Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Nghi thức sám hối

02/01/201107:40(Xem: 8225)
24. Nghi thức sám hối

24. Nghi thức sám hối

(Theo văn Thủy Sám tóm tắt)

Niệm hương

(Thắp đèn, đốt trầm xong, toàn thể đứng ngay ngắn, chắp tay nhang ngực, mật niệm)

Chơn ngôn làm sạch ngoại cảnh

Án lam sa ha (7 lần)

Chơn ngôn làm sạch Thân Miệng Ý

Án sa phạ bà phạ, thuật đà sa
Phạ, đạt ma sa phạ, bà phà thuật độ hám (7 lần)

Cúng hương tán Phật

Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương,
Phưởng phức khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm bồ-đề kiên cố
Chí tu học vững bền;
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.

Xá rồi đọc tiếp bài Kệ tán Phật

Đấng Pháp vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng,
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loại.
Qui y tròn một niệm,
Dú­t sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng vương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.

Kỳ nguyện (tiếp đọc)

Đệ tử chúng con nguyện ngôi tam bảo thường trú trong mười phương, đứcBổn sư Thích ca Mâu ni Phật, đức tiếp dẫn đạo sư A-di-đà Phật chứng minh gia hộ. Chúng con lâu đời lâu kiếp, vì tánh hôn mê, chẳng kể chánh tà, gây nhiều tội ác, tổn người hại vật, báng Phật Phập Tăng,. Hôm nay một dạ chí thành, nguyện xin sám hối theo văn Thủy sám. Ngưởng mong oai đức từ bi, tội chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, cùng pháp giới chúng sanh, tu đạo Bồ-đề, trang nghiêm phước tuệ, một thời đồng chứng Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác .

Quán tưởng

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới đế châu ví Đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cuối đầu xin thệ nguyện quy y.

Đảnh lễ

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, tôn Pháp, hiền thánh Tăng, thường trú Tam bảo(1 lạy).

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà giáo chủ, đại từ đại bi Bổn sư Thích caMâu ni Phật, Đương lai hạ sinh Di-lặc tôn Phật, Đại trí Văn Thù Sư lợi Bồ-tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Linh sơn hội thượng Phật, Bồ-tát (1 lạy).

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương cực lạc thế giới, đại từ bi A-di đà Phật, Đại lực Đại Thế Chí Bồ-tát, Thanh tịnh đại hải chúng Bồ-tát (1 lạy).

Tụng chú Đại bi

Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi tâm đà ra ni: Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tác đoả bà da. Ma ha tát đỏa ba da. Ma ha ca rô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lôcát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà atha đậu du băng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát diệt tha. Án.A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế Di hê rị. Ma ha Bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà.Ma ra ma ra.Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạtma ra.Mục đế lệ.Y hê y hê, thấ na thất na. A ra a ra sâm Phật ra xá lị,phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô ma rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ-đề dạ Bồ-đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha.Mara na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ,sa bà ha.ba đà ma yết tất đàdạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Mam mô a lị da. Bà lôcát đế. Thướt bàn ra dạ, sa bà ha. Án. Tất điện đô, mạn đa ra, Bạt đà da,sa bà ha.

Nam mô thập phương thường trú Tam bảo (3 lần).

Lời phát nguyện

Đảnh lẽ đấng Thế Tôn,
Quy mạng đúc Phật -đà
Nay con phát đại nguyện,
Trì tụng văn Thủy sám
Trên báo bốn trọng ân,
Dưới cứu khổ muôn loài,
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát tâm Bồ đề,
Thật hành hạnh lợi tha,
Tu tập các phước đức,
Khi hết đời sống này,
Đều vãng sanh cực lạc.

