Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Phát huy tâm thức giác ngộ

05/01/201116:53(Xem: 10844)
12. Phát huy tâm thức giác ngộ

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TU
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhàxuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de laSagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

12
Phát huy tâm thức giácngộ

Yêu thương kẻ khác làmột sự lợi ích

Tịch Thiên xácnhận rằng hạnh phúc và hân hoan thoát ra từ ý chí của ta mong muốn đem đến sựtốt đẹp cho tất cả những sinh linh có giác cảm khác, trong khi đó, những khókhăn, những thảm trạng và tai họa là hậu quả của sự kiện ta chỉ biết lo nghĩđến chính ta.Tịch Thiên tự hỏi tại sao ta lại phải đề cập đến việc ấy : chỉ cầnnhìn vào những phẩm tính của Phật, Ngài ước mong đem đến những gì tốt đẹp chotất cả chúng sinh và số phận của chúng ta, tức thể dạng thường ngày mà chúng tađang gánh chịu ? Chúng ta sẽ dẽ dàng nhận thấy luận cứ ấy là đúng khi so sánhgiữa thử thách của những con người bình thường với những đức tính giác²ngộ vàtrí tuệ của chư Phật, điều ấy còn giúp ta so sánh giữa những xứng đáng và lợiích về lòng ước vọng thiết tha đem đến sự tốt lành cho những chúng sinh có giáccảm và những tệ hại và bất lợi của thái độ ích kỷ, chỉ biết hướng về sự tốtlành của chính ta.

Tịch Thiên tự hỏi tạisao trong khi mà tất cả chúng sinh, cũng như chính ta, đều có cùng một ước vọngđạt được hạnh phúc và loại trừ khổ đau, ta lại chỉ biết tìm cách phục vụ choquyền lợi của chính ta, làm tổn hại đến quyền lợi của kẻ khác – đến độ khôngcòn biết nghĩ gì đến kẻ khác ? Câu hỏi này nêu lên một sự thật lớn lao.Cũnggiống như chính ta, tất cả những chúng sinh khác đều mong mỏi được hạnh phúc vàloại trừ khổ đau ; mỗi người trong chúng ta đều hiểu rằng tiếp theo sau nhữngcảm nhận về hân hoan và hạnh phúc là những gì bất toại nguyện sẽ xảy ra. Cũngnhư chính tôi đây, với tư cách là một cá nhân, nếu đương nhiên tôi có quyềnthực hiện ước vọng đạt được hạnh phúc và loại trừ khổ đau, thì tất cả nhữngchúng sinh khác cũng có cái quyền ấy. Công nhận sự công bằng cơ bản nàytrên đâylà một điều thật hết sức quan trọng.

Vậy sự khác biệt giữanhững kẻ khác và ta là gì ? Dù rằng tất cả kẻ khác thật vô cùng quan trọng vàquý giá, nhưng ta chỉ biết nghĩ đến quyền lợi riêng cho một người. Mặc chosự đau đớn của kẻ khác có dữ dội đến đâu đi nữa, ta chỉ quan tâm đến sựsự an vui của chính ta mà thôi. Thế mà, mỗi khi nói đến sự an vui của nhữngsinh linh có giác cảm khác, ta có hiểu được chăng chữ khác chỉ định vô số chúngsinh. Dù cho sự đớn đau của môt chúng sinh khác đối với ta quá nhỏ nhoi đi nữa,nhưng những đớn đau của những chúng sinh khác khi cộng lại thì thật là vô biên.Vì thế, theo quan điểm dựa trên lượng chất, sự an vui của kẻ khác trở nênquan trọng hơn sự an vui của riêng ta rất nhiều.

Mặc dù ta chỉ nghĩ đến quyềnlợi của chính ta, nhưng khi những kẻ khác được hài lòng và hạnh phúc, ta cũngđược hửng lây. Trái lại, nếu những kẻ khác luôn luôn đang btrong tình trạng đớnđau triền miên, chính ta cũng sẽ rơi vào một số phận như thế. Thật hết sức rõràng quyền lợi của kẻ khác liên hệ chặt chẻ với quyền lợi của chính ta. Hơnnữa, ta đã thấy rõ qua kinh nghiệm cá nhân của ta, nếu ta càng bám níu vào «cái tôi » – tức càng chăm lo quyền lợi của riêng ta – thì những vấn đềtâm lý và xúc cảm của ta lại càng trở nên trầm trọng hơn.

