Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Tụng kinh là đem lại an lạc và hạnh phúc lâu dài

02/01/201107:32(Xem: 8598)
16. Tụng kinh là đem lại an lạc và hạnh phúc lâu dài

16. Tụng kinh là đem lại an lạc và hạnh phúc lâu dài

Lâu nay trong mỗi buổi sáng chủ nhật hàng tuần các Phật tử đều đến chùa để tụng Kinh Pháp Hoa rất đông và rất đều. Ngay tại chùa Từ Đàm chúng ta tụng Kinh như thế mà các Tỉnh khác có nhiều chùa cũng tụng Kinh Pháp Hoa đông đảo và đều đặn không kém.

Nói thế để các Phật tử biết, bộ Kinh Pháp Hoa rất có duyên với hàng Phật tử chúng ta và cũng có duyên rất lớn với hàng Phật tử thế giới. Chính tại Trung Hoa Ngài Trí Khải Đạisư đã lấy Kinh Pháp Hoa làm căn bản để lập tông Thiên Thai. Ở Nhật Bản Ngài Nhật Liên hòa thượng cũng lấy Kinh Pháp Hoa làm căn bản lập nên tông Nhật Liên. Tông Nhật Liên ở Nhật Bản hiện nay rất thịnh hành. Các vị tu theo tông Nhật Liên trên cơ sở lấy Kinh Pháp Hoa này làm tông chỉ.Thường thường ngoài thì giờ tụng Kinh Pháp Hoa ra, các vị ấy thường niệm câu "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" mà thỉnh thoảng chúng ta thường thấy những phái đoàn có các vị sư Nhật Bản đến tại Việt Nam, nhấtlà mấy năm nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Huế, khi từ trên tàu, trên xe hay trên máy bay xuống, mỗi người cằm một cái trống dẹp bằng da, tròntròn như cái quạt có cán, rồi đánh thùng thùng phát ra thành tiếng. Họ vừa đi vừa đánh trống và niệm câu "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" để cầu nguyện cho thế giới hòa bình. Ở Huế có lẽ Phật tử chúng ta ít gặp cảnh này, nhưng ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì Phật tử trong đó thường hay gặp. Thành thử bộ Kinh Pháp Hoa có một nhân duyên rất lớn đối với hàng Phật tử chúng ta, mà bằng chứng cụ thể là bây giờ ở Việt Nam Phật tử tụng Kinh Pháp Hoa rất đông. Vì tính cách quan trọng như vậy, nên hôm nay tôi sẽ cắt nghĩa chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là thế nào để Phật tử lĩnh hội thêm.

Diệu Pháp tức là pháp nhiệm mầu. Chữ Pháp này trong nhà Phật thường hay dùng. Còn ở đời thường diễn đạt một cách khác như gọi mọi sự, mọi vật chứ không gọi là pháp. Trái lại, để diễn đạt ý niệm về cụm từ mọi sự, mọi vật, đạo Phật gọi là các pháp hay tất cả các pháp.

Nói một cách khác, những gì mà chúng ta thấy được gọi là pháp. Chẳng hạn như cái hoa, hòn núi, dòng nước, cành cây v.v... Mỗi cái mỗi cái như vậy gọi là pháp. Thậm chí khi ta nói con chim, con người, con trâu hay con vật gì đi nữa, mỗi cái ta thấy được, ta suy tưởng, ta nghĩ tới, ta tưởng tượng ra, những cái đó cũng đều gọi là một Pháp. Tôi thí dụ để quý vị rõ hơn rằng, trong đêm tanằm chiêm bao thấy cảnh cọp leo lên đọt cau, cọp mà leo lên đọt cau trên thực tế ít xảy ra, hay không có, nhưng trong chiêm bao cảnh cọp leolên đọt cau cũng gọi là một pháp. Nói tóm lại, cái gì mình nghe được, thấy được, suy tư được, tưởng tượng ra... đều gọi là pháp. Trong thực tếcái mình suy tư đúng cũng gọi là pháp, cái mình tưởng tượng, mình chiêmbao không thực nhưng với mình là có thì cũng gọi là pháp. Cho nên chữ pháp trong nhà Phật có một ý nghĩa rất rộng, rất thâm thúy. Tóm lại, pháp là cái chân lý, cái đạo lý, cái bổn phận luân lý đạo đức, như bổn phận cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ; thầy đối với trò, trò đối với thầy; vợ chồng đối đãi với nhau...cũng gọi là pháp. Luân thường đạo lý trong xã hội, cách giao tiếp đối đãi với nhau như thế nào...cũng gọi là pháp. Nhà Phật dùng từ Nhất thiết pháp (tất cả pháp) là hay vô cùng. Khi nói tất cả pháp (nhất thiết pháp) như thế là bao trùm tất cả không chừa một thứ gì dù là hữu tình hay vô tình, dù là to như hòn núi hay nhỏ như hạt bụi cũng đều gọi nó là mỗi một pháp. Chữ pháp có tính cách bao quát như vậy nhưng ai ngộ được nó, hiểu nó, làm chủ được nó, người đó được gọi là bậc Giác ngộ, là Đại giác, là Đại ngộ.Đức Phật đã ngộ được pháp đó nên gọi Ngài là Đấng Vô thượng Pháp vương.Gọi Ngài là Đấng Vô thượng Pháp vương vì Ngài đã ngộ được tất cả các pháp và sự thật hay chân lý của tất cả các pháp đó. Mặt khác, Ngài đã tựtại đối với tất cả các pháp đó cho nên gọi Ngài là đấng Vô thượng Pháp vương (Ngài là vua của tất cả các pháp). Vì sao biết Ngài tự tại đối vớicác pháp? Tôi lấy ví dụ, như chúng ta đối với sắc. Sắc là đối tượng củachúng ta. Hễ thấy sắc gì đẹp, thích thú một chút là chúng ta say đắm, ham mê theo. Khi đã đam mê thì đi không dứt, bước không rời, bị dính chặt vào đó, nên chúng ta bị triền phược vào sắc và không được tự tại đối với sắc đó. Tôi xin dẫn chứng cụ thể hơn, như khi chúng ta đang nghemột bản nhạc hay, đang say đắm như thế từ một cái máy cassette phát ra,đang thả hồn theo âm thanh trầm bổng thì bỗng nhiên ai đó đến tắt cái máy đi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc chắn là sân tâm sẽ nổi lên. Như vậylà chúng ta bị dính vào cái âm thanh du dương đó cho nên chúng ta khôngtự tại được. Vì không được tự tại với các pháp như vậy, nên chúng ta làm nô lệ cho pháp đó. Sắc nó làm cho chúng ta bị nô lệ, âm thanh, tiền tài, danh vọng...nó là chủ nhân ông chúng ta, chúng ta bị làm nô lệ cho nó chứ không làm vua được nó, không làm chủ được nó, như vậy là không được tự tại đối với các pháp. Vì thế chỉ có Phật mới là pháp vương, chứ chúng ta không thể gọi là Pháp vương được. Nếu chúng ta có được tên gọi thì gọi là pháp nô (đầy tớ của pháp, đầy tớ của sắc, của thanh, của hương, vị, xúc). Một người nghiện rượu rồi thì mỗi ngày ít ra cũng có vài xị cho họ, nếu không có rượu là họ quậy phá, vì không làm chủ được tự thân. Không làm chủ được tự thân thì làm nô lệ cho pháp, nên không thể gọi mình là pháp vương được mà chỉ có Phật mới được gọi là Vua pháp.