Lời mở đầu

Chánh pháp sâu xa rất nhiệ mầu,
Trăm ngàn ức kiếp cũng khó gặp,
Nay con thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu thật nghĩa của Như Lai
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần)

Lễ Phật

Khải vận đạo tràng sám hối, một lòng qui mạng chư Phật trong ba đời:
Nam mô Quá khứ Tỳ-bà-thi Phật (1 lạy).
Nam mô Thi-khí Phật (1 lạy).
Nam mô Tỳ-xá-phù Phật (1 lạy).
Nam mô Câu-na-hàm Mâu-ni Phật (1 lạy)
Nam mô Ca-diếp Phật (1 lạy).
Nam mô Đương lai Di Lặc tôn Phật (1 lạy).

Nguyện do sám hối

Chư Phật vì thương xót chúng sanh nghiệp cấu nặng nề, nên nói pháp Từbi sám hối. Những kẽ phàm phu bị màn vô minh che lấp, phiền não lọan tâm hiểu biết sai lầm, buông lòng tự thị, không tin thuận mười phương chư Phật, không tin thuận chánh pháp cùng các bậc Thánh tăng, bất hiếu với cha mẹ không kính nhường bà con. Tuổi trẻ phóng túng, kiêu căng ngạomạm, say tâm tham luyến, ca nhạc tửu sắc, tiền tài bảo vật, lân la người hư, tạo ra vô lượng tội ác. Hoặc do ba nghiệp tạo nên tội lỗi. Hoặc bởi sáu căn gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoại cảnh mê hoặc gây ra tội lỗi. Những tội như thế ở quá khứ vô lượng,ở hiện tại vô lượng, nhưng tóm lại không ngoài ba chướng. Ngưỡng mong Tam bảo từ bi gia hộ.

Kính lễ và phát tâm

Nam-mô Tỳ-lô-giá-na Phật (1 lạy).
Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lạy).
Nam-mô A-di-đà Phật (1 lạy).
Nam-mô Di-Lặc tôn Phật (1 lạy).
Nam-mô Long chủng Thượng tôn Vương Phật (1 lạy).
Nam-mô Long Tự tại Vương Phật (1 lạy).
Nam-mô Bảo thắng Phật (1 lạy).
Nam-mô Giác hoa Định tự tại Vương Phật (1 lạy).
Nam-mô Ca-sa Tràng Phật (1 lạy).
Nam-mô Sư-tử Hẩu Phật (1 lạy).
Nam-mô Văn -thù Sư-lợi Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Phổ-hiềi Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Địa tạng Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Đại Trang nghiêm Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Quán-tự tại Bồ-tát (1 lạy).

Đảnh lễ Tam bảo rồi, chúng con đem hết lòng thành, vận bảy thứ tâm thù thắng, sám hối ba chướng:

Thứ nhất là tâm tủi hổ, tự nghĩ chúnh con tâm trí hôn mê, nghiệp duyên ràng buộc. Đức Thế Tôn thành đạo dã lâu đời, nay chúng con vẫn còntrầm luân bể khổ. Nghe Pháp Phật nhiều người được giải thoát mà chúng con còn trôi lăn trong đường sanh tử phàm phu.

Thứ hai là tâm e sợ khổ quả trong ba đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Thứ ba là Tâm nhàm chán xa lìa đường sanh tử vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh và hư giả.

Thứ tư là Pháp Bồ-đề, cầu mong được như thân Phật tức là Pháp thân dovô lượng công đức trí tuệ phát sanh, không phải như thân phàm phu do tội lỗi bất tịnh cấu tạo. Chỉ cầu chứng được nhất thiết chủng trí, dù bỏthân mạng tài sản không hề lẫn tiếc.

Thứ năm là tâm oán thân bình đẳng. Đối với hết thảy chúng sanh một lòng từ bi bình đẳng không phân biệt oán thân nhân ngã. Vì tâm có phân biệt mới gây tội lỗi, tâm không biệt tội lỗi tiêu trừ.

