Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Phật pháp đại ý

02/01/201107:38(Xem: 6414)
22. Phật pháp đại ý

22. Phật pháp đại ý

Trước khi muốn hiểu toàn bộ Phật pháp, chúng ta nên hiểu rõ Phật pháp đại ý. Phật pháp có thể thuyết minhđại khái bằng các cú nghĩa sau:

- Nghĩa nhân duyên sanh.
- Nghĩa Bát-nhã.
- Nghĩa Đại-bi tâm.

I. Nghĩa nhân duyên sanh:

Cũng gọi là các pháp nhân duyên sanh, trong Phật pháp, nghĩa này được chú trọng một cách rất phổ biến, vì toàn bộ Phật pháp đều thuyết minh ý nghĩa này, chẳng qua khi Đức Phậtkhi thuyết pháp, hoặc nói rộng, nói tóm, nói cạn, nói sâu mà hình như bất đồng thôi.

Các pháp là gì? Là chỉ tất cả vạn sự, vạn vật trong vũ trụ. Vạn sự vạn vật ấy làm sao sanh khởi? Do nguyênnhân chính của mỗi pháp và trợ duyên hỗ tương; hể nhân duyên ấy đầy đủ thì vạn pháp sanh ra do đó gọi là" các pháp nhân duyên sanh".

Hiểu được rõ ràng ý nghĩa ấy, người ta có thể tiêu diệt được bao vọng chấp; hoặc như một hạng người thường hay so sánh phân biệt, chấp lầm vũ trụ này phát sanh từ nơi vị Thiên thần tạo vật chủ, hoặc đột nhiên xuất hiện giữa hư không, không nguyên nhân gì cả (vô nhân sanh), hoặc do vật chất kết hợp, hoặc do "Thần ngã" với " Lý tánh hòa hợp phát sanh... " Tất cả vọng chấp ấy, sở dĩ được phát sanh và tồn tại, là lỗi ở chỗ không hiểu rõ nghĩa nhân duyên sanh vậy.

II. Nghĩa Bát-nhã:

Cũng gọi là "các pháp không tướng". Bát-nhã là trí tuệ chứng minh tánh không: ngã không và pháp không, hoặc nói cách khác, cái trí tuệ chứng minh "tướng chơn không các pháp" tức gọi là Bát-nhã, chỗ chứng minh của Bát-nhã là "tướng chơn không các pháp". Tướng chơn không các pháp ấy có thể phân làm hai:

1. Các pháp là để chỉ cho tất cả pháp đã bị lầm chấp hư vọng thành thật có. Tất cả pháp đó vốn không, nhưng vì vọng chấp mà thành có, nghĩa là nó có thật thể, thật ngã, và thật pháp. Nếu có trí tuệ Bát-nhã ắt biết rõ tất cả pháp ấy, bản lai là không chứ không phải là tiêu diệt, các pháp sẳn có hiện tại luôn luôn biến chuyển không ngừng nghỉ, chúng là dòng lưu chuyển nhân quả, sanh diệt không gián đoạn, không có tự thể chính nó nên nói là không như giữahư không vốn không hoa đốm, chỉ vì mắt bị lòa thấy giữa hư không có hoa, bảo giữa hư không có hoa, chứ kỳ thật giữa hư không chưa bao giờ cóhoa. Ví như lông rùa sừng thỏ, bên phía người mệnh danh cho nó, (người nói nó) chưa bao giờ kẻ chấp nói lông rùa dài bao nhiêu, sừng thỏ lớn bao nhiêu, như phía người nghe không hiểu, vin vào giả danh kia, phân biệt ra thế này thế khác. Sở dĩ vậy, chứ pháp bản lai không, do vọng chấp mà hóa thành có.

Tướng chơn không các pháp là tướngchơn thật, bởi thông đạt các pháp đều không mà hiển lộ ra. Vì chúng sanh vọng chấp ngã, và các pháp thực có, nên không thực hiện tướng chơn không các pháp, trái lại, nếu không đạt ngã và pháp là như thật, không tự tánh, thì tướng chơn không chơn thật tự nhiên hiển hiện.

III. Đại-bi tâm:

Cũng gọi tâm đại bi Bồ-đề. Tâm đạibi, nói đơn giản là tâm cứu đời, cứu người, cứu khổ, cứu nạn. Tại sao lại gọi tâm đại bi Bồ-đề. Vì tâm đại bi, muốn đạt mục đích cứu đời, cứu người không thể không chứng ngộ quả vị vô thượng Bồ-đề của Đại thừa mà được tâm đại bi, mỗi khi nóng lòng dụng sự đều vì mục đích cứu độ chúng sanh thoát khổ được vui, vì chúng sanh mưu toan hạnh phúc, vì độ chúng sanh được an lạc cứu kính, bởi tâm đại bi ấy mới có nhu cầu vô thượng Bồ-đề, có chứng được vô thượng Bồ-đề mới có thể thực hiện được tâm đại bi cứu nhân độ thế. Tóm lại, vì đại bi không thể ly Bồ-đề, Bồ-đề không thể ly đại bi, nên gọi tâm đại bi Bồ-đề.

