Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Hiểu Biết Cách Thực Hành Pháp

06/01/201111:07(Xem: 10711)
2. Hiểu Biết Cách Thực Hành Pháp

 

2
HIỂU BIẾTCÁCH THỰC HÀNH PHÁP

Cố gắngloại bỏ các thái độ tiêu cực mang đến đau khổ, và gia tăng các thái độ tích cựcmang đến hạnh phúc.

ĐỘNG CƠ THÚCĐẨY

HÃY CÓ một độngcơ (tâm nguyện) mong rằng, với sự lắng nghe từng lời trong cuốn luận giảng nàybạn sẽ có khả năng nhận biết được toàn bộ con đường đạo đưa tới giác ngộ, nhấtlà bồ đề tâm. Hãy nguyện cầu sao cho điều này xảy ra tức thì, sao cho bạn cóthể khiến điều này cũng xảy ra cho tất cả chúng sanh hữu tình. Hãy nguyện cầu rằngmỗi chữ trong luận giảng này nhiếp phục được tâm của các chúng sanh hữu tìnhngay tức thì. Hãy nguyện cầu rằng toàn bộ con đường đạo đưa tới giác ngộnhấtlà bồ đề tâm sẽ được phát triển trong tâm của tất cả chúng sanh hữu tình.

Việc lắng ngheluận giảng này sẽ làm lợi chính tâm của bạn và sau đó nhờ vào việc lắng nghe,bạn sẽ có khả năng làm lợi kẻ khác. Khi bạn giải thích luận giảng này cho ngườikhác, mỗi lời nói sẽ có được nhiều năng lực bởi vì bạn đã xác lập được động cơmuốn đem những lợi ích tối đa đến cho các chúng sanh hữu tình khác. Nếu bây giờbạn xác lập được động cơ như vậy trong khi bạn đang lắng nghe luận giảngnàythì sau này lời giảng của bạn sẽ có khả năng điều phục tâm người khác rất nhanhvà khiến họ phát sinh đường đạo. Điều này sẽ xảy ra vì nhờ vào năng lựccủa tâm.

Lúc lắng nghegiáo lý, sẽ rất ích lợi khi nghĩ rằng đây là cách thức mà tất cả chư Phật đangdẫn dắt bạn. Nhiếp tâm được như vậy sẽ khiến cho bạn cảm nhận được mối liên kếtgần gũi hơn nữa với chư Phật. Hãy nghĩ rằng chư Phật đang giảng cho bạn nghe,dẫn dắt bạn đạt tới hạnh phúc ở các đời sau, đtới được giải thoát và giác ngộ.Hãy cảm nhận được điều này trong lòng. Với sự thiền quán như vậy, tâm bạn sẽkhiến bạn nhận được ân phước của tất cả chư Phật.

Hãy nghĩ rằng:“Dù mất bao nhiêu kiếp, dù khó khăn đến đâu tôi PHẢI đạt được trạng tháitríhuệ siêu việt của tâm (từ đây trở đi sẽ dùng từ Phật tánh), thoát khỏi mọichướng ngại, hoàn tất mọi chứng ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh hữutìnhlà mẹ ở cùng khắp không gian. Do đó, tôi đang xác định rõ thái độ đúng đắn để lắngnghe Pháp thiêng liêng, theo đúng những thực hành truyền thống của các vị Lamatrong dòng truyền thừa”.

Trong thời gianngắn ngủi ở Bồ Đề Đạo Tràng linh thiêng quý báu này, nơi nhiều ân phước nhất vàvĩ đại nhất này, nơiø một ngàn chư Phật sẽ hạ thế, chúng ta nhân cơ hội này hãytích luỹ công đức vô lượng nếu có thể. Cho nên hãy toàn tâm toàn ý lắng ngheluận giảng này.

HÃY NẮM ĐƯỢC TINH TÚY
CỦA THÂN NGƯỜI QUÍ BÁU

Lodro Gyaltsenmở đầu luận giảng Khai mở Cánh cửa Pháp bằng việc cung kính đảnh lễxưng tán vị thầy, chư Phật, chư Bồ tát, chư hiền thánh Tăng nhưsau:

Cầu mongsao giáo lý của Đức Phật, cội nguồn của mọi lợi lạc và hạnh phúc của tấtcảchúng sanh hữu tình, phát triển dồi dào. Con nguyện cầu giáo lý được phát triểncùng khắp. Con nguyện cầu mọi chúng sanh hữu tình nhận được ân phước vô lượng.

