Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Cắt Đứt Ham Muốn

06/01/201111:10(Xem: 9581)
5. Cắt Đứt Ham Muốn

 

5
CẮT ĐỨTHAM MUỐN

Ít ham muốn đồng nghĩavới ít đau khổ.

Ham muốn là đau khổ

KHÔNG CHẠY THEO ham muốnlà thực hành Pháp; chạy theo ham muốn là không thực hành Pháp. Thật đơn giảnnhư vậy. Luận giảng Khai mở Cánh cửa Pháp là những lời dạy từ cửa miệng của cácgeshe Kadampa mà bản thân họ đã tu tập và chứng nghiệm được; điểm chung củaluận giảng là đoạn tuyệt bát phong, giải thoát khỏi ham muốn bám chặt cuộc đờinày. Dù bạn đang tu tập Pháp hay không thì những suy nghĩ bất thiện của bátphong là nguồn gốc của tất cả chướng ngại và các vấn đề. Mọi sự không được nhưý sẽ xảy đến vì những suy nghĩ về bát phong.

Khi có người bảo bạnbuông bỏ ham muốn, bạn cảm thấy như thể người ta bảo bạn hy sinh hạnh phúc củamình. Từ bỏ ham muốn rồi thì sẽ không còn hạnh phúc, sẽ mất hết. Chỉ cònmỗicái thân này thôi! Ham muốn của bạn bị tước đọat; người ta cướp mất hạnhphúccủa bạn: bạn chẳng còn gì cả, bị mất sạch, giống như quả bóng bị xẹp. Bạn cảmthấy như thể không còn quả tim trong cơ thể nữa, như thể cuộc đời bị cướp mất.

Sở dĩ có suy nghĩ nhưvậy bởi vì bạn đã không nhận biết được những nhược điểm của ham muốn. Bạn đãkhông nhận ra rằng bản chất của ham muốn là đau khổ. Chính ham muốn tự nólà một tâm không lành mạnh, gây đau khổ.Vì ham muốn, tâm tạo ra ảo tưởngvà bạnkhông khả năng thấy được rằng có một thứ hạnh phúc khác, một hạnh phúc chânthật.

Ví dụ, khi ham muốn cómột cái gì, muốn hưởng thụ nó, bạn liền gán cho kinh nghiệm này cái tên “sungsướng”. Nó xuất hiện trước bạn như là sự sung sướng nhưng thực ra nó chỉlà sựđau khổ. Khi bạn tiếp tục hành động đó, chẳng hạn như ăn thức ăn, thì sựsungsướng của bạn không tăng mà chỉ giảm. Và khi bao tử bị đầy thì sự sung sướng củabạn bây giờ trở thành khổ khổ. Trước khi bản chất khổ của hành động đượcthấyrõ, nó trông như là sung sướng; nhưng khi nó được thấy rõ, nó trở thành khổkhổ. Khi khổ chưa được thấy rõ, thì cảm giác được gán cho cái tên “sự vuisướng” và có mặt như là sự vui sướng nhưng khi bạn tiếp tục hành động thìcảm giác đó từng bước trở thành khổ.

Sự bình an bạn kinhnghiệm được khi từ bỏ ham muốn sẽ dẫn dắt bạn tới Niết bàn, một trạng thái vôưu. Sự bình an vắng bặt ham muốn này sẽ cho phép bạn phát triển trọn vẹn, đểtrở nên giác ngộ. Bạn có thể kinh nghiệm được sự bình an này mãi mãi. Ngay từthời điểm đầu tiên mà bạn tự thoát khỏi suy nghĩ bát phong, khỏi ham muốn, bạn sẽbắt đầu phát triển sự bình an này trong dòng tương tục tâm thức của bạn và cuốicùng bạn sẽ có được nó vĩnh viễn.

Nếu bạn cảm thấy rằng hysinh ham muốn đồng nghĩa với hy sinh hạnh phúc và bạn chẳng còn gì cả thì bạnhãy nhớ rằng toàn bộ các vấn đề đều xuất phát từ ham muốn và những suy nghĩ bátphong. Một khi không biết được bản chất của nó là khổ, bạn không thể thấy đượcrằng có một thứ hạnh phúc tốt hơn. Bạn không thể thấy được rằng khi bỏ đi nhữngsuy nghĩ bát phong, khi giải thoát tâm bạn khỏi ham muốn, thì sẽ có một sự bìnhan đích thực, một hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc này không lệ thuộc vào bất cứ trầncảnh nào (đối tượng của các giác quan-ND), vì nó được phát triển bên trong tâmcủa bạn. Với tâm của bạn, bạn có thể phát triển sự bình an này.

Ví dụ, bạn có bệnh ngứaở da. Bạn gãi cho đã ngứa đến nỗi làm trầy da của bạn. Như vậy thà đừng có ngứasẽ tốt hơn là bị ngứa rồi gãi cho đã ngứa. Có phải đừng có bệnh ngứa thìtốthơn không? Có ham muốn cũng giống như có bệnh ngứa.