Khi nói đến pháp thì pháp trong nhà Phật rất rộng nghĩa. Trong Kinh Pháp Hoa Đức Phật dùng chữ Diệu Pháp. Vậy Diệu Pháp là gì? Tức là các pháp nhiệm mầu, các pháp đó có công năng cảnh tỉnh lòng người, thức tỉnh cái trí tuệ con người, mở mắt cho ta thấy sự thật một cách sáng suốt để sống đúng với sự thật, đúng với đạo đức, đúng với lễ nghĩa, đừng sống theo sự mù quáng của lòng tham, lòng sân, lòng si mà đau khổ, cho nên gọi là Diệu Pháp.

Thứ đến Diệu Pháp ở đây gọi là Pháp vi diệu mà Đức Phật muốn chỉ cho ta biết tất cả mọi người, tất cả chúng sinh đều có tính giác ngộ, đều có Phật tính ở trong lòng. Ai cũng có Phật tính, mỗi người đều có một ông Phật ở trong lòng, mà ông Phật đódù ở hạng người nào đi nữa, phàm phu hay thánh giả, lớn hay nhỏ đều không thay đổi, ví như Liên Hoa (Hoa sen). Hoa sen dầu ở dưới bùn nhơ nhớp, tanh hôi, nhưng Hoa sen không bao giờ bị vướng mùi tanh của bùn, Hoa vẫn thơm ngát khi vượt lên khỏi nước, gặp ánh sáng thì Hoa nở ra đẹpđẽ và tỏa hương thơm dâng tặng cho đời. Cũng vậy, cái ông Phật ở trong lòng mỗi chúng sinh, nếu được phát huy cao độ, tu hành tinh tấn, nó cũngsẽ được tỏa ngát như sen trong bùn, mọc lên từ bùn mà không dính mùi ô trược, vươn cao và tỏa ngát hương cho đời. Nếu ai tu theo Phật thì chắc chắn sẽ thành Chánh quả, nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa.

Trong Kinh Pháp Hoa, ngài Bồ tát Thường Bất Khinh vì hiểu được cái lý đó, cho nên mỗi khi gặp ai, ngài cũng chắp tay cung kính niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật, tôi không dám khinh ngươi, ngươi tu hành Bồ tát đạo, tương lai sẽ thành Phật". Các Phật tử ởđây chắc ai cũng nhớ chuyện của ngài, đó là Thường Bất Khinh Bồ tát. Chữ Bất Khinh là thế nào? Là không khinh người cũng không khinh mình, không chê bai người cũng không chê bai mình, không hạ giá mình cũng không hạ giá trị của người, nên gọi là Thường Bất Khinh Bồ tát. Gặp ai ngài cũng chắp tay cung kính niệm: "Tôi không dám khinh ngài, vì ngài tuhành Bồ tát đạo, tương lai sẽ thành Phật". Ngài làm việc này y như bỡn cợt, có những người không hiểu, họ mắng Ngài: Cái anh này bá láp, biết chi mô mà nói tương lai ngài sẽ thành Phật, thôi đi chỗ khác. Chỉ vì hành Bồ tát đạo mà có người mắng, có người vác đá ném ngài, nhưng tâm của ngài vẫn không thay đổi. Họ đuổi thì ngài chạy, họ đánh, họ vác đá ném ngài thì ngài tránh, không tránh được thì nhẫn nhịn, nhưng hoan hỷ với câu: "Nam Mô A Di Đà Phật, tôi không dám khinh quý ngài, vì ngài tu hành Bồ tát đạo, tương lai ngài sẽ thành Phật". Vì sao ngài làm vậy? Vì ngài tin tưởng ở trong con người ai cũng có một ông Phật, nếu như người đó biết phát huy, tu hành theo lời Phật dạy, người đó sẽ làm Phật cho nên ngài có lời nguyện như vậy. Trong thời đại ngày nay, ta không làm như ngài mà có cách làm khác, đó là khi gặp nhau thay vì nói như ngài chúng ta nói: "Nam Mô A Di Đà Phật" hay nói "Mô Phật" thì cũng gần nói như câu nói của ngài vậy. Câu nói ấy là để nhắc nhở nhau nhớ tới ông Phật trong lòng mình. Khi đã nhớ tới Phật thì tất nhiên mình quên tính chúng sinh. Vì tính chúng sinh là tính tham, sân, si. Đó cũng là một cách thực hiện ý nghĩa trong Kinh Pháp Hoa, hay nói một cách khác đó cũng là một cách tụng Kinh Pháp Hoa.

Có một lần, Đức Phật đi khất thực với Tôn-giả Ananda. Khi ngài đi ngang qua một cánh rừng, Ngài nhìn thấy ởtrong bụi cây một hủ vàng lấp lánh, Ngài liền chỉ vào và nói: "Rắn độc đó, Anan!" Tôn-giả Ananda nhìn vào cũng thấy hủ vàng đó liền thưa: "Dạ, bạch Thế Tôn rắn độc lớn quá!" Khi đó, tình cờ có một anh chàng nông phuđi theo sau, nghe thầy trò Đức Phật đi trước, nhìn vào trong bụi nói rắn độc lớn quá thì anh ta đâm ra thắc mắc. Chờ cho Đức Phật và Tôn-giả Ananda đi qua rồi, anh ta liền tới xem rắn độc to cỡ nào? Nhìn kỹ vào trong bụi, ngó quanh ngó quất cũng không thấy rắn độc đâu cả, nhưng vẫn rình coi cho chắc. Anh rình một hồi lâu cũng không thấy động tĩnh gì, anh bèn lấy cây que khều khều cái hủ cũng không thấy rắn bò ra. Anh ta chui vào nhìn kỹ trong hủ thì thấy toàn là vàng ròng. Tuy nhiên anh ta cũng nghi, vì không biết chừng con rắn núp dưới hủ vàng cũng nên, nên không dám mò tay vào hủ, nhưng sau một thời gian rình mò, lật qua lật lại, quay tròn cái hủ vàng cũng không thấy động tĩnh gì, khi ấy anh mới yên tâm là không có rắn. Được hủ vàng to quá, anh ta lắc đầu có ý chê Đức Phật và đệ tử của Ngài, và nghĩ: Rứa mà lâu nay thiên hạ cứ nói ông Phật là bậc Nhất Thiết Trí, cái gì ông cũng hiểu hết, cái gì cũng biết hết, bấy giờ hủ vàng sờ sờ trước mặt mà Thầy thì nói là rắn độc, trò thìnói là rắn độc to quá. Chao ôi! Cả hai thầy trò sao mà u tối thế, sao mà dại thế, vô minh quá!