Thứ sáu là tâm nghĩ báo ân Phật. Đức Như Lai từ vô lượng kiếp, vì cứukhổ chúng sanh, đã hy sinh thân mạng, vợ con, quốc thành, tài sản, khó nhọc tu hành truyền đạo giải thoát. Ơn đức đó thật khó báo đền, nên trong kinh nói: "Giả sử đầu đội vai mang, trải qua hằng sa số kiếp cũng không thể báo ân Phật. Muốn báo ân Phật, trong đời này phải gắng chịu mọi khó nhọc tu hành, không tiếc thân mạng, hộ trì Tam bảo, tuyên dương pháp Đại-thừa, giác ngộ chúng sanh, đồng thành Chánh giác.

Thứ bảy là Tâm quán sát tội tánh vốn không, không phải ở trong, khôngphải ở ngoài, không phải ở chặng giửa. Tội do nhân duyên phát sanh, nêncũng do nhân duyên mà tiêu diệt.

Tỏ bày sám hối

Phát bảy tâm thù thắng ấy rồi xin tỏ bày sám hối. Trong kinh nói: "Kẻphàm phu vì vô minh che lấp, mỗi khi cất chân động niệm đều đã có tội".Nếu không hết lòng sám hối, lần lửa biếng nhác, tình tự buông lung, thìchỉ khổ nhọc cho mình, trọn đồi không ích lợi. Huống lại mạng người vô thường như quay bó đuốc, khi hơi thở không trở lại thì thân này giống như tro đất, khổ báo trong ba đường chính mình phải chịu, không thể nhờ tiền tài, thế lực lo lót mà thoát khổ được. Mãi ở trong cảnh mịt mù riêng minh chịu khổ, không ai thay thế. Vì vậy ngày nay, chúng con xin phát lộ sám hối không chút giấu che.

Thứ nhất sám hối phiền não chướng: Mỗi mỗi thân nghiệp, ngữ nghiệp đều do ý nghiệp, phát sanh. Ý nghiệp có ba là tham lam, giận dữ và ngu si, như trong Kinh nói: "Ba nghiệp tham, sân, si làm cho chúng sanh đọa lạc trong ba đường địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, chịu khổ vô cùng. Nếu được làm người không tránh được áp bức nghèo nàn, túng thiếu, côi cút, tánh tình hung hăng, gàn bướng, ngu đần, không phân biệt phải trái".

Vì vậy, chư Phật, Bồ-tát, các bậc Thánh nhân thấu hiểu chân lý, đều gọi phiền não là oan gia, là giặc cướp, là xiềng xích, là thác nước chảymạnh.

Từ vô thỉ đến nay, chúng con bị vô minh che khuất tâm trí, do phiền não tạo các nghiệp ác ba Đời. Hoặc khởi phiền não tham dục đắm ưa nhiễm trước, phiền não sân nhuế ôm lòng phẩn nộ độc hại, phiền não ngu si tối mờ tâm trí, phiền não ngã mạn ngạo nghễ tự cao, phiền não do dự nghi nghờ chánh đạo, phiền não tà kiến bổ báng không nhân quả, phiền não chấpnhân ngã không rõ nhân hư giả, phiền não chấp đoạn chấp thường mê muội các pháp, phiền não giới cấm thủ bởi thọ tà sư, phiền não xan lẫn tích trữ không rời, phiền não giác quán phân biệt sai lầm, phiến não buông lung khống chế dục tình, phiền não làm bạn dễ giận khó vui, cho đến tất cả các phiền não vì cái mê chấp, chúng con ngày nay đều xin chí thành sám hối.

Sám hối phát nguyện rồi chí tâm kính lễ Thường trụ Tam bảo. (3 lạy).

Chúng con đã lược sám phiền não chướng, bây giờ xin theo thứ lớp sám hối nghiệp chướng. Nghiệp lực tô bồi cho các cõi; bởi nghiệp lực cho nênquả báo trong sáu đường không đồng nhau, hình thể mỗi loài mỗi khác, thời gian thọ quả không đồng. Hoặc có nghiệp cảm thọ hiện báo, đời này làm đời này chịu, có nghiệp cảm thọ sanh báo, đời này làm đời sau chịu; có nghiệp cảm thọ hậu báo, đời này làm đời sau xa mới chịu.

