Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phật sống Tây Tạng

05/01/201111:20(Xem: 17652)
1. Phật sống Tây Tạng

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

(The Power of Compassion)
Nguyên tác: His Holiness Dalai Lama - Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng soạn dịch
Nhà xuất bản Quảng Đức 2007
1
Phật sống Tây Tạng

Pico Iyer (ghi chép)

Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng. Một người có tướng mạo mạnh mẽ, lưng hơi khòm bước vào đưa đôi mắt sáng nhìn khắp mọi người, khuôn mặt hoan hỷ với nụ cười rộng không tắt trên môi. Tháp tùng theo sau ngài là các tăng sĩ mặc áo đỏ thẫm và đầu đội mão màu vàng. Vị mới đến đi thẳng lên điện Phật. Nơi đó, các vị phụ tá ngồi nghiêm trang phía trước ngài. Khi mặt trời ló dạng, tiếng tù và vang vọng cả một vùng thung lũng ở bên dưới, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trì một nghi lễ đón mừng năm mới, năm con Rồng Đất.

Vào ngày mùng hai Tết Losar, hội mừng xuân mới của Tây Tạng, vị Phật sống của khoảng mười bốn triệu người về tiếp kiến công chúng. Đến tám giờ sáng, đoàn người đến viếng thăm ngài đứng thành một hàng dài nửa dặm dọc theo con đường núi quanh co ở bên ngoài ngôi nhà gỗ thoáng khí của ngài ở vùng núi. Họ là những người sơn cước phong trần trong những chiếc mũ rộng vành, những người Tây Phương để tóc dài, những bé gái mặc những bộ áo lụa đẹp nhất, tất cả sáu ngàn dân làng, và hàng ngàn người khác nữa.

Tiếp đó là ba mươi người khách với y phục bám bụi đường vừa rời khỏi Tây Tạng đứng chen chúc ở bên trong ngôi nhà. Khi trông thấy vị lãnh tụ lưu vong của mình lần đầu tiên sau gần ba mươi năm, họ liền oà lên khóc nức nở, rồi những tiếng sụt sịt sau đó. Trong suốt những khoảnh khắc đó, Tenzin Gyatso, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của Tây Tạng, hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm qua danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, một dòng truyền thừa không gián đoạn kể từ 597 năm qua, vẫn trầm tĩnh an nhiên.

Sau đó ngài giải thích rằng, ở Tây Tạng lễ Losar thường được cử hành trên sân thượng của cung điện Potala cao mười ba tầng, với những cái bánh nướng được bày ra cho mọi người. “Mỗi năm tôi lại thực sự lo ngại khi nhìn người ta cứ nhào tới lấy bánh. Thứ nhất là toà nhà lâu đời có thể sụp đổ bất cứ lúc nào và thứ hai, có thể có một người nào đó rơi từ trên nóc nhà xuống dưới đất. Bây giờ việc đó diễn ra ở đây lặng lẽ hơn nhiều”. Giọng nói của ngài trở nên trầm ấm thân tình.

Từ năm 1959, cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống lại những lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc đã đưa đến việc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong ở Ấn Độ, nhưng tinh thần của nền tín ngưỡng cổ truyền, có tính chất như truyện cổ tích, vẫn còn sống mạnh mẽ ở Dharamsala này -- nơi trước kia vốn là đồn lính của chính quyền thuộc địa Anh Quốc, cách thủ đô New Delhi 250 cây số về hướng Bắc. Ở đây, với một nhà tiên tri quốc gia, một lạt ma có quyền năng làm mưa, một số y sĩ, mấy nhà chiêm tinh và một nội các gồm bốn người, Đức Đạt Lai Lạt Ma, là hóa thân của tất cả những gì mà ngài đã làm kể từ khi bước lên ngai sư tử ở Lhasa vào năm lên bốn tuổi.