Tựa đề của luậngiảng được nhắc lại lần nữa: Khai mở Cánh cửa Pháp: Giai đoạn Đầu của việc TuTâm trên đường Đạo Từng bước đến Giác Ngộ , và luận giảng được tiếp tụcnhư sau :

Con quỳlạy dưới gót chân hoa sen vô nhiễm của đạo sư, người là một với tất cả chư Phậtvà chư Bồ tát mười phương và con xin quy y đạo sư.

Với sựcung kính đảnh lễ dưới chân hoa sen của đạo sư, sự nương tựa vào đạo sư,connhận được mọi sự viên mãn. Với sự tôn kính và sùng mộ, con xin đảnh lễ vị hộ phápbổn tôn đạo sư.

Vì thươngyêu tất cả những người mà tự đáy lòng muốn thực hành Pháp, tôi sẽ nói rađâycách thức thực hành Pháp thiêng liêng. Để làm cho các trí giả hoan hỉ, tôi sẽtiết lộ bài học được trích dẫn từ các giáo lý của Đức Phật cùng với các luậngiảng của các vị tôn giả cũng như các lời dạy của đạo sư. Hãy lắng nghe với sựtôn kính và sự tập trung nhất tâm.

Vị đạo sư màLodro Gyaltsen quì lạy đảnh lễ là Khedrub Rinpoche, một trong những trưởng tửtâm linh của Lama Tsong Khapa. Không chỉ riêng Lodro Gyaltsen tôn vinh xưng tánKhedrub Rinpoche mà còn các thiên nhân như Brahma, Indra và tất cả chúngsanhtrong ba cõi. (Quyển sách nói tiếp – ND).

Từ cửamiệng thiêng liêng của đạo sư quý báu, tinh hoa của chư Phật ba thời, đãtuyênthuyết như sau: “Bạn phải giành lấy càng nhiều càng tốt tinh hoa của đờingườiquí báu với (tám) tự do và (mười) thuận lợi ngay lúc này. Để được vậy, bạn hãyxem xét sự khác nhau giữa tâm bạn và tâm súc vật”.

Hãy khảo sáttâm của một con thú. Nó nghĩ “tôi muốn được sướng. Tôi không muốn bị lạnh. Tôikhông muốn đói.” Nếu không nghĩ được điều gì khác hơn thế thì bạn cũng khôngkhác hơn con thú. Do đó việc nắm bắt cái tinh hoa của thân người là rất quantrọng và để làm được vậy, bạn không nên bị ràng buộc vào đời sống này.

Bồ tátShantideva vĩ đại cũng nói trong quyển Bồ Tát Hạnh như sau:

Thật cựckỳ khó khăn để có được thân người hoàn chỉnh này, mà ưu thế được xác định bởinhững tự do và những thuận lợi. Vậy nếu không quyết tâm giành lấy những lợi lạccủa thân người ngay bây giờ thì làm sao có được lại thân người ở kiếp sau?

Khi hỏi làm saobạn sẽ có được một tái sinh thân người hoàn chỉnh khác nữa ở kiếp sau, câu hỏinày ám chỉ rằng bạn sẽ không có được một thân người khác nữa trừ phi bạnquyếttâm giành lấy lợi lạc từ chính thân người hiện tại này. Và tại sao bạn cầngiành lấy lợi lạc của thân người hiện tại để có một thân người kiếp sau nữa? Tạivì bạn không muốn đau khổ và bạn muốn sung sướng. Chẳng có ai lại muốn khổ đauvà không muốn hạnh phúc. Với thân người hiện tại hoàn chỉnh này chúng tacó cơ maytạo nhân duyên được hạnh phúc và tránh khổ đau.

Hạnh phúc vàkhổ đau đến từ tâm của bạn, không phải từ bên ngoài. Tâm bạn là nhân củahạnhphúc. Tâm bạn là nhân của khổ đau. Để có được hạnh phúc và tránh khỏi đau khổ bạnphải giải quyết tâm của bạn. Nơi giải quyết là ở ngay trong tâm bạn. Bạncầnloại bỏ các yếu tố tinh thần nào, các suy nghĩ nào mang đau khổ đến. Bạncần xác định những cách suy nghĩ sai trái mang lại khổ đau cũng như những cáchsuy nghĩ đúng đắn mang đến hạnh phúc. Bạn sẽ làm được như vậy bằng cách nươngtựa vào một giáo lý đúng, chẳng hạn như Phật Pháp. Trong tâm của chính bạn –nơi giải quyết vấn đề – bằng sự lắng nghe, suy nghĩ, Thiền định, bạn cố gắngloại bỏ các thái độ tiêu cực mang đến đau khổ và phát triển các thái độ tíchcực mang đến hạnh phúc.