Nếu không có ham muốnthì sẽ không có nhân cho mọi vấn đề nổi lên từ ham muốn. Sẽ không có những thayđổi tiếp tục. Nếu chúng ta đừng có thân xác này cùng với cõi luân hồi này đượctạo nên bởi vọng niệm với nghiệp và bị ô nhiễm bởi hạt giống của vọng niệm thìchúng ta không phải kinh qua nóng và lạnh, đói và khát và tất cả những vấn đềkhác nữa. Và chúng ta đã chẳng phải lo âu về sự sống còn và bỏ ra nhiều tiềnbạc cùng với thời gian để chăm sóc thân này. Chúng ta bận rộn quá nhiều để gìn giữthân này cho tốt. Chúng ta làm nhiều việc để làm đẹp thân này từ đầu tócđếncác ngón chân. Mất rất nhiều thời gian của đời người quý báu để chăm lo thânnày. Tuy nhiên, khi bị đau nặng ngay cả thuốc men chưa chắc đã trị hết bệnh.Cho nên, có phải tốt hơn nếu không có thân này, không có kiếp luân hồi này? Vànếu như vậy, bạn không phải chịu đựng tất cả những vấn đề nêu trên.

Nếu không có ham muốnthì sẽ có sự bình an rất nhiều trong tâm – một sự bình an có thể được pháttriển và được viên mãn. Bình an này được xác lập cố định. Nhưng tìm kiếmsự vui thích ở cõi luân hồi luôn lệ thuộc vào ham muốn ngọai cảnh là chuyệnkhông có kết cục. Dù bạn làm với nỗ lực bao nhiêu đi nữa để cố đạt mục tiêu thìcũng không có chỗ dừng. Giống như sóng biển cái này tiếp nối cái kia, công việcđó không bao giờ ngừng.

Trước hết, hạnh phúc tạmthời lệ thuộc vào ngoại cảnh thì có bản chất đau khổ; thứ hai, dù bạn làm gì đinữa cũng không có cách nào để kết thúc việc tìm kiếm hạnh phúc tạm thời đó.

Càng ít ham muốn càng ítđau khổ

Như Ngài Long Thọ giảithích trong đoạn kệ mà ngài Dromtonpa thường trì tụng:

Được (lợi), mất(thiệthại), khen, chê, sướng, khổ, vinh, nhục: bát phong này không phải là đốitượngcủa tâm tôi. Đối với tôi tất cả chúng nó đều như nhau.

Rất dễ hiểu được vấn đềsẽ như thế nào khi mất, khi khổ, khi bị chê, khi bị nhục. Những điều nàythườngdễ được nhận biết là những vấn đề. Nhưng bạn không thể nhận ra được rằngbốntrong bát phong là: được, sướng, khen, vinh là những vấn đề. Tuy nhiên, chúng ynhư nhau và đều là những vấn đề, là bát phong. Nhưng đối tượng tự bản thân nókhông phải thành vấn đề. Được giàu sang không phải là vấn đề. Nên, điều gì làvấn đề? Vấn đề là tâm tham, cố được giàu sang –đó mới là vấn đề. Có đượcmộtngười bạn không phải là vấn đề; chính tâm muốn có bạn khiến cho nhu cầu có bạnthành ra vấn đề.

Ham muốn khiến chobốn mối quan tâm thế tục (tứ phong) –lợi (được), sống sung sướng (sướng), lờinói ưa thích (khen), sự ca ngợi (vinh) – trở thành vấn đề. Nếu không hammuốn, khôngquan tâm đến thế tục thì có hay không có những đối tượng này sẽ không trở thànhvấn đề.

Vào một đêm bạn đang ngủthoải mái thì một con muỗi chích bạn làm quấy nhiễu giấc ngủ của bạn. Nếu bạnbị bát phong tác động , nếu bạn có sự ham muốn mãnh liệt với sự tiện nghi thoảimái thì bạn sẽ rất bực tức khi bị con muỗi chích. Chỉ là việc bị con muỗichích. Chẳng có gì nguy hiểm, chẳng có thể gây nên bệnh nghiêm trọng. Con muỗichích lấy một chút xíu máu từ thân của bạn. Nhưng bạn bị sốc khi thấy thân conmuỗi căng phồng với máu của bạn. Bạn tức giận con muỗi và bực mình suốtđêm.Ngày hôm sau bạn than phiền về con muỗi cả ngày: “Đêm qua tôi chẳng ngủ được tínào cả”. Mất ngủ một đêm thậm chí chỉ có vài giờ mà như thể mất một viênngọc quý.Bạn bực mình y như một người bị mất triệu đô la. Đối với một số người, một vấnđề nhỏ như vậy trở nên to tát.

Có những người quá hammuốn được khen và được người khác kính nể mình. Nếu bạn làm lơ không để ýtớihọ, nếu khi qua mặt họ mà bạn hỉnh mũi lên hay nói lời khiếm nhã với họ thì họ cảm thấy bị tổn thương nhiều. Hay nếu bạn tặng họ một món quà vớicungcách không kính trọng dù vô tình hay cố ý, cũng làm họ khó chịu. Với nhữngngười như vậy, với quá nhiều ham muốn, qúa nhiều dính mắc thì dù là một vachạm, một xúc phạm nhỏ cũng trở thành vấn đề lớn. Giống như một mũi tên bắn vàotim họ.

Bất thình lình, cơn giậnnổi lên mãnh liệt, mình mẩy trở nên căng thẳng. Trước đó gương mặt thoảimáibình thản bây giờ trở nên đáng kinh sợ –mặt trương phồng, da căng, tai và mũinổi đỏ, các mạch máu gồ lên trên trán. Bất ngờ, họ có thái độ thô lỗ bựctức.