Nhưng dù “Người bảo hộ xứ tuyết” (Protector of the Land of Snows) có tất cả những nét huyền bí của vương quốc huyền diệu mà người Tây Phương tưởng tượng lại và đặt tên là Shangri-la, ngài vẫn là một nhà lãnh đạo trong cõi giới trần tục này. Từ năm mười lăm tuổi ngài buộc phải lo toan với những nhu cầu của nhân dân ngài trước những mưu đồ đối nghịch của Bắc Kinh, Washington và New Delhi. Tình trạng luôn luôn nóng bỏng đó đã đi tới cực điểm trong mùa thu vừa qua khi người Tây Tạng nổi dậy ở Lhasa, chính quyền Trung Quốc đã giết chết ba mươi hai người, Đức Đạt Lai Lạt Ma mở cuộc họp báo lớn đầu tiên của ngài ở Dharamsala, và Quốc Hội Hoa Kỳ nhất trí lên án hành động của Trung Quốc.

Những cuộc nổi dậy đã bộc phát trong mấy tuần vừa qua, nhưng ngay cả trước đó, vị tu sĩ Phật Giáo khiêm tốn này đã thấy mình không chỉ là biểu tượng tinh thần nối kết một trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong với sáu triệu người vẫn sống dưới ách thống trị của Trung Quốc mà còn là một nhân vật lãnh đạo về chính trị cho xứ sở nữa. Ngài cười vui vẻ và nói “Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có lẽ là người nổi tiếng nhất trong tất cả các vị Đạt Lai lạt Ma. Nếu người Trung Hoa đã đối xử với ngưòi Tây Tạng giống như người anh em thực sự thì có lẽ vị Đạt lai Lạt Ma này không nổi tiếng như vậy. Vì thế, tất cả là nhờ có người Trung Hoa”. Mắt ngài sáng lên một cách châm biếm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, điều hành một chính phủ lưu vong, là một tiến sĩ siêu hình học. Nhưng có lẽ điều kỳ diệu duy nhất về ngài chính là tính nhân bản thành thực và mạnh mẽ nơi ngài. Với phong thái riêng, vị Phật sống qua hình ảnh quen thuộc với đôi giầy màu nâu cùng bộ y mầu đỏ thẫm của mình, và cặp mắt vẫn có nét tinh nghịch mà thuở ấu thời từng làm cho các lạt ma của mình phải hốt hoảng vì tài chơi trò trốn tìm nghịch ngợm.

Ngài thích chăm sóc vườn hoa, ngắm bầy chim rừng, sửa chữa những chiếc đồng hồ, máy thu thanh và nhất là hành thiền tĩnh tọa. Và ngay cả đối với những kẻ đã giết tới một triệu hai trăm ngàn người dân của ngài và phá hủy sáu ngàn hai trăm năm mươi bốn ngôi tự viện của Tây Tạng, ngài vẫn tha thứ cho họ. Ngài nói: “Là những hành giả tu theo giáo lý Đại Thừa, chúng ta cầu nguyện mỗi ngày để phát triển một loại tâm từ bi vô giới hạn. Vì vậy không có lý do gì để nuôi dưỡng lòng thù hận người Trung Quốc. Chúng ta hãy phát khởi đại bi tâm đối với họ”.

Vị Phật vương thứ mười bốn của Tây Tạng ra đời trong một gia đình nông dân ở ngôi làng nhỏ Takster vào năm 1935. Khi ngài được hai tuổi, một phái đoàn tăng sĩ tìm đến ngôi nhà nhỏ của ngài do có sự xuất hiện của những dấu hiệu như: một xác chết có vẻ như cử động, linh cảm từ hồ thiêng và những đám mây lành, cho thấy ngài là hóa thân mới của vị thần chủ của Tây Tạng. Hai năm sau đó, sau khi trải qua những cuộc trắc nghiệm phức tạp, chú bé đã được một phái đoàn gồm mấy trăm người cung thỉnh về thủ đô Lhasa.

Ở đó ngài sống xa gia đình cùng với người anh trai trong cung điện Potala rộng lớn với một ngàn căn phòng và học một khóa giáo lý kéo dài mười tám năm. Lên bảy tuổi, ngài tiếp phái đoàn của Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt và cầu nguyện trước hai mươi ngàn tăng sĩ. Nhưng lúc đó ngài vẫn là một lạt ma tí hon bình thường, thích chạy quanh cung điện trên chiếc xe hơi đạp và đùa nghịch với các anh em ruột của mình, Tenin Choegyal, em trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại “ Một ngày mùa hè, vào năm tôi được bảy tuổi, mẹ tôi đưa tôi đến cung điện mùa hè Norbulingka để thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi chúng tôi tới nơi, ngài đang tưới nước những cây kiểng của mình, và ngài đã chỉa ngay vòi nước vào tôi”.