Phân biệtđạo đức và phi đạo đức

Ngay lúc nàyđây, chúng ta đã gặp được Pháp không sai lạc, đó là giáo pháp của Đức Phật đặcbiệt là giáo lý Đại Thừa – Cỗ xe Lớn – nó chỉ ra con đường đạo đưa tới giảithoát trọn vẹn và giác ngộ viên mãn. Chúng ta đã gặp đạo sư của Đại Thừa, chúngta đang có thân người hoàn chỉnh tức là đã có đủ điều kiện cho phép chúng tađưa giáo lý vào thực hành.

Từ hôm nay,ngay giây phút này chúng ta còn lại một số lượng này của năm, tháng, ngày, giờ,phút , giây để sống. Từng mỗi ngày, giờ, phút, giây này là thời gian quyết địnhnơi mà chúng ta sẽ đi tới khi đời này kết thúc. Từ nay cho đến khi thoátkhỏiluân hồi sinh tử, chúng ta chỉ có hai con đường để đi sau khi chết: đến cõiluân hồi đau khổ hay cõi luân hồi sung sướng. Không có con đường thứ ba.Từngmỗi ngày giờ, phút, giây này là thời điểm để quyết định, để chuẩn bị. Bạn tựchọn lấy quyết định trong từng ngày, giờ , phút, giây này cho đến khi cáichết xảy ra. Bạn có thể quyết định tránh khỏi bị tái sinh làm chúng sanhở cáccõi luân hồi đau khổ và được tái sinh ở các cõi luân hồi sung sướng. Mỗingày,mỗi phút này là hết sức quan trọng bởi vì bạn đến gần cái chết hơn sau từng đóngày, từng đó phút. Bạn hãy suy nghĩ cho kỹ, soi xét tận đáy lòng của bạn. Bạnđang có cơ hội để chọn và chuẩn bị đi đến nơi bạn muốn. Do vậy mỗi phútgiây đang có này sẽ cực kỳ quan trọng, cực kỳ quý báu.

Như ngài LongThọ (Nagarjuna) có nói trong Tràng hoa Quý báu (The Precious Garland):

Các hànhđộng được thúc đẩy bởi tham, sân, si là phi đạo đức. Từ những hành động nàyxuất hiện tất cả chúng sinh luân hồi đau khổ. Từ những hành động đạo đứcxuất hiệntất cả chúng sinh luân hồi luôn sung sướng trong tất cả các đời.

Như ngài LongThọ giải thích, mọi sự – từ hạnh phúc tạm thời đến hạnh phúc vĩnh cửu, từ nhữngviệc khó khăn bất lợi(từ đây trở đi sẽ dùng từ “vấn đề”) xảy ra từng ngày đếnnhững đau khổ về sau ở các cõi luân hồi không dứt, tất cả đều tùy thuộc vào tâmbạn, tuỳ thuộc vào các hành động đạo đức hay phi đạo đức của riêng bạn.

Mỗi hành độngliên quan đến hai động cơ thúc đẩy: động cơ nhân và động cơ ngay lúc hành động.Động cơ nhân là động cơ gốc của hành động, là suy nghĩ đầu tiên mà nó xuất hiệntrong tâm để tác hành: nó là nghiệp của tâm, là hành vi khởi đầu. Còn động cơngay lúc hành động là suy nghĩ của bạn đang khi bạn bị thúc đẩy mà hành độngtheo bằng thân hay lời: đó là hành động tiếp nối của tâm.

Cho nên, nghiệpliên quan đến các suy nghĩ của tâm. Mang thân của kiếp luân hồi sung sướng (ởcõi trời hay cõi người) hay mang thân của kiếp luân hồi đau khổ (ở địa ngục, ngãquỉ, súc sinh) tất cả đều là tạo tác của tâm bạn, những kiếp luân hồi này đượctạo nên bởi cách suy nghĩ của bạn, bởi các động cơ của bạn, chủ yếu là độngcơ nhân.