Nhưng các nghiệp ấy là những nghiệp gì?

Từ vô thỉ đến nay, chúng con chứa chất nghiệp ác nhiều như cát sông Hằng, tạo tội đầy cả đại địa, nên bỏ thân này tạo thân khác như bánh xe xoay vần. Hoặc tạo nghiệp ngũ nghịch mà đọạ vô gián địa ngục, hoặc tạo ngục xiển đề, phá bỏ thiện căn, tạo nghiệp si mê hủy hoặi chánh pháp, khinh chê Tam bảo, không tin nhân quả, thất tín bạn bè, khing mạng Sư trưởng, gây mười điều ác, phạm năm giới răn.

Nhất là nghiệp giết hại chúng sanh. Trong Kinh dạy: Dung thứ kẻ khác như dung thứ mình, chúng sanh là ân nhân của mình, chớ giết chớ đánh. Tuy lòng cầm thú cũng biết bảo tồn sanh mạng và sợ chết như mình, chúng sanh là ân nhân của mình trong nhiều đời nhiều kiếp. Thế nhưng tâm thức hôn mê, ôm lòng thâm độc, có khi vì tham lam mà giết, hoặc áp chế vu oanmà giết, hoặc mê tín ta kiến giết chúng sanh để cúng tế qủy thần, thề giết, nguyện giết, giết bằng phù chú, bằng thế lực bằng tiền tài v.v... làm cho hết thảy chúng sanh chẳng còn chỗ nào trốn núp. Đôi khi giết hụtkhiến cho tiếng kêu thương của chúng chưa dứt mà khiến cho lông cánh đãrã rời, mai vảy đầu tan nát. Thật là ỷ mạnh giết vô tội, vui miệng mìnhchỉ vì trong một lúc mà khổ thân kia trọn cả đời. Tất cả nhũng nghiệp sát hại kia, chúng con đều xin sám hối.

Lại như Kinh nói: "Vật củ ai thì người ấy giữ. Dù là một lá rau ngọn cỏ mà họ không cho cũng không được lấy, huống chi trộm cướp." Nhưng vì chúng sanh chỉ thấy lợi trước mắt, thâu lấy một cách trái đạo, để sau này phải bị tai ương, sa đoạ địa ngục, chịu vô lượng khổ. Vả lại nếu trộm cướp kia nếu sanh vào súc sanh phải làm thân lừa, ngựa, trâu, bò, để đền trả nợ trước; nếu sanh làm người thì bần cùng khốn khổ, thiếu mặcthiếu ăn.

Những quả báo của trộm cướp nhiều không kể xiết gây nên. Từ vô thỉ lại, chúng con vì tài lợi che tâm, tiền của mờ mắt, không từ một việc gìđể thủ lợi, hoặc cưởng bách để để đoạt lấy của người hoặc cậy oai quyềnthế lực của người, hoặc ép oan người ngay, dung túng bọn gian để để lấycủa người, lấy của công làm củ tư, lấy của người này làm cho người khác, lấy tài vật của Tam bảo, lạm dụng của bà con bạn bè. Hoặc buôn bánlương dân, dụ dỗ tôi tớ của người để vụ lợi, cho đến bày trò huyễn hoặcđủ mọi cách lừa đảo gian dối để thu lợi, hoặc bằng cáchnay cách khác lấy của người, hết thảy đều thành nghiệp trộm cướp. Chúng con ngày nay đều xin sám hối.

Lại từ vô thỉ đên nay, chúng con vì bị hãm hại trong vòng ái dục mà gây ra những nghiệp xấu xa bất tịnh. Hoặc quyến rũ thê thiếp vợ con của người, ô nhục thanh danh gia tộc, tiếp nối gốc luân hồi, vì thế nói: "Còn ái dục là sanh tử diệt." Tội ái dục làm cho chúng sanh đoạ vào ba đường dữ. Đọa vào lúc sanh thì làm chim se sẻ, chim bồ câu, chim uyên ương. Nếu sanh làm người thì gặp phải vợ chồng phụ bạc, bà con nghịch ý bất hòa. Vì vậy ngày nay chúng con xin chí thành cầu ai sám hối. Nhờ pháp sám hối, đời đời kiếp kiếp, chúng con sẽ được báo thân thanh khiết,tướng mạo quang minh sáu căn tỏ rõ, thông minh lanh lợi.