Cũng trong khoảng thời gian đó, lạt ma tí hon tinh nghịch lần đầu tiên biểu lộ những năng khiếu về khoa học của mình. Ngài tự học những nguyên tắc của động cơ nổ và tự sửa chữa cái máy phát điện của Cung Điện Potala khi nào nó trục trặc. Ngài chỉ được phép nhìn ra thế giới bên ngoài qua tấm màn lụa của chiếc kiệu bằng vàng của mình, vì vậy ngài dùng máy chiếu để xem những cuốn phim mà ngài thích như loạt phim “Tarzan”, phim “Henry V, vua Anh Quốc”, và nhất là những cuốn phim thu hình chính thủ đô Lhasa. Ngài nhớ lại là mình thường trèo lên nóc điện Potala lấy ống viễn vọng kính và thích thú quan sát những cư dân của thủ đô Lhasa đang sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của họ.

Năm 1950, sự cô lập của “viên ngọc như ý”(“Wish-Fulfilling Gem”) và vương quốc miền núi của ngài bị phá hủy khi quân Trung Quốc tấn công từ tám hướng khác nhau. Bất ngờ nhà lãnh đạo nhỏ tuổi này phải học một khóa cấp tốc về chính trị, để rồi đến Bắc Kinh thương thuyết với Chu Ân Lai (Zhou Enlai) và Mao Trạch Đông (Mao Zedong). Cuối cùng, vào tháng ba năm 1959, khi một cuộc đụng độ đẫm máu diễn ra với ba mươi ngàn người Tây Tạng dũng mãnh vùng lên chống lại sự cai trị hung bạo của Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định trốn khỏi cung điện mùa hè, hóa trang thành một người lính thường và leo qua những rặng núi cao nhất thế giới. Hai tuần sau, bị bệnh tiêu chảy và ngồi trên lưng một con trâu yak, “Vị thủ lĩnh hoa sen trắng” (“Holder of the White Lotus) đã đi vào đất Ấn Độ như một người lưu vong cùng với tám chục ngàn người dân Tây Tạng khác.

Kể từ đó ngài đã phải sống với sự cố gắng giữ thăng bằng trên sợi dây chính trị thế giới. Ngài là một vị khách của một quốc gia muốn ngài giữ im lặng và là một kẻ địch của quốc gia mà nhiều nước trên thế giới đang ve vãn. Không nản chí, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức năm mươi hai khu định cư của người Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal cũng như thiết lập những viện bảo tồn nghệ thuật, kinh sách và y học truyền thống của Tây Tạng.

Trong mấy năm sau đó, ngài bắt đầu đi vòng quanh thế giới giống như một vị Giáo Hoàng của Phật Giáo để diễn thuyết ở Đại học Harvard, Hoa Kỳ, tiếp kiến Đức Giáo Hoàng John Paul đệ nhị và gặp các tín đồ PG trên khắp thế giới, dù họ là nông dân thất học hay là diễn viên (diễn viên điện ảnh người Mỹ Richard Gere -- người bắt đầu nghiên cứu PG từ năm 1982). Ngài muốn luôn luôn nhìn thấy những phương diện tích cực của đời sống, ngài cảm thấy rằng sự lưu vong cũng có những mặt tốt của nó. “Khi chúng tôi ở Tây Tạng, có những hoạt động nghi lễ chiếm nhiều thời giờ mà thực chất không có ý nghĩa gì nhiều. Tất cả những chuyện đó bây giờ không còn nữa. Tôi nghĩ như vậy là tốt. Bây giờ thì không cần đến những hình thức bên ngoài nữa”.

