Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phần Dẫn Nhập

06/01/201111:06(Xem: 9762)
1. Phần Dẫn Nhập

 

1

PHẦN DẪNNHẬP

 

Giống như việc nhàonắn bột bằng tay
Chắc chắnbạn chuyển hóa được tâm bạn theo cách bạn muốn.

KHAI MỞ CÁNH CỬAPHÁP

NĂM 1974, khi đang ởtrong hang động trước đây là nơi Lawudo Lama ẩn tu trong vùng Solu Khumbu ,Nepal,tôi (Lama Zopa Rinpoche-ND) quyết định xem lại tất cả các kinh sách của ông.Hầu hết là kinh sách thuộc truyền thống Nyingma (cổ mật) liên quan đến việc tutập các hộ pháp bổn tôn (deity), nhưng có một luận giảng mà nó là nền tảng củacả bốn truyền thống Phật giáo Tây tạng; đó là tác phẩm “Khai mở Cánh cửaPháp: Giai đoạn Đầu của việc Tu Tâm trên đường Đạo từng Bước đến Giác Ngộ”.

Được coi như bộ tuyểntập các lời khuyên dạy của nhiều Geshes Kadampa, cuốn Khai mở Cánh cửa Phápđược biên soạn bởi Lodro Gyaltsen, một đệ tử của Lama Tsong Khapa và đồng thờilà đệ tử của Khedrub Rinpoche.Ngài Khedrub là một trong hai trưởng tử tâm linhcủa Lama Tsong Khapa. Cuốn sách này trình bày giai đoạn khởi đầu của việcchuyển hóa suy nghĩ, tức luyện tâm – nói cách khác, đây là việc đầu tiên cầnthực hành nếu bạn muốn tu tập Pháp.

Chỉ đến khi đọc đượccuốn sách này tôi mới biết đích thực việc thực hành Pháp là như thế nào.Cảquãng đời trước đó tôi đã không biết được như thế. Thông thường, việc thực hànhPháp là tụng kinh, nghiên cứu, ghi nhớ, thảo luận, đọc lời cầu nguyện, hành lễ,vân vân. Nhưng chỉ đến khi đọc cuốn sách này tôi mới biết được việc thựchành lànhư thế nào. Tôi ngạc nhiên sửng sốt khi thấy rằng toàn bộ những việc làm củatôi trước đây không phải là tu tập. Tôi tự xét lại và thấy toàn bộ nhữnggì họcthuộc lòng và cầu nguyện suốt bao năm tháng đã không phải là Pháp. Từ bao nămtháng, không có gì là Pháp cả

Tôi sinh năm 1946, gầnLawudo xứ Thami, Nepal. Khi tôi khoảng ba hay bốntuổi, mẹ tôi gửi tôi vào một tu viện gần nhà để chú tôi dạy chữ. Ông ta là mộttu sĩ theo truyền thống Nyingma.Nhưng việc học không kéo dài lâu vì tôi quánghịch ngợm, tôi hay trốn khỏi tu viện để chạy về nhà mẹ nhiều lần. Nên mẹ tôiquyết định gửi tôi đến một nơi vắng và xa hơn, đó là vùng Rolwaling. Rolwalinglà một địa danh huyền bí thiêng liêng của Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), ởđó có nhiều hang động được ban ân phước.

Một người chú khác nữatên là Ngawang Gendun đã đưa tôi đi Rolwaling. Chúng tôi phải đi vượt qua nhiềudãy núi đá rất nguy hiểm, đá rơi nằm trên lối đi có nước chảy băng qua, và rồi phảiđi qua vùng núi tuyết trong một hay hai ngày. Khi băng qua vùng núi tuyết chúngtôi đã thấy nhiều khe nứt của băng tuyết sâu tới hơn ba mươi mét tựa hồ như cóbiển dưới đáy. Thật là một chuyến đi gian khổ.

Tôi sống ở Rolwalingđựơc bảy năm, học đánh vần và học đọc. Thầy dạy học là chú Ngawang Gendun lúcđó đã là tu sĩ. Tôi học chữ cái và đọc tiếng Tây tạng , học thuộc lòng kinh cầunguyện, đọc Kangyur (Kinh Phật) vàTengyur (luận giảng của các vị tôn giảở ẤnĐộ) ngoài ra còn đi dâng lễ Pujas tại nhà các dân làng.

