Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Cúng Dường Công Đức

06/01/201111:20(Xem: 9506)
11. Cúng Dường Công Đức

 

11
CÚNGDƯỜNGCÔNG ĐỨC

 

Cúng dườngcông đức với Bồ Đề Tâm giống như nhỏ một giọt nước vào biển, chừng nào biển cònhiện hữu thì giọt nước vẫn còn hiện hữu.

Cúng dườngvới Bồ Đề Tâm

HÃY CÚNG DƯỜNGvới lời cầu nguyện rằng, bằng việc nghe từng chữ của luận giảng này bạn có khảnăng chứng ngộ ngay tức thì, toàn bộ đường đạo đến giác ngộ, đặc biệt làbồ đề tâm. Hãy cầu nguyện rằng, mỗi chữ trong các lời dạy này có khả năng điềuphục ngay lập tức tâm của tất cả chúng sinh hữu tình, cầu nguyện rằng toàn bộ conđường đạo đưa đến giác ngộ nhất là bồ đề tâm sẽ nãy sinh trong tâm của họ.

Trong Bồ táthạnh Ngài Shantideva, vị Bồ tát vĩ đại, đã nói:

Tất cảcác phước đức khác thì giống như cây chuối. Khi quả chín thì cây tàn lụi. Nhưngchỉ có cây Bồ Đề Tâm cho quả không bao giờ ngưng.

Cúng dường côngđức để chỉ mong đạt hạnh phúc các đời sau hay giải thoát cho riêng mình thìchẳng đáng kể nếu so sánh với việc cúng dường công đức cầu mong giác ngộvới bồđề tâm. Việc cúng dường công đức với bồ đề tâm cũng giống như nhỏ giọt nước vàobiển. Chừng nào biển còn hiện hữu thì giọt nước vẫn còn. Khi chúng ta cúngdường với bồ đề tâm thì dù công đức nhỏ hay lớn, nó vẫn không thể cạn kiệt.Chúng ta không ngừng hưởng kết quả của công đức cho đến khi đạt giác ngộ. Vàthông qua công đức này, sau khi chúng ta đạt giác ngộ, đến lượt chúng tacó thểtừng bước dẫn dắt chúng sanh đến giác ngộ.

Chúng ta phảicúng dường cho sự phát triển bồ đề tâm. Đây là lý do tại sao vào cuối thời khoágiảng, chúng ta đều tụng :

“jang-chub sem- chog rin-po-che
ma- kye- pa-nam kye- gyur- chig

kye- panyam- pa me- pa- yang

gong- negong- du pel- war shog”

(nghĩa là-ND)

Nguyện choBồ Đề Tâm,

Bây giờ chưaphát triển,

Sẽ nảy sinhlớn mạnh,

Không baogiờ thoái chuyển.

Thật quan trọngkhi cúng dường để phát triển bồ đề tâm, nguồn gốc của mọi hạnh phúc cho bạn vàcho chúng sinh. Và năng lực cầu nguyện là một trong năm năng lực của tu tập. Bồđề tâm là cửa ngõ đưa tới thành công, ngăn ngừa mọi điều không thích, vàmangtới mọi điều ưa thích. Bồ đề tâm sẽ giúp hoàn thành ước muốn của bạn và củanhững người khác. Do đó rất quan trọng khi cúng dường với sự khẩn cầu phát sinhbồ đề tâm trong tâm của bạn và của tất cả chúng sinh hữu tình đồng thời làmtăng trưởng bồ đề tâm của những người đã có tâm đó rồi để không bao giờ thoáichuyển.

Cúng dườngvới tánh Không

Song song vớiviệc cúng dường công đức với bồ đề tâm, bạn hãy cất giữ thật kỹ sự cúng dườngvới tánh Không bằng cách suy nghĩ rằng người cúng dường, hành động cúngdườngvà đối tượng được cúng dường, tất cả đều là không. Với cách thức này công đứcsẽ không bị phá huỷ bởi sân hận hay những thiên vị thành kiến. Sân hận và thànhkiến hay thiên vị không chỉ là nhân tái sinh vào các cõi thấp mà cũng còn làmtrì hỗn việc đạt được các chứng ngộ trong nhiều đại kiếp.

Như Geshe SopaRinpoche đã nói rằng, công đức được xác lập bỡi tánh Không thì sẽ không bị sânhận và ganh tị làm hư hại bỡi vì sân hận và ganh tị nổi lên từ vô minh chấp cóhiện hữu chắc thật, nhưng vô minh này đã bị loại trừ bỡi trí huệ thấy biết tánhKhông . Bởi vì trí huệ này loại trừ được gốc rễ của vọng tưởng và vô minh khư khưtin vào sự hiện hữu thật, cho nên công đức cúng dường sẽ không thể bị hưhạibởi sân hận và ganh tị nếu nó được xác lập bởi tánh Không .

Nếu bạn khôngcó chút hiểu biết gì về tánh Không, về các duyên sinh vi diệu, ngài PabongkaDechen Nyingpo khuyên rằng ít nhất bạn cũng nên nghĩ rằng bạn đang mơ, bạn đangcúng dường công đức trong mơ. Với cách này bạn sẽ không còn chấp coi cáitôi, công đức, chúng sinh hữu tình và sự giác ngộ như là hiện hữu chắcthật. Sự chấp bám này sẽ giảm bớt. Nhận biết mọi sự như thể trong mơ, kiểu cáchnày sẻ cung cấp cho bạn ý tưởng rằng đây này không phải cái tôi thật, một cáitôi hiện hữu tự tánh. Nó cho bạn một ý tưởng sơ khởi rằng toàn bộ nhữngđiều này là giả, rằng không có sự hiện hữu tự tánh. Cùng với sự tỉnh thức này,hãy cúng dường công đức.

Mặt khác nếubạn có được hiểu biết nào đó về tánh Không, bạn hãy nhớ đến thực tại vi diệu vềcách thức mọi sự hiện hữu. Hãy nhớ rằng cái tôi- người cúng dường, đích thị làgán đặt là giả danh, giác ngộ là đích thị gán đặt giả danh, chúng sinh hữu tìnhmà chúng ta cúng dường cho, cũng đích thị gán đặt giả danh. Khi bạn nghĩtớigiác ngộ, sự hiểu biết trong lòng bạn phải là: chẳng qua chỉ là cái đíchthịđược gán đặt giả danh. Và cái mà nó mang lại quả của hạnh phúc, chúng tagọi nólà “công đức”, cũng đích thị được gán đặt giả danh. Do đó tất cả những điềunày: cái tôi, hành động cúng dường, công đức, giác ngộ đều hoàn toàn là không.

Với sự tỉnhthức vi diệu này, nhìn thấy mọi sự đều hoàn toàn là không, và với tâm bồđề bạnhãy cúng dường công đức khi đã lắng nghe những lời giảng dạy này.

* * * *

Dịch xong tiếngViệt, ngày 3 tháng 3 năm 2007.
Rất mong người đọcgóp ý kiến để lần xuất bản sau, cuốn sách này được dịch chuẩn xác hơn. Mọi đónggóp sửa đổi, tái xuất bản, xin liên lạc với người dịch, địa chỉ email: [email protected]

Nguyễn vănĐiểu
Thành phố Hồchí Minh, Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2017(Xem: 7908)
24 giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
25/03/2017(Xem: 7926)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
23/03/2017(Xem: 6211)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
23/03/2017(Xem: 5832)
Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
21/03/2017(Xem: 10641)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 8076)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7406)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6285)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16188)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11374)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]