mỗi thứgì đều có trước nhân sau quả. Chính trị, quân sự, kinhtế đều có trước nhân sau quả. Như bão lụt là do đốncây phá rừng. Ở trong thiên nhiên đều có nhân quả, mà ởtrong Phật pháp làm sao không có nhân quả?

Hỏi:
Ngườitutrì danh niệm Phật có phát đại nguyện hằng ngày, rủiro ra đường bị xe đụng chết bất ngờ hay bị kẻ cướpgiết chết, tinh thần bấn loạn trong những giây phút cuốicuộc đời. Vậy sau khi chết có được vãng sanh về cõi TịnhĐộ không?

Đáp:
Khôngđượcvãng sanh, vì người đó tu không đúng tông chỉ TịnhĐộ. Nếu chỉ có niệm Phật thì không phải Tịnh độ. Tôngchỉ của Tịnh Độ là tín, nguyện, hạnh. Quyết được vãngsanh là do cái nguyện. Cũng như các vị ở chùa tụng kinh ADi Đà, đã phát nguyện thì đã được vãng sanh, đang phátnguyện thì đang được vãng sanh, tức là phải có nguyện.Cái nguyện đó là tiểu nguyện và đại nguyện. Nếu pháttiểu nguyện thì không được vãng sanh, vì không hợp nhânquả. Phải phát đại nguyện, không phải chỉ miệng nói tâmnghĩ là đủ, phải thực hành cái nguyện của mình phát.

Trướckiatôi hoằng dương Tịnh Độ mười mấy năm, không thấymột người tu đúng tông chỉ Tịnh Độ. Duy nhất tôi chỉgặp được một người, nhưng lúc ấy tôi đã hoằng thiềnrồi. Người đó là ông chủ tiệm vàng ở Thị Nghè, y thôngsuốt giáo lý cũng có phát đại nguyện. Lúc đó tôi ở chùaTừ Aân, mục đích y đến vấn nạn. Tín, nguyện, hạnh, yđều biết hết. Nhưng thiếu không có thực hành đại nguyệncủa y phát, mặc dầu y có miệng nói tâm nghĩ mỗi ngày.

Khôngcó thực hành đại nguyện là nguyện suông nguyện giả. Phátđại nguyện như mình mở trương mục ở ngân hàng, mình khôngcó tiền hay tiền ít không đủ trả nợ. Không đủ trả nợthì mình phải làm sao? Chủ nợ đòi thì mình ký ngân phiếu,hoặc 10 năm hoặc 20 năm. Còn Tịnh Độ sau khi vãng sanh mớitrả, vãng sanh để sau này tu thành Phật. Như nghe gió thổichim kêu thì mình ham tu, cũng như mình ham tiền ở trên thếgian này vậy.

ThànhPhậttự nhiên độ chúng sanh. Tất cả chủ nợ thịt, chủnợ mạng đều ưu tiên độ hết. Nhưng mình phát đại nguyệnsuông tức là nguyện giả, giống như mình ký ngân phiếu giảmà ở trong ngân hàng không có tiền, rồi người ta đến kỳhẹn lại ngân hàng lấy tiền không có, người ký ngân phiếuphải bị ở tù, giống như nguyện suông làm sao được vãngsanh?

Chonên,mình phải thực hành đại nguyện. Như mỗi ngày mìnhđược bao nhiêu tiền phải bỏ tiền vô ngân hàng, để saunày người có ngân phiếu mới lãnh được. Người phát đạinguyện là phát nguyện độ hết tất cả chúng sanh thì phảicoi tất cả chúng sanh đều bình đẳng.

Nhưngbây giờ đâu có thực hành được như vậy, con chó dơ dấylại gần mình lại đuổi nó đi, con mối ăn hư đồ củamình làm sao cho nó chết, tức là không thực hành đại nguyệncủa mình phát. Nhiều người tu Tịnh Độ mà còn ăn thịtchúng sanh, làm sao có nguyện thật được? Muốn độ nó màcòn giết hại hay làm cho nó khổ thì nguyện giả rõ ràng,không có tội là may, làm sao có công đức để vãng sanh?