Càng muốn ngườikhác khen hay nể mình thì càng thấy khó chịu tức tối khi không được như ý. Cácđối tượng ham muốn khác cũng giống như vậy. Ham muốn sở hữu, tiện nghi, sung sướng,nghe lời ngọt ngào, được ca ngợi…càng lớn thì nỗi đau cũng lớn theo khikhông được toại nguyện.

Bạn mong muốn bạn bè sẽluôn hòa nhã, tử tế, luôn tôn trọng và chiều theo ý muốn của mình, nhưngvàomột ngày, họ bất ngờ làm bạn bị tổn thương, dù chuyện không đáng cũng khiến bạnbị đau trong lòng, không thể chịu đựng được.

Tất cả phiền não này đềuliên quan đến bát phong, đều do bạn quá ham muốn việc này việc nọ. Với bốn điềuưa thích mà bạn thấy không dính mắc thì bạn sẽ thấy không thành vấn đề khi gặpphải bốn điều không ưa thích. Càng ít ham muốn thì càng ít đau khổ. Nếu bạn cắtđứt được sự ham muốn bám chặt cuộc sống này thì bạn sẽ không thấy bị tổnthươngkhi bị phê bình hay khi không được lợi, bởi vì bạn không còn mong đợi nhận đượclời khen hay mong được lợi nữa.

Và cũng y như vậy, khikhông mong đợi bạn bè luôn tốt với mình, mỉm cười với mình, giúp đỡ mìnhkhicần, thì sẽ không thấy bị tổn thương khi bạn bè thay đổi thái độ, làmtrái ý mình. Sẽ không có sự đau khổ trong lòng. Tâm được thanh thản và an lạc.Bằng cách cắt đứt ham muốn bám chặt bốn điều ưa thích bạn sẽ thấy không thành vấnđề khi bốn điều không ưa thích xảy đến. Chúng không gây tổn thương cho bạn,không thể quấy nhiễu tâm bạn.

Nghĩ ngợi đến bát phongsẽ khiến bạn bám chặt bốn điều ưa thích với cuộc sống này. Không có suynghĩ đó thì sẽ có sự thanh thản và an lạc rất nhiều trong tâm và khi gặpbốnđiều không ưa thích, bạn sẽ không bị phiền muộn. Sẽ chẳng thấy hãnh diệnnếu cóai ca tụng bạn; và lời chê bai cũng không làm tâm dao động. Có sựổn định trong cuộc sống và sự an lành trong tâm. Không có sự bất ổn thăng trầm.Đây là cách san bằng bát phong.

Bằng cách nào giữ đượctâm bình an khi có vấn đề xảy ra? Làm sao bảo vệ tâm để cho bốn điều không ưathích sẽ không gây phiền muộn? Bằng cách nhận ra rằng vấn đề chính là sựdínhmắc bám chặt vào bốn điều ưa thích. Bạn phải nhận ra được các nhược điểmcủabốn điều ưa thích và buông bỏ sự dính mắc sự bám chặt vào chúng. Đây là tâm lýcơ bản. Nếu bạn sử dụng phương pháp này thì các điều không ưa thích không làmtâm dao động.

Geshe Chen-ngawa sanbằng bát phong bằng cách trì tụng đoạn kệ như sau:

Vui sướng khi sống sungtúc, khổ sở khi sống khó khăn : tất cả những hoạt động để được vui sướnglàthuốc độc, cần được loại bỏ. Đạo đức và phi đạo đức là trách nhiệm của riêngtâm. Hãy dứt bỏ các động cơ phi đạo đức và cả những động cơ mà nó không phảiđạo đức cũng không phải phi đạo đức.

Câu sau của đoạn kệ nàyđề cập đến các hành động của thân và khẩu với những động cơ không xác địnhđược; chúng được gọi là những hành động “không tiên liệu”.

Phương pháp tốt nhất đểluyện tâm là mong đợi bốn điều không ưa thích thay vì bốn điều ưa thích.Hãymong bị phê bình, bị chê bai và mong bị khinh rẻ bất kính. Phương pháp tu tập buôngbỏ này - cắt đứt ham muốn - là một phương pháp tâm lý tốt nhất. Đã được luyệntâm mong những điều không ưa thích và khi nó xảy ra cụ thể thì nó sẽ không làcú sốc cho chúng ta; nó không gây thương tổn bởi vì chúng ta đang mong muốnnó.

Trước khi biết PhậtPháp, trước khi tu tập Thiền định bạn coi việc sống thiếu thốn, những lời nóikhông ưa thích, việc bị phê bình và việc bị thiệt hại (bốn điều không ưa)là những vấn đề khốn khổ bất hạnh. Giờ đây nếu bạn khảo sát cho kỹ bản chất củatâm khi ham muốn được lợi, muốn sướng, muốn được khen, được ca ngợi (bốnđiềuưa thích), bạn sẽ thấy chẳng có gì là vui sướng, bạn sẽ thấy cũng đau khổ. Đókhông phải sự sung sướng mà bạn đã nghĩ tới trước khi biết về Pháp. Không phải sựbình an, mà là sự đau khổ phiền muộn.