Nhiều người Tây Tạng thuộc thế hệ trẻ muốn vị lãnh đạo của họ có nhiều tính chiến đấu hơn. Họ ủng hộ đường lối bạo động, vì họ nhận xét rằng có hơn ba ngàn tù nhân chính trị chỉ ở riêng miền trung Tây Tạng và chính quyền Trung Quốc đã đưa ít nhất là ba trăm ngàn binh sĩ đến để chiếm đóng “nóc nhà của thế giới”. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn chủ trương đường lối ôn hòa. Ngài trình bày: “Khi tâm trí bị sự sân hận ngự trị thì nó có thể trở nên điên loạn. Người ta sẽ không thể quyết định đúng và không thể trông thấy sự thật. Nhưng nếu bình tĩnh và an định người ta sẽ trông thấy sự vật đúng như thật. Tôi nghĩ rằng các nhà chính trị cần phải có loại kiên nhẫn này. Chẳng hạn, so với các nhà lãnh đạo trước đây của Liên Xô thì ông Gorbachev là người bình tĩnh hơn nhiều và do đó hoạt động của ông hữu hiệu hơn”.

Tuy nhiên, hiếu hòa không có nghĩa là thụ động, ngài nói tiếp “rốt cuộc người Trung Quốc sẽ phải nhận thức rằng Tây Tạng là một quốc gia riêng biệt. Nếu Tây Tạng đã luôn luôn thật sự là một phần của Trung Quốc thì dù muốn hay không muốn, người Tây Tạng cũng phải sống với sự kiện này. Nhưng sự thật không phải như vậy, do đó chúng ta có tất cả những lý do để đòi hỏi quyền lợi của mình”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma dành nhiều thời giờ để suy nghĩ về việc Phật Giáo Tây Tạng có thể dạy như thế nào và có thể học như thế nào từ những nền giáo thuyết khác. Chẳng hạn ngài tin rằng Phật Giáo có thể hướng dẫn cho chủ nghĩa Marx biết cách thiết lập một chủ nghĩa xã hội đích thực “không bằng võ lực mà bằng lý luận, bằng một sự luyện tập tâm trí rất nhẹ nhàng, bằng sự phát triển tâm từ bi”. Ngài nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa niềm tin của ngài và tâm lý học, vũ trụ học, thần kinh học, khoa học, xã hội học và vật lý học. Ngài nói: “Có nhiều điều mà người đệ tử Phật chúng ta nên học từ những phát hiện mới nhất của khoa học. Và các nhà khoa học có thể học từ những giáo lý của Phật Giáo. Chúng ta phải làm công việc nghiên cứu và rồi tiếp nhận những kết quả. Nếu không phù hợp với những kết quả trắc nghiệm thì chính những lời giảng của Phật cũng phải bị loại bỏ”.

Sự cấp tiến của ngài có khi làm cho người Tây Tạng hoang mang, dù họ là những người sẵn sàng từ bỏ mạng sống vì vị lãnh đạo của mình. Trong bản hiến pháp sơ thảo mà ngài đã soạn vào 1963, vị Phật vương đã cho vào đó một điều trái ngược với ước muốn của người dân Tây Tạng, có thể làm cho ngài bị lên án. Đó là việc ngài đang xét lại cách thức mới để chọn vị Dalai Lama kế tục, có lẽ bằng một cuộc bầu cử giống như của Tòa Thánh Vatican của Ky Tô Giáo vậy, hoặc chọn theo tuổi tác, bãi bỏ tất cả những tập quán tìm kiếm vị hóa thân tái sanh. “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc, dù không nhất thiết phải có quyết định thật sớm, nhưng cũng phải có sự bắt đầu một cuộc thảo luận có tính cách chính thức hơn, để người dân có thể chuẩn bị tư tưởng cho việc này”.

Trong lúc đó, nhà lãnh đạo lưu vong tiếp tục sống một đời sống đơn giản, vô vị kỷ, giống như giáo lý Trung Đạo của Phật Giáo, không tranh chấp với thế gian và cũng không bị thế gian ảnh hưởng. Ngài vẫn không chịu ngồi hàng ghế hạng nhất trên các chuyến bay và vẫn luôn tự xem mình là một “tăng sĩ đơn sơ” (simple Buddhist monk). Dù là một trong những học giả uyên bác nhất và là một trong những người trí tuệ nhất của tất cả các nền triết học trên thế giới, ngài có tài thu tóm giáo thuyết của mình thành một điều thực dụng trong sáng, như đã kết tinh trong tựa đề cuốn sách xuất bản năm 1984 của ngài “ Từ Bi, Quang Minh và Trí Tuệ” (Kindness, Clarity and Insigh) do nhà xuất bản Snow Lion ấn hành.