Ba cú nghĩa trên đây có thể thâu nhiếp hết thảy pháp lành thế gian, xuất thế gian mà Phật đã dạy. Những pháp lành ấy xuất làm 5 thừa: Nhân thừa, thiên thừa (pháp lành thế gian), Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa (pháp lành xuất thế gian).

Câu chư pháp nhân duyên sanh, nghĩa thống nhiếp cả 5 thừa: dù nơi mỗi thừa thuyết minh một cách, thô tế khác nhau, song đều lấy câu ấy làm cương lãnh. Làm sao biết thế? Như pháp lành của Nhân thiên thừa là ngũ giới, Thạp thiện, Tứ thiền, tứ định, tu theo các pháp đó để tạo nhân lành, tương lai mới cảm hiện kết quả xuất thế gian. Vì lẽ có nhân duyên có quả báo ấy nên cả 5 thừa đều kiến lập trên nghĩa chư pháp nhân duyên sanh.

Câu Bát-nhã nghĩa, thống nhiếp Ba thừa về xuất thế. Tuỳ theo sự chứng minh sâu cạn nghĩa chư pháp không tướng mà phân định 3 thừa. Nếu chỉ thuyết minh nhân ngã tức là pháp Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác), nếu thuyết minh nhân ngã không và pháp ngãkhông cùng thuyết minh nghĩa chơn thật tướng do hai món không ấy hiển lộ là pháp Đại-thừa. Câu đại bi tâm, nghĩa là đúng theo ý nhgĩa trong Phật pháp thì nghĩa này chỉ ở Đại thừa Bồ-tát mà thôi. Tâm đại bi cầu vôthựơng Bồ-đề, chính là để cứu độ tất cả chúng sanh thế giới, giải thoátkhổ thống, thành đại oai đức, có đại nghiệp dụng. Hễ phát đại tâm như thế, thực hành sự nghiệp vĩ đại như thế ấy, là phát tâm Đại thừa tu hạnhBồ-tát và kết quả sẽ thành vô thượng Bồ-đề.

Hàng Nhị thừa lanh lợi tuy cũng cótrí Bát-nhã, nên dù không nghe Phật pháp mà tự minh quan sát các nhân duyên sanh cũng có thể liễu ngộ các pháp không tướng, chứng giải thoát Niết-bàn chỉ vì họ không phát tâm Đại bi, không cầu vô thượng Bồ-đề, nênchỉ cho qua Nhị thừa là mãn túc. Theo tông Chân Ngôn ở Nhật Bản thì phán đoán hạng này thuộc về Độc giác thừa thiếu tâm đại bi. Vì lý do ấy,tâm đại bi là điều kiện để phân biệt giữa Đại-thừa và Tiểu-thừa. Thí như viên mãn Đại-thừa Phật pháp, tất phải đầy đủ 3 cú nghĩa trên không thể thiếu một hoặc thiếu một cú nghĩa nào được. Nếu thiên tức có nhiều sai lầm rành rẽ vậy.

Giả như thiên về Đại-bi tâm thì cóthể độ nhân độ thế, cứu khổ cứ nạn, thấy người khổ như minh khổ; tận tuỵ với việc mưu cầu hạnh phúc cho mọi người cũng như tâm bác ái của nhàtôn giáo. Nhưng tâm ấy dù cao thượng nếu không hòa hiệp với nghĩa nhân duyên sanh và nghĩa Bát-nhã, không nhận rõ pháp không, ngã không thì dễ sanh ra các vọng chấp sai lầm, hoặc chấp vạn vật do Thượng đế sáng tạo, vì người ta đã thắc mắc tới cùng Thượng đế nên phải thác sanh vào Thiên quốc. Hoặc chấp rằng: Thế gian này đều từ nguyên chất vật chất phát sanhbằng theo Duy vật luận để cải thế vật chất, mới là cứu nhân độ thế. Vì lẽ đó chỉ có đại bi tâm chẳng những không cứu nhân được còn trở thành hại thế. Đại-bi tâm còn sa vào các lối vọng chấp ấy hóa thành một lối thiện tâm hữu lậu, thiện tâm tà chấp, như trong một bát cơm có tẫm thuốcđộc, ăn vào có thể bụng no, nhưng ăn vào mỗi miếng cơm là ăn vào mỗi miếng thuốc độc, cơm ấy trở thành hại thân. Đại-bi tâm theo Phật pháp không rời hai nghĩa nhân duyên sanh và ngã không, pháp không; vì thiếu hai nghĩa ấy tức trở thành ái kiến bi vậy. Nên trong kinh Kim-Cang nói: "Nếu Bồ-tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng tức không phải Bồ-tát."

