Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Thương Yêu Chăm Sóc Mọi Người

06/01/201111:14(Xem: 10553)
9. Thương Yêu Chăm Sóc Mọi Người

 

9
THƯƠNG YÊUCHĂM SÓC MỌI NGƯỜI

 

Hạnh phúcchân thật trong cuộc sống bắt đầu có được khi bạn bắt đầu thương yêu chăm sócmọi người.

Trao đổimình với người

TƯ TƯỞNG BỒ ĐỀTÂM thật vĩ đại không gì so sánh nổi. Bồ Đề Tâm làm nên mọi sự và khiến cho mọingười ưa thích, hài lòng. Bồ đề tâm đích thực là điều mà ta quan tâm trong cuộcsống này. Ngoài ra, bất cứ cái gì khác đều vô nghĩa, trống rỗng, vô ích.

Hạnh phúc chânthật và sự mãn nguyện chân thật sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu sống một cuộc sốngvì người khác. Bạn nhập thất ẩn tu vì người, làm việc ở cơ quan cho người, nấuăn cho người. Khi thái độ của bạn thay đổi nhằm để làm mọi việc, vì người khác,giúp dẹp bỏ khổ đau và tích luỹ hạnh phúc cho họ, lúc đó bạn sẽ có được sự mãnnguyện và bình an chân thật trong tâm.

Khi bạn đangnuông chiều bản thân, đang nghĩ về mình như “làm sao tôi được sung sướng?” hay“làm sao tôi tránh được các vấn đề?” lúc đó bạn sẽ không có được hạnh phúc trongtâm, mà chỉ là phiền muộn lo sợ. Bạn chỉ thấy các vấn đề và tâm bạn không thảnhthơi thoải mái. Nhưng ngay sau đó chỉ một giây lát khi bạn thôi không nghĩ đếnmình mà quay sang quan tâm đến chúng sinh khác, dù chỉ quan tâm đến một chúngsinh mà thôi, thì lập tức tâm bạn sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của vịkỷ, giống như tay chân thoát khỏi xiềng xích. Ngay khi đối tượng quan tâm khôngphải bản thân mình mà là một người nào đó thì tâm bạn cũng sẽ được thoátkhỏigông cùm của tư tưởng vị kỷ. Ngay khi bạn quan tâm đến người khác, lập tức cómột sự bình an trong tận đáy lòng mình. Ngay trong khoảnh khắc không nghĩđến mình, mà quan tâm chăm sóc những người khác, thì sẽ có ngay sự giải phóng,tức là thoát khỏi gông cùm của tâm vị kỷ siết chặt mình.

Khi nhận rarằng các hoàn cảnh bất hạnh đến từ những mê lầm của tâm chưa được thuần phụcïthì các hành giả Phật Pháp sẽ dùng cách giải quyết này để phá tan mê lầmcủahọ. Bạn không nhận vào những gì mà suy nghĩ vị kỷ đưa lại cho bạn. Bạn có thểnhận vào mình các khổ đau và các vấn đề của những người khác. Thay vì đổlỗi choai đó để mình được thoải mái nhẹ nhõm, thay vì để mặc ai đó chịu đau đớn, mấtmát, thiếu thốn, gian khổ, bị mang tiếng xấu, bị phê bình, bị phạt, hay gì gìnữa thì bạn hãy nhận vào mình tất cả những điều tệ hại đó và để cho họ được đắcthắng. Đây đích thực là giáo huấn thực hành của Đại thừa về việc hoán đổi mìnhvới người, buông bỏ cái ngã và yêu thương chăm sóc mọi người.

Ngay ở đây, vớitoàn bộ những vấn đề do suy nghĩ vị kỷ mang đến cho bạn, bạn hãy trả những vấnđề đó cho suy nghĩ vị kỷ này. Cũng giống như vậy, bạn dùng các vấn đề của bạnđể phá hủy nguồn gốc các khổ đau của bạn, những vọng tưởng và mê lầm củachínhbạn. Như trong Lama Chopa có nói:

Xin khẩncầu ban phước sao cho con thấy được rằng bệnh vị kỷ mãn tính này là cửa ngõ dẫntới mọi đau khổ, và con đổ lỗi tất cả cho suy nghĩ vị kỷ để con diệt chođược conquỉ vị kỷ to lớn này.