Ngài nói “Tôn giáo thực sự của tôi là lòng từ bi” (My true religion is kindness). Đây là một điều không may mắn cho chính phủ Trung Quốc khi họ đụng phải một người như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bắc Kinh đã phỉ báng ngài khi gọi ngài là “thây ma chính trị, thổ phỉ và phản bội” (political corpse, bandit and traitor), “tên đồ tể tay dính máu, sống bằng thịt người (red-handed butcher who subsisted on people’s flesh). Nhưng bất cứ ai gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng cảm thấy sự nồng ấm, nhân ái và từ bi của ngài.

Đối với một người ngoài, đời sống của một vị Phật sống có vẻ rất cô đơn. Thêm nữa, trong mấy năm qua gần như tất cả những người thân cận của ngài, nhất là vị giáo sư của chính ngài, vị giáo sư phụ tá, mẹ và anh của ngài, là người xưa kia đã chơi đùa với ngài, đều đã lần lượt qua đời. Nhưng cũng như mọi điều khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận thực tại một cách sâu sắc nhất. Ngài nói: “Bạn cũ qua đời, bạn mới xuất hiện. Điều này cũng giống như ngày tháng vậy. Ngày tháng cũ trôi qua, ngày mới xuất hiện. Điều quan trọng là làm cho nó có ý nghĩa: một người bạn đầy ý nghĩa hay một ngày đầy ý nghĩa”.


1

TIBET’S LIVING BUDDHA

By Pico Iyer

Dogs bark in the Himalayan night. Lights flicker across the hillside. On a pitch-black path framed by pines and covered by a bowl of stars, dew ragged pilgrims shuffle along, muttering ritual chants. Just before dawn, as the snowcaps behind take on a deep pink glow, the crowd, that has formed outside the three storey Namgyal Temple, in northern India falls silent. A strong, slightly stooping figure strides in, bright eyes alertly scanning the crowd, smooth face breaking into a broad and irrepressible smile. Followed by a group of other shaven-headed monks, all of them in claret robes and crested yellow hats, the newcomer clambers up to the temple roof. There, as the sun begins to rise, his clerics seated before him and the solemn drawn-out summons of long horns echoing across the valley below, the Dalai Lama leads a private ceremony to welcome the Year of the Earth Dragon.

On the second day of Losar, the Tibetan New Year, the man who is a living Buddha, to roughly fourteen million people, gives a public audience. By eight A.M. the line of petitioners stretches for half a mile along the winding mountain road outside his airy bungalow. Leathery mountain men in gaucho hats, long haired westerners, little girls in their prettiest silks, all the six thousand residents of the village and the thousands more. Later, thirty dusty visitors, just out of Tibet, crowd inside and as they set eyes on their exiled leader for the first time in almost three decades, fill the small room with racking sobs and sniffles. Through it all, Tenzin Gyatso, the absolute spiritual and temporal ruler of Tibet, incarnation of the Tibetan god of compassion and fourteenth Dalai Lama in a line that stretches back 597 years, remains serene.

In Tibet, he explains later, Losar used to be conducted on the roof of the thirteen storey Potala Palace, with cookies laid out for the masses. “Every year I used to be really worried when the people rushed to grab the cookies. First, that the old building would collapse, and second, that someone would fall over the edge. “Now,” (the rich baritone breaks into a hearty chuckle) “now things are much calmer.”

It was twenty-nine years ago last week that the Tibetan uprising against China’s occupying forces propelled the Dalai Lama into Indian exile. Yet the spirit of his ancient, fairy-tale theocracy is still very much alive in Dharamsala, a former British hill station 250 miles north of New Delhi. Here, attended by a State Oracle, a rainmaking lama, various medicine men, astrologers and a four-man Cabinet, the Dalai Lama, at fifty-two, incarnates all he has done since first ascending the Lion Throne in Lhasa at age four.