Bạn không thểquả quyết chắc chắn là sẽ không sinh vào đọa xứ trừ phi bạn đạt được mứcđộ nhẫn nhục trong giai đoạn chuyển hóa(tức gia hành đạo). Và khi bạn đạt đượcmức độ này bạn sẽ có được sự tin tưởng trọn vẹn là sẽ không sinh vào đọaxứ.Khi đạt được giai đoạn kiến đạo, bỏ được lòng tham, bạn không tạo ra những nghiệpxấu ác mới, tức là nhân mới của luân hồi.

Nếu bạn khôngchấm dứt được các chướng ngại do vọng tưởng thì chỉ có hai con đường táisinhsau khi chết: các cõi thấp hay các cõi cao. Và nghiệp của bạn, tác hành củatâm, là động cơ sẽ quyết định đường nào phải đi.

Dromtonpa, trưởngtử tâm linh của Lama Atisha đã hỏi: “Các hành động được thúc đẩy bỡi bátphongsẽ đưa đến kết quả gì?” Lama Atisha trả lời: “Kết quả là chính nó” Tôi (LamaZopa Rinpoche) nghĩ “chính nó” có nghĩa là hoàn toàn đau khổ. Và muốn câutrả lời được rõ hơn, Dromtonpa liền hỏi tiếp “sẽ là quả gì ở các kiếp sau?”Lama Atisha trả lời: “Địa ngục, ngã quỉ, súc sinh”. Điều này có nghĩa rằng bấtkỳ hoạt động nào được làm bởi những suy nghĩ bát phong, dính mắc vào cuộc sốngnày, đều là phi đạo đức.

Nói chung, mườiđiều phi đạo đức nêu ra sau đây, là những dẫn giải về các nghiệp bấtthiện và khi quả được chín sẽ tái sanh vào các cõi thấp: sát sanh, trộm cướp,tà dâm, nói láo, nói lời độc ác, nói chia rẽ, nói thêu dệt, tham lam keokiệt,ác ý, tà kiến. Có những ví dụ khác như đối với một tu sĩ thọ giới đầy đủsẽ cómột loạt các nghiệp bất thiện phải tránh như đánh người, bỏ giới luật, sám hốimột mình. Trong các bài giảng Lamrim Giải thoát Trong lòng Bàn tay, PabongkaDechen Nyingpo nói rằng đánh người đưa đến quả sẽ sinh vào địa ngục nóngvàđau không thể nào chịu nổi, còn việc bỏ giới sẽ sinh vào Địa ngục Đen,nhẹ nhất trong các giới luật là sám hối một mình sẽ tái sanh vào Địa ngục Sốnglại.

Trong khi thựchành các phép tịnh hóa như thiền định Kim Cương Tát Đỏa, lễ lạy, cũng như sámhối các việc làm phi đạo đức, việc nhớ lại và hiểu rõ định nghĩa về phi đạo đứclà rất quan trọng: đó là, những việc làm bỡi bát phong, dính mắc vào đờisốngnày, đều là phi đạo đức. Nhớ lại định nghĩa bao quát này về thế nào là hànhđộng phi đạo đức, chúng ta sẽ có một tầm nhìn rộng rãi về nghiệp bất thiện cầnđược tịnh hóa, bằng không, những gì chúng ta sám hối sẽ rất hạn chế. Và khôngchỉ nghĩ nhớ lại những việc làm trong đời hiện tại mà còn hình dung tất cả cáchành động trong vô số kiếp đã tái sinh.

Mặc dù chúng tanghĩ rằng chúng ta đang thực hành Pháp, nhưng hoặc chúng ta không có động cơhoặc động cơ quá yếu nên việc thực hành không được trọn vẹn. Chúng ta đang trìchú nhưng tâm bị xao lãng, nên công đức yếu kém và vào cuối thời khóa chúng takhông cúng dường công đức vừa mới tích lũy hay cúng dường với tâm kiêu hãnh nêncông đức cũng sẽ yếu kém. Hoặc dù có hồi hướng công đức cho việc thành tựu GiácNgộ nhưng để sân hận và ganh tị xuất hiện sẽ phá huỷ công đức và làm chậm nhữngkinh nghiệm chứng ngộ trong nhiều kiếp.

Chúng ta tạophước đức rất nhỏ, ít thiện nghiệp và khi có được phước đức thì cũngkhông trọn vẹn. Trong khi đó chúng ta lại tạo những nghiệp bất thiện rấtmạnh. Nếucái chết xảy ra bây giờ chắc chắn chúng ta sẽ tái sanh đọa xứ. Và nếu sinh ra ởđó, chúng ta sẽ không có cơ hội tu tập Pháp cho hạnh phúc đời sau và chosựgiác ngộ. Sẽ không có cơ hội để tu tập Pháp cho mình và cho người khác. Chúngta ngập chìm trong khổ đau và rồi tạo thêm ác nghiệp. Cũng vậy, khi chếtvà táisinh trong các cõi thấp, chúng ta tiếp tục lang thang trong luân hồi bất tận.