Chỉ biết chămlo cho bản thân mình là đầu mối của mọi bất hạnh và các chướng ngại xảy ra nhưbệnh tật, thất bại trong công việc, trong học hành và trong tu tập Pháp.Theođuổi những suy nghĩ vị kỷ chỉ mang tới các vấn đề và cácï thất bại. Thayvì đổlỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hay ôm giữ trong lòng toàn bộ các ác niệm dosuynghĩ vị kỷ đưa tới, bạn hãy sử dụng chúng để “diệt tận gốc con quỷ vị kỷtolớn” của bạn. Bạn không chỉ đổ lỗi cho suy nghĩ vị kỷ mà còn hơn thế nữa,bạn trả các vấn đề lại cho nó, sử dụng chúng như là dược phẩm để chữa lành bệnhvị kỷ kinh niên, các vọng tưởng, các mê tín.

Dùng các vấnđề để huỷ diệt vị kỷ

Để đạt đượchạnh phúc tối thượng bạn phải huỷ diệt vọng tưởng. Giáo Pháp, con đường Đạo,chư Phật, các vị thầy, vân vân, tất cả đều là phương tiện để huỷ diệt vọngtưởng của bạn, để phá hủy suy nghĩ vị kỷ của bạn và để điều phục tâm bạn.

Chịu đựng, chấpnhận sự phê bình sự bất kính hay sự đối xử tệ hại cũng giúp bạn phá huỷ suynghĩ vị kỷ, suy nghĩ về bát phong. Điều này là tốt chứ không phải xấu. Do đó, pháhủy suy nghĩ vị kỷ và bát phong là cách tu tập Pháp.

Thông thườngtrong cuộc sống hằng ngày chúng ta nhận xét suy diễn rằng ai đó đã cư xửxấu,tệ bạc với chúng ta, nhưng thực ra những sự cư xử đó là tốt, là có lợi.Nó trở thành thuốc chữa bệnh vị kỷ và nhữngï suy nghĩ bát phong của chúng ta.Người nào mà cư xử tệ bạc với chúng ta là đang giúp chúng ta huỷ diệt vọngtưởng, gây tổn thương các suy nghĩ vị kỷ, bát phong, các ham muốn của chúng ta,đích thực giống như Pháp.Bằng cách cản trở mong ước của chúng ta, người đó ngănchặn sự an nhàn mà chúng ta tìm kiếm trong các suy nghĩ bát phong. Điềunày chính xác y hệt như Pháp. Hành động của họ trở thành y dược thật sự để chữalành tâm bệnh dai dẳng mà chúng ta đã bị đau từ vô thỉ, bệnh mãn tính của batâm độc.

Cũng giống nhưvậy với bất kỳ vấn đề hay tình huống bất hạnh nào mà bạn phải chịu đựng như bịung thư bị sida, đó là kết quả của việc nuông chiều theo những suy nghĩ vị kỷvà ba tâm độc trong đời này cũng như trong các đời quá khứ. Suy nghĩ vị kỷkhiến ta không muốn có những bệnh tật này, ngược lại bệnh tật đích thị là thuốcchữa, là đường đạo, là Pháp.

Việc coi nhữngngười cư xử tệ bạc với chúng ta hay các tình huống bất hạnh (như bệnh tật) làkhông tốt sẽ không giúp gì cho chúng ta cả, trái lại nó còn hại cho ta và ngườikhác. Hãy coi những người cư xử tệ đó, những tình huống bất hạnh đó là tốt, làcó lợi cho sự tịnh hoá. Điều này sẽ giúp bạn làm tiêu hao cạn kiệt nhữngácnghiệp nặng ngay lúc này mà lẽ ra chúng ta phải kinh qua ở địa ngục trong vôvàn kiếp sau.

Thay vì cho làxấu, bất lợi khi có điều gì làm tổn thương tính vị kỷ và bát phong thì hãy coinó là có lợi, là tốt. Hãy sử dụng nó để huỷ diệt vọng tưởng của bạn và để đạttới giải thoát, giác ngộ. Và dù có hay không có cách giải quyết các vấn đề củabạn và đặc biệt nếu không có cách chữa trị thì bạn cũng có thể rút ra những lợilạc từ các vấn đề của bạn đang khi bạn mắc phải.