Cái tâm bám dính khi hammuốn sẽ bị vướng kẹt vào đối tượng mà bạn muốn có. Khi bạn nghe lời tângbốc: -“Anh thật thông minh”, “Anh nói rất hay”, “Anh am hiểu Pháp tường tận” –tâmbạn lúc này bị vướng kẹt vào sự ca tụng và không còn được tự do. Giống như thânbị dây xích xiết chặt, lúc này tâm bạn bị xiết chặt bởi ham muốn. Tâm bịcột,bị khống chế, bị xích bởi lòng tham (tham được khen-ND). Tâm giống như keo, dánchặt vào đối tượng. Hay như con bướm thiêu thân bay vào ngọn đèn cầy: toàn bộthân con bướm, cánh, chân chìm hoàn toàn vào trong sáp đèn cầy. Thân và châncủa con bướm rất mỏng manh không dễ gì gỡ ra được khỏi sáp. Hay như con ruồidính vào mạng nhện: chân cẳng bị quấn chặt bởi mạng nhện và rất khó gỡ được ra.Hay như con kiến ở trong mật ong . Lòng tham chính là tâm mà nó đang bị kẹtdính vào đối tượng.

Ham muốn là nguồn gốccủa mọi vấn đề

Như Lama Tsong Khapa nêura trong Lời bình Quan trọng về con đường Đạo từng Bước đến Giác Ngộ nhưsau:

Chúng ta theo đuổi hammuốn với hy vọng được thoả mãn, nhưng theo đuổi ham muốn chỉ đưa tới bấtmãn.

Thực ra, quả của việctheo đuổi ham muốn chỉ là sự bất mãn. Bạn cố theo đuổi mãi nhưng vẫn chỉlà bấtmãn.

Theo đuổi ham muốn nhưngrồi không tìm thấy sự mãn nguyện, đó là vấn đề then chốt của cõi luân hồi. Bịbệnh ung thư hay bệnh sida chẳng hạn cũng không phải là vấn đề lớn. Nếu so sánhvới vấn đề “theo đuổi ham muốn và không thấy mãn nguyện” thì bệnh ung thư haysida chẳng thấm vào đâu; các bệnh nan y này không kéo dài từ kiếp này sang kiếpkhác. Nếu bạn không làm gì để giải quyết vấn đề ham muốn ngay trong đời này khibạn có được thân người hoàn chỉnh, thì vấn đề đó sẽ nối tiếp từ đời này sangđời khác.

Việc theo đuổi ham muốnsẽ luôn cột chặt bạn trong luân hồi và bạn phải chịu đựng đau khổ không ngừngtrong sáu cõi. Tái diễn hoài, không dứt. Tiếp tục theo đuổi ham muốn thìsẽkhông có được sự mãn nguyện thật sự, không có bình an thật sự. Theo đuổihammuốn chỉ đưa đến bất mãn và sẽ chịu đựng đau khổ liên tục ở một trong sáu cõiluân hồi.

Chính sự suy nghĩbát phong sẽ không ngừng mang bệnh tật đến đe doạ chúng ta rất nhiều. Kiếp nàysang kiếp khác, nó luôn mang lại các vấn đề nghiêm trọng mà con người phải chịuđựng; nó tái tạo nghiệp để rồi chúng ta phải liên tục kinh qua các vấn đề đó.Suy nghĩ đến bát phong, ham muốn bám chặt cuộc đời này chính là bệnh nghiêmtrọng nhất. So sánh với bát phong, các vấn đề khác như bệnh tật chẳng thấm vàođâu.

Nếu không nghĩ đến bátphong (chúng đang cột bạn vào luân hồi), thì ngay cả khi nếu bạn bị giết, việcnày chẳng qua là bạn thay một thân khác. Tâm thức bạn đến với một thân ngườihoàn chỉnh khác hay đi vào cõi tịnh độ. Như vậy việc bạn bị giết đích thị là mộtđiều kiện để thay một thân khác. Nhưng nếu bạn nghĩ đến bát phong và không tutập Pháp thì dù không bị ai giết và sống được trăm tuổi, bạn chẳng qua là liêntục sử dụng thân người hoàn chỉnh để tạo nhân cho việc tái sinh vào các cõithấp; bạn sử dụng kiếp làm người may mắn này để tạo nhân cho những kiếp saukhông may mắn và lúc đó bạn sẽ không có cơ hội tu tập Pháp. Càng sống lâu càngtạo nhiều nghiệp xấu, điều này khiến cho bạn tiếp tục đi vào cõi thấp vàchịuđựng nhiều khổ đau. Do vậy, sự suy nghĩ đến bát phong gây nguy hại hơn nhiều sovới kẻ thù giết bạn.

Lời dạy của Ngài LamaTsong Khapa về việc theo đuổi ham muốn được tiếp tục như sau:

Ham muốn mang đến nhiềuvấn đề khác nữa. Vì theo đuổi ham muốn, tâm bị nhiễu loạn, bất an.

Hàng trăm vấn đề đến từsự bất mãn. Chẳng hạn, khi có ham muốn mãnh liệt, rất dễ dàng nổi giận.Càng bám chặt vào ham muốn, cơn giận nổi lên càng mạnh. Nếu không bám chặtnhiều, bạn sẽ không khó chịu khi có ai đó quấy rầy bạn. Có thể bạn vẫn bị phiềnmuộn nhưng ít hơn. Giận dữ, ganh tị và những thứ khác nữa nổi lên đều cóliên quanđến sự bám chặt vào ham muốn. Vì bám chặt nên các suy nghĩ bất thiện nàynổilên. Khi có bất kỳ suy nghĩ bất thiện nào nổi lên bạn sẽ tạo ra nghiệp bấtthiện, nhân của đọa xứ.