Lại từ vô thỉ đến nay, chúng con đã tạo khẩu nghiệp bất chánh rất nhiều, hoặc nói lời hung ác ngang tàng, giận hờn la mắng, hoặc nói điều hèn hạ xấu xa, giấu diếm tình thực, ngoài mặt dạn dày, chuyện có nói không, chuyện không nói có, xuyên tạc điều lành, tán thán chuyện xấu, khen trước mặt chê sau lưng, gièm xiểng ly gián, xảo trá trăm chiều, làmcho bà con quyến thuộc người xa nhau, nước nhà tan nát. Những tội nghiệp ấy sanh ra ác báo trong ba đường. Sanh ở súc sanh thì làm loài chim Mèo, chim Cú tiếng kêu ai nghe cũng ghét, nếu sanh trong nhân đạo, thì miệng thường hôi thúi, nói không ai tin, gặp quyến thuộc ưa chuyện cãi lẫy bất hòa. Vì thế ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối.

Nguyện nhờ công đức sám hối này, đời đời kiếp kiếp, chúng con đầy đủ tiếng tốt, giọng nói thanh nhã biện tài vô ngại và thường nói những lời hòa hiệp, chánh đáng lợi ích cho người.

Sám hối nghiệp chướng rồi, chúng con xin chí thành kính lễ Tam bảo.

Nam mô Thường trú Thập phương Vô tận Tam bảo (3 lạy)

Trước đã sám hối phiền não chướng, nghiệp chướng, bây giờ xin sám hối quả báo chướng.

Trong Kinh nói: "Một khi quả báo đến nơi, chẳng phải trong hư không, trong biển, trong hang núi thì không chỗ nào trốn thoát được, chỉ có sámhối mới tiêu trừ".

Chúng con cùng nhau trãi qua nhiều kiếp, tội lổi chồng chất như núi cao, nên khổ báo nhiều không kể xiết. Hoặc bị sanh trong địa ngục, chịu mọi đều thống khổ đánh đập cùm xiềng, đâm cắt, dần ép, đầu rơi xương rụng giữa chốn kiếm thọ đao sơn, hoặc bị đốt thiêu trong vạc dầu đốm lửa. Chết đi sống lại chịu khổ chẳng phút nào ngừng. Hoặc sanh vào súc sanh trọn đời ngu si hôn ám, đem thân phận chịu nhiều cực khổ mang nặng xéo dày, bị người đánh đập, xé thịt róc xương làm đồ ăn mặc. Hoặc sanh trong loài ngạ quỷ, suốt đời đót khát không nghe đến tên cơm nước. Dầu thấy nước liền hóa ra máu mủ, dầu thấy cơm cơm biến thành lửa hồng, không làm sao ăn uống. Hoặc sanh trong cõi người, thì thường bị chết yểu, tật nguyền đau ốm, bần cùng nô lệ, không thân thích bạn bè chẳng lấy ai nương tựa; lại tối tăm dốt nát, bạo ngược hung tàn, bị người khinh khi ghét bỏ. Miệng tiếng xấu xa, chẳng được lời khen, mất quyền tựchủ, bà con ác độc bạn bè bất lương, dụ dẫn lời tà làm điều tệ ác. Những quả báo không lành như vậy, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con xin chí thành sám hối. Nguyện nhờ công đức sám hối này, đời đời kiếp kiếp chúng con thường được báo thân tự tại, ra vào trong đường sanh tử, thanh tịnh như hoa sen.