Bây giờ anh ta yên chí mình được hủ vàng, nhưng cũng chưa dám đem về ngay mà đợi đêm tối mới đem về, vì sợ ban ngày người khác phát hiện thì tính sao. Khi đem được hủ vàng về nhà, hai vợ chồng đem đèn soi lại thì thấy toàn là vàng ròng, mừng quá nên quên ăn và cũng không ngủ được. Hai vợ chồng bàn qua tính lại suốt cả đêm, họ nói: Chà, bây giờ được hủ vàng rồi, cuộc sống sẽ lên ngôi, chứ lâu nay cực khổ, làm bữa hôm ăn bữa mai, có buổi sáng mất buổi tối, trăm điều cơ cực. Bây giờ có vàng rồi thì lại thao thức, hậm hực, bồn chồn mất ăn mất ngủ, vì những toan tính chuyện nọ chuyện kia. Hai vợ chồng liền bàn tính với nhau rằng, trước mắt là nên hỏi xem ngoài phố, có ai bán ngôi nhà lầu nào không để mua một cái. Lại phải hỏi có ai bán xe hơi đời mới mua thêm một chiếc. Bây giờ có vàng rồi thì tha hồ mà tiêu xài. Tính toan như vậy nên những ngày sau đó, cả hai vợ chồng chẳnglàm lụng gì cả mà cứ đi ngó ngó dòm dòm xem có ai bán nhà, bán xe hơi không để mà mua. Hàng xóm thấy vậy sanh nghi, liền báo lên quan về hành động khả nghi của hai vợ chồng anh nông dân kia. Quan cho đòi lên hỏi: Anh được vàng sao không khai báo với Quan? Anh ta liền chối bai bải, nhất định không có, họ nói xấu và nghi oan cho vợ chồng tôi, chứ thật không có chuyện được vàng. Quan liền cho lính về khám xét nhà anh ta và phát hiện ra một hủ vàng to lắm.

Vì gian dối về tội được vàng khôngkhai báo, nên anh bị tống giam vào ngục, khi ở trong ngục tối, vừa đói vừa lạnh, vừa bị muỗi đốt, rệp cắn, anh ta liền la lên: Rắn độc Thế Tôn,rắn độc Ananda, rắn độc Thế Tôn...miệng anh ta la oai oải như vậy làm anh cai ngục ngủ không được, liền chạy vào hỏi anh ta: "Này anh kia, rứaThế Tôn và Anan có thù oán gì với anh mà anh lại mạt sát Ngài và đệ tử Ngài là rắn độc nhỏ và rắn độc lớn như vậy? Bấy giờ anh mới khai thật. Thưa Quan, tôi không phải có thù oán gì với Thế Tôn và Anan hết. Chính khi nằm trong tù tôi mới nhận ra được, hiểu được cái lời kêu rắn độc củaThế Tôn và Anan. Lời đó đã thức tỉnh lương tâm tôi, làm tôi ăn năn không kịp nữa rồi. Khi nghe Thế Tôn nói rắn độc Anan và Anan thưa lại, đại rắn độc Thế Tôn, khi nghe như vậy tôi chui vào bụi cây và thấy một hủ vàng ròng, tôi cho rằng Thế Tôn và Anan là dại. Họ tu hành quá nên không biết gì cả. Tôi có ngờ đâu Thế Tôn ví vàng là rắn độc. Chính giờ phút này nằm trong tù tôi mới thấm thía câu nói của Thế Tôn là chí lí vôcùng. Và đó mới là rắn độc, khi ấy tôi ngu quá mà tự cho mình khôn, trởlại chê bai Thế Tôn là dại. Giờ đây tôi mới tin, sực tỉnh ra mới biết mình ngu, mình dại. Thức tỉnh được lời nói đó của Ngài tôi mới nhắc lại lời Ngài nói để cám ơn Ngài. Chính Ngài đã khai tâm mở lòng cho tôi mà tôi không chịu tiếp thu, cho nên tôi mới chịu khổ như thế này.

Khi nghe như vậy Quan nói: Rứa bữani mi đã hiểu ra điều đó rồi phải không? Ngươi đã hiểu lời nói rắn độc của Thế Tôn và Anan chưa? Nếu đã ngộ ra rắn độc thì nay ta cho ngươi về,lần sau đừng tái phạm.

Trước một hủ vàng như vậy mà Đức Phật đi qua không dính mắc chi hết, Ngài tự tại vô cùng. Ngài hằng ngày đi khất thực rồi về tịnh xá thuyết pháp, Thiền định không dính gì về hủ vàng hết, rất an lạc trước các pháp nên gọi là Pháp vương. Còn anh nông dân sau khi thấy hủ vàng thì tham đắm và chết theo hủ vàng. Phật và chúng sinh chỉ khác nhau một chút đó mà thôi. Như vậy, khoảng cách giữa Phật và chúng sinh chỉ bằng một sợi tóc, nhích bên kia là ngộ, ngã bên này là mê. Ngộ là Phật và mê là chúng sinh. Ngộ thì được tự tại giải thoát, còn mê thì bị triền phược đau khổ lâu dài. Đó là chuyện ngày xưa.Còn ngày nay chúng ta ra đường gặp vàng thì sao? Nếu một mai kia vào một buổi sáng tốt trời, chúng ta đi ra ngõ gặp một thỏi vàng thì tính làm sao? Bỏ đi hay là lượm cất?

Chuyện hơi khó nghĩ phải không? Đây là một bài học để thử lòng mình, coi sự tỉnh ngộ, sự triền phược, sựgiải thoát của mình đến ngang đâu đối với sự việc xảy ra trước mắt. Theo ý tôi nếu sự việc xảy ra như vậy, chắc chắn chúng ta cũng lượm nó lên thôi. Tôi đoán rằng các bạn cũng đồng ý với tôi 200 phần trăm chứ không ít hơn. Chỉ có điều lượm về sử dụng như thế nào đừng để bị nó cắn.Đó là một vấn đề. Bất cứ cái gì, vật gì, dù thuộc vật chất hay tinh thần mà ta ích kỷ, chỉ thủ riêng một mình, cho riêng mình thì đó là điềukhông tốt, có hại, nhất định sẽ bị nó cắn, bị nó đày đọa làm cho ta đaukhổ dài dài. Trái lại, bất cứ cái lợi gì, danh gì mà ta có được, ta đemtrang trải cho mọi người cùng hưởng, mọi người cùng vui, cái đó sẽ đem lại niềm vui và an lạc lâu dài, chắc chắn cái đó không bị nó cắn đâu.