Trong một luậngiảng về chuyển hóa suy nghĩ, đã có một ý nêu ra rằng: “Khổ đau là cây chổiquét sạch ác nghiệp và che chướng”.Việc bạn đang chịu đựng đang trải nghiệm cácvấn đề nào đó sẽ là cây chổi, máy hút bụi để làm sạch các ác nghiệp, tẩytrừcác nhân của chúng.

Luận giảng cũngcó nói: “Bệnh tật cũng là cây chổi quét sạch ác nghiệp và các che chướng”. Ởđây bệnh tật được nêu ra như một trong nhiều thí dụ, điều này có thể ápdụng cho bất kỳ vấn đề nào. Các vấn đề trong cuộc sống có thể trở thành lời dạycủa đức Phật. Nếu các vấn đề được nhìn với góc độ tích cực thì bạn có thể sửdụng chúng để huỷ diệt suy nghĩ vị kỷ của bạn.

Trong phép tuchod, bạn cố ý tạo ra một tình huống khiếp sợ và khẩn cầu các sinh linh phẫn nộđể giết cái ngã của bạn. Đối với các hành giả đã chứng ngộ cao và đã thành côngtrong phép tu chod thì thật dễ dàng trong tình huống như vậy để thấy rõ đốitượng cần bác bỏ tức là cái tôi hiện hữu chắt thật. Bạn càng nhận ra nó nhanhhơn thì bạn càng có khả năng hơn để chứng ngộ bản chất tối thượng tức làtínhKhông của cái tôi, và của ngũ uẩn, vân vân.

Tuy nhiên bạnkhông cần phải dựa vào chod để tạo ra tình huống màbạn có thể chứng ngộ tánhKhông . Bất kể tình huống bất hạnh nào như bị bệnh, bị phê bình hay bị tổnthương bởi ai đó…cũng là tình huống y như chod . Những người gây phiền hàtrong cuộc sống hằng ngày của bạn thì y hệt như các sinh linh mà bạn khẩn cầuđến để quấy nhiễu bạn khi bạn đang thực hành chod. Khi có người như vậy đang gâykhó khăn cho bạn, thay vì nổi lên sự tức giận uất ức và tạo ra ác nghiệp, bạnhãy dùng họ để nhận ra đối tượng cần bác bỏ và chứng ngộ tính Không . Bạn cóthể sử dụng các hoàn cảnh hằng ngày mà bạn đã đang kinh qua để chứng ngộtánhKhông và tu tập bồ đề tâm, điều này đồng nghĩa với việc huỷ diệt tính vịkỷ.

Vì những ngườimà họ gây bực tức cho bạn là người (gián tiếp) huỷ diệt tính vị kỷ của bạn vàcác vọng tưởng khác, đích thị như Pháp, Phật, và vị thầy đã dạy, nên trên thựctế họ không phải hại bạn mà đang giúp bạn. Giống như một cái gương soi, họ bàyra cho bạn thấy những lỗi lầm của bạn và như vậy là giúp bạn bằng phươngthứccốt lõi nhất. Bằng việc chỉ cho bạn thấy những vọng tưởng của bạn và giúp bạnloại trừ chúng, bằng việc phá huỷ vọng tưởng và bát phong, theo cách thức đó, họđang ban phát cho bạn hạnh phúc tối thượng.

Bằng việc huỷdiệt tính vị kỷ của bạn, những người này mang giác ngộ đến cho bạn, bởi vìchướng ngại to lớn nhất ngăn chận giác ngộ là suy nghĩ vị kỷ, chỉ biết lo chomình. Và chướng ngại chính ngăn cản giải thoát là những ham muốn đang cột chặtbạn với luân hồi. Về phương tiện điều phục tâm, người nào huỷ diệt bát phongcủa bạn thì được coi là quý báu, vĩ đại như một vị Thầy, một vị Phật. Thông quaviệc tạo ra nhân để bạn phát triển đường đạo trong tâm, họ giúp bạn cóthể đạt giác ngộ. Con người này được coi là quý báu như Phật, như Pháp.

Con người nàykhông có động cơ làm lợi cho bạn, lại hoá ra là quý báu, là tử tế như vậy đấy.Một ví dụ nữa chẳng hạn, Trí tuệ chứng ngộ tánh Không giúp bạn ngừng dứtvọngtưởng nhưng tự nó không có động cơ nào. Dược phẩm cũng rất quý báu vì nóchữalành bệnh tật nhưng bản thân dược phẩm không hề có động cơ giúp ai.

