Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Không nên tự mãn khen mình chê người

02/01/201107:30(Xem: 10276)
14. Không nên tự mãn khen mình chê người

14. Không nên tự mãn khen mình chê người

Nhơn năng hoằng đạo, phi đạo hoằngnhơn (người hoằng đạo chẳng phải đạo hoằng người). Biết rõ như thế nên Giáo hội luôn luôn chú trọng đến đề giáo dục Tăng Ni. Khi thành lập Ban giáo dục Tăng Ni, chúng tôi đã cố gắng vận động xin mở trường Cơ bản Phật học, rồi đến trường Cao cấp Phật học. Cho đến ngày hôm nay, trên cảnước có được 30 trường Cơ bản Phật học và 3 trường Cao cấp Phật học mà nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, tại Huế và tại thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo hội chỉ có cái tâm chú trọng mở trường, nhưng về nhân lực, tài lực thì rất thiếu; tưởng chừng như đạptrâu vô núi kiếm ăn sao thì kiếm, miễn tối dắt về đủ số là được. Nhưng may thay chính nhờ Ban Giám hiệu, Ban Bảo trợ, các vị giảng viên và chính quyền giúp đỡ với tất cả thiện chí, thông cảm cùng chung với Giáo hội, để cho các trường giáo dục của Giáo hội luôn được tiếp tục, và ngàyhôm nay tại đây, vừa thành tựu một khóa học thứ ba với một số Tăng Ni sinh tốt nghiệp ra trường đông đủ. Thành tựu này là nhờ vào việc đóng góp công đức của quí vị trong Ban Giám hiệu, trong Ban Giảng huấn và BanBảo trợ. Thay mặt Giáo hội tôi xin tán thán công đức thiện chí của tất cả.

Như chúng ta đã biết, chí nguyện của người xuất gia là lấy việc hoằng pháp làm gia vụ, lợi sanh làm sự nghiệp. Nhưng làm sao để thực hiện điều đó nếu không có thực học, thực tu. Bao nhiêu năm Tăng Ni đã ghép mình vào khuôn khổ, chịu khó nhọc, cầnmẫn siêng năng theo dõi những lời dạy bảo của các thầy, các vị đã thu thập được một số kiến thức. Ngày hôm nay có được kết quả tốt đẹp như thếnày, đều nhờ công lao thương tưởng của chư vị giáo sư, giảng sư, Ban Giám hiệu và các vị ngoại hộ và sự nỗ lực của anh em Tăng Ni sinh chuyêncần học tập. Tôi rất hoan hỷ và tán thán công đức của tất cả.

Trong kinh Đức Phật dạy rằng: Người cầu đạo giải thoát cũng như người đi tìm lõi cây . Trước một cây to lớn đứng thẳng, nếu không biết rõ cành lá, không biết rõ vỏ ngoài, không biết rõ vỏ trong, không biết rõ giác cây, không biết rõ lõi cây, chỉ chặt một số cành lá ôm về cho đó là lõi cây, rồi hoan hỷ. Vì hoan hỷ, rồi đâm ra tự phụ, tự mãn, khen mình chê người và dừng lại ở đó. Kháhơn, có người bỏ vỏ cây trong, bỏ giác cây, bỏ lõi cây mà lấy được vỏ ngoài, có người lấy được vỏ cây trong, có người lấy được giác cây, có người lấy được lõi cây.

Sự thành công của các Tăng Ni sinhhôm nay có thể có người nằm trong các phần đó. Anh em nên tự kiểm lại, mình đã là người lấy được vỏ cây, lấy được cành lá, lấy được vỏ ngoài, lấy được vỏ trong, lấy được giác cây hay là lấy được lõi cây chưa? Nếu lấy được lõi cây rồi thì không được phép tự mãn, và cũng không được phépkhen mình chê người. Nếu còn khen mình chê người, nếu còn tự mãn, tức nhiên biết rõ ta mới chỉ lấy được vỏ cây, lấy được lá cây chứ chưa lấy được lõi cây. Vậy anh em phải cố gắng làm thế nào để cho mình thực sự lấy được lõi cây chứ đừng có làm lấy ba cái vỏ cây mà đinh ninh rằng, tađã lấy được lõi cây, rồi hoan hỷ, rồi tự mãn, rồi khen mình chê người. Các vị được phép hoan hỷ nhưng không được phép tự mãn, không được phép khen mình chê người. Có như vậy các vị mới tiến lên được, mới tích cực tiến tới lấy cho được lõi cây.