Chúng sinh có cái bệnh tham danh mà hại đến thân. Tham nhiều thì chết sớm, không tham thì sống lâu. Chỉ vì tham danh huyễn mà có một số người khi nào cũng ưa ngồi trên thiên hạ, khi nào cũng tự cho mình là hơn thiên hạ hết, coi thiên hạ không ai ra gì, có nghĩa là họ cho cái TA của họ là độc tôn, cho nên dễ bị nó cắn, như hủ vàng kia vậy. Cái lợi cũng như thế, nếu như có lợi mà chỉ biết riêng cho mình, không trang trải cho mọi người cùng hưởng thì cũng bị nó cắn. Trái lại, khi có lợi thì mình phải trang trải cho người này một ít, người kia một ít, thì mình luôn luôn có tình yêu thương đùm bọc của những người chung quanh, chắc chắn mình sẽ được an lạc. Như vậy là mình luôn luôn được tự tại, không bị ai gây đau khổ và như vậy là không bị ai cắn. Cho nên chúng ta cũng dễ phân biệt người có tu và người khôngtu là ở chỗ đó. Không phải người tu gặp vàng họ không lấy, nhưng người tu biết cách sử dụng như thế nào cho có lợi mình và lợi người. Người tu biết cách sử dụng vàng như thế nào để đừng có hại người, đừng bóc lột, đừng có chà đạp lên sự an lạc, hạnh phúc của người khác, nhất là lấy sự khổ đau của người khác làm hạnh phúc cho chính mình. Như vậy người tu cũng có thể lượm vàng, nhưng sử dụng như thế nào cho hợp đạo lý, cho đúng tinh thần tự lợi, lợi tha, từ bi, hỷ xả của Đức Phật, thì đó mới làxảo diệu, hành sự như pháp của người tu. Cho nên cũng đối với một pháp đó, Đức Phật thì gọi là Vua Pháp, còn mình thì không thể gọi là Pháp Vương, Pháp Vương là Vua Pháp, tự tại đối với các pháp, rõ biết tất cả các pháp, không bị một pháp nào làm triền phược hết.

Chúng ta thường đọc kinh, nghe giảng về những lời dạy của Đức Phật như: Thế giới như mộng huyễn, nhơn sanh như không hoa (Thế giới như mộng huyễn, đời người như hoa đốm giữa hư không). Chúng ta biết như thế, nhưng chúng ta chưa sống được như thế.Chúng ta biết thế giới vô thường, nhưng ngộ được cái lẽ vô thường đó rất khó. Nếu không ngộ được thì nó làm cho mình đau khổ lâu dài, còn ngộđược thì hết đau khổ. Nói nghe thì dễ nhưng thực hành thì vô cùng khó. Có một số người không ngộ được lẽ vô thường đó nên luôn bám chặt vào đó cho là thường, vật của mình nắm trong tay rồi thì vật đó phải là thường,còn vật trong tay thiên hạ thì cầu cho nó vô thường, kể cũng lạ đời. Mình có cái áo đẹp ước mong cho nó đừng bao giờ cũ, đừng bao giờ rách, đừng cháy, đừng mất, đừng phai. Nhìn lên bề mặt thấy láng cầu cho nó đừng bao giờ nhăn. Tóm lại cái gì đã vào tay mình rồi thì nó là thường, như cái nhà đang ở cầu cho nó thường đừng bao giờ hư, đừng cháy để còn truyền tử lưu tôn với đời, đời này sang đời khác, kiếp nọ sang kiếp kia,trường tồn mãi mãi. Phật dạy thế gian vô thường, nhưng cái gì vào trongtay mình rồi thì cầu cho nó thường. Cái thường mà mình chấp chặt, mình ưa thích ấy chính là cái vô thường. Vì vô thường cho nên bị đau khổ triền miên không bao giờ dứt.

Sau năm 1975, tôi đang ở Nha Trang, có một Phật tử từ Đà Lạt về, cũng đi chùa, nhưng tôi chắc Phật tửnày đi chùa để cầu phước, chứ tâm chưa thấm đạo được bao nhiêu, đến thăm tôi và nói: "Ôi chao Thầy ơi! Thầy có cách chi chỉ vẽ cho tôi sống với, bây giờ tôi hoảng quá Thầy ơi". Tôi hỏi: "Sao Bác hoảng hung vậy?" -Dạ, nhà họ lấy hết. Tôi hỏi: Họ lấy mấy cái? - Dạ, 9, 10 cái lận. Tôi hỏi tiếp: Rứa Bác còn cái nào không? Ông ta trả lời: Dạ, còn một cái. Tôi lại hỏi: Nhà chi? Ông nói: Dạ, nhà lầu ba tầng. Tôi hỏi: Bây giờ Bácở với ai? - Dạ, ở với hai ông mụ tra. Tôi nói: Ôi chao, bác còn một cáinhà lầu ở với hai ông mụ tra mà hoảng thức nớ, rứa sao bác không ngó mấy người đang ở ngoài bụi kia tề! Họ ở ngoài bụi, ngoài góc đình mà không thấy họ hoảng, trái lại bác còn cái nhà lầu ba tầng sao bác hoảng quá vậy? Ông ta nói: Ả, à, té rứa. Té ra khi ấy ông ta mới biết mình cònmột căn nhà lầu nữa. Lôi trâu mà đi tìm trâu. Ở trên hạnh phúc mà khôngbiết hạnh phúc. Ông ta còn một cái nhà để chui vô chui ra, đó là một hạnh phúc chứ đòi hỏi gì hơn nữa. Mấy người ở ngoài xó bụi kia làm sao hơn ông được. Thế là ông có hạnh phúc mà không biết là vì sao? Là vì ôngquá tham lam chứ còn sao nữa. Vì tham lam tiếc của nên cứ tin rằng, chấp rằng: Mười cái nhà của mình đã có giấy tờ trước bạ hẳn hoi, không ai đụng chạm gì được hết, thế mà bây giờ họ lấy ngang xương, đi kiện đâubây giờ. Ông ta tức vì ông ta không rõ vô thường nên đau khổ.

Nhân đây tôi cũng xin kể thêm một câu chuyện nữa để chứng minh cho lòng tham lam, nhưng khi kể chuyện này mong các bà các cô đừng có buồn. Có hai vợ chồng nọ ăn ở với nhau hòa thuận, tử tế lắm, không có xích mích to tiếng gì với nhau cả. Một hôm,ông chồng đi làm xa, ba bốn tuần mới về nhà một lần. bữa nọ trên đường đi làm về nhà, trời oi bức nóng nực lại phải đi đường xa, nên anh ta khát nước vô cùng. Mấy lần trước trên đường về anh ta có thấy quán xábán nước, còn lần này thì không có quán nào bán hết, vì vậy nên cơn khát càng thiêu đốt anh ta dữ dội. Đang lúc đó thì may sao trong lùm câycó tiếng róc rách, anh ta tìm đến có một khe suối nhỏ có nước từ trong đó chảy ra. Nước trong mát đọng thành một vũng, anh ta dùng tay vốc lên để uống. Vừa hết cơn khát thì anh quay về. Bất ngờ, sau khi uống nước xong trên đương về thì thình lình cơ thể anh thấy có sự hưng phấn và sảng khoái đến tột đỉnh, chính khi đó cơ thể anh thay đổi hết.