Khi tâm bạn tràn ngậpham muốn, hoàn toàn bị che lấp bởi ham muốn, bạn không thể thiền định. Ngay cảnếu bạn có một ý tưởng nào đó về tánh Không, bạn sẽ rất khó cảm nhận được nó.Có những lúc khi tâm bạn tĩnh lặng và bình an bạn có thể có một cảm nhậnnào đóvề tánh Không nhưng khi tâm bạn bị loạn động– một đám sương mù của ham muốn chemờ mọi sự – thì bạn không thể nào thiền định tánh Không. Bạn cũng không thểphát hiện được những nhược điểm của ham muốn.

Khi ham muốn mãnh liệtvề một đối tượng, bạn trở nên rất khổ sở nếu không có được nó. Bạn khôngthoảimái; thân sẽ không thư giãn bởi vì tâm không thư giãn. Mặc dù không phảilàmviệc nặng nhọc nhưng vì có ham muốn nên tâm không thoải mái, do vậy, thân cũngkhông thoải mái.

Có rất nhiều thí dụ vềnhược điểm của ham muốn. Hãy lấy ví dụ về những người nghiện rượu, nhữngngườinghiện ma túy. Họ sống rất khổ sở, không tự kiềm chế, đến nỗi họ không thể làmgì được. Họ còn hủy hoại trí nhớ, mất tỉnh táo.

Bệnh tật đến từ nhữngsuy nghĩ tồi tệ của bát phong, từ sự bất mãn vì muốn mà không được; sự bất mãnnày tạo nên những điều kiện của bệnh tật. Bạn có thể bị đau ốm nhiều nămtiêutốn rất nhiều tiền mà lẽ ra không đáng phải tiêu. Khi không thể kiếm tiền đànghoàng thì phải ăn cắp. Tâm bị rối loạn, thần kinh suy sụp, bạn bị điên. Rồi bạnlại phải tiêu tốn thời gian tiền bạc chữa bệnh tâm thần, thậm chí phải vào nhàthương.

Và nguồn gốc của mọi thứnày là gì? Là một khoảnh khắc của ham muốn không kiềm chế được. Chính khoảnhkhắc khi bạn đã không tự bảo vệ mình chống lại bát phong, khi bạn đã không tutập Pháp, khoảnh khắc đó mang đến nhiều vấn đề. Các vấn đề đó liên tục kéo dàinhiều năm, tốn nhiều tiền và khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn phức tạp khôngcần thiết. Tất cả phiền muộn lo âu tốn kém này được phát sinh bởi suy nghĩ vềbát phong. Nếu ngay từ ban đầu bạn giữ mình tránh khỏi bát phong thì tấtcảnhững vấn đề không muốn có và những tiêu tốn đó trong bao năm đã không xảy ra.Bạn cần phải đừng bao giờ kinh qua những sự việc đó.

Rất rõ ràng, đây lànguồn gốc của bệnh Sida, nó đến khi một người bị bát phong kiềm chế. Khigặpngười bị sida truyền do tình dục, tôi hỏi họ về trạng thái tinh thần nhưthế nàokhi họ bắt đầu có triệu chứng bị bệnh, một số người trả lời rằng họ có ham muốntình dục mãnh liệt. Trong suốt thời gian có trạng thái tinh thần phi đạođức đó,họ bắt đầu bị sốt cao, toát mồ hôi và mệt lã từng ngày.

Về cơ bản, tất cả bệnhtật, kể cả sida, ung thư, đến từ suy nghĩ bát phong. Các vấn đề do giao tiếptrong cộng đồng cũng vậy: nếu một người không cố gắng tự kiềm chế, thì các vấnđề phát sinh do giao tiếp, bằng cách này hay cách khác, có thể xảy ra liên tục.Cuộc sống sẽ như địa ngục. Trước khi tái sinh ở địa ngục thật, người đó phảichịu đựng địa ngục ở cõi người này. Có địa ngục ở khắp mười phương. Bạn hoàntoàn cảm thấy như bị nhốt trong bẫy, bị ngộp thở. Thậm chí bạn không thểthở.

Khi ham muốn của bạnkhông được thoải mãn, khi bạn không thể có được những gì bạn muốn thì đólà lúcthần kinh suy sụp và ý định tự tử sẽ xuất hiện. Mới gần đây một người đệtử ởThụy Sĩ đã gặp phải những vấn đề như vậy và đã tự tử. Ông ta tự treo cổ.Tôicho rằng ông ta có nghe Pháp nhưng không nhập thất hay không thực hành đượcnhiều. Ông ta có việc làm tốt, kiếm nhiều tiền nhưng ông ta đã có những vấn đềvề giao tiếp (quan hệ với người khác bị tồi tệ-ND)

Bạn có thể đã có nhiềulần nghĩ đến việc tự tử, nghĩ đến việc kết thúc đời bạn do bởi các loại vấn đềnhư thế này. Về cơ bản, đây là nhược điểm của bát phong, của ham muốn. Kadampageshe Gonpawa, người đã có được khả năng thấy biết siêu việt và nhiều thựcchứng khác nữa, đã nói:

Nếu một người nhận đượcbốn điều ưa thích (trong bát phong) là: được (lợi), sướng, khen, vinh, từ mộthành động đươc làm bỡi những suy nghĩ bát phong thì đó chỉ là quả trong đời nàymà thôi và sẽ không có lợi lạc gì cho các đời sau. Và nếu bốn điều khôngưa đếntừ một hành động thì sẽ không có lợi lạc gì ngay cả trong đời này.