Bạn không phảivì muốn tử tế với bản thân mình mà tự chăm sóc cho mình. Không có lý do đó. Dovậy, chăm lo một ai đó không cần phải vì họ đã tử tế với bạn. Tại sao không chămsóc những người khác y như bạn chăm sóc bản thân mình? Tại sao không thương yêuchăm sóc cho kẻ thù là người (gián tiếp) giúp bạn tu tập Pháp, phát triển đườngđạo và đạt giác ngộ? Con người này (kẻ thù) quý báu vô cùng, đích thực ynhư vịThầy, vị Phật và Pháp. Có vô lượng lý do tại sao bạn nên thương yêu chămsócmột người như vậy.

Chúng sinhhữu tình là vô lượng

Bạn chỉ là mộtngười. Ngay cả nếu bạn bị sinh vào địa ngục bạn cũng chỉ là một chúng sinh, nênkhông có gì để thấy quá tuyệt vọng về điều đó. Ngay cả nếu bạn đạt được giảithoát khỏi luân hồi, bạn cũng chỉ là một chúng sinh, nên không có gì để quáphấn khởi về điều đó. Tất cả chúng sinh hữu tình vô lượng, những ai đượcgọi là“chúng sinh khác” họ đích thực giống như bạn trong sự mong cầu hạnh phúcvà không mong muốn khổ đau. Những mong ước của họ chính xác y như của bạn, vàhọ là vô lượng. Bạn cho rằng bạn quan trọng và quý báu như thế nào thì từng mỗichúng sinh đó cũng quan trọng và quí báu như thế đó, và họ là vô lượng. Bạn chỉlà một người, hoàn toàn không quan trọng. Bạn chẳng là gì cả nếu so sánhvớitoàn bộ chúng sinh vô lượng rất quý báu rất quan trọng. Bạn chẳng phải quý báu,quan trọng (khi so với số đông-ND). Ví dụ, ngoài bạn ra có hai người, hai ngườinày về số lượng mà tính thì nhiều hơn bạn, do vậy quan trọng hơn. Điều này cũnggiống như sự khác biệt giữa một rupee (tiền Ấn Độ) và hai rupee: hai rupee thìgiá trị lớn hơn một rupee. Và một trăm rupee thì giá trị hơn một rupee. Mộtngàn rupee thì giá trị nhiều hơn một rupee. Để bạn chọn giữa một rupee và hairupee bạn sẽ lấy hai rupee. Nếu chọn giữa một trăm rupee và một rupee dĩnhiênbạn lấy một trăm. Nếu được chọn thì sẽ ngu xuẩn khi lấy một rupee. Tự nhiên bạnsẽ chọn lấy số lượng lớn hơn. Tương tự, khi bạn so sánh bản thân mình với mộttrăm, hay một ngàn hay một triệu người hay với vô lượng chúng sanh hữu tình thìbạn chẳng quý báu, chẳng quan trọng gì cả.

Nếu so sánh vớitất cả chúng sanh hữu tình số lượng không kể xiết thì bạn chẳng nhằm nhògì,chẳng đáng kể. Cũng vậy, từng cõi trời, a tu la, súc sanh, ngã quỉ, địa ngục chứađựng số lượng chúng sanh không thể đếm được. Chỉ riêng số lượng loài kiến là đãkhông thể đếm được. Nên giữa bạn và chúng, chúng quan trọng hơn. Trong mộtphòng tối, thậm chí trong một góc phòng, đã có rất nhiều muỗi, chúng quan trọngvà quý báu hơn. Nếu tính chi tiết, hãy nghĩ đến từng cõi, từng loài sinhvật. Córất nhiều chúng sinh trong chỉ một cõi súc sinh : bướm, sâu, ruồi. Nếu bạn tínhkỹ thì có vô số không thể tưởng tượng. Chỉ trên quả đất này, ngay cả trong mộtquốc gia cũng đã có vô số. Cũng như bạn, tất cả những chúng sinh này muốn hạnhphúc và không muốn khổ đau. Trong cuộc đời của bạn không có gì quan trọng hơnlà làm việc cho chúng sinh hữu tình : xoa dịu các nỗi đau của họ và manglạihạnh phúc cho họ. Không có gì quan trọng hơn điều này. Ngoài việc sống cuộc đờiphụng sự chúng sinh hữu tình, mọi việc khác đều vô nghĩa, trống rỗng.