Chúng ta ai cũng biết: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng là một vị cao Tăng thông bát, tu hành tinh tấn biết bao nhưng ngài vẫn thấy thiếu, vẫn mong mỏi nhập Trúc cầu pháp. Và ngài đã thực hiện một cuộc nhập Trúc cầu pháp vô tiền khoáng hậu, xông pha vào nơi gian nan nguy hiểm. Chúng ta đã biết qua lịch sử, qua chuyện TâyDu, qua phim ảnh. Cuộc hành hương thỉnh kinh của ngài mất hết 16 năm cho đến khi về nước. Khi về nước ngài miệt mài suốt 19 năm phiên dịch, không rời cây bút cho đến ngày nhắm mắt. Qua đó, chúng ta thấy ngài làm việc âm thầm không ồn ào, không phô trương và các công trình nghiên cứu dịch thuật, trước tác kinh điển của ngài để lại cho chúng ta thật quí giá vô cùng.

Cuộc thỉnh kinh của ngài đã được ngài đúc kết và ghi lại trong một bộ truyện gọi là "Tây Vức Ký". Sau nàyNgô Thừa Ân tiểu thuyết hóa thành Tây Du Ký và gần đây các nhà điện ảnhđưa lên thành phim gọi là chuyện Tây Du.

Chúng ta thấy cuộc thỉnh kinh của ngài Huyền Tráng gian nan, vất vả, khó khăn.Và cũng từ khó khăn đó mà sau này ông Ngô Thừa Ân đã tiểu thuyết hóa thành các động ma động quỉ.

Có một lần Tam Tạng Pháp sư nói với Tôn Ngộ Không rằng: Đường xá xa xôi cách trở gian nan nguy hiểm thế này, làm sao đi tới Tây Trúc Ngộ Không? Ngộ Không nói rằng, thầy có thuộc Bát nhã tâm kinh không mà thầy nói thế? Tam Tạng nói: Thầy chùa màkhông thuộc Bát nhã tâm kinh à! Ta đọc ngược còn được nữa là. Ngộ Năng xen vào nói với Ngộ Không: Thế anh có hiểu không mà làm tàng như vậy? Ngộ Không làm thinh. Tam Tạng nói rằng: Nó làm thinh thế là nó hiểu. NgộKhông được khen nói lại rằng: Làm thinh, làm thinh, làm thinh, thấu trong ruột đi hoài cũng đến. Vậy chúng ta hãy học cái làm thinh đó. Học cái làm thinh đó là học hoài học mãi, có ngày sẽ đến đích, tu hoài tu mãi cũng có ngày chứng quả.

Trong thế giới này, loài người chúng ta thường thường hay mắc cái bệnh ồn ào và khoa trương. Ồn ào nơi miệng, ồn ào nơi tâm cho nên học hành không chu đáo, tu hành không tinh nghiêm. Đang học cái này nhảy qua học cái khác, đang học cái kia liền nhảy qua học cái nọ. Tu pháp môn này chưa xong liền nhảy qua tu pháp mônkhác, tu pháp môn kia nhảy qua tu pháp môn nọ. Cứ thế mà chạy vô rồi chạy ra, ồn ào nơi cái miệng, ồn ào nơi cái tâm; kết quả là không học, không tu đến nơi, đến chốn. Thật đáng buồn!

Vậy tôi mong rằng Tăng Ni sinh họcđến ngang đây coi như chúng ta đã đi được một bước, chứ chưa phải đã điđến nơi, về đến chốn đâu! Chúng ta phải cố gắng học tích cực hơn nữa. Các Tăng Ni sinh phải nhận thức rằng: Trong cái học của ta, cái nào là chính, cái nào là phụ, mỗi mặt ta học được áp dụng vào đời có tác dụng như thế nào? Ví dụ: Chúng ta học văn để biết làm văn, học toán để biết làm toán. Vậy thì học Phật để làm gì? Chính là để biết Phật, để làm Phật.

