Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tựa Của Ngài Thupten Jinpa

05/01/201116:39(Xem: 10737)
Lời tựa Của Ngài Thupten Jinpa

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh: Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

Lờitựa
(CủaNgài Thupten Jinpa (1))

Hànhtrình đến Giác ngộ (2) là một tập Luận của Tịch Thiên(Shantideva), được Đức Đạt-Lai Lạt-ma bình giảng. TậpLuận nêu lên một điều tiên quyết: tất cả những lờiPhật dạy đều nhắm vào mục đích khuyến khích ta trau dồiTrí tuệ. Điều khẳng định này tuy có vẽ đơn giản nhưngthật ra đã phản ảnh một sự hiểu biết thâm sâu, và cũnglà trọng tâm của thông điệp Phật giáo. Tuy rằng một vàimôn đệ của Đức Phật sau này có chủ trương sai lạc đi,nhưng từ nguyên thủy Đức Phật đã dạy rằng nếu ta cóđạt được Giác ngộ hoàn hảo, thì chắc chắn sự Giácngộ ấy ta không đạt được bằng cách hành hạ thân xác,cũng không phải bằng những nghi lễ phức tạp hay bằng nhữnglời cầu nguyện, nhưng bằng cách bảo vệ thật kỷ cươngtâm thức của chính ta. Khi nào ta vẫn còn vướng mắc trongchu kỳ luân hồi vì vô minh cội rễ không cho phép ta quánnhận được bản chất thật sự về sự hiện hữu của bảnthân ta, thì khi đó xoá bỏ tấm màn vô minh vẫn còn là mộtyếu tố chính yếu thúc đẩy việc tu tập Trí tuệ. Hiểuđược như thế ta sẽ ý thức được tầm quan trọng củacon đường đưa ta đến sự hiểu biết.

Tậpthơ của Tịch Thiên được ghi chép từ thế kỷ thứ VIII,và ngay sau đó đã trở thành một văn bản nòng cốt giúpcho người Bồ-tát trên đường tu tập, một con đường thậtdài hướng đến sự hiển lộ hoàn toàn của Phật tính. Trongtập thơ này khởi sự từ chương V đến chương IX các chủđề như Bảo toàn sự Tinh tấn, Nhẫn nhục, Kiên trì, Suytư và Sự Hiểu biết Siêu nhiên được nêu lên và tập trungvào hai điều sau cùng trong số Sáu điều hoàn thiện Trí tuệ(3). Bốn chương đầu tiên tiên từ I đến IV của tập thơ– gồm có các chủ đề Tán tụng về Tư duy tỉnh thức ;Xám hối, Ý thức về Tư duy tỉnh thức và Ứng dụng vềTư duy tỉnh thức – lại dành riêng để nói đến các thểdạng khác biệt của Bồ-đề tâm (tức ước vọng đạt đượctâm linh tỉnh thức). Chương X trình bày những ước vọngvô cùng cảm động về lòng thương người của những vịBồ-tát.

TậpHành trình đến Giác ngộ khi mới được phổ biến đã sớmchinh phục được một số quần chúng rộng rải trên đấtẤn và Tây tạng – tác phẩm này được dịch sang tiếngTây tạng ngay từ thế kỷ thứ IX. Và suốt trong nhiều thếkỷ sau đấy, đã trở thành một « văn bản cội rễ », ảnhhưởng sâu đậm đến nhiều trào lưu quan trọng củaPhật giáo, các vị thầy lừng danh Ấn độ và Tây tạng thaynhau đưa ra nhiều lời bình giải.

Ảnhhưởng này vẫn không suy yếu trên giòng thời gian, Vị Đạt-LaiLạt-Ma hiện tại vẫn thường trích dẫn nhiều đoạn trongbài thơ trường thiên đó của Tịch Thiên vào những buổithuyết giảng của Ngài về Phật giáo. Ngài cho rằng tiếtthơ tứ tuyệt sau đây có thể xem là một rong những nguồnhứng khởi lớn lao và hùng mạnh nhất :

Khinào không gian còn tiếp tục,
Khinào chúng sinh còn hiện hữu,

Tôivan xin được còn đây,

Đểlàm tan biến những khổ đau của thế gian này.

ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma sẽ trình bày về chương IX của tâp thơ,dựa trên hai cách bình giải đáng chú ý nhất đã đượcsoạn thảo vào thế kỷ thứ XIX, hai cách bình giải này tiêubiểu cho hai trường phái Phật giáo khác nhau. Cách bình giảithứ nhất do Khentchen Kunzang Palden đưa ra trong tập luậnHương vị tuyệt vời về những lời giảng của Manjushri,và tập luận này thuộc truyền thống Ninh-mã (Nyingmapa). Cáchbình giải thứ hai của Minyak Kunzang Seunam trình bày trong tậpluận Ngọn đuốc sáng ngời, một tập sách phản ảnh đườnghướng của trường phái Cách-lỗ (Guélougpa). Không nhữngĐức Đạt-Lai Lạt-Ma đã trình bày thật cặn kẽ văn bảncủa Tịch Thiên, mà Ngài còn góp thêm những lời bình giảixuất phát từ những suy tư của riêng Ngài trong việc tu họcPhật Pháp. Những suy tư đó được trình bày riêng rẽ vớiphần bình giải của tập sách và mang tiểu đề « Sự hiểubiết siêu nhiên », trong mục đích giúp người đọc theo dõiphần trình bày văn bản nguyên thủy một cách dễ dàng hơn.Đức Đạt-Lai Lạt-Ma so sánh song song hai cách bình giải xưacủa Tây tạng, đồng thời trình bày thêm cách bình giảicủa riêng của Ngài. Với những lời bình giải trên đây,Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sẽ đưa ta đi sâu vào một trong nhữngtrước tác quan trọng nhất của Đại thừa, còn gọi là Cỗxe lớn.

Bàigiáo huấn này được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thuyết giảngtại viện Vajra Yogini trên đất Pháp vào tháng mười mộtnăm 1993, do lời mời của Hiệp hội những người Phật giáoTây tạng tại Pháp. Bài giáo huấn này là phần tiếp nốicủa một loạt thuyết trình đã được tổ chức trước đótrong vùng Dordogne (Pháp) từ tháng tám năm 1991, đề cập đếntám chương đầu tiên trong tập Hành trình đến Giác ngộ.Quyển sách này của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã ban cho chúngta những lời bình giải thâm sâu, minh bạch, hàm chứanhiều xúc động về một trong những tác phẩm cổ điểnvà đẹp nhất của Phật giáo.

ThuptenJinpa
Montréal,2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2012(Xem: 10096)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 10886)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8508)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8458)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11482)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 8480)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 13695)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 13408)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
07/01/2012(Xem: 9023)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
07/01/2012(Xem: 6601)
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]