Cá nhân màchúng ta gọi là “tôi” thì hoàn toàn không đáng kể khi so sánh với không biếtbao nhiêu người, với loài vật vô lượng và các loài chúng sinh hữu tình khác vôlượng å. Mỗi khi chúng ta phát nguyện Bồ Đề Tâm với suy nghĩ “tôi sẽ đạtGiácNgộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình” chúng ta phải hiểu chúng sinhnày bao gồm tất cả, dĩ nhiên kể cả toàn bộ kiến và muỗi. Hãy nghĩ tới cóbaonhiêu sinh vật đang chịu khổ đau ở một nơi trên núi, như sâu, như ruồi; Bồ đề tâmmà chúng ta phát nguyện bao gồm toàn bộ các loài đó. Bồ đề tâm cũng bao gồmtoàn bộ các con cá và toàn bộ các con vật ăn thịt cá. Bồ đề tâm cũng baogồmtừng riêng mỗi con của vô số sinh vật sống trong nước, lớn cũng như nhỏ,ănthịt lẫn nhau. Mỗi khi chúng ta phát nguyện bồ đề tâm, mong ước vị tha đem lạihạnh phúc cho chúng sinh, mong ước đó bao gồm không phân biệt toàn bộ loàingười có giòng giống chủng tộc khác nhau, bao gồm từng mỗi sinh vật sốngởnước, ở trên cạn, ở không trung. Bồ đề tâm gồm cả từng mỗi chúng sinh hữu tìnhkhông có sự thiên lệch thành kiến.

Tư tưởng vị thanày nhằm đạt giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình là một thái độ,một tâm nguyện không thể nghĩ bàn. Khi bạn phát tâm bồ đề bạn nghĩ tới việcđem lại lợi lạc cho từng mỗi người. Không kể là họ đang có vấn đề gì, họsống ởđâu, phương Đông hay phương Tây, hay ở Trung Đông, hay ở một thế giới khác, bạnhãy nghĩ tới tất cả. Không thể bỏ sót dù một chúng sinh hữu tình.

Tại saochúng ta cần có tâm giác ngộ(Phật tâm-ND)

Mỗi chúng sinhhữu tình có một căn cơ và tính cách khác nhau và bạn phải biết phương pháp nàothích hợp chính xác cho từng người. Bạn nên có khả năng chỉ nói một lời cùngmột lúc cho hàng triệu người mà lại thích nghi được cho từng người nghe.Mỗi ngườinghe sẽ hiểu khác nhau tuỳ theo căn cơ và nghiệp khác nhau; nhưng trong cùngmột lúc tuỳ theo nghiệp, những gì họ nghe sẽ giúp họ tụ tập theo một conđường đúngđưa tới giải thoát và giác ngộ.

Nhưng giờ đâychúng ta không có khả năng biết được căn cơ và nghiệp của thậm chí một chúngsinh hữu tình. Để có khả năng dẫn dắt một chúng sinh một cách trọn vẹn khônglỗi lầm dù nhỏ nhất, cũng như để đem lợi lạc đến cho họ một cách lớn lao, chúngta cần biết đủ mọi chi tiết về căn cơ và cá tính từng người.

Cũng vậy, đểdẫn dắt dù chỉ một chúng sinh hữu tình từng bước đến giác ngộ, chúng ta cầnhiểu biết cái gì cơ bản của toàn bộ con đường đạo. Chúng ta không chỉ triển khaimột phương pháp mà thôi. Chỉ một phương pháp thì không thể thích hợp chomọingười. Phải có nhiều phương pháp khác nhau phù hợp căn cơ của nhiều người. Vídụ: Khi bảo với Ajatashatru (tiếng Tạng: Makyeda) kẻ đã giết cha mẹ, rằng “chavà mẹ là những đối tượng bị giết” Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khiến cho ông tacảm thấy vui sướng. Trong cơn tuyệt vọng và lo sợ, lời nói trên đã có ích lợi choAjatashatru. Trên thực tế, nó giúp ông ta nhận ra vô ngã về con người vàvô ngãvề ngũ uẩn và ông ta hiểu được rằng hai vô minh (nhân ngã và uẩn ngã – ND) cầnđược loại bỏ. Những lời nói này đã là nhân cho Ajatashatru nhận ra tánh Không.Thay vì kẹt trong nghĩa đen của lời nói, ông ta đã hiểu những lời dạy đócónghĩa rằng hai loại vô minh, cái tôi và ngũ uẩn, trước đã chấp là hiện hữu chắcthật, giờ đây cần được loại bỏ.