Chúng ta khôngchỉ đến gần cái chết khi từng phút giây qua đi mà chúng ta còn đến gần các địangục nóng hay lạnh. Trước đây tôi đã lưu ý sự đến gần cái chết nhưng trên thực tếcòn tệ hơn nữa, chúng ta đến gần các đọa xứ.

Ba mức độhạnh phúc

Nếu bạn hiểuđược Lamrim, con đường đạo từng bước đến giác ngộ, bạn sẽ biết những lợilạc với thân người hoàn chỉnh này. Mức độ đầu tiên là hạnh phúc ở các kiếp sau,có nghĩa là sẽ nhận được thân của chúng sanh luân hồi sung sướng như thiên nhânhay thân người. Mức độ thứ hai là giải thoát khỏi luân hồi, vĩnh viễn thoátkhỏi gông cùm của nghiệp và vọng tưởng (phiền não). Mức độ thứ ba là đạtđượctrạng thái vô ưu vô trụ, Giác Ngộ viên mãn, dứt bỏ hẳn hai loại chướng: chướngbởi vọng tưởng và chướng che lấp trí huệ siêu việt.Ba lợi lạc này, nói cáchkhác là ba mức độ hạnh phúc, là điều Shantideva đã đề cập trong câu thơnêu ra ở trước, và Shantideva lưu ý chúng ta phải đạt được chúng một khiđangcó thân người tái sanh hoàn chỉnh hiện tại này.

Để nhận được balợi lạc này chúng ta cần đi theo các con đường đạo từng bước của ba mức độ củaba loại chúng sinh có căn cơ. Mức đầu tiên là sơ căn, được mô tả theo cách sauđây bởi Lama Atisha trong quyển Ngọn đèn Soi đường đến Giác Ngộ. Ngài nói rằngnếu động cơ chỉ nhắm tới việc cắt đứt hoàn toàn sự bám chặt vào cuộc đờinày vàđạt được thân của chúng sanh luân hồi sung sướng ở kiếp sau thì nhờ vào việcnhận ra những sai trái của hành vi phi đạo đức, hành giả buông bỏ mười điều ác,làm mười điều thiện. Người này vì bảo vệ được nghiệp (làm lành lánh dữ –ND),sống đạo đức, mong có hạnh phúc đời sau, nên là một chúng sanh sơ căn.

Với mức độ thứhai tức trung căn, hành giả thấy được rằng toàn bộ cõi luân hồi –vọng tưởngcùng với nghiệp sẽ tạo ra các uẩn này – chỉ là đau khổ. Vì bị ô nhiễm bởi mầmmống vọng tưởng nên các uẩn lại tạo ra luân hồi kiếp sau lần nữa. Khi thấy biết luân hồi toàn là đau khổ như trong nhà lửa, người này sẽ quay lưngvới luân hồi sanh tử, quyết tâm buông bỏ luân hồi. Họ hoàn toàn không còn bịluân hồi, kể cả những gì tốt đẹp nhất của luân hồi, cám dỗ. Mong muốn của cácchúng sinh trung căn là thoát khỏi luân hồi, khỏi gông cùm của nghiệp vàvọngtưởng, và phương pháp để đạt được điều này là thực hành con đường đạo của batu tập cao hơn, đó là Giới, Định và Huệ (Tam vô lậu học-ND).

Bây giờ ở mứcđộ thứ ba, người thượng căn, hoàn toàn từ bỏ sự nuông chiều mình, thay vào đólà chăm lo chúng sinh khác, mong muốn đạt giác ngộ tối thượng vì lợi íchcủa chúngsanh. Phương pháp để đạt được ước nguyện này là thực hành đường đạo củathừa nhân tức Đại Thừa (Paramitayana), họ tu tập lục độ paramitas của một vị Bồtát (Bố thí, Nhẫn nhục, Trì giới, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ). Trên căn bảnnày người thượng căn cũng tu thừa quả tức là Kim cang thừa (Vajrayana).