Khi ra đi là một ông nông dân trung niên, còn bây giờ trở về, ông trở thành một anh chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đẹp trai vô cùng. Anh nhớ trước khi ra đi tóc anh đã hoa râm mà bây giờ thì xanh mướt, trước da nhăn bây giờ trơn láng, trướckia răng rụng hai má đã hõm sâu, nay thì răng mọc nguyên vẹn và hai má căng phồng, trước lưng đi lom khom bây giờ lưng thẳng đứng. Khi về nhà bà vợ không nhận ra anh nữa nhưng anh vẫn nói với vợ: Bà nó ơi, dọn cơm cho tôi ăn kẻo đói bụng lắm rồi. Bà vợ cứ lơ lơ coi như không nghe thấy.Một lát, mụ liền quay ra hỏi lại: Rứa anh ở đâu lại mà bảo tôi dọn cơm cho anh ăn? Ông ta quay mặt lại nói nói vợ: Bà này lạ chưa, tôi là chồngcủa bà sao bà nói lạ rứa. Bà nói: Ông có nhận lầm không, chứ chồng tôi đâu phải như thế này. Chồng tôi tóc đã hoa râm, răng đã sún, da lại nhăn, lưng hơi khòm khòm, đâu có trẻ đẹp như sức ni, chắc ông nhìn lầm người rồi. Chị ta không nhận, cuối cùng anh ta phải nói thật với vợ mình. Anh kể, trong lúc đi đường về khát nước quá, anh cố tìm nước để uống nhưng không có, lúc đó anh nhận thấy có một suối nước nhỏ chảy róc rách trong lùm cây, anh vội tới lấy tay vốc vài ngụm uống thì thấy trongngười khỏe khoắn vô cùng, và trên đường về đây thì con người anh nó trẻtrung ra vậy đó

Bà vợ nghe kể và thấy chồng trẻ ranhư vậy, nóng lòng nói với chồng: Này anh rứa chỗ đó là chỗ nào, anh chỉ cho tôi tới đó uống vài hớp để tôi ở với anh, chứ vô lẽ bây giờ anh trẻ mà tôi già, vợ chồng ở với nhau ngó sao được, anh chỉ cho tôi tới đóuống vài hớp đi. Bà vợ năn nỉ có vẻ cầu khẩn. Người chồng liền chỉ đường cho bà vợ đi đến chỗ có suối nước mà anh đã uống. Chị ta đến chỗ có khe nước, thay vì uống vài hớp, thì bà uống cho đến khi không còn uống được nữa. Do uống nhiều và nhanh quá nên cơ thể thay đổi một cách đột ngột. Từ một bà trung niên bây giờ nó trẻ hẳn ra và dần biến thành một đứa trẻ nằm ngọ ngọe không đi về nhà được nữa. Ở nhà anh chồng khôngthấy vợ về sinh nghi và đi tìm. Ai dè khi đến thì thấy vợ mình đã biến thành trẻ nít nằm bên bụi cây. Vì thương vợ nên anh đành ẵm vợ về và nuôi nấng như trẻ con. Thế là đêm nào anh cũng dỗ vợ như dỗ con nít, có khi còn phải mem cơm cho vợ bé ăn, săn sóc cho bé ngủ, hát dỗ cho bé khỏi khóc.

Qua câu chuyện đó, chúng ta thấy vì quá tham nên không lường trước được hậu quả. Nếu bà ta uống vừa vừa đủ khát như anh chồng thì đâu đến nỗi hóa ra trẻ nít vậy. Chúng ta khôngthấy luật nào cấm uống nước cho hết cơn khát, Phật cũng không cấm chuyện đó, nhưng nếu quá tham, vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo lý xã hội thì tất nhiên sẽ bị phản ngược trở lại, thay vì được lợi thì lại bị hại mang họa vào thân. Chuyện tuy bình dị nhưng nó là bài học dạy cho tất cảchúng ta ứng dụng qua nhiều chuyện khác. Tôi ví dụ hiện nay chắc cũng có nhiều người chơi hụi, chơi số đề, lâu lâu nó cũng trúng một vài lần, thấy có lợi nên sinh tham. Chỉ đánh một ngàn mà trúng ba chục ngàn ai màkhông ham, đánh 30 ngàn lợi 300 ngàn ai mà không muốn. Cứ nằm mà tưởng tượng đánh 300 ngàn mà lợi 300 triệu chắc là thành tỷ phú. Tuy nhiên có mấy người đạt như ý tưởng tượng đó? Học Phật nghe giảng về lý nhân quả, áp dụng vào các trường hợp này các Phật tử thấy sao? Nhìn cho kỹ, suy cho tới, cái nhân của họ bỏ ra ít quá mà muốn hưởng cái quả quá to, đó là điều nghịch lý. Chính vì vậy mà đa số những người đánh đề, đánh bạc, ít người giàu có mà phần nhiều phải bán nhà, bán xe, gia đình tan nát. Chuyện này cũng như chị ta uống quá nhiều, từ già hóa ra đứa con nít có khác gì hơn.

Biết bao nhiêu người cứ hay tưởng tượng, tưởng tượng theo cái tham của mình, khi lòng tham chất chứa nhiềuthì tưởng tượng càng mãnh liệt, càng bộc phát mạnh hơn và con người cứ theo đà tưởng tượng đó mà sinh đau khổ. Trái lại, khi họ thức tỉnh sống một cách tỉnh giác, sống một cách bình thường thì tất nhiên sẽ không bị khổ đau. Chúng ta bị đau khổ vì chúng ta chất chứa lòng tham một cách không chính đáng.