Nói rằng mọi sựlà hiện hữu chắc thật, sẽ có thể thích hợp đối với tâm của một số người.Ngheđược như vậy là họ sẽ tu tập tốt hơn và sẽ đạt hạnh phúc. Dù cho không thể cómột chút xíu hiện hữu chắc thật, nhưng đối với những người này, người màkhôngcó khả năng nhận thức rằng không có một hiện hữu chắc thật nào cả, ta cần giảngvới họ rằng Đức Phật nói có hiện hữu chắc thật, bởi vì việc giảng dạy như vậysẽ là phương tiện từng bước dẫn dắt họ đến giải thoát và giác ngộ.

Để dẫn dắtchúng sinh từng bước đạt tới hạnh phúc và giác ngộ, người thầy phải thấyđượctừng mỗi nghiệp riêng lẻ, từng căn cơ và cá tính của mỗi người đồng thờiphảibiết nhiều phương pháp khác nhau thích hợp cho từng người. Và khả năng này chỉcó thể có được với tâm giác ngộ (Phật tâm). Ngay cả các vị Arhat, đấng đạt đượcnhững năng lực tâm linh vô biên cũng không thể thấy được từng mỗi nghiệpriênglẻ. Mặc dù đã thoát khỏi những che chướng quấy nhiễu tâm, nhưng các vị Arhatvẫn chưa cởi bỏ hết những che chướng rất vi tế để đạt Phật tâm cho nên các vịđó không thể thấy được các nghiệp quả vi tế hay các hành động bí mật củachư Phật. Các vị Arhat không thể dẫn dắt chúng sinh hữu tình một cách trọnvẹn mặc dù bản thân họ đã thoát khỏi luân hồi.

Do đó, để hànhđộng trọn vẹn trong việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình, ta phảithành tựu trạng thái tâm giác ngộ tối thượng cho dù mất bao nhiêu đại kiếp, baonhiêu gian khổ. Không còn cách nào khác. Chừng nào chưa đạt tâm giác ngộthìnhững chứng ngộ của tâm mình chưa hoàn chỉnh và ta không thể cho chúng sinh hữutình những gì họ cần, đó là hạnh phúc vô thượng, vĩnh cửu. Thành tựu giác ngộlà điều có ý nghĩa nhất mà ta có thể làm để có được lợi lạc cho mình và cácchúng sinh khác.

Chúng ta cótrách nhiệm
với tất cả cácchúng sinh hữu tình

Chúng ta có thểhiểu được ý tưởng về hạnh phúc tối thượng từ mỗi một thí dụ hằng ngày. Nếu đượcchọn thì ngay cả súc vật cũng sẽ chọn lấy thức ăn ngon nhất và không lấythứcăn ít ngon hơn. Con chó cũng làm như thế. Khi đi mua sắm hay đi làm kinhdoanhngười ta cố gắng có cái tốt nhất bằng cách mua hàng hoá chất lượng tốt nhất,bền nhất. Dù họ không biết có thể đạt được một mục tiêu như sự giác ngộ,nhưnghằng ngày tất cả mọi người đều mong ước điều tốt nhất. Nếu không phải vìquánghèo, thì ai cũng vậy, khi có điều kiện sẽ cố gắng có cái tốt nhất, xâyđượcngôi nhà bền nhất và đẹp nhất. Dù cho không hiểu biết gì về giác ngộ nhưng aicũng nghĩ đến việc có được hạnh phúc tốt nhất. Chỉ vì thiếu con mắt trí tuệPháp mà người ta không biết rằng giác ngộ là việc chính đáng nhất họ cầnphảiđạt nhưng lại không được chú ý tới trong cuộc sống của họ.