Nói về chư pháp không tướng mà bỏ nghĩa các pháp nhân duyên sanh, thì ác thủ không (lối chấp không rất tà vậy) không đúng sự thật hoặc hóat đại không (cái không trống rỗng). Nên biết rằng tuy không ai làm, không ai chịu mà nhơn quả vốn rõ ràng, khôngsai chạy (tuy vô tác giả vô thọ giả, đản nhân giả bất vọng), bỏ nghĩa nhân duyên sanh ra ngoài thì thành một lối hư vô vọng kiến, bác không nhân quả, không thiện ác, không khổ vui, không tất cả đã không tất cả cần gì khởi tâm đại bi cứu nhân độ thế. Đấy là quan niệm sai lầm tạo cácnhân lanh hay tạo các trọng tội, cực ác chứ có quả báo gì. Vì không hiểthấu nghĩa các pháp không tướng ra như thế, vì hiểu rõ nghĩa pháp không, ngã không và hiểu rõ các pháp duyên sanh, nhân quả rành rẽ, bao giờ cũng phải khởi tạm đại bi cứu nhân độ thế vậy.

Nên biết các pháp nhân duyên sanh mà không hiểu hai nghĩa kia, thì thành ra một tâm hạnh vô ký, hoặc thànhra một hạng người chỉ lấy lý trí làm trò chơi, hay là một triết học giachuyên môn huyền đàm, không chịu thực hành những thiện pháp, dứt bỏ những vọng chấp phiền não để cầu giả thoát. Lỗi ấy vì không thiện dụng được nghĩa các pháp do nhân duyên nếu thấy hiểu được rằng các pháp do nhân duyên sanh, rồi khởi tâm đại bi cứu nhân độ thế, không chấp trước theo pháp có độ có cứu mới thật là hạng Đại-thừa Bồ-tát rất chơn chánh. Hiểu cả hai nghĩa "các pháp nhân duyên sanh" và các pháp không có tự tướng rồi còn phát khởi tâm đại-bi biết lẽ nhân quả không sai chạy, tự tánh các pháp vốn không tịch, mình và chúng sanh đều cùng một bản thể tương quan, tương thông lẫn nhau từng hơi thở, thế mới là hạng Đại thừa chơn chánh. Trái lại chỉ biết các pháp nhân duyên sanh và các pháp khôngtự tướng mà thiếu hẳn tâm đại bi, thì thành ra cảnh giới sở chứng của trí tuệ hạng Nhị thừa mà thôi. Hoặc chỉ biết các pháp nhân duyên sanh vàkhởi tâm đại-bi, nhưng không rõ các pháp không tự tướng thì lại chỉ thành hàng Bồ-tát phát sơ học chưa phát tâm và bậc Thánh hiện trong Nhơn, Thiên thừa, chứ không thể thành được bậc Bồ-tát giới hạnh hoàn toàn. Vì những lẽ ấy nên cần có đủ 3 nghĩa mới thành bậc Đại-thừa Bồ-tátđủ thắng giải và thắng hạnh. Ba nghĩa của Đại thừa Phật giáo trên đây làm tóm thâu hết thảy kinh tạng Đại thừa luận. Trong pháp tướng Duy thứcchuyên phát nghĩa nhân duyên sanh, trong tông Bát-nhã chuyên phát sinh nghĩa Bát-nhã, trong các tông Pháp-Hoa, Hoa Nghiêm, Chơn Ngôn chuyên phát minh nghĩa Tâm đại-bi, Bồ-đề. Kinh Năng Đoạn Kim Cang Bát-nhã là một trong tông Bát-nhã, nhưng nên hiểu rằng: Bát-nhã của Đại thừa, vừa là hiểu rõ các pháp nhơn duyên sanh, vừa là phát Tâm đại-bi Bồ-đề, ở đâybất quá lấy phần đặc biệt hơn mà nói đây thuộc về bát-nhã, chớ nên hiểulầm không có tâm đại-bi, trong ấy. Thế nên ai hiểu rõ tôn yếu nầy, cũngcó thể hiểu rõ Phật pháp vậy.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2012(Xem: 6798)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
20/03/2012(Xem: 5086)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
19/03/2012(Xem: 7565)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
19/03/2012(Xem: 6665)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
17/03/2012(Xem: 6829)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
15/03/2012(Xem: 18225)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
11/03/2012(Xem: 5794)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
11/03/2012(Xem: 7391)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
10/03/2012(Xem: 6661)
Trong một quyển sách nhỏ « PhậtGiáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giảFabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thậtngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiếtyếu trong giáo lý nhà Phật.
09/03/2012(Xem: 6261)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại thành phố Santa Clara, miền Bắc California, Hoa Kỳ từ ngày 02/8/ đến ngày 06/8/2012.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567