Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Hiếu hạnh

02/01/201107:33(Xem: 8296)
17. Hiếu hạnh

17. Hiếu hạnh

Đức Phật có dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Đó là một lời dạy từ bi thâm thúy vô cùng.Qua đó, Ngài muốn nhắc nhở cho tất cả những người con phải biết sống cóhiếu hạnh. Nếp sống hiếu hạnh là nếp sống có văn hóa, là nếp sống có đạo đức. Văn hóa đạo đức là ý nghĩa cao quí nhất của đời người. Nếu sốngthiếu văn hóa đạo đức thì uổng cuộc đời, không có ý nghĩa. Vì vậy nên tiền nhân của chúng ta đã có biết bao nhiêu lời căn dặn để lại trong ca dao tục ngữ:

Nào là:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Hoặc là:

Có ông bà mới có ta,
Ông bà là gốc, mẹ cha là cành,
Thân ta như thể lá xanh,
Nhờ gốc tiếp nhựa, nhờ cành dưỡng nuôi,
Con người có tổ có tông,
Như cây có gốc,như sông có nguồn.

Qua những lời ca dao tục ngữ ấy, chúng ta biết rằng người sống hiếu hạnh đó là một người sống với một nếpsống văn hóa, là một nếp sống đạo đức của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cho nên người nào thể hiện được hiếu hạnh của mình chừng nào đối với chamẹ thì người đó biết sống và người đó thực là một người Phật tử, một người Việt Nam.

Công ơn cha mẹ sâu dày vô kể cho nên Đức Phật đã dạy: Có hai hạng người khó đền ơn cho hết được: đó là cha với mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thứ thức ăn, áo mặc, thuốc men, chăn mền, thậm chí cha mẹ tiểu tiện trên vai mình, người con vẫn vui vẻ, như thế cũng chưa đền đáp được công ơn sinh thành của cha mẹ. Thế cho biết công ơn sinh thành cha mẹ lớn lao, vì tận tụy nuôi dưỡng, săn sóc thương yêu đùmbọc người con từ khi mới lọt lòng bơ vơ. Chính tình thương đó là một tình thương vô tư, một tình thương không tính toán, một tình thương đậm đà, không xiết kể. Từ tình thương đó mà có bao nhiêu sự công khó cha mẹ dành dụm cho con, để cho con được khôn lớn, để cho con được học hành, đểcho con được sung sướng ăn mặc dầu cha mẹ lắm khi vất vả khổ sở. Cũng có những trường hợp vì con mà cha mẹ phải làm những điều tội lỗi, vì conmà cha mẹ phải sa đọa, nếu người con không biết tới những điều đó thì người con đó thật là vô tình, thật là bất hiếu. Vô tình bất hiếu tức nhiên không xứng đáng làm người, ngược lại, có tình có hiếu chừng nào thì công hạnh con người càng xứng đáng chừng nấy. Nên gia đình nào có cha lành, có con thảo thì chính đó là một gia đình hạnh phúc. Nhưng làm sao để có được cha lành, làm sao để có được con thảo nếu không biết tu? Làm cha không biết tu, làm mẹ không biết tu, bị rượu chè cờ bạc lôi cuốnthì khó mà đem hết cái lòng từ nuôi nấng dạy dỗ con mình. Còn nếu ngườicon không biết tu, bị rượu chè, lôi cuốn thì cũng khó lòng mà yêu thương hiếu kính với cha mẹ mình. Cho nên Đức Phật đã dạy: Trong gia đình nào có người con biết tu, biết bố thí, biết ái ngữ, biết lợi hành, biết đồng sự thì gia đình đó được sự hiếu kính của con. Gia đình nào không có người con biết tu, không bố thí, không ái ngữ, không lợi hành, không đồng sự thì gia đình đó cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con.

Như vậy cái hạnh phúc gia đình ở chỗ nào, chính là ở nơi cha lành con thảo. Nếu cha không lành con không thảo, tức gia đình đó khó nói rằng có hạnh phúc, có an vui. Nếu ai thể hiện được lòng hiếu hạnh chừng nào, chính là đem lại sự an vui hạnh phúccho gia đình chừng nấy.

Hôm nay quí vị vừa xuất gia vừa tại gia, sanh trong một gia đình có hiếu hạnh, biết tôn thờ Tam bảo, và cũng đã nhớ lời Đức Phật dạy, thấm thía những lời ca dao tục ngữ của tiền nhơn, thiết lễ trai tăng cúng dường để cầu nguyện ơn Tam bảo gia hộcho tiên vong của mình được siêu thăng lạc quốc. Trước lời thỉnh cầu hôm nay, chư Tăng hiện tiền sinh nhứt tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho các tiên linh quí Phật tử tội chướng tiêu trừ, phước trí tăng trưởng, sớm vãng sanh cực lạc thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2011(Xem: 19299)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
25/12/2011(Xem: 10884)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.
17/12/2011(Xem: 7181)
Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.
09/12/2011(Xem: 6996)
Phép"thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến.Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính củatâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoàinhững lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bìnhthường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phảihành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
02/12/2011(Xem: 8291)
Tầmquan trọng và ý nghĩa của việc trợ niệm. 1- Trợ niệm là gì? Tại sao phải trợ niệm? Những ai cần phải trợ niệm?
02/12/2011(Xem: 9631)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đức và tài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
28/11/2011(Xem: 5732)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”.
26/11/2011(Xem: 6922)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
25/11/2011(Xem: 6777)
"Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
24/11/2011(Xem: 6809)
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Chúc các vị năm mới an lạc! Năm nay cũng là một năm rất hy hữu khó được. Tôi nhận lời mời đến Cang Sơn, Nhật Bản tham dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc, một hội nghị mười năm giáo dục liên tục. Ngay đêm giao thừa tôi đã đến Nhật Bản, cho nên năm nay ăn tết truyền thống của chúng ta ở Nhật Bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]