Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Mở trường giáo dục Tăng Ni trẻ

02/01/201107:26(Xem: 9336)
10. Mở trường giáo dục Tăng Ni trẻ

10. Mở trường giáo dục Tăng Ni trẻ

Trước hết tôi xin chào mừng quí vị đã hoan hỷ nhận lời mời của chúng tôi đến dự buổi lễ hôm nay. Sự hiện diện của quí vị làm cho buổi lễ được thêm phần ý nghĩa long trọng và giúp chúng tôi vững tin để hoàn thành công việc giáo dục.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc họp tại chùa Quán Sứ để thành lập Giáo hội Phật giáoViệt Nam cuối năm 1981. Khi Đại hội truy cử Hòa thượng Đức Nhuận 85 tuổi lên ngôi Pháp Chủ của Giáo hội, Hòa thượng có đưa ra 3 đề nghị:

1. Cho phép Phật giáo được mở trường Phật học để đào tạo Tăng tài. Trước tiên là tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phật giáo được phép nuôi chúng điệu để có người thừa kế.

3. Tín đồ Phật giáo được tự do đi lễ chùa nghe giảng.

Ba đề nghị này được Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh và được Cụ Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ chấp thuận.

Từ đó các tỉnh tiếp tục mở trường, đến nay trên cả nước đã có hai trường Cao Cấp Phật học và 22 trường Cơ bản Phật học. Ngay tại miền Bắc đã mấy chục năm qua không có trường Phật học thì nay cũng đã mở được 5 trường. Tại miền Nam có 17 trường. Những tỉnh như Long An, Mỹ Tho, Bà Rịa, Vũng Tàu, Lâm Đồngxưa nay chưa có trường thì nay cũng đã có trường. Thế mà ở Huế chúng tahôm nay mới bắt đầu xoay sở được Phật sự này. Nếu so với các tỉnh khác thì Huế bị lạc hậu hơn 10 năm. Đây là một điều đã mất đi thiện cảm trọngnể của các nơi khác dành cho Phật giáo Huế từ hơn nửa thế kỷ qua.

Thế nhưng hình thành cho được buổi lễ Khai giảng hôm nay cũng không phải dễ, nếu không có sự kiên trì nhẫn nại của Ban Trị Sự và nhiều vị khác khuyến khích, ủng hộ, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền thì tưởng rằng buổilễ này không có được.

Vậy chúng tôi xin chân thành cám ơn quí vị. Cầu chúc quí vị luôn được an lành. Và mong được quí vị luôn giúp đỡ liên tục cho chúng tôi, để chúng tôi hoàn thànhnhiệm vụ cao cả là đào tạo nên những sứ giả tốt cho đạo mà cũng là người bạn lành chân thật trong đời, trong hướng đi lên xây dựng cuộc sống an lành hạnh phúc.

Giờ đây tôi xin phép quí vị nói với học Tăng học Ni.

Các học Tăng ni thân mến,

Các con nên lấy buổi hôm nay làm vui mừng, Thầy cho rằng đây là một cơ hội tốt để cho các con bước vào con đường học tập có qui cũ. Nhờ sự học tập có qui cũ, các con mới hiểu Đức Phật như thế nào, hiểu giáo lý đạo Phật như thế nào, rồi mới có thể tu hành đứng đắn theo đạo Phật. Mà có tu hành đứng đắn theo đạo Phật mới trở thành một người xuất gia có ích lợi cho chính mình, có ích lợi cho đạo. Người xưa có nói: Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là què. Mù và què thì không đi đến đâu được cả. Cho nên học và tu là hai điều song song, luôn luôn phải trau giồi tiến bộ.

Đối với đạo Phật chúng ta, học và tu gắn liền với nhau, chứ không phải ngày hôm nay học để ngày mai mới tu, chính trong lúc học cũng là tu. Vậy thì các con phảihiểu: Tu để mà học là phải song hành. Bởi bao lời dạy của đức Phật đều là những lời răn nhắc để khai mở tâm trí cho chúng ta trên con đường giải thoát, chứ không phải chỉ đưa ra những kiến thức suông, kiến thức khoa học; không tương quan gì đối với nhân phẩm, đạo đức, đời sống của con người. Vậy nên các học Tăng, học Ni phải coi đây là một cơ hội tốt, không nên lơ là bỏ qua, mà nên đem hết tâm trí của mình, tận lực học hỏinhững lời dạy của Thầy sắp truyền trao cho mình hầu một ngày một xa cáccon sẽ có một căn bản giáo lý và từ đó các con mới có thể phát triển lên được. Trong tuổi thơ ấu là tuổi ngọc nầy, nếu các con lơ là bỏ qua thì sau này khó có thời gian học lại được, khi đó các con có hối tiếc cũng không còn kịp nữa.