Yet even as the “Protector of the Land of Snows” sustains all the secret exoticism of that otherworldly kingdom reimagined in the West as Shangri-La, he remains very much a leader in the real world. Since the age of fifteen, he has been forced to deal with his people’s needs against the competing interests of Beijing, Washington and New Delhi. That always inflammatory situation reached a kind of climax last autumn, when Tibetans rioted in Lhasa, their Chinese rulers killed as many as thirty-two people, the Dalai Lama held his first major press conference in Dharamsala, and the U.S Senate unanimously condemned the Chinese actions. Riots have erupted in recent weeks, but even before that, the modest man in monk’s raiment had found himself not only the spiritual symbol linking 100,000 Tibetans in exile to the six million still living under Chinese rule, but also, more than ever, a political rallying point. “The Fourteenth Dalai Lama may be the most popular Dalai Lama of all,” he says smiling merrily. “If the Chinese had treated the Tibetans like real brothers, then the Dalai Lama might not be so popular. So….,” (he twinkles impishly) “all the credit goes to the Chinese!”

On paper, then, the Dalai Lama is a living incarnation of a Buddha, the hierarch of a government-in-exile and a doctor of metaphysics. Yet the single most extraordinary thing about him may simply be his sturdy, unassuming humanity. The Living God is, in his way, as down to earth as the hardy brown oxfords he wears under his monastic robes, and in his eyes is still the mischief of the little boy who used to give his lamas fits with his invincible skills at hide-and-seek. He delights in tending his flower gardens, looking after wild birds, repairing watches and transistors and, mostly, just meditating. And even toward those who have killed up to 1.2 million of his people and destroyed 6,254 of his monasteries, he remains remarkably forbearing. “As people who practice the Mahayana Buddhist teaching, we pray every day to develop some kind of unlimited altruism,” he says. “So there is no point in developing hatred for the Chinese. Rather, we should develop respect for them and love and compassion.”

The Fourteenth God-King of Tibet was born in a cow shed in the tiny farming village of Takster in 1935. When he was two, a search party of monks, led to his small home by a corpse that seemed to move, a lakeside vision and the appearance of auspicious cloud formations, identified him as the new incarnation of Tibet’s patron god. Two years later, after passing an elaborate battery of tests, the little boy was taken amid a caravan of hundred into the capital of Lhasa, “Home of the Gods.” There he had to live alone with his immediate elder brother in the cavernous thousand-chamber Potala Palace and undertook an eighteen-year course in Metaphysics. By the age of seven, he was receiving envoys from the President Franklin Roosevelt and leading prayers before twenty thousand watchful monks; yet he remained a thoroughly normal little boy who loved to whiz around the hold compound in a pedal car and instigate fights with his siblings. “I recall one summer day, I must have been about seven, when my mother took me to the Norbulingka Summer Palace to see His Holiness,” recalls the Dalai Lama’s youngest brother Tenzin Choegyal. “When we got there, His Holiness was watering his plants. The next think I knew, he was turning the hose at me!”

It was at this time too, that the precocious boy first developed his prodigious gift for things scientific, teaching himself the principles of the combustion engine and fixing the palace’s generator whenever it went on the blink. To satisfy his insatiable curiosity about a world he was permitted to glimpse only through the silk-fringed curtains of his golden palanquin, the young ruler set up a projector by which he eagerly devoured Tarzan movies, Henry V and, best of all, home movies of his own capital. Often, he recalls, he would take a telescope onto the palace roof and wistfully gaze at the boys and girls of Lhasa carelessly going about their lives.

In 1950 the isolation of the “Wish-Fulfilling Gem” and his mountain kingdom was shattered as the Chinese attacked from eight different directions. Suddenly the teenage ruler was obliged to take a crash course in statesmanship, traveling to Beijing to negotiate with Zhou Enlai and Mao Zedong. Finally, in March 1959, when a bloody confrontation seemed imminent as thirty thousand steadfast Tibetans rose up against Chinese rule, the Dalai Lama slipped out of his summer palace, dressed as a humble soldier and set off across the highest mountains on earth. Two weeks later, suffering from dysentery and on the back of a dzo, (a hybrid yak) the “Holder of the White Lotus” rode into exile in India.