Nhất định, quan tâm đếnchính ta là một điều hết sức quan trọng. Nhưng muốn thực hiện điều đó phảỉ biếtchọn môột thái độ thực tế hơn, có nghĩa là không nên xem quyền lợi của ta quantrọng quá đáng và hãy nghĩ đến sự an vui của kẻ khác nhiều hơn. Hãy tỏ rathương người nhiều hơn và quan tâm đến sự an vui của kẻ khác thực ra làthái độ rất lành mạnh dù chỉ để thỏa mãn quyền lợi của riêng ta. Khi ta biếthành động như thế, ta sẽ nhận ra một sự thay đổi quan trọng trong ta, đó là mộtthứ cảm tính an bình. Ta sẽ không hành động một cách ngược ngạo xem những việcnhỏ mọn trở thành to lớn giống như cả sinh mạng ta liên hệ vào đấy, và cả danhthơm của ta, cả cá tính của ta và cả kiếp sống của ta cũng bị hăm dọa. Nếu tachỉ biết thường xuyên nghĩ đến quyền lợi của riêng ta – và hoàn toàn quên đi sựan vui cũa kẻ khác – thì một biến cố nhỏ nhoi nhất cũng có thể gây cho ta nhữngbấn loạn mãnh liệt hay những vết thương trong nội tâm của ta. Kinh nghiệm cánhân chứng minh cho ta những điều đó.

Tóm lại, thái độ thươngngười đó thật lợi ích vừa cho kẻ khác lại vừa cho ta nữa. Đặt tâm thức ta dướisự nô lệ của ích kỷ sẽ kéo dài vô tận những cảm tính bất toại nguyện, thiếuthốn và bất hạnh mang tính cách nhất thời hay lâu dài. Ta phung phí cơ duyêntuyệt vời mà ta đang có – tức cơ duyên được làm thân con người, được thừa hưởngnhững khả năng tuyệt mỹ, như trí thông minh có thể giúp ta đặt được những mụctiêu cao cả nhất. Vì vậy thật hết sức quan trọng phải biết ước lượng những hậuquả do những hành vi của ta gây ra trong nhất thời và trong lâu dài. Có phươngcách nào hơn để đem đến cho cuộc sống làm người của ta một ý nghĩa, nếu khôngphải đó là phương cách suy tư về bồ-đề tâm, tức ước vọng thương người mong đạtcho được giác ngộ vì sư an vui của tất cả những sinh linh có giác cảm ?

Làm phát sinh tâm thứcgiác ngộ

Về phần riêng tôi,tôi không dám nghĩ rằng đã đạt được tâm thức giác ngộ – hay Bồ-đề tâm – dù tôihết sức mến phục những điều đó, nhưng tôi cảm thấy cảm tính mến phục ấy đã đemđến sự phong phú cho tôi và nguồn can đảm cho tôi, và đó cũng là nền móng xâydựng hạnh phúc của tôi ; chính nhờ nó, tôi mới đủ khả năng giúp kẻ khác đượchạnh phúc, và tôi đã cảm nhận được sự hài lòng và hoan hỉ. Tôi hoàn toàn hysinh cho lý tưởng thương người đó và tôi sẽ luôn luôn trung thành với lý tưởngđó – dù cho tôi ốm đau hay khoẻ mạnh, trong suốt tuổi già của tôi haytrong khi chết – và đối với nó, tôi tin chắc rằng tôi sẽ luôn luôn giữ đượclòng mến phục sâu xa. Hỡi các bạn hữu của tôi, tôi mong muốn xin các bạn hãytập làm quen nhiều chừng nào hay chừng ấy với Bồ-đề tâm. Nếu có thể được, cácbạn hãy dốc hết nổ lực để làm phát sinh trong lòng các bạn thái độ thương ngườivà lòng từ bi.

1-10- Tư duy ấy đã biếnthân xác ô uế này thành một hình ảnh vàng ngọc và vô giá : ấy là Phật. Hãy nắmthật chặt vị thuốc mầu nhiệm này, tên gọi của vị thuốc là Tư duy của Giác ngộ !