Hồi hướng công đức

Như vậy sám hối ba món chướng rồi, chúng con nguyện đem công đức sám hối ấy, hồi hướng hết thảy chúng sanh đều biết cùng nhau sám hối. Nguyệntất cả chúng sanh trong thời hiện tại, thân tâm an vui, tam tai bát nạnđều được tiêu trừ, bỏ báo thân này vãng sanh Cực lạc, gần gũi Đức Phật Di-đà, nghe pháp tu hành, chóng thành Phật quả. Hoặc sanh trong thế gianthường gặp ngôi Tam bảo, khỏi bị sanh vào nhà ngoại đạo tà sư. Trí tuệ thông minh, uy đức tự tại, sẳn lòng nhân từ trung hiếu, đem tâm bình đẳng cứu giúp chúnh sanh khỏi điều nghịch hại. Chuyên tâm tu theo Phật pháp Đại thừa, hàng phục ma oán, hóa độ chúnh sanh, cầu thành giải thoátkhông rụt rè thối chuyển.

Chư Phật và Bồ tát đã phát nguyện sám hối như thế nào, chúnh con nay cũng xin phát nguyện sám hối như thế; chư Phật và Bồ tát đã đã hồi hướngnhư thế nào, chúng con cũng xin phát nguyện hồi hướng như thế. Ngưỡng mong Thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh, từ bi gia hộ Nam mô Thập phương Thường trú Vô tận Tam bảo (3 lạy).

*

Đại từ Đại bi thương chúng sanh,
Đại hỷ Đại xã cứu muôn loài.
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,
Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.

Nam mô tận hư không biến pháp giới nhất thiết chư Phật (1lạy).
Nam mô tận hư không biến pháp giới nhất thiết tôn pháp (1lạy).
Nam mô tận hư không biến pháp giới nhất thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy).
Nam mô quá khứ Tỳ-ba-thi Phật (1 lạy).
Nam mô Thi-khí Phật (1 lạy).
Nam mô Tỳ-xá-phù Phật (1 lạy).
Nam mô Câu-lưu-tôn Phật (1 lạy).
Nam mô Câu-na-hàm Mâu-ni Phật (1 lạy).
Nam mô Ca-diếp Phật (1 lạy).
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lạy).
Nam mô Pháp giới tạng thân A-di-đà Phật (1 lạy).
Nam mô Đại-bi Quán Thế-Am Bồ tát (1 lạy).
Nam mô Đạo tràng hội thượng Phật Bồ tát (1 lạy)..

Sám hối phát nguyện

Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích Ca,
Phật A-di-đà,
Thập phương chư Phật,
Vô thượng Phập pháp,
Cùng Thánh hiền Tăng,
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề,
Tham giận kiêu căng,
Si mê lầm lạc.
Ngày nay nhờ Phật,
Biết sự lỗi lầm,
Thành tâm sám hối,
Thề tránh điều dữ,
Nguyện làm việc lành,
Ngửa trông ơn Phật,
Từ bi gia hộ,
Thân không tật bệnh,
Tâm không phiền não;
Hằng ngày an vui tu tập,
Phật pháp nhiệm mầu,
Để mau ra khỏi luân hồi,
Minh tâm kiến tánh,
Trí tuệ sáng suốt,
Thần thông tự tại,
Đặng cứu độ các bậc Tăng trưởng;
Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc,
Cùng tất cả chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.

Niệm Phật

Thân Phật thanh tịnh tợ lưu ly,
Trí Phật sáng ngời như trăng sáng,
Phật ở thế gian thường cứu khổ,
Tâm Phật không đâu không từ bi;
Nam mô Đại từ Đại bi A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật (30 lần).
Nam mô Đại-bi Quán Thế Am Bồ tát (3 lần).
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần).
Nam mô Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ tát (3 lần).

Kinh lòng Bát-nhã ba la mật đa

Bồ-tát quán tự tại khi đi vào trí tuệ cùng tột sâu thẳm, soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách.