Lại một bữa nọ, có một Phật tử đi chùa tụng Kinh Pháp Hoa, thấy mình tụng ba, bốn năm liền nhưng không thấy Thầy phong cho một chức gì hết, tụng ngày này qua tháng nọ, mà thấyPhật cũng không cho mình thêm một chức nào, Ngài chỉ im re. Một hôm, cómột chị bạn tớ nói rằng: Tôi đi tu bên chỗ đó, ông Thầy phong cho tôi chức nọ chức kia. Chị ta nghe vậy ham quá và năn nỉ xin đi. Để phụ họa thêm lời của mình là nói có sách mách có chứng, thêm trọng lượng, chị bạn bèn tô thêm: Này mi, ông Thầy ấy ông tu cái đạo gì lạ lắm, tao mới vào tu vài ba hôm mà thấy con người phơi phới, nào là thấy được tiên, thấy được thánh, thấy được Phật, thấy đủ mọi thứ. Thế là chị ta bỏ tụng Kinh bên này chạy sang tu bên đó, chứ còn tu bên này không linh. Thầy bên này giảng Kinh Pháp Hoa coi cũng không linh, chắc Thầy bên này nói không thiệt, chắc Thầy bên kia chắc thiệt, tu với ông mau thành lắm, tu hai ba hôm là thấy được Phật, được ma ngay. Với lại, tu với ông vài ba hôm được phong làm Bồ tát, làm Như Lai, làm Di Lặc nữa, thật là sung sướng, chứ còn tối ngày tụng Kinh Pháp Hoa với mấy Thầy bên này đâu có phong cho cái chức đó! Chị ta dẫn chứng thêm: Mi lên chùa Từ Đàm tụng Kinh Pháp Hoa lâu năm mà có thấy Ôn Từ Đàm phong cho chức Bồ Tát, chức Phật, chức Như Lai như bên này không? Chứ mi qua tu với ông Thầy bên nàychắc năm ba hôm là ông phong cho mi nhiều chức như vậy, mi có đã không?Rứa là mê mệt chạy theo, vô tình đi theo bùa ngãi mà không biết.

Bùa ngãi trong Kinh nói có nhiều loại, áp dụng không đúng cách dễ gây nguy hiểm cho mình và cho người lắm. Ở trong Nam có bùa Miên, ở Huế bây giờ mê tín cũng nhiều lắm. Các Phật tử nên thận trọng cảnh giới về sự nguy hiểm của các loại bùa đó. Thậm chí tôi còn nghe kể, một số người đi đường, bị một số kẻ dùng bùa mê làm cho mê hoặc, rồi họ biểu cởi vòng vàng nhẫn bạc, trong người có gì nó biểu đưa là đưa hết, mà không hề biết mình đưa. Về nhà mới phát giác mình bị bùa mê, bị nó dụ dỗ mà không hay không biết. Thật là hung hiểm!

Thành thử nếu gặp một người lạ khảnghi tới gạ gẫm mình, bắt chuyện với mình, hỏi tên họ mình, hay ngồi lacà bên mình vỗ vai, hoặc đòi xem tay xem chân thì nên tránh xa. Nếu mình để cho họ vỗ vai, hỏi tên mà mình nói ra là trúng bùa mê của họ không chừng. Khi đã vào cơn mê thì thầy bùa bảo gì làm nấy, biểu gì nghenấy. Bùa ngãi nguy hiểm ghê gớm, các Phật tử nên thận trọng.

Do đó, các Phật tử phải tự vấn lương tâm mình trước cảnh danh lợi, coi cái tham của mình đến mức nào đểtự điều chỉnh. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ: Ngày hôm trước nếu chúng ta gặp một món lợi bất chánh giá trị đến cả trăm triệu đồng. Do lòng tham nên chúng ta cố tìm mọi cách sở hữu cho được số tiền bất chánh trên. Ngày hôm nay đi chùa tụng Kinh Pháp Hoa, tâm mình có tham muốn nhưthế nữa không? Đối với đồng tiền phi nghĩa, người ta đánh rơi, mình có tham như thế nữa không? Đó là cách thử lòng mình, mình đã sửa tới mức độnào? Và tụng Kinh Pháp Hoa đã thấm tới ngang đâu? Chứ không phải đợi đến lúc phong cho một cái chức hảo, nào là Phật, nào là Như Lai, nào là Bồ tát và gì gì đi nữa thì sướng vô cùng. Còn Ôn Từ Đàm không phong thì mặt ỉu xìu như đám ma! Nếu có ai đó phong cho mình chức Như Lai, mà mìnhkhông có dính một chút gì về Như Lai, thì nhận chức mà làm gì? Phong chức Bồ tát mà chính mình làm toàn những chuyện phàm phu, thì ai phục không, có ai quí không? Chắc không ai quí gì chức đó. Thế nhưng chúng sanh cũng hay ham thích cái danh huyễn như phong cho chức Bồ tát thì hamlắm, mặc dầu việc làm của mình không dính gì đến Bồ tát hết, nhưng khi nghe phong thì sướng lắm.

Lại cũng có một số người ở đời không có một chút gì đạo đức hết, nhưng khi nghe người khác nói anh là người có đạo đức, ăn ở có lương tâm thì anh thích lắm, nhưng chính họ làngười bỏn xẻn, cho vay nặng lãi, ức hiếp kẻ thế cô... nhưng khi được nghe lời nịnh hót anh là người ăn ở có đức, rộng rãi hay giúp người thì hả hê lắm. Các Phật tử phải thấy rằng, chúng ta thường ham cái danh cái lợi, mà cái danh cái lợi đó không đúng sự tnhật cho nên phải sống trong sự giả dối. Mà đã sống trong sự giả dối, thì luân hồi đau khổ dài dài.

Cho nên tụng Kinh Pháp Hoa là để phát huy cái Phật tính trong mình và đồng thời cũng để phát huy cái Phậttính của mọi người nữa. Đó là mục đích của việc trì tụng Kinh Pháp Hoa.Thay vì làm như ngài Thường Bất Khinh Bồ tát đã làm là tán thán mọi người, ngài nói: "Tôi không dám khinh ngươi vì tương lai ngươi sẽ thành Phật, vì ngươi tu hành Bồ tát đạo."Qua ngài chúng ta học cái tinh thần của ngài bằng cách tự mình phải giáo dục con cháu mình, thân nhân của mình không làm những điều sai, điều quấy, khuyên họ không nói những lời hại người, những câu bất kính, trái lại phải khuyên răn họ nói những lờilành, làm những việc tốt, thì đó cũng là cách áp dụng Kinh Pháp Hoa vàotrong đời sống và chắc chắn tương lai sẽ làm Phật. Nếu mình tụng Kinh Pháp Hoa mà để con cái ở nhà hút xì ke ma túy, hay ném đá và chửi lộn với hàng xóm, người ta có nói thì liền chửi lại, con mình hư hỏng mà không biết dạy dỗ thì tất nhiên không đi đúng tinh thần Kinh Pháp Hoa màmình đã tụng. Bởi vì Kinh Pháp Hoa dạy cho mình: Khai thị ngộ nhập Phậttri kiến. Ngài khai thị để cho mình ngộ nhập Phật tri kiến, tức là biếtđược ông Phật (Phật tính) ở trong lòng mình mà phát huy cái Phật tính đó, chứ đừng để cái tham, sân, si, ngã mạn, cống cao, tật đố nó khuất lấp cái Phật tính của mình. Đồng thời chúng ta cũng nên nhớ rằng, trong lòng mỗi người ai cũng có Đức Phật hết, chứ không phải ai sanh ra cũng là bậy hết, là không tốt. Tỷ như ta sinh ra một đứa con, đứa con đó bẩm sinh đã đi phá làng phá xóm ngay đâu, nhưng vì thiếu dạy dỗ, vì mình không để tâm uốn nắn những điều sai quấy của nó cho nên nó mới đâm ra hưhỏng. Mình để cho nó hư hỏng tức là Phật tính trong lòng nó không có aikhai mở, Phật tính bị vùi lấp, che kín thì mình cũng có lỗi với con cáimột phần, vì mình chưa học được cái hạnh của ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh.