Cũng như bạn,mỗi chúng sinh luôn cố gắng có được hạnh phúc tốt nhất. Điều mà mọi người cầnphải thấy hạnh phúc tốt nhất là giác ngộ viên mãn, trạng thái thoát khỏitất cảche chướng và hoàn tất mọi chứng ngộ

Đang có đượcthân người hoàn chỉnh, gặp được vị thầy quý báu dẫn dắt chúng ta trên đường đạotới giải thoát và giác ngộ, gặp được Phật Pháp, đặc biệt là giáo lý Đại thừanên mỗi người trong chúng ta có cơ hội giúp chúng sinh thoát khỏi toàn bộ chechướng và khổ đau, dẫn dắt họ tới trạng thái giác ngộ viên mãn. Chúng tacó cơhội này để giúp họ, bởi vì chúng ta đã nhận được toàn bộ những điều kiệncầnthiết để phát triển tâm, để triển khai con đường đạo từng bước đến giác ngộ vàđể thành tựu tâm giác ngộ, đó là tâm có được lòng đại từ đại bi vô lượngđối với tất cả chúng sinh hữu tình cũng như có khả năng dẫn dắt họ. Do đóchúng ta có trách nhiệm giúp chúng sinh hữu tình thoát khỏi mọi khổ đau và nhânkhổ đau, loại bỏ chướng ngại, dẫn dắt dọ tới trạng thái giác ngộ viên mãn. Tôithường dùng thí dụ này: Nếu bạn thấy một người mù đang bước tới mép sườndốcđứng, bạn phải lập tức giữ họ lại trước khi họ bị rơi xuống vực. Không cầnthiết phải xem coi họ có cần bạn giúp hay không. Nếu bạn có đủ các điều kiệncần thiết, có mắt để thấy, tay chân để chạy đến giữ họ lại, lời nói để kêu họvà như vậy bạn có khả năng giúp người mù. Thật đơn giản, vì có đủ điều kiện, bạncó trách nhiệm giúp người đang có nguy cơ sắp rơi xuống vực.

Thật là hổ thẹnvà kinh tởm nếu ai đó có khả năng giúp khi thấy người khác có hoàn cảnh hiểmnguy mà lại không ra tay. Dù gì đi nữa cũng không hoàn thành được chức năng củamắt và tay chân, vì mắt và tay chân dùng để giúp người. Nếu sự việc tồi tệ nhưthế xảy ra thì thật tội nghiệp cho người sắp bị rơi xuống vực và thật kinh tởmcho người có đủ điều kiện giúp người mà không giúp.

Và thật là tệhại và độc ác nếu bây giờ chúng ta có đủ điều kiện cần thiết mà chúng talại khôngtu tập bồ đề tâm, tinh hoa của giáo lý Đức Phật, đặc biệt là giáo lý Đạithừa, nếu chúng ta không nuôi dưỡng thiện tâm tối thượng này, nếu chúng takhông phát triển khả năng dẫn dắt chúng sinh, nếu chúng ta không đạt được giácngộ để phụng sự chúng sinh một cách trọn vẹn, và thay vào đó chúng ta sống vớinhững suy nghĩ vị kỷ chỉ biết lo cho bản thân mình, cho hạnh phúc riêng củamình mà thôi. Như vậy thật là ích kỷ và độc ác. Thực ra, chúng ta hoàn toàn cótrách nhiệm để dẫn dắt các chúng sinh hữu tình đến giác ngộ.

Phải biết hysinh mình

Thái độ quantâm đến chúng sinh sẽ phát sinh một ước muốn tự nhiên là mang hạnh phúc đến chohọ và không làm hại họ. Bạn không muốn đưa họ đến khổ đau. Hãy nhớ lại câuchuyện một vị Bồ tát làm thuyền trưởng đã hoàn toàn hy sinh mình, cam tâm đivào địa ngục khi giết một người có ý định sắp giết năm trăm thương gia. Để giúpngười đó tránh khỏi tạo ra ác nghiệp nặng, vị thuyền trưởng bồ tát chấp nhậnsinh vào địa ngục. Nhưng thay vì trở thành ác nghiệp nặng và là nhân để sinhvào địa ngục, hành động giết người của vị thuyền trưởng đã rút ngắn thờigiansống trong luân hồi một trăm ngàn kiếp. Bằng việc phát sinh bồ đề tâm, thươngvà lo lắng cho kẻ định giết người này, bằng việc hoán đổi mình với chúngsinhnày, vị thuyền trưởng Bồ tát đã tích luỹ công đức vô lượng và đã đến gầngiácngộ.