Này Xá-lợi tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức làkhông, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Này Xá-lợi tử, tướng không của các pháp không sinh không diệt, không sạch không nhơ, không thêm không bớt. Cho nên trong tánh không, không cósắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưởi, thân, ý; không có sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp; không có vô minh cũng không có vô minh hết; cho nđến không có già chết cũng không có già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo, không trí cũng không đắt, vì không sở đắc.

Bồ-tát nương trí tuệ cùng tột nên tâm không ngăn ngại; vì kông ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng diên đảo, rốt ráo Niết-bàn.

Chư Phật ba đời nương trí tuệ cùng tột nên chứng dược Vô thượng Chánh đẳng Chánh giàc.

Thế nên biết trí tuệ cùng tột là thần chú lớn, là thần chú sáng lớn, là thần chú vô thượng, là thần chú không gì sánh bằng, dứt trừ hết thảy khổ ách, chơn thật không hư, cho nên nói câu thần chú rằng: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ-đề sa bà ha.

Sám hối

Tội từ tâm khởi, đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu,
Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều không,
Thế mới thật là chôn sám hối.
Nam mô Cầu sám hối Bồ-tát ma ha tát (3 lần)

Thần chú thất Phật diệt tội

Li bà li bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng càn đế, sa bà ha (3 lần).

Tự quy và đảnh lễ

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (1 lạy).
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển (1 lạy).
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại (1 lạy).

Hồi hướng

Công đức sám hối khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng,
Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,
Đều được vãng sanh về cực lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2020(Xem: 5399)
Tình hình Vũ Hán trong thời gian cực điểm, người dân thất vọng trước sống chết cận kề, kẻ nhảy lầu tự sát, người bung tiền xuống lầu khi thấy đồng tiền cả đời gom góp bằng công sức, giờ đây trở thành vô nghĩa khi sự sống không thể bảo về bằng đồng tiền.
02/04/2020(Xem: 5446)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.Cảm thọ đứng vị trí thứ bảy trong thuyết Mười hai nhân duyên, nó ở vị trí thứ hai trong năm uẩn tạo thành con người.
30/03/2020(Xem: 5383)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7440)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
29/03/2020(Xem: 5382)
Afroza Khan Mita, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học khu vực Khulna (DoA) cho biết, bố cục phế tích quần thể này bao gồm hai ngôi già lam tự viện Phật giáo và sân liền kề, với tổng cộng 18 phòng phức hợp bên trong, có thể là khu Tăng xá dành cho chư tôn đức tăng cư ngụ thời đó.
25/03/2020(Xem: 14089)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 7385)
Vào năm 325 trước Công nguyên, Quốc vương của Macedonia, Alexandros Đại đế (Tại vị 336 - 323 TCN) đã chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay, và thông tin về Phật giáo đã đến với phương Tây từ đó. Nhưng sự việc đã diễn ra trực tiếp giữa Phật giáo và triết học phương Tây và tư tưởng tôn giáo chủ yếu là ở Vương quốc Ashoka Maurya (274-236 TCN).
24/03/2020(Xem: 4686)
Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An - 大安) Sinh năm Canh Tý (1960) tại Jeonju, và tu học tại một cái Am nhỏ tên là Gukil-am trong khu vực Tổ đình Hải Ấn (Haeinsa) và tốt nghiệp từ trường đại học Phật giáo Bongryeong. Hinh 1: Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An Sunim) thể hiện các món ăn truyền thống của Hàn Quốc trong một bữa ăn theo chủ đề “Hoa Sen”, bao gồm cơm lá sen, bánh củ sen và salad với nước sốt hạt thông.
24/03/2020(Xem: 5403)
Ngày 10/08/2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (Cục Văn vật) cho biết: “Quốc Bảo số 32 “Cao ly Đại Tạng kinh” Haeinsa (Hải Ấn Tự), còn được gọi là “Bát vạn Đại Tạng kinh” bởi số lượng bảng so với năm 1915 thì số lượng thống kê 81.258 tấm, hơn 94 bảng, tổng cộng là 81.352 bảng.
24/03/2020(Xem: 6011)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]