Thường thì những hànhđộng từ suy nghĩ bát phong dù có mang lại bốn điều ưa thích thì rốt cuộccũngsẽ đưa tới bốn điều không ưa thích. Chẳng hạn trong kinh doanh bạn thànhđạt từthành công này tới thành công khác; và vì được thành công bạn sẽ đầu tư kinhdoanh nhiều thêm với những suy nghĩ bát phong. Sau một thời gian khi nghiệp lựcthành công của bạn kết thúc và nghiệp lực thất bại xảy ra chỉ trong một ngàybạn có thể trở thành kẻ ăn mày. Ngày nay bạn là triệu phú nhưng ngày maibạn cóthể bị khánh kiệt, không biết lấy gì trả tiền nhà hay trang trải cho giađình. Toànbộ cuộc đời bạn sụp đổ.

Điều này xảy đến vì đểcho suy nghĩ bát phong thúc đẩy hành động. Cho dù bạn sống sung túc nhưng bạnkhông thoả mãn và bạn lại tiếp tục hành động vì suy nghĩ bát phong. Do đã thànhcông trong quá khứ, vào một ngày nghiệp lực thành công của bạn cạn kiệt và mọisự sụp đổ. Có người hôm qua rất giàu có, chẳng phải lo lắng tiền bạc, bất ngờhôm nay phải lo toan đến việc nhỏ nhất là không biết tiền đâu để nuôi gia đình.Ông ta không thể làm gì, không thể ăn ngủ được.

Ngay cả khi một kẻ ăncắp đã lấy trộm một. hai, ba lần chẳng hạn, nhưng sự thành công của ông takhông thể tiếp tục mãi được. Bạn cần phải tự kiềm chế ham muốn của mình;bạncần phải tìm thấy được một mức thoả mãn nào đó. Nếu không dừng, nếu tiếptụcnữa, thì có ngày bạn sẽ thất bại. Bất luận sai lầm gì, nếu cứ tiếp tục tái diễn,chắc chắn ngày nào đó nó sẽ trở thành một vấn đề to lớn. Một nhược điểm khácnữa của ham muốn là cuối cùng sẽ đưa tới chỗ rất ư thất vọng.

Tự giải thoát mình khỏiham muốn là một sự bảo vệ chắc chắn nhất. Khi dứt bỏ ham muốn một đối tượng haymột người, lúc đó tất cả suy nghĩ bất thiện sẽ không nổi lên được và kếtquả làbạn sẽ không tạo ra nghiệp xấu. Và nó cung cấp sự bảo vệ tốt ngoài sức tưởngtượng. Thông thường, vì đam mê một đối tượng đặc biệt, bạn tạo ra rất nhiềunghiệp bất thiện liên hệ đến nhiều chúng sanh hữu tình khác. Dứt bỏ đượcđam mêđó bạn sẽ ngăn chận được nhân tái sinh vào các đọa xứ.

Sự an lạc to lớn sẽ đếnkhi bạn giải thoát mình khỏi suy nghĩ về ham muốn. Hãy tập trung vào sự an lạcchân thật này mà bạn có thể kinh nghiệm được ngay lập tức bằng cách tự giảithoát mình khỏi ham muốn. Khi tập trung chú tâm vào sự an lạc này thì sẽkhôngcó vấn đề nào xảy ra. Khi nỗ lực để có được hạnh phúc to lớn này, sự an lạcchân thật này, thì hạnh phúc tạm thời trở nên không hấp dẫn nữa và bạn sẽ từ bỏnó dễ dàng – y như vứt giấy đã dùng ở trong phòng vệ sinh. Khi thấy biếtđược nhưvậy thì không gì đáng lo nếu bạn gặp phải chuyện không vừa ý.

Cho nên như chúng tathấy, dù có nhiều hay ít vấn đề đi nữa thì chúng ta cũng phải thực hành Pháp,không cách nào khác hơn. Và tu tập Pháp có nghĩa là kiểm soát tâm, kiềm chế hammuốn. Không nói chi đến việc sống khổ hạnh theo sự tu tập Pháp đích thực, nhưngít nhất để có được sự bình an trong tâm và hạnh phúc đời này cũng như ngăn cản nhữngvấn đề tăng thêm, chúng ta cần kiểm soát ham muốn.

Chấm dứt luân hồi

Như Ngài Long Thọ cónói:

Các hành động phát sinhbởi tham, sân, si là phi đạo đức. Các hành động phát sinh bởi không tham, khôngsân, không si là đạo đức. Dù đạo đức hay phi đạo đức, hành động đều do tâm màcó.

Chừng nào chúng ta cònham muốn sống tiện nghi sung túc, mong được lợi, mong được kính trọng, đượcdanh tiếng, và chừng nào chúng ta ngại sống thiếu thốn, sợ bị thiệt hại,sợ bịkhinh rẻ, bị tiếng xấu thì mọi hành động của chúng ta đều bị thúc đẩy bởi tham,sân, si. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều hành động xấu hơn tốt.

Ở đây luận giảng có nói:

Điều rất ư quan trọng làcố gắng đừng để phát sinh ham muốn sốngï sung sướng ở cuộc đời này. Nếu hammuốn này nổi lên thì cố gắng từ bỏ nó.