Hỏi:
“Nhấtnhânhành đạo, cửu huyền siêu thăng” là sao?

Đáp:
Ấylàphá hoại nhân quả. Nhân quả thì người nào người nấychịu, không có ai làm thay thế cho ai được. Con cháu có hiếucách mấy cũng không ăn no dùm cho cha mẹ được, cha mẹ thươngcon cách mấy cũng không ăn dùm cho con được. Nếu là vậykhông có nhân quả. Như Ngài Mục Kiền Liên tu chứng quảA La Hán, nhưng mẹ của Ngài đâu có siêu thoát? Như vậy làrõ ràng rồi!

Hỏi:
KínhxinSư Phụ khai thị thần thông trong đạo Phật, có phảithần thông mà Ngài Mục Kiền Liên đã chứng là có thể đitrên hư không hay lỗ tai có thể nghe xa ngàn dặm?

Đáp:
Ngườiđókhông có biết Phật pháp. Bây giờ ai cũng có thần thôngbằng như chư Phật, không có kém hơn Phật một chút nào cả,không có hiện lên là do bị che khuất. Trong cuốn Vũ TrụQuan Thế Kỷ 21 có giải thích kỹ.

Hỏi:
ĐứcPhậtThích Ca ngồi thiền định ở dưới gốc bồ đề, hàngngày còn phải có lúc ăn uống, làm vệ sinh. Ngài Hư Vân cólần ngồi thiền 100 ngày, rồi sau đó Ngài vẫn bình thường.Người Phật tử hiểu như thế nào về việc này để khỏiphản với khoa học, như mỗi ngày cơ thể phải cần mộtlượng calori để nuôi sống?

Đáp:
Ngườinày,Phật pháp không biết, khoa học cũng không biết. Em củaTổ Tịnh Độ Huệ Viễn là Huệ Trì, lúc đó Ngài Huệ Viễncó đạo tràng tu Tịnh Độ được khoảng 123 vị tu. NgàiHuệ Trì từ giả anh đi vô Tứ Xuyên thấy có lỗ cây lớnrồi ngồi ở trong đó, rồi nhập định không hay biết, lâungày lỗ cây dần dần bít lại, Ngài ở trong đó trải quahơn bảy trăm mấy năm.

Lúctrờisấm sét làm cho cây nứt ra, Ngài bị té ra ngoài, téra ngoài nhưng Ngài cũng chưa xuất định. Những người chăntrâu bò thấy như chết, coi lại thì thân còn ấm và mềm.Rồi báo cho xóm làng, xóm làng không biết, rồi báo lên quanđịa phương, quan địa phương cũng không hiểu, rồi mớiđưa lên kinh thành. Nhà vua có các vị Thiền sư búng vào taiNgài làm cho xuất định (đánh chuông cũng xuất định), xuấtđịnh rồi, hỏi Ngài nhập định được bao lâu, Ngài nóimới có một chút. Người ta hỏi Ngài là ai? Ngài trả lời“tôi là em của Huệ Viễn, không biết anh tôi có mạnh khỏekhông?” Người ta nói “Huệ Viễn đã tịch cách đây đãhơn bảy trăm năm rồi” Ngài mới biết mình đã nhập địnhlâu như thế.

Ngườicho Phật Thích Ca không bằng Huệ Viễn, họ ngu quá mà!Cõi trời phi tưởng phi phi tưởng nhập định 8 muôn đạikiếp. 1 đại kiếp = 4 trung kiếp, 1 trung kiếp = 20 tiểu kiếp,1 tiểu kiếp = 16 triệu năm. Đó còn là phàm phu, chưa ra khỏiluân hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16024)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3709)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6081)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6271)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3970)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8309)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5594)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15585)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10826)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7912)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]