Nếu ngài Thường Bất Khinh đi đâu cũng niệm: "Tôi không dám khinh các ngươi, vì các ngươi tu hành Bồ tát đạo, tương lai sẽ thành Phật", thì giờ đây mình phải dạy con cái của mình đừng đi phá phách, đừng đua xe, đừng theo bạn bè hút xì ke, nghiền ma túy. Tóm lại là đừng làm những điều tai hại cho xã hội, đó cũng là dạy cho con cái mình bỏ điều xấu xa mà làm việc lành, đó là học tập hạnhcủa ngài Thường Bất Khinh Bồ tát. Làm được như vậy mình mới tạo được cảnh giới an lạc cho bản thân, cho gia đình mình và cho xã hội nhân quầnnữa.

Trong thời buổi kinh tế thị trườnghiện nay, có một số bậc cha mẹ chạy theo công việc kinh doanh không cònthì giờ săn sóc con cái, và con cái bị buông lỏng thì bóng ma tử thần như ma túy, nghiện ngập, bủa vây, đi vào con đường sao đọa và cái giá phải trả là, không biết bao nhiêu gia đình than vắn thở dài, khóc lóc buồn khổ vì con cái hư hỏng, là vì sự buông lỏng của các bậc có trách nhiệm vậy.

Sự đau khổ của cha mẹ vì con cái hư hỏng là nỗi khổ tâm ám ảnh hằng ngày trong xã hội hiện nay, nó gây nên một sự nhức nhối kinh niên. Cũng như khi chúng ta ghét ai, thù ai, tức giận ai cũng khổ, nhưng khổ một thời gian ngắn thôi. Nhưng con cái và người thân trong nhà mà hư hỏng, hàng ngày gặp mặt nó mãi, có ghét đuổi nó đi cũng không được, mắng chửi nó cũng không xong, đánh hoài cũngkhông phải là cách dạy tốt, rứa mà phải gặp mặt nó mãi thì khổ biết baonhiêu mà kể. Cái khổ đó truy nguyên từ đâu mà ra? Có người nói: Sanh con ai dễ sanh lòng, tính của nó như vậy tôi chịu thôi. Nhưng vì sao mình sinh nó ra được mà tính của nó thì chịu thôi là vì sao? Hãy tự hỏi mình đã tận lực giáo dục con cái đến nơi đến chốn chưa? Đó là một vấn đềlớn mà các Phật tử nên lưu ý và tìm cách giải quyết.

Tóm lại, là người Phật tử phải biết mình tụng Kinh Pháp Hoa để làm gì? Tụng Kinh Pháp Hoa là để khai hóa, chỉ cho mọi người thấy rõ, mỗi người là một hoa sen, mặc dù bản chất của nó là thơm nhưng vẫn ở trong mùi bùn. Hoa sen tuy ở trong bùn mà không dính mùi bùn, trái lại còn mang hương thơm dâng hiến cho đời. Biết vậy thì tự mình phải trân quý hoa sen trong bản thân mình, làm cho Phật tánh trong mình tỏa rạng hơn lên và phải kềm chế lòng tham, sân, sitrong tâm mình. Nếu không kềm chế, không sửa chữa thói hư tật xấu thì làm sao mà thành Phật được, làm sao mà giáo dục con cái, cải hóa xã hội cho tốt hơn được.

Muốn làm Phật thì phải học Kinh Pháp Hoa, bằng cách miệng không tạo nghiệp dữ mà nói điều lành, thân không làm điều ác mà phải làm điều thiện, ý không nghĩ điều ác mà luôn luôn hướng thiện. Nhưng tiếc rằng, chúng ta chỉ tạo nghiệp lành trong khi tụng kinh, còn khi không tụng kinh thì nghiệp cũ đâu vẫn hoàn đó.

Nói như thế để biết rằng, trong khi mình đi tụng kinh là đang làm điều lành, đem lại an vui cho mọi người và cho xã hội được an lành hạnh phúc.

Do vậy, chúng ta phải áp dụng lời Kinh đã tụng trong đời sống hằng ngày bằng cách nào cho có lợi nhất? Theo tôi, khi các Phật tử ngồi bán ngoài chợ cũng tưởng tượng như mình đang ngồi trong chùa mà tụng Kinh Pháp Hoa, nghĩa là không tạo thân ác, khẩu ác, ý ác mà phải tạo nghiệp thiện cả về thân, khẩu, ý. Đó là cách tụng Kinh Pháp Hoa đem lại lợi cho mình, lợi người một cách hữu ích nhất.

Tụng Kinh Pháp Hoa có hai cái lợi là lợi về tinh thần và lợi về vật chất. Thường thường người ta hay nhìn vào cái lợi vật chất là chủ yếu, nghĩa là làm sao kiếm cho ra nhiều tiềnnhiều của, nhiều danh lợi. Còn về tinh thần thì cái gì không thấy, không bắt, không nắm được thì không cho là có lợi. Tuy nhiên cái lợi vậtchất cũng quí, nhưng cái lợi tinh thần mới là cao quí hơn hết. Thử hỏi nếu như con người không có đạo đức thì dù con người đó có ở trên vàng bạc, danh lợi, trên mâm cao cỗ đầy, có còn xứng đáng là con người hay không? Người mà không có đạo đức thì dầu người đó có quyền thế, của cải giàu có bao nhiêu, thử hỏi họ mang lại lợi ích và an lạc gì cho ai không? Như thế tức nhiên ta sẽ có câu trả lời. Đó là có vật chất thì phải có tinh thần, tinh thần ở đây là đạo đức trong sáng và hướng thượng, đó là sự Giác ngộ. Có Giác ngộ thì mới cứu giúp mọi người ra khỏi sông mê, bể khổ để lên bờ giải thoát. Theo tôi đó là một điều lợi cao quý vô cùng. Chính Đức Phật muốn nhắc nhở cho chúng sinh điều lợi đó, cho nên Ngài xả bỏ quốc thành thê tử để đi tu. Đi tu là để dạy cho chúng sanh một bài học rằng: Đừng nghĩ làm vua là sướng. Theo Ngài thì làm vua không sướng đâu, và những người giàu vàng giàu bạc cũng chưa chắc đã có hạnh phúc. Nếu thật sự hạnh phúc thì Ngài đã hưởng rồi sao lại bỏ nó? Vì Ngài cho nó là cái hạnh phúc mong manh, hẹp hòi, ích kỷ nên Ngài bỏ nó để đi tìm một thứ hạnh phúc lớn lao hơn. Đó là hạnh phúc của sự Giác ngộ, của tâm Từ bi. Lời Ngài dạy có tác dụng là thức tỉnh chúng sanh đừng có mê muội, phải luôn luôn tỉnh giác, sáng suốt. Khi tâmta sáng suốt thì đó là một sự lợi ích lâu dài, còn không sáng suốt tức là mê muội và sẽ sống trong vòng loanh quanh, nếu có hạnh phúc thì hạnh phúc ấy có vui nhưng dễ tan vỡ.