Ngài Lama Atisha cũng cónói:

Nếu gốc cây là độc thìcành và lá cũng độc. Nếu gốc có dược tính trị bệnh thì cành và lá cũng là dượcliệu. Cũng giống như vậy, mọi việc được làm với tham, sân, si thì là phiđạođức.

Nói cách khác, bất kỳhành động nào – làm ruộng, kinh doanh, đi lính, giúp bạn bè bà con, làm thầythuốc – được làm với sự suy nghĩ bát phong, bám chặt cuộc sống này và bịthúc đẩy bởi tham, sân, si thì–như được nói ở đây–“chỉ là nhân cho luân hồi vàđọa xứ”.

Luận giảng nói tiếp:

Để nắm bắt được cái tinhhoa, thì ngay từ lúc bắt đầu ngừơi ta đừng nên bám chặt vào cuộc đời này.

“Nắm được cái tinh hoa”ở đây đề cập tới thân làm người hoàn chỉnh này.

Sau đây là một đoạntrích từ giáo lý Tantra, thường được coi như là một động cơ kích họat trongphần chuẩn bị cho một lễ quán đảnh Tantra:

Những ai có quyết tâmlớn hiến dâng đời cho tu tập, tìm kiếm sự giải thoát khỏi luân hồi thì đượcphép vào mạn đà la (thế giới quan của Tantra thừa). Người đó chẳng cần ham muốncác quả của đời này.

Câu cuối của đoạn văn ýnói rằng người đó chẳng quan tâm đến sướng, được, khen, vinh, vân vân… tức làkhông ham muốn toàn bộ những chuyện ở đời.

Đoạn trích dẫn tiếp tụcnhư sau:

Người nào còn ham muốncuộc sống này sẽ không có được kinh nghiệm thoát khỏi luân hồi.

Câu này có nghĩa là cácviệc làm của người đó có sự ham muốn cuộc sống này sẽ không trở thành nhân củagiác ngộ, tức là trạng thái thoát khỏi luân hồi.

Bạn có thể hiểu điều nàynhư sau : nếu mục đích của bạn là đạt hạnh phúc chỉ trong đời này, nếu đó lànhững gì bạn ham muốn thì mọi việc như làm việc, tụng lời cầu nguyện, dựlễquán đảnh, ăn, ngủ vân vân … đều không trở thành Pháp thiêng liêng. Tất cảnhững hoạt động đó đều phi đạo đức. Hy vọng của bạn là được hạnh phúc, nhưngđiều duy nhất mà thực tế bạn nhận được từ những hành động đó chỉ là đau khổ.Mặc dù bạn làm việc để mưu cầu đạt hạnh phúc trong đời này nhưng trên thực tế cáchành động của bạn trở thành chướng ngại ngăn cản hạnh phúc, khiến bạn không tìmthấy được hạnh phúc. Chúng ta có thể hiểu được điều này khi chúng ta nhìn vàokinh nghiệm của cuộc sống mình và của những người khác. Đoạn trích dẫn kết thúcnhư sau:

Tìm kiếm sự giải thoátkhỏi luân hồi sẽ gia tăng hạnh phúc của kiếp sống luân hồi này.

Câu này có ý nghĩa rằngnhững ai chỉ tìm kiếm sự Giác Ngộ tức là vượt khỏi luân hồi và tu tập Pháp đểđạt được như vậy thì dù không có ý định tìm kiếm hạnh phúc của đời này cũng sẽtự nhiên có được nó.

Trong bức thư gởi chobạn ngài Long Thọ có nói:

Nếu một đóm lửa rơi trêntóc hay quần áo của bạn và có nguy cơ bị cháy bỏng thì bạn lập tức gạt bỏ đómlửa đó đi. Và cũng như vậy, việc đáng phải làm là cố gắng không tái sanh.

Khi đóm lửa rơi trênngười bạn, bạn sẽ gạt bỏ nó ngay lập tức. Bạn sẽ làm tức thì dù đóm lửa chỉcháy chút xíu tóc hay quần áo. Cũng như vậy, bạn phải có quyết tâm hơn nhiềutrong việc cố gắng loại bỏ nhân để tái sanh vào các cõi thấp và chịu đaukhổliên tục trong luân hồi. Tất cả vấn đề sẽ có khả năng xảy ra vì chúng tađã táisinh kiếp này; các uẩn này (tái sinh này- ND) được gây ra bởi vọng tưởngvànghiệp và bị ô nhiễm bởi chủng tử của vọng tưởng. Vì chúng ta đã tái sinh,chúng ta kinh qua khổ hành và vì khổ hành, chúng ta kinh qua khổ hoại vàkhổ khổ. Không chỉ chúng ta kinh qua các loại khổ trong đời này mà kiếp luânhồi hiện tại này sẽ là nền tảng cho tất cả kiếp luân hồi ở các đời sau và chotất cả khổ đau của các kiếp tái sinh. Sống một kiếp luân hồi sẽ tạo nên nhâncủa rất nhiều kiếp luân hồi trong các đời tương lai. Diễn biến này cứ thế màtiếp tục.