Việc tu tập conđường thượng căn tùy thuộc vào việc tu tập con đường từng bước của trungcăn,một cách tổng quát, họ cần có thái độ hoàn toàn buông bỏ luân hồi và tu tập Tamvô lậu học. Và đến lượt việc tu tập con đường trung căn phải tùy thuộc việc tutập con đường từng bước của sơ căn, điều này có nghĩa là một cách tổng quát, họphải có thái độ dứt bỏ sự bám chặt vào cuộc đời này và tu tập Giới hạnh nhưmười điều thiện. Thuật ngữ một cách tổng quát được dùng ở đây bởi vì thái độ vàsự thực hành của đường đạo thứ nhất làm nền tảng cho đường đạo thứ hai và thứba, và thái độ và sự thực hành của đường đạo thứ hai làm nền tảngcho đường đạo thứ ba.

Khai mở Cánhcửa Pháp cũng mô tả ba đường đạo như sau:

Bất kỳ aithực hành Pháp hay các hoạt động thế gian với mong muốn tái sanh ở cõi trời haycõi người trong kiếp sau thì được gọi là chúng sanh sơ căn. Mọi hoạt động vìđộng cơ này sẽ là nhân cho cõi luân hồi mà thôi. Bất kỳ ai muốn giải thoát khỏiluân hồi và họ thực hành Pháp quay lưng với các pháp thế gian thì được gọi làchúng sanh trung căn. Những hoạt động như vậy được gọi là thiện đức và là nhâncho sự giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Bất kỳ aimà có những hoạt động không chỉ nhằm đạt được sự tự giải thoát mà còn nhắm tớisự giải thoát tất cả chúng sanh thì người đó được gọi là chúng sanh thượng căn.Những hoạt động này là nhân cho sự thành tựu giác ngộ.

Ba loạichúng sanh này được phân biệt hoàn toàn căn cứ theo tâm.

Một chúng sanhcó căn cơ phải là một trong ba loại chúng sanh vừa mô tả ở trên. Chúng ta phảisoi rọi lại tâm mình, xem có thuộc vào một trong ba loại này hay không. Nếukhông, chúng ta cố gắng đi vào được ba loại căn cơ đó.

Súc sinhmang thân người

Như PanchenLama Losang Chokyi Gyaltsen có giải thích trong luận giảng của Ngài về quyểnNgọn đèn Soi đường đến Giác Ngộ của Lama Atisha như sau:

Những aisống trên đời chỉ nhắm đạt tới được hạnh phúc của đời này thì thực ra khôngphải là chúng sanh có căn cơ – họ là những chúng sinh tầm thường.

Các sinh vậtchẳng hạn như chuột, muỗi không nghĩ gì khác hơn ngoài sự vui sướng của đờihiện tại, và mọi hoạt động của chúng chỉ để tìm kiếm điều đó thôi. Cho nênchúng là những chúng sinh tầm thường. Những gì chúng nó làm chỉ nhắm tớicuộcđời này chứ không có gì đặc biệt. Khi có được thân người đặc biệt, thân ngườihoàn chỉnh, chúng ta phải luôn cố gắng làm sao để không giống như những chúngsinh tầm thường, những súc sinh ngu muội. Các hoạt động của chúng ta không thểgiống như con vật. Nói cách khác, chúng ta không nên sống một cuộc sốngynhư các sinh vật không phải con người – các sinh vật đó không có được một thânngười quý báu.

Đạt được điềunày hay không tùy thuộc vào thái độ của chúng ta. Chúng ta phải luôn canh chừngtâm của mình, coi tâm như một đối tượng mà ta luôn quán sát nó. Chúng taphảilà thám tử theo dõi tâm. Điều này sẽ cho chúng ta sự tự do, cho phép chúng tanhận ra cách suy nghĩ sai trái hay còn gọi là động cơ phi đạo đức, đồng thờicũng nhận ra cách suy nghĩ đúng đắn hay còn gọi là động cơ đạo đức. Cảnhgiácnhận biết các thái độ của chính mình sẽ giúp chúng ta có được sự tự do đểchuyển hóa tâm từ phi đạo đức thành ra đạo đức. Được như vậy, đời ta mớivượttrội hơn đời của một súc vật và chúng ta mới hoàn thành được mục tiêu với tưcách một con người. Cụôc sống trở nên có ý nghĩa. Nếu không được như thếthì,giống như một diễn viên trên sân khấu mang mặt nạ hay mang y phục của một vịthần trong điệu vũ tôn giáo, chúng ta đang mang một mặt nạ con người trong khiở trong tâm, chúng ta là một súc sinh. Chúng ta là một súc sinh mang thânngười.