Có một lần Đức Phật ngồi giữa đám cỏ, có người đi ngang qua hỏi Ngài rằng: Sa-môn Cù Đàm ngồi một mình nhưvậy có sầu muộn không? Đức Phật trả lời: Ta mắc chi mà sầu muộn! Anh taliền hỏi: Ngài không sầu muộn chắc là Ngài hoan hỷ? Ngài trả lời: Ta được gì mà hoan hỷ! Anh ta ngạc nhiên và nghĩ: Không sầu muộn thì hoan hỷ, không hoan hỷ thì sầu muộn, cớ sao ở đây Ngài sầu muộn cũng không, mà hoan hỷ cũng không? Biết tâm lý hoang mang của người kia, Ngài mới nói: Sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ, hoan hỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn. Ta đây đã dứt hết tâm sầu muộn rồi, nên Ta không sầu muộn cũng không hoan hỷ. Tâm ta không giao động. Đó là một lời dạy cao siêu để chúng ta học và suy gẫm.

Sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ là thế nào? Bây giờ đây ta có được một thỏi vàng bỏ trong túi thì hoan hỷ lắm (tâm người hoan hỷ), nhưng ra đường nó rớt đâu mất tìm không ra (sầu muộn). Nếu người không có vàng trong túi thì có rớt đâu màsầu, có vàng đâu mà hoan hỷ. Tôi có một cục vàng trong túi tôi mừng quá, nên tôi hoan hỷ. Giờ đây nó rớt mất nên tôi mới sầu muộn. Còn như chúng ta làm gì có vàng đâu để rớt mà sầu muộn, và không có vàng trong túi làm gì có hoan hỷ. Thế là sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ.

Hoan hỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn là sao? Ví như tôi đang đói là sầu muộn (đang sầu muộn). Nếu aiđó cho tôi một ổ bánh mì ăn, hết đói tất nhiên là hoan hỷ. Đó là hoan hỷ chỉ đến với người có tâm ầu muộn. Nhưng mà cái hoan hỷ, cái sầu muộn đó đều do cái duyên bên ngoài tạo ra hết. Có cục vàng thì hoan hỷ, mất cục vàng thì sầu muộn, có ổ mì ăn thì hoan hỷ, hết ổ mì ăn thì sầu muộn,đều do cái duyên bên ngoài tạo ra. Cho nên cái hoan hỷ, cái sầu muộn đórất mong manh, chỉ có trong vòng đối đãi, nó cứ nói đuôi nhau, hết hoanhỷ đến sầu muộn, hết sầu muộn lại hoan hỷ. Đức Phật đã vượt lên cái hoan hỷ và sầu muộn đối đãi đó và Ngài đã tạo cho mình một cái hoan hỷ chính trong lòng Ngài, không cần có vàng Ngài mới hoan hỷ, mà cũng khôngphải vì mất vàng mà Ngài sầu muộn. Vì Ngài đã vượt lên trên sự hoan hỷ và sầu muộn đó nên Ngài được tự tại trên cái hoan hỷ giải thoát đó.

Ở đây, các Phật tử thấy tượng Phậtngồi trên tòa sen khi nào cũng luôn luôn hoan hỷ, khi nào miệng cũng mỉm cười luôn, không có sầu không có muộn. Còn chúng ta lắm khi sầu thì nhăn mặt khó coi lắm, trái lại khi cười thì miệng toe toét cũng khó nhìnlắm. Còn Đức Phật thì khi nào cũng vậy, dáng ngồi bình thản tự tại, trên diện của Ngài không tỏ gì là sầu muộn, không có chút gì là khoái trá, không có chút gì hí hửng hoan hỷ hết. Chính đó là niềm vui giải thoát bất diệt.

Theo Phật, tụng Kinh Pháp Hoa chúng ta cố gắng nhìn lên tượng Ngài, cố gắng suy nghĩ lời Ngài dạy, cố gắng thâm nhập đạo lý vi diệu của Ngài để làm cho lòng chúng ta thắm nhuần lời dạy của Ngài, để thâm tâm luôn được nhẹ nhàng hoan hỷ, sống trong cuộc đời hiện tại với tâm bao dung hỷ xả, lấy đó làm hành trang cho cuộc đời. Tương lai mai sau nhờ nghiệp báo tốt này, nhờ cái thắng duyên đó mà chúng ta cùng được vào trong các cảnh giới hoan hỷ. Được nhưvậy, tất cả chúng ta mới thấy rõ được cái ân đức của Phật lớn lao lắm, chứ không phải là chuyện bình thường. Mặc dầu có đôi lúc chúng ta cầu xin Phật chuyện này chuyện khác, điều đó là chính đáng, nhưng chính đánghơn hết là thấm nhuần theo đạo lý Giác ngộ của Ngài, để giác ngộ tự lòng mình (tự giác) và giác ngộ cho người khác (giác tha), đó là điều hạnh phúc lớn lao cho tất cả chúng ta.

Cầu mong cho tất cả các Phật tử chúng ta, phát tâm dõng mãnh, luôn luôn thủy chung trì tụng Kinh Phật màtu hành theo lời Phật dạy, đó mới là chơn hạnh phúc lâu dài.

-ooOoo-



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2012(Xem: 12781)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
05/03/2012(Xem: 12197)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
05/03/2012(Xem: 7850)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
04/03/2012(Xem: 7326)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối?
04/03/2012(Xem: 53154)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
04/03/2012(Xem: 9801)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
04/03/2012(Xem: 9878)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
02/03/2012(Xem: 8012)
Một sự thật khác nữa là từ khi ta phát sinh ý niệm muốn hiến tặng đến suốt tiến trình hiến tặng và mãi tận sau này mà ta cũng không hề có tỏ thái độ phân biệt chọn lựa hay coi thường đối tượng, không có ý muốn họ phải đền đáp, và không bao giờ cảm thấy tự đắc vì mình đã làm được một việc tốt, thì ta sẽ nhận được toàn bộ năng lượng đền trả của vũ trụ. Phần hồi đáp ấy có khi được nhân lên gấp bội... Cho và nhận
02/03/2012(Xem: 6633)
Hạnh phục vụ là cơ hội để thăng hoa chính mình. Nếu nhìn một cách thiển cận, thông qua sự phục vụ, người ta dễ có cảm giác tiền của bớt đi, tài sản mình ít lại. Hoặc nếu nghĩ đơn thuần rằng phải tích lũy được nhiều tiền thì mới có điều kiện làm công đức phước thiện thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để làm...
02/03/2012(Xem: 14645)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]