Có một câuchuyện về ngài Vô Trước (Asanga). Trong mười hai năm, ngài cố gắng hoàn thànhquả Đức Phật Di Lặc trong thiền định, nhưng ngài đã thất bại không thấy được ĐứcPhật Di Lặc. Vào một ngày trên đường về hang động nơi ẩn cư, ngài thấy con chóbị thương với những con giòi bao khắp thân. Ngài cảm thấy bi mẫn đến mứckhôngthể chịu nổi, Trước tiên ngài cắt thịt ở chân và rải trên mặt đất quanh con chóđể dụ các con giòi rời khỏi con chó và đến chỗ các miếng thịt. Sau đó vìtránhdùng tay bốc con giòi ra sợ làm chúng chết, ngài cúi người xuống với ý địnhdùng lưỡi nhẹ nhàng đưa các con giòi ra khỏi con chó. Khi cúi người xuống vớiđôi mắt nhắm lại, ngài biết không thể chạm trúng con chó. Nên ngài mở mắt ra vàbất ngờ thấy được Đức Phật Di Lặc ngay đấy chứ không phải con chó. Lòng bi mẫnvà các hành động hy sinh mình để cứu con chó bị thương đã trở thành sự tịnh hoárất mãnh liệt; và chỉ sau sự hy sinh này ngài Vô Trước mới thấy được ĐứcPhậtDi Lặc.

Có rất nhiềucâu chuyện như vậy. Việc hy sinh mình để bảo vệ, dù chỉ một chúng sinh hữu tìnhthoát khỏi khổ đau và dẫn dắt họ tới hạnh phúc, là một sự tịnh hoá cực kỳ mãnhliệt. Nó không chỉ tịnh hoá được ác nghiệp trong nhiều đại kiếp mà còn giúptích tụ rất nhiều công đức, mang bạn đến gần giác ngộ.Ta có thể đạt giácngộnhanh chóng bằng sự hy sinh mình để chăm lo cho dù chỉ một chúng sinh ,đó là lý do để thương yêu chăm lo người khác.

Tính vị kỷ chỉbiết chăm lo cho mình, là một chướng ngại cho sự phát triển tâm, cho sự pháttriển các chứng ngộ của đường đạo. Nếu bạn chỉ biết chăm lo cho mình thìsẽ khôngcó sự giác ngộ, nhưng nếu bạn biết chăm lo chúng sinh dù chỉ một thì sẽ có giácngộ. Việc chăm lo người khác dù chỉ có một cũng có thể đạt giác ngộ

Cho nên có sựkhác biệt lớn. Sẽ không có hy vọng giác ngộ nếu chăm lo cho bản thân mình,nhưng nếu biết chăm lo người khác dù chỉ một, sẽ đưa bạn đến giác ngộ vìnótịnh hoá các chướng ngại và tích luỹ vô lượng công đức. Từ những câu chuyện vànhững lý lẽ này ta có thể kết luận rằng một chúng sinh mà thôi cũng đã là quantrọng hơn bản thân mình. Dù không để ý tới việc toàn bộ chúng sinh là quý báuvới số lượng không thể tính được bạn cũng có thể thấy được rằng chỉ một chúngsinh hữu tình cũng đã quý báu vô vàn. Có rất nhiều cách giải thích giá trị củamột người khác và tất cả lợi lạc bạn có thể có được từ họ.

Cái gọi là“tôi” là đối tượng cần loại bỏ mãi mãi, cái gọi là “ những chúng sinh khác” dùchỉ một chúng sinh hữu tình là đối tượng cần yêu thương chăm lo mãi mãi.Đây làlý do tại sao bạn sống để làm lợi cho người khác, tận hiến cuộc sống củabạncho dù chỉ một chúng sinh hữu tình, việc này sẽ đem lại sự hưởng thụ to lớnnhất và cuộc sống vui thích nhất. Hạnh phúc chân thật sẽ phát sinh một khi bạnchăm lo người khác. Sống vì mọi người chăm sóc người khác với lòng từ áivà bimẫn là cửa ngõ đi tới hạnh phúc, cửa ngõ đi tới giác ngộ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2021(Xem: 4984)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5214)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 7995)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6138)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 5619)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
01/02/2021(Xem: 4255)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9151)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 5709)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
01/02/2021(Xem: 7019)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
29/01/2021(Xem: 5741)
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không? Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo. Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]