Ở Solu Khumbu nhiều cưsĩ không biết chữ. Các Lama cho phép họ tham dự các lễ quán đảnh nhưng họ khôngthể nhập thất ẩn tu. Các tu sĩ có thể đọc hiểu Kinh điển nên được nhập thất,còn cư sĩ trì tụng nhiều triệu biến Chú Lục Tự om mani padme hung và cáccâuchú khác. Vì không biết chữ, các cư sĩ được các Lama cho phép hành trì theo khảnăng của họ.

Lẽ ra các cư sĩ phải tựmình trì chú nhưng họ thường đến gặp các tu sĩ ở gần nhà và nhờ họ phụ đọc dùmcho đủ túc số đã phát nguyện. Họ mang khoai, nông sản khác đến và nói với tusĩ: “Tôi đã phát nguyện đọc mấy triệu biến của câu chú. Bây giờ tôi nhờ sư đọcgiúp cho tôi”. Họ đọc một số rồi yêu cầu vị sư đọc số lượng còn lại.

Tôi ở đó được bảy nămtụng đọc các Kinh Kangyur, Tengyur và Prajnaparamita(Bát Nhã Ba La Mật-ND) tạinhà các cư sĩ khi chú tôi được mời đến hành lễ Pujas. Có khi chúng tôi cử hành lễPujas cho người chết. Theo phong tục khi có người chết, thân nhân tổ chức lễPujas đặc biệt và cúng dường một số tiền lớn cho các tu sĩ và các người khác.

Khi tôi lên mười tuổi,tôi đi Tây tạng, đến ở tu viện của Domo Geshe Rinpoche gần Pagri. Tôi ở đó đượcba năm. Buổi sáng tôi tập học thuộc lòng Kinh điển, thời gian còn lại trongngày tôi đến nhà dân làng hành lễ Pujas. Tôi trải qua cuộc thi đầu tiên ởđóvới người quản lý dâng lễ cúng dường cho các tu sĩ . Pagri là một trung tâm muabán sầm uất, có nhiều thương gia đến từ Lhasa, Tsang hay từ Ấn Độ – từ rấtnhiều nơi.

Vào tháng ba năm1959, người Trung hoa đến Tây tạng nhưng vì Pagri gần biên giới Ấn nên chưa cógì nguy hiểm. Một năm sau tôi được chỉ dạy để thực hiện việc ẩn tu đầu tiên vềphép tu Đạo sư Du già “Lama Tsong Khapa Guru Yoga” ở một tu viện gần đó,có tênlà Pema Choling, một chi nhánh trực thuộc tu viện của Domo Geshe. Tôi chưa hiểubiết gì về thiền định. Tôi chỉ tụng các lời cầu nguyện, đọc Migtsemas (lời cầu nguyệnkhi tu tập Lama Tsong Khapa Guru Yoga-ND). Tôi cho là đã hoàn tất đợt nhậpthất, nhưng tôi không biết là đã tu như thế nào, cũng không biết đọc được baonhiêu câu chú.

Vào cuối năm 1959, cảmthấy sắp bị nguy hiểm, chúng tôi quyết định đi Ấn độ. Một ngày nọ, khi nghe tinrằng vài ngày tới, người Trung hoa sẽ đến, chúng tôi bí mật bỏ đi vào ban đêm.Chúng tôi chỉ cần vượt qua một ngọn núi là tới được nước Bhutan. Chúng tôi vượtbiên trong đêm tối, không thấy rõ đường, có lúc lội xuống bùn và trượt chân. Cónhững người du mục ở ngay biên giới. Nếu để họ thấy sẽ nguy hiểm vì nghenói cócông an ở cùng với họ, nhưng may thay, dù có chó sủa nhưng không người du mụcnào ra khỏi lều cả.