Trong tác phẩmBồ Tát Hạnh , ngài Shantideva vĩ đại có nói:

Đã nhậnđược sự tự do này một lần, nếu tôi không luyện tâm cho được đạo đức thìtôi làm gì được khi tôi tái sinh trong các đọa xứ,với vô minh và khổ đaubất tận?

Thật y như mộtgiấc mơ đẹp vì đang có được thân người quý báu này với tám tự do và mườithuậnlợi; giống như người hành khất tìm thấy một triệu đô la trong thùng rác.

Shantideva khẳngđịnh rằng nếu chúng ta không luyện tâm cho được đạo đức, chúng ta sẽ sinh vàocác đọa xứ mà tiếng Tây tạng gọi là ngen-song. “Ngen” có nghĩa là “xấu ác” chỉ chonghiệp bất thiện. “Song” có nghĩa “đi tới”. Nghĩa của từ này: vì nghiệp bấtthiện một người phải đi tới; tâm thức sẽ di trú vào thân một súc sinh,một quiû đói hay một chúng sinh địa ngục.

Nếu một chúngsinh sinh ra trong thân một con chó, một con heo hay một con sâu chẳng hạn,chúng sinh đó sẽ ngu muội đến nỗi không có được tự do để hiểu được các ýnghĩacủa đạo đức và phi đạo đức. Dù có ai ghé sát lỗ tai một con vật giải thích ýnghĩa về đạo đức hay phi đạo đức đó hằng bao nhiêu kiếp thì không có cách nàođể con vật hiểu được ý nghĩa muốn nói. Đó là lý do tại sao ngài Shantideva nói“một khi tôi sinh ra trong đọa xứ mê muội và đau khổ bất tận thì tôi cònlàm gìđược?”. Vào lúc đó chúng ta không thể làm gì được, đối với chúng ta mọi sự đãchấm dứt. Cho nên trước khi có thể tái sanh trong các cõi bất hạnh đó chúng tahãy khôn ngoan nhanh chóng thực hành Pháp.

Khi cóđược thân người quý báu này, bạn sẽ tự do luyện tâm mình cho được đạo đức,luyện tâm theo Pháp, cho nên, bạn hãy tích lũy nhiều thiện hạnh, đặc biệt thiệnhạnh chính sẽ là tập trung nỗ lực luyện tâm trên đường đạo từng bước đếngiácngộ để có được ba loại căn cơ. Điểm chính là luyện tâm theo Lamrim.

Thiền địnhvề Lamrim

Trong luậngiảng Lamrim, ngài Pabongka Dechen Nyingpo giải thích rằng việc thiền định trựctiếp về Lamrim là rất tốt cho dù chỉ thiền định lời cầu nguyện Lamrim màLamaTsong Khapa đã viết trong tác phẩm Nền tảng của mọi Phẩm tính Tốt. Thiềnđịnhtrực tiếp có nghĩa là chúng ta trì tụng lời cầu nguyện Lamrim, luôn luônnhấttâm với các ý nghĩa của lời cầu nguyện và nhờ vậy sự thực hành sẽ trở thành sựThiền định trực tiếp về toàn bộ con đường đạo đến giác ngộ. Sự thiền định nàyquan trọng hơn nhiều so với việc trì tụng câu chú hay thậm chí cũng quantrọng hơngặp được Phật. Điều này có thể giải thích được. Tại sao? Ở trong kỳ nhậpthấtẩn tu, tại sao chúng ta thiền quán Đạo sư Du già, quán tưởng sự bất khả phângiữa đạo sư và vị hộ pháp bổn tôn? Tại sao chúng ta thiền quán các vị hộphápbổn tôn và trì tụng các câu chú rất nhiều biến (lần) như vậy? Là để giúpchúngta thành tựu con đường đạo Lamrim. Nếu chúng ta không hiện thực hóa đượcba cănbản của con đường đạo đến giác ngộ (từ đây trở đi, ba căn bản được hiểu là gồmcó: buông bỏ, bồ đề tâm, tánh Không-ND) thì chúng ta sẽ không thể thành tựuđược con đường Tantra. Chúng ta có thể có một số kinh nghiệm đến một mứcđộnhất định nhưng không thể thành tựu được con đường đó.