Ngài Long Thọ nói rằngtình thế này nghiêm trọng hơn là có đóm lửa rơi trên người, rằng chúng ta phảicố gắng đừng tái sanh nữa. Như đã nêu trong các giáo lý, tham là dây xích buộcchúng ta vào cõi luân hồi; tham là nhân gần nhất của cõi luân hồi các kiếp sau.Không chỉ tham khiến cho chúng ta tạo nghiệp bất thiện ngay đây trong đời này,nhưng khi biết là sắp chết, tham cũng còn khiến cho chúng ta không muốn rời bỏthân ta, các uẩn của ta. Tham và không muốn rời bỏ, hai thứ tâm này ngayvàolúc chết sẽ dẫn dắt chúng ta nhận một tái sanh luân hồi nhất định nào đócủakiếp sau. Vì tham là nhân chính của luân hồi nên việc cắt đứt tham trở thànhphép tu tập Pháp chủ yếu để khỏi tái sinh nữa. Đây là phương pháp để cắtđứtdòng tương tục luân hồi.

Để kết luận, tất cả cáchành giả tu tập Pháp phải từ bỏ ham muốn sống sung túc tiện nghi. Nếu không từbỏ điều này bạn không thể nào là “một hành giả tu tập”. Mọi sự được làm vớilòng ham muốn sống sung túc thì không phải là Pháp, chừng nào còn có hammuốnthì không có sự tu tập Pháp. Có câu tục ngữ Tây tạng nói: Vì con ngựa không cóbản tính của con sư tử nên không thể gọi con ngựa là con sư tử.

Lama Gyampa, một gesheKadampa có nói:

Từ bỏ cuộc đời này làkhởi điểm đích thực của Pháp. Nếu không, thì coi như không tu tập Pháp tí nàocả nhưng lại cảm thấy hãnh diện là một hành giả của Pháp–thật nực cười !Hãykiểm tra xem dòng tương tục tâm thức của bạn có chứa khởi điểm đích thựccủaPháp tức là từ bỏ cuộc đời này hay không.

Ngay cả khi bạn cho rằngbạn không phải người có tín ngưỡng tôn giáo nhưng vì bạn không muốn có nhữngvấn đề xảy ra cho bạn, bạn muốn có hạnh phúc thì bạn vẫn phải kiểm soát hammuốn. Không còn có giải pháp nào khác nữa. Bạn không thể làm giảm ham muốn vànhững vọng tưởng khác bằng cách xử dụng dược phẩm hay giải phẫu hay bằngnhữngphương tiện khách quan khác. Phương pháp duy nhất là nghĩ tới nhược điểmcủaham muốn và nghĩ rằng cuộc đời ngắn ngủi. Đây là một phương pháp tâm lý học cốtyếu dù bạn không là Phật tử và không muốn mình thành Phật. Không có giảiphápkhác. Để giảm bớt các vấn đề xảy ra trong đời, bạn phải soi xét các nhược điểmcủa ham muốn. Nếu ham muốn được loại bỏ thì các vấn đề không còn tồn tạinữa.Chừng nào bạn buông bỏ được ham muốn, bạn sẽ không gặp phải vấn đề nào thêmnữa.

Tu tập bồ đề tâm giúpkiểm soát ham muốn. Hoán đổi mình với người khác – có nghĩa là quên mìnhvàquan tâm chăm sóc người khác (xem chương 9), hay có lòng tốt muốn giúp ngườikhác loại bỏ khổ đau – sẽ giải quyết được nhiều vấn đề.

Một người mà tâm khôngđủ mạnh để thực hành bồ đề tâm thì có thể ngăn chận ham muốn bằng sự thiền địnhvề lợi ích của thân người hoàn chỉnh và đặc biệt là sự vô thường và chết(xemchương 7). Bạn có thể chấm dứt ham muốn bằng sự suy nghĩ rằng cuộc đời ngắnngủi, cái chết có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, và nghĩ đến đọa xứ, nghĩ đếnnghiệp quả vân vân.

Như tôi đã nêu ở trước,“bí mật của tâm” mà Shantideva đề cập là không phải nói tới chứng ngộ đặt biệtnào cả. Bí mật của tâm có nghĩa là việc nhận biết nhựơc điểm của bát phong, suyngẫm đến tính vô thường và cái chết. Thiền định về vô thường và chết, nhận rađược những nhược điểm của ham muốn – có nghĩa thấy được rằng tất cả các vấn đề,các phiền não nổi lên từ ham muốn – sẽ giúp cho bạn có sức mạnh để quyếttâm từbỏ cuộc đời này, để cắt đứt sự trói buộc vào cuộc đời này. Hai điều này sẽ làmcho bạn có quyết tâm mạnh mẽ và làm suy yếu bát phong. Chúng cho bạn sứcmạnhđể cắt đứt sự trói buộc vào cuộc đời này, giải thoát bạn khỏi ham muốn.

Nếu bạn không nhận thứcđược những bí mật này của tâm, thì dù cho bạn muốn hạnh phúc và không muốn đaukhổ, bạn vẫn kinh qua đau khổ và không đạt hạnh phúc. Bạn lang thang trong luânhồi, không ngừng kinh qua đau khổ, không có được hạnh phúc tạm thời và hạnhphúc vĩnh cửu. Nhưng nếu bạn nhận thức được những bí mật này của tâm, chỗ tốithượng của Pháp, bạn sẽ có khả năng đạt hạnh phúc, loại bỏ đau khổ và sẽkhônglang thang vô định trong luân hồi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2020(Xem: 4891)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 4907)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5346)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4777)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4082)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 5911)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5332)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6075)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5230)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]