Do đó, các Tăng Ni sinh đừng có quan niệm rằng: Học Phật cũng y như học văn. Vì học văn chỉ biết làm vănchứ không thể làm Phật được; học toán chỉ biết làm toán chứ không thể học Phật được. Chỉ học Phật thì mới làm Phật được mà thôi. Nhưng nếu họcPhật mà không làm Phật được thì coi như chưa học. Cho nên một người họcPhật đi ra dạy, cái dạy của người học Phật khác hơn người dạy văn, kháchơn người dạy toán. Vì người dạy Phật họ có thiên chất trao truyền lời Phật dạy là giáo lý thâm sâu, vi diệu theo cái hướng giáo hóa độ sinh của Đức Phật, theo các nguyện chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề của Đức Phật, chứ không phải un đúc vào một số kiến thức như chúng ta đã biết. Không phải biết chữ nhiều mà ta giải thoát được. Không phải rằng ngôn ngữ nhiều mà ta giải thoát được. Giải thoát hay không giải thoát nónằm ở chỗ này. Giải thoát và giác ngộ là cái hướng mà ta nhắm tới. Khi nào chúng ta đạt được cái hướng đó thì bấy giờ ta mới trở thành một con người, không phụ công ơn giáo hóa của Đức Phật, không phụ công ơn thầy tổ dìu dắt cho chúng ta, cũng không phụ công ơn của tất cả mọi thiện namtín nữ đã giúp đỡ cho chúng ta trong bước đường tu học hôm nay và ngày mai.