Cuối cùng chúng tôi cũngđến được Ấn Độ. Chúng tôi đến Buxa Duar, xứ Tây Bengal; tại đây chính phủ Ấnđộ thu xếp cho các tu sĩ từ các tu viện Sera, Ganden và Drepung được địnhcư tiếp tục tu tập. Khi còn là thuộc địa Anh, thì Buxa là nơi giam giữ các tùnhân trong đó có Mahatma Gandhi, Nehru. Dãy nhà lúc trước Mahatma Gandhibịgiam nay trở thành nơi các ni sư ở, và chỗ Nehru bị giam nay trở thành phòngcầu nguyện của Tu viện Sera.

Tôi bắt đầu học triết lýPhật giáo với Geshe Rabten Rinpoche, học cuốn các “ Chủ đề Tập hợp” (CollectedTopics -Dura), một môn học tranh luận đầu tiên. Nhưng Geshe Rabten có nhiều đệtử và rất bận rộn nên một người học trò của Geshe là Gen Yeshe, người vừa mớiqua đời, hồi đó đảm nhận dạy tôi. Sau đó, tôi theo học với Lama Yeshe.

Khi ở Buxa, tôi bị đauphổi vì điều kiện sống quá thiếu thốn. (Dĩ nhiên đó không phải là lý do duynhất, mà còn do nghiệp của tôi nữa!). Sau đó Lama Yeshe và tôi đi Darjeeling, ởlại đó chín tháng để tôi có điều kiện chữa bệnh. Và chính trong thời gian đó,tức là năm 1965, khi chúng tôi đang ở trong tu viện của Domo Geshe ởDarjeeling, chúng tôi lần đầu tiên gặp Zina Rachevsky, một đệ tử từ phương Tâyđến. Cha của Zina trước kia là một hoàng tử Nga, nhưng gia đình đã trốn sangPháp trong thời kỳ cách mạng Nga. Zina sinh ra ở Pháp. Sau đó gia đình sangđịnh cư ở Mỹ.

Zina muốn chúng tôi điđịnh cư ở Sri Lanka và mở một trung tâm Phật Pháp ở đó. Chúng tôi đã xinđược phép của đức Dalai Lama và chính phủ Tây tạng, nhưng Zina gặp trởngại nên việc đi Sri Lanka bất thành. Vì tôi là người Nepal nên cuối cùng chúngtôi quyết định đi Nepal.

Khi đến Nepal, chúng tôiở trong một tu viện Gelug gần Baudhanath Stupa, ngay ngoài thành Kathmandu. Mỗingày qua cửa sổ, Lama chăm chú nhìn đến một ngọn đồi đặc biệt. Ngài dường như bịngọn đồi thu hút và vào một ngày nọ, chúng tôi đi xem ngọn đồi đó. Đó làđồiKopan.

Trong thời gian này, mẹtôi cùng một số bà con từ Solu Khumbu đi đến Kathmanduđể hành hương. Cứ mười hai năm một lần có một lễ hội đặc biệt và toàn thể cưdân vùng núi Himalaya xuống núi đi hành hương đến thung lũng Kathmandu.Năm đó họ yêu cầu tôi về lại quê nhà. Nên tôi về Solu Khumbu.

Vào dịp này, hang độngLawudo được giao lại cho tôi, và tôi bắt đầu xây dựng tu viện Lawudo. LamaYeshe cũng đang xây dựng tu viện Kopan. Hai tu viện được xây dựng cùng thời gianvà cùng lúc đó tôi tìm thấy được quyển sách của Lodro Gyaltsen.

Chuyển Hóa Tâm

“Khai mở Cánh cửa Pháp”chủ yếu dạy về sự vô thường, cái chết và những nhược điểm của ham muốn tức lànhững chướng ngại tạo nên bởi tám pháp thế gian (từ đây sẽ dùng từ bátphong-ND). Bát phong, tức tám thứ lo phiền này, là:

1. Vui sướng khi đượclợi (Lợi)
2. Buồn khổkhi bị thiệthại (Thiệt hại)
3. Muốn vuisướng (Sướng)
4. Khôngmuốn bất hạnh khổ sở (Khổ)
5. Muốnnghe những lời ưa thích (Khen)
6. Khôngmuốn nghe những lời không ưa (Chê)
7. Muốnđược cangợi (Vinh)
8. Khôngmuốn bị phê bình lăng mạ (Nhục)

Tôi không biết đến bâygiờ quyển sách này đã dịch ra tiếng Anh hay chưa. Về tư tưởng, quyển sách nàykhông phải khó hiểu nhưng có nhiều thuật ngữ cổ cần được giải thích.