Khi ta suy tư hờihợt về Bồ-đề tâm, ta thấy nó tương đối khá đơn giản ; nó tỏ ra không đến đỗiquá hấp dẫn như thế. Các cách thiền định tan-tra xem nó như cơ bản củamạn-đà-la (môt khái niệm quan trông của Phật giáo Tây tạng, dưới hình thức mộttranh vẽ, tượng trưng cho vũ trụ và những sức mạnh của vũ trụ giúp cho việcthiền định) và của các thần linh, điều này có thể tỏ ra vô cùng huyền bí chota, và cũng vì thế nên nó cũng trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, khi ta bước vàotu tập, Bồ-đề tâm sẽ trở thành vô tận. Với nó ta sẽ không gặp bất cứ một bấtngờ nào làm cho ta vỡ mộng hay thối chí, trong khi đó những cách thiền định dựavào thần linh, tụng kinh man-tra, cũng như các cách tu tập khác, đôi khi đưađến thất vọng, bởi vì ta đặt vào đó những tham vọng quá lớn. Sau nhiều năm tutập, ta có thể thốt lên : « Mặc dù tôi đã có tu tập thiền định dựa vào một thầnlinh và tôi cũng có tụng tất cả các kinh sách man-tra, nhưng tôi chẳng thấy mộttiến bộ nào cả ; tôi chẳng cảm nhận được một kinh nghiệm thần bí nào cả » Tutập về Bồ-đề tâm không đưa đến sự thất vọng đại loại như kiểu đó. Việc tu tậpBồ-đề tâm đòi hỏi một thời gian lâu dài, thật hết sức quan trọng khi ta bắt đầuđạt được một chút kinh nghiệm, hãy bộc lộ sự quyết tâm đó bằng những lời nguyệncầu dưới sự chứng kiến của một vị đạo sư hay trước một vị đại diện cho Phật.Hành vi này sẽ làm gia tăng thêm sức mạnh về Bồ-đề tạm của ta. Tu tập về Bồ-đềtâm là một nghi lễ đặc biệt, trong dịp này và trước mặt một vị thầy, ta phátnguyện cầu xin đạt được giác ngộ vì an vui của tất cả chúng sinh.

Phần đầu trong nghi lễnày là sự phát hiện ước vọng về Bồ-đề tâm. Làm phát sinh ước vọng thươngngười để đạt được Bồ-đề tâm vì sự an vui của tất cả chúng sinh tức là ta tự camkết không từ bỏ và không làm suy thoái lòng nhiệt tâm đó, không những trongkiếp sống này, mà trong cả những kiếp sống về sau nữa. Muốn thực hiện lời camkết đó phải noi theo một số giới luật. Phần thứ hai của nghi lễ là phát nguyệncủa người Bồ-tát ; người phát nguyện phải thực hiện xong phần thứ nhất của nghilễ.

Sau khi đã phát nguyện,dù muốn hay không, dù đièu ấy có đem đến thích thú hay không, ta phải xem nhữnglời phát nguyện ấy quý giá hơn mạng sống của chính ta. Sự quyết tâm giữvững những lời phát nguyện đó phải vững chắc như một quả núi ; ta hứa từ giờphút này phải noi theo những giới luật của người Bồ-tát và chọn một cuộc sốngphù hợp với sự tu tập giúp đạt đến giác ngộ.

Nhất định một số nhữngngười đọc quyển sách này không phải là những người tu tập Phật giáo. Một sốnhững người Phật giáo có thể cũng cảm thấy không mong muốn phát nguyện Bồ-đềtâm, và đặc biệt bước vào phần thứ hai của nghi lễ. Nếu ta cảm thấy thiếu khảnăng tuân theo giới luật của người Bồ-tát, ta không nên phát nguyên ; nhưngđiều này cũng không cấm cản ta làm nảy sinh lòng thương người trong ta, và cầuxin hạnh phúc sẽ đến với tất cả những sinh linh có giác cảm, để ta có đủ khảnăng đạt được giác ngộ toàn vẹn vì an vui của kể khác. Làm được như thế cũng đủ: ta sẽ rút tỉa được những điều xứng đáng qua hành vi phát lộ Bồ-đề tâm, nhưngkhông cần phải tuân theo giới luật. Nếu không phát nguyện, ta chỉ phát huy đượclòng ước vọng về Bồ-đề tâm mà thôi. Tùy vào sự phán đoán của quý vị về việcnày.

Khích lệ bởi lòng ướcmong giải thoát cho mọi chúng sinh
Tôi xin nhất quyết
Quy y Phật, quy y Pháp,quy y Tăng,
Cho đến khi nào đạt đượcgiác ngộ toàn vẹn.

Thúc đẩy bởi trí tuệ vàlòng từ bi,
Hôm nay đây trước mặtPhật,
Tôi xin được phát khởitâm thức Giác ngộ,
Vì sự an vui của tất cảchúng sinh.

Khi nào không gian còn tiếptục,
Khi nào chúng sinh còn hiệnhữu,
Tôi van xin vẫn còn đây
Để làm tan biến tất cả khổđau của thế giới này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2020(Xem: 8812)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 6582)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 5611)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 5663)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
20/03/2020(Xem: 7614)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 8800)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8678)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6392)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6320)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6307)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]