Bấy nhiêu lời tôi mong mỏi anh em Tăng Ni sinh cố gắng giữ gìn thiện chí cao quí của mình để tiếp tục tu học và phục vụ chánh pháp, lợi lạc quần sanh báo đáp công ơn Phật tổ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2015(Xem: 8911)
Mỗi buổi sáng, sau thời công phu, đại chúng được nhắc nhở là trong suốt ngày, mỗi khi đi thì không nói năng và suy nghĩ mà phải thực tập tiếp xúc với đất Mẹ với tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Lời nhắc nhở như sau, được đọc bằng tiếng Anh và tiếng Việt: “Đất Mẹ đang có mặt dưới chân chúng ta. Xin đại chúng khi đi đem hết thân tâm một trăm phần trăm đầu tư vào mỗi bước chân, để tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống để được nuôi dưỡng và trị liệu, không nói năng cũng không suy nghĩ.Nếu cần nói một điều gì hay nghe một điều gì thì xin dừng lại để nói và để nghe trước khi đi tiếp. Xin toàn thể đại chúng thực tập và yểm trợ cho sự thực tập này.”
12/12/2015(Xem: 8470)
Hôm nay không phải là ngày cuối tuần, nhưng chúng tôi đã có mặt bên nhau trong một không gian ấm cúng tại nhà sách Thái Hà trên đường Tô Hiệu quận Cầu Giấy của Thủ đô Hà Nội. Tôi từ Sài Gòn bay ra để được tham gia một sư kiện đặc biệt và ấn tượng. Hòa thượng Thích Phụng Sơn từ bên Mỹ bay về để giao lưu và sẻ chia với bạn đọc và Phật tử về chủ đề “Những nét văn hóa Đạo Phật”.
09/12/2015(Xem: 10183)
Sáng ngày 05/12/2015, lần lượt các đoàn, các đại biểu tham dự chương trình Hội Thảo Hoằng Pháp vân tập về TP Vũng Tàu. Một số khách sạn được BTC đặt sẵn, vẫn chưa có phòng cho các đại biểu, bởi lẽ, 12g khách lưu trú mới trả phòng, vì thế, chư Tăng Ni đều tản mát trên đường phố biển, như đàn bướm dạo vườn hoa.
08/12/2015(Xem: 7975)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste) của Pháp số tháng bảy và tám, 2015, với chủ đề "Người phụ nữ và Phật giáo" (La femme dans le Bouddhisme).
08/12/2015(Xem: 6777)
Trước tình hình thay đổi khí hậu của trái đất cũng như tình trạng thực phẩm tại Việt nam đang bị nhiễm hóa chất nặng nề thì ăn chay là giải pháp hữu hiệu góp phần to lớn bảo vệ thế giới và sức khỏe loài người. Với tâm nguyện đó mà chương trình Ngày An lạc kỳ 5 tại chùa Pháp Vân đã được diễn ra vô cùng thành công với chủ đề “Ươm mầm yêu thương”, đọng lại trong tâm chúng con sự an lạc và từ ái tràn đầy. Khác với 4 kỳ trước, Ngày An lạc kỳ 5 lần này được diễn ra cả ngày, từ 7h sáng tới 17h chiều, trong yên lặng, với sự dẫn dắt của Thượng tọa Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội và cư sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books.
03/12/2015(Xem: 8976)
Báo chí thế giới hiện đang đồng loạt đưa tin về việc người sáng lập ra mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg - tuyên bố sẽ hiến tặng 99% cổ phần Facebook để phục vụ cho các mục đích từ thiện. Tuyên bố này được đưa ra khi vào ngày thứ 3 vừa qua, Zuckerberg và vợ - cô Priscilla Chan đã đón con gái đầu lòng - Max. Tổng trị giá số cổ phần mà Zuckerberg dự kiến hiến tặng hiện có trị giá vào khoảng 45 tỉ đô la. Tất cả những điều này họ làm vì sự ra đời của cô con gái nhỏ - Max. Một lá thư xúc động đã được ông chủ Facebook đăng tải lên trang cá nhân với một tiêu đề giản dị: “Lá thư gửi tới cho con gái của chúng tôi”:
02/12/2015(Xem: 9477)
Chúc Mừng Bạn chuẩn bị bước vào cửa Không Riêng tặng bạn Đồng Túy sẽ thế phát xuất gia vào ngày 4-11-2015 Hôm nay phủi tóc- bụi trần Bạn ơi, có thấy lâng lâng vui buồn? Chút buồn xin gởi lệ tuôn Niềm vui giữ lại luôn luôn trong lòng Vui vì đã toại ước mong Bước chân thanh thản, cửa Không đi vào. Lòng mình cũng thấy nao nao Mừng vui cho bạn, nghẹn ngào tủi thân Tâm thành với mối tương lân Cầu mong bạn sẽ chuyên cần tấn tu Mai này giữa chốn phù du Bạn tôi là một nữ tu vẹn toàn.
02/12/2015(Xem: 7129)
Hôm thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2015 vừa qua, ở Paris có xảy ra vụ khủng bố lớn ai cũng kinh hoàng. Liền chỉ ba ngày sau, thứ 2 ngày 16, ngay đầu tuần, Rollins College có tổ chức buổi hội thảo về Hoà Bình. Họ kể về biến cố tang thương và mời chia sẻ quan điểm mỗi người. Ngay từ khi bước vào phòng mình đã thấy vui vì trong phòng còn dán một poster lớn về sự kiện Thiền Đi do giáo sư Maroon tổ chức mời mình hướng dẫn ngày 11 tháng 11. Sau buổi hội thảo, nhân viên trong phòng này bảo sự kiện đã xảy ra rồi nhưng họ có tham dự và thấy trân quý buổi thiền ấy nên vẫn còn giữ lại ít lâu, chưa vội tháo xuống dù đang có mấy sự kiện cũng quan trọng.
01/12/2015(Xem: 14220)
Ngày thứ ba 1-12-2015, thầy, khoảng 25 Thầy, Cô giáo Trường Tiểu Học Thomastown đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật, TT Trụ Trì Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn và giới thiệu tổng quát về giáo điển của Đạo Phật, sinh hoạt của TV Quảng Đức cũng như hướng dẫn ngồi thiền. Mục tiêu cuộc viếng thăm này là để làm quen và mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở tôn giáo. Sắp tới nhà trường sẽ cho các học sinh đến chùa để tìm hiểu giáo lý như là một buổi học ngoại khóa.
01/12/2015(Xem: 8488)
Bốn sự kiện lớn về Đức Phật diễn ra gắn liền với cây xanh là: 1. Đức Phật Đản Sanh dưới cây Hoa Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni. 2. Đức Phật thành đạo dưới góc cây Bồ Đề. 3. Đức Phật Chuyển Luân thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. 4. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây Song Thọ trong rừng Ta La.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]