Vào lúc đó tôi đọc quyểnsách thấy rất bổ ích. Nó dạy rằng, giống như nhào nắn bột bằng tay, chắcchắnbạn có thể chuyển hóa tâm theo cách bạn muốn. Tâm thức có thể được luyệnđể đitheo hướng này hay hướng khác. Giờ đây cách suy nghĩ của tôi không còn cứngngắc, nhưng vào thời điểm đó, khi hiểu được một ít ý nghĩa của giáo lý, tôi sẽ thấykhó chịu nếu có ai đến cúng dường (ý nói Rinpoche muốn tự nghiêm khắc bảnthân-ND).

Sau khi tìm thấy quyểnKhai mở Cánh cửa Pháp, tôi đã thực hiện một đợt ẩn tu hộ pháp bổn tôn (deity).Tôi cho rằng nhờ quyển sách này tôi đã hiểu được cách thực hành Pháp nênngayngày nhập thất đầu tiên tôi có được sự bình an hỉ lạc không thể tin được. Lúcđó, ảnh hưởng của bát phong được giảm đôi chút nên tâm tôi được tĩnh lặng hơnvà thanh tịnh hơn. Giống như dẹp bớt đất đáù ngăn cản đường đi, tâm tôi bớt đichướng ngại của bát phong. Đây là điều đã làm cho đợt nhập thất ẩn tu đóthànhcông. Mặc dù trước khi nhập thất tôi đã không đọc kỹ các lời hướng dẫn cho việctu tập tantra (Kim cang thừa-từ đây sẽ dùng từ tu tập tantra – ND) nhưngtôi đã nhận đượcân phước của hộ pháp bổn tôn vì chướng ngại trong tâm bớt đi.

Cố gắng kiểm soát tâmbạn cho sạch hết chướng ngại rồi thì Pháp thanh tịnh trong tâm sẽ mang bạn đếngần hộ pháp bổn tôn hơn. Mặc dù bạn có thể không quen với việc thiền định nhưngân phước của hộ pháp bổn tôn sẽ đến với bạn. Những dấu hiệu tốt ban ngàylúcđang thiền định cũng như ở ban đêm trong giấc mơ biểu lộ cho thấy hộ pháp bổntôn hài lòng với bạn và đang ban ân phước cho bạn. Dường như việc nhận được ânphước từ hộ pháp bổn tôn không tùy thuộc duy nhất vào sự hiểu biết thiềnđịnh tronggiai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu của đạo lộ tantra.

(Dĩ nhiên bạn không thểtiếp tục nhập thất nếu khi càng ẩn tu thì lung tức là gió, là bệnh bạn có, càngphát triển nhiều hơn. Sau khi tiếp xúc với Phật giáo Tây tạng bạn sẽ biết tấtcả về lung. Trước đó bạn không biết nhiều về nó. Ở đây, nguyên nhân chính củalung là không khả năng thực hành ý nghĩa chân thật của Pháp, tinh túy của giáolý này)

Kirti Tsenshab Rinpoche,người nắm giữ Phật Pháp thiêng liêng đã nói: “Toàn bộ Kinh điển của Phật(tiếngTạng là Kangyur) và các luận giảng của các vị Tôn giả (tiếng Tạng là Tengyur)đều nói tới sự điều phục tâm”. Toàn bộ các lời dạy này đều nhắm vào việcluyệntâm, chuyển hóa suy nghĩ. Toàn bộ Kinh điển của Phật nói tới sự chuyển hóa tâm,điều phục tâm.