Nói ví dụ, nếukhông thực chứng tánh Không thì không thể nào đạt được Tịnh quang (Chânnhư-ND), thân huyễn hay sự hợp nhất của địa vị Vô lậu học giữa thân thiêngliêng thanh tịnh nhiệm mầu hoàn hảo và tâm thiêng liêng nhiệm mầu hoàn hảo.Cũng vậy, nếu không có được ít nhất là mức tâm bồ đề có dụng công thì ngay cảviệc Thiền quán nội hỏa cũng không tạo được nhân cho giác ngộ. Không có sự chứngngộ hiện thực về bồ đề tâm thì không thể thực chứng được Tịnh quang và thânhuyễn của giai đọan thành tựu. Để đạt được Tịnh quang, nhân của Pháp Thân(dharmakaya) và thân huyễn, nhân của Sắc Thân (rupakaya) hành giả cần tích lũyvô lượng công đức. Nhân tố giúp tích lũy vô lượng công đức cần có để đạtđếnTịnh quang và thân huyễn, chính là bồ đề tâm.

Khi nhập thấtẩn tu về các hộ pháp bổn tôn, chúng ta trì tụng chú để cho chúng ta có khả năngcó được những chứng ngộ Lamrim bên trong tâm chúng ta. Chúng ta thực hành phéptu Đạo sư Du già để nhận được các ân phước để có thể thể hiện được đườngđạoLamrim trong tâm chúng ta. Mọi việc được làm là nhắm tới lý do này.

Sẽ không cócách nào đạt giác ngộ, thành tựu đường đạo Tantra trừ phi ba căn bản đượcthực chứng trong tâm bạn. Cho dù hành giả có khả năng trì tụng hàng triệuchú và thậm chí thấy được Phật, cũng không có cách nào đạt đến giác ngộ trừ phingười đó thực hiện được ba căn bản của đường đạo . Những gì Ngài PabongKaDechen Nyingpo nói ở đây thật có ý nghĩa. Để hoàn thành đường đạo Tantra, hànhgiả phải luyện tâm trên đường đạo chung, đó là ba căn bản của đường đạo,làlamrim; không thể bỏ qua nó được.

Thiền định trựctiếp Lamrim dù chỉ một lần cũng quý hơn các phép tu tập khác bởi vì nó đểlại dấu ấn về toàn bộ đường đạo đến giác ngộ trong dòng tâm thức tương tục,khiến sớm muộn gì cũng sẽ hiện thực hóa được toàn bộ con đường. Đây chính lànhững gì thực sự sẽ mang chúng ta đến giác ngộ. Nếu bỏ qua việc thiền định Lamrimthì cho dù chúng ta ẩn tu bao nhiêu lần hay tu tập bao nhiêu phép tu khác,chúng ta sẽ không tìm thấy sự thay đổi nào trong tâm. Ngay cả sau khi trì tụngchú đến hàng triệu biến, mòn cả xâu chuỗi và ngón tay thì tâm vẫn chẳng thay đổigì.

Tại sao khôngcó gì xảy ra? Tại sao không có sự thay đổi trong tâm? Tại sao chẳng có sự chứngngộ nào? Tâm của ta vẫn giữ nguyên mức độ – hay có khi còn tệ hơn – bởi vì trênthực tế, chúng ta không luyện tâm theo Lamrim, đường đạo từng bước đến giácngộ. Sẽ có nguy hiểm khi bỏ qua sự thực hành cốt lõi này giống như bỏ qua thâncây và lại đi tìm kiếm các cành cây.

Ở phương Tây cónhiều loại hình thi đấu : đua xe, đua ngựa, chạy bộ, đi bộ. Và cũng ngayở đâykhi đi tìm hạnh phúc cho các đời sau hay sự giải thoát và giác ngộ, chúng tanên có cuộc đua giữa việc tu tập Pháp với cuộc đời này. Hoặc ít nhất chúng tanên cố làm cho hai điều đó ngang bằng nhau. Trong khi cuộc đời qua đi từngphút, từng giờ, từng ngày – thì chúng ta nên thực hành Pháp làm cho nó ngangbằng với cuộc đời. Như đức Dalai Lama thường nói: “Nếu ta không thể khiến chotoàn bộ thời gian trọn ngày trở thành Pháp thì cũng làm cho ít nhất nửa ngàytrở thành Pháp” (và nói như vậy, không có nghĩa là bạn tu tập Pháp từ sáng sớmcho tới buổi trưa và sau đó không tu tập nữa).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 6272)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6193)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 4967)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 4949)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 10877)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6726)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3178)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 3959)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6182)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 4004)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]