Since then, his has been a singularly delicate balancing act, the guest of a nation that would prefer him to remain silent and the enemy of a nation that much of the world is trying to court. Undeterred, the Dalai Lama has organized fifty-three Tibetan settlements in India and Nepal and set up institutes to preserve his country’s arts, its scriptures and its medical traditions. In recent years he has begun to race around the world like a Buddhist John Paul II; lecturing at Harvard, meeting the Pope and attending to his flock, be they unlettered peasants or the American actor Richard Gere (a student of Buddhism since 1982). Always inclined to see the good in everything, he feels that exile has in some respects been a blessing. “When we were in Tibet, there were certain ceremonial activities that took up a lot of time, but the substance was not much. All those exist no longer. That’s good, I think. Also, because we are refugees, we have become much more realistic. There’s no point now in pretending.”

Many young Tibetans would like their leader to be more militant. Angrily noting that there are more than three thousand political prisoners in central Tibet alone and the Beijing has at least three hundred thousand troops on the “Rooftop of the World,” they advocate violence. But the Dalai Lama refuses to be intemperate. “Once your mind is dominated by anger,” he notes thoughtfully, “it becomes almost mad. You cannot take right decisions, and you cannot see reality. But if your mind is calm and stable, you will see everything exactly as it is. I think all politicians need this kind of patience. Compared with the previous Soviet leaders I think for example, that Gorbachev is much calmer, therefore more effective.”

Pacifism however, does not mean passivity. “Ultimately …,” he continues, “… the Chinese have to realize that Tibet is a separate country. If Tibet was always truly a part of China then, whether Tibetans liked it or not, they would have to live with it. But that’s not the case. So we have every right to demand our rights.”

The Dalai Lama spends much of his time reflecting on how Tibetan Buddhism can teach and learn from other disciplines. He believes for example, that Buddhism can show Marxism how to develop a genuine socialist ideal “Not through force but through reason and through a gently training of the mind, through the development of altruism.” He sees many points of contact between his faith and psychology, cosmology, neurobiology, the social sciences and physics. “There are many things we Buddhists should learn from the latest scientific findings and that scientists can learn from Buddhist explanations. We must conduct research and then accept the results. If they don’t stand up to experimentation,” he says, beaming subversively, “Buddha’s own words must be rejected.”

Such quiet radicalism has at times unsettled followers so devout that they would readily give up their lives for their leader. In the draft constitution he drew up in 1963, the God-King included, against his people’s wishes, a clause that would allow for his impeachment. Now he is considering new methods for choosing the next Dalai Lama; adopting an electoral system similar to the Vatican’s perhaps, or selecting on the basis of seniority, or even dispensing with the entire institution. “I think the time has come, not necessarily to take a decision very soon, but to start a more formal discussion, so that people can prepare their minds for it.”

In the meantime, the exiled leader will continue to pursue a simple, selfless life that is close to the Buddhist ideal of the Middle Way. Neither hostile to the world, nor hostage to it. Buddhism’s supreme living deity still refuses to fly first class and thinks himself always, as he told the press last autumn, as a “simple Buddhist monk.” Though he is one of the most erudite scholars of one of the most cerebral of all the world’s philosophies, he has a gift for reducing his doctrine to a core of lucid practicality, crystallized in the title of his 1984 book, Kindness, Clarity and Insight (Snow Lion Publications). “My true religion,” he has said, “is kindness.”

It is in fact, the peculiar misfortune of the Chinese to be up against one of those rare souls it is all but impossible to dislike. Beijing has felt it necessary to call him a “political corpse, bandit and traitor,” a “red-handed butcher who subsisted on people’s flesh.” Yet everyone who meets the Dalai Lama is thoroughly disarmed by his good-natured warmth and by a charisma all the stronger for being so gentle.

To an outsider, the life of a living Buddha can seem a profoundly lonely one. In recent years, moreover, nearly all the people closest to the Tibetan ruler; his senior tutor, his junior tutor, his mother and the elder brother, who in youth was his only playmate, have died. Yet this, like everything else, the Dalai Lama takes in the deepest sense, philosophically. “Old friends pass away, new friends appear,” he says with cheerful matter-of-factness. “It’s just like the days. An old day passes, a new day arrives. The important thing is to make it meaningful; a meaningful friend or a meaningful day.”

Source: Sidney Piburn (1993), The Dalai Lama, A Policy of Kindness, Snow Lion Publications, Ithaca, New York, USA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2023(Xem: 3618)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 3175)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 4696)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 5104)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 3378)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 10215)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 2416)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 5051)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
16/12/2022(Xem: 3529)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6430)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]