“Khai mở Cánh cửa Pháp”dạy về chuyển hóa suy nghĩ như tôi đã lưu ý. Vì sao được gọi là chuyển hóa suynghĩ? Cái gì ngăn cản và làm mất hiệu quả việc chúng ta lắng nghe, suy ngẫm ýnghĩa của giáo lý, thiền định về đường đạo mà giáo lý nêu ra? Đó là bát phong,sự ham muốn bám chặt cuộc sống này. Mục đích đặc biệt của cuốn luận giảng nàylà kiểm soát bát phong– đây là sự chuyển hóa suy nghĩ.

Toàn bộ lời dạy củaLamrim- con đường đạo từng bước đưa tới giác ngộ- là chuyển hóa suy nghĩ. Mụcđích chính của Lamrim là điều phục tâm. Đây là lý do tại sao việc lắng nghe,suy ngẫm và thiền định về các lời dạy Lamrim rất lợi ích. Khi các lời dạy kháckhông có hiệu quả thì việc nghe giảng và đọc Lamrim có thể điều phục tâmbạn.Lamrim chứa đựng một sự sắp xếp đặc biệt có thể điều phục được tâm thức.

Cuốn Lamrim đầutiên được biên soạn bởi Lama Atisha với tiêu đề “Ngọn đèn Soi đường tới Giácngộ”. Tác phẩm đó bắt đầu bằng việc dạy quán về sự tái sinh được thân ngườihoàn chỉnh – tám tự do và mười thuận lợi. Tuy nhiên đến lượt Lama Tsong Khapa,ngài mở đầu cuốn sách bằng việc quán về sự sùng mộ thầy, coi đó là gốc của đườngđạo .

Giờ đây, chúng ta suyxét xem cái gì ngăn cản sự phát triển đạo lộ từng bước đưa tới giác Ngộ trongtâm ta, cái gì không cho phép chúng ta có được những thực chứng đầu tiên về lòng sùng mộ thầy hay sự tái sanh thân người hoàn chỉnh. Lại một lần nữa, đó làbát phong. Bát phong không cho phép việc thực hành Lamrim trở thành Pháp. Cáigì không cho phép các hoạt động thường nhật trở thành Pháp? Từ sáng sớm cho tớiđêm khuya cái gì không cho phép những hành động của chúng ta trở thành Pháp?Chính là bát phong, sự ham muốn bám chặt cuộc sống này. Đây là trở ngại ngăn cảnsự phát triển Lamrim ở trong tâm ta từ lúc bắt đầu tu tập cho đến khi Giác Ngộ,nó không cho phép chúng ta có được những thực chứng như sự sùng mộ thầy hay sựtái sinh thân người hoàn chỉnh.

Chúng ta cần luyệntâm bằng việc soi rọi lại những nhược điểm của bát phong và đối chiếu với nhữnglợi ích vô tận khi buông bỏ được bát phong. Đặc biệt, chúng ta luyện tâm bằngsự Thiền định về vô thường và chết. Một khi sự luyện tâm sơ khởi này được làm,bạn sẽ mở được cánh cửa Pháp. Rồi thì không chút khó khăn bạn sẽ có khả năng thựchành Pháp. Và bạn sẽ có khả năng làm được mọi hành động bạn muốn như nhập thấthay các Pháp hành khác. Nói chung, mọi hành động bạn làm đều là Pháp. Ngoài ra,bạn còn có khả năng bắt đầu phát triển trong tâm những thực chứng trên đườngđạo từ lòng sùng mộ thầy hay sự tái sinh thân người hoàn chỉnh cho tới sự giácngộ. Bạn có khả năng phát khởi, tiếp tục và hoàn tất con đường đạo đưa tới sựgiác ngộ trong tâm bạn.

Tất cả những kếtquả này đều đến từ sự luyện tâm ngay bước đầu tiên, đó là Khai mở Cánh cửaPháp. Nếu bạn thực hành được ý nghĩa của giáo lý này, bạn sẽ kiểm soát được bátphong thay vì để chúng điều khiển bạn. Thay vì bị tước đoạt sự tự do, bạn giànhlấy sự tự do cho mình. Nếu không, bạn sẽ không có tự do, không tự chủ độc lập.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 6594)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4382)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4494)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8400)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
13/02/2022(Xem: 5975)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 6824)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7015)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 11830)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
10/02/2022(Xem: 10895)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7043)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]