Thầy mong các con cố gắng dù gặp khó khăn gì, trở ngại gì cũng không nên lùi bước trên conđường học tập của mình. Nếu các con còn trẻ mà không học thì sẽ mù mịt trong tương lai khi làm Thầy mà câu chuyện Thầy sắp kể đây là một ví dụ.

Ngày xưa có một chú tiểu ngày ngày cứ ngâm nga một bài kệ rằng: "Nhơn sanh bất tuế, bất kiến thủy lão hạc, bất sanh như nhất nhật nhi đắc kiến chi." Nghĩa là người sống trăm tuổi mà không thấy con hạc già thì chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy được con hạc già.

Một hôm đi ngang qua tịnh xá của vị bổn sư chú tiểu, ngài Ananda nghe được và hỏi: Này chú tiểu, bài kệ đó ai dạy cho con? Dạ, thầy con dạy cho con. Thầy con nói bài kệ đó chính Đức Phật truyền lại bài kệ này, tại sao ta là người đa văn, gần Phật suốt một đời thuyết giáo của Ngài, mà ta đâu có nghe cái bài kệ lạ lùng như thế, nó không có ý nghĩa gì cả, chắc là con đã đọc lộn rồi, để ta chỉ lại cho con đọc. Ngài mới dạy rằng: "Nhơn sanh bất tuế, bất kiến sanh diệt pháp, bất như sanh bất nhật, đắc kiến sanh diệt pháp." Nghĩa là: Người sống trăm tuổi mà không thấy được lẽ sống biến dịch vô thường của vũ trụ thì không bằng sống chỉ một ngày mà thấy được lẽ sống biến dịch vô thường của vũ trụ.

Con hãy đọc lại như thế cho đúng. Chú tiểu đọc lại theo lời ngài Ananda dạy. Khi ấy ông thầy bổn sư của chú tiểu nghe đọc như thế ông thấy trái tai, kêu học tròtới la, tại sao thầy đã dạy như kia, bây giờ con lại đọc như thế này. Vậy ai bảo con đọc như vậy, sai lời dạy của thầy như thế. Chú tiểu thưa rằng, chính ngài Ananda chỉ cho con học như thế. Ông thầy bổn sư nói: "Ồ, ngài Ananda đã già cả, lú lẫn rồi, ngài đâu có hiểu gì nữa đâu mà nói cho đúng. Cứ đọc y nguyên như cũ mà thầy đã dạy".

Than ôi! Khi làm tiểu mà đọc như thế, đến khi làm thầy cũng đọc như thế thì còn gì là Phật pháp. Cho nên ngày hôm nay nếu chúng ta không học, thì chúng ta cũng là một chú tiểu và cũng chỉ là một ông thầy dạy cho học trò đọc mộtcâu kệ vô nghĩa đó mà thôi. Khi làm một người xuất gia mà đọc một câu kệ vô nghĩa thì người đó giáo hóa ai được. Mà một người xuất gia tự mìnhkhông lợi mà cũng không lợi cho người khác thì thử hỏi đời sống của người xuất gia có ý nghĩa gì? Có đi đúng với hoài bảo của Phật là tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hay không? Thế nên các con cố gắng học chotinh tấn. Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng các con vẫn giữ như kiềng ba chân. Các con cố gắng mà học không được thay lòng đổi dạ gì cả. Đừng nghe kẻ xấu nói: "Học chi mà học, học chỉ làm công cụ, học tào lao", nhưthế là không phải hảo chí xuất gia, đừng nghe lầm như vậy. Các con có cơ hội thì phải học, còn những gì khác thì hãy để ra ngoài ta.

Muốn tiến bộ phải theo minh sư, muốn hiểu đạo phải học bậc Đạo sư, phải có bạn lành. Bạn lành là một nửa phần cho sự đắc đạo giải thoát cho chúng ta. Vậy trên bước đường tu học, ngoài minh sư ra, các con nên chọn bạn tốt mà chơi. Trong Kinh Pháp Cú, Phật dạy: "Nếu không gặp được người hơn mình, không gặp được người ngang mình để kết bạn, thì thà sống một mình còn hơn là kết bạn với người ngu". Kết bạn với người ngu là người tham lam, ích kỷ,hẹp hòi, biếng nhác và đọc những lời vô nghĩa như chú tiểu kể trên.

Thầy thấy rằng đâylà một cơ duyên rất tốt, các con khó mà có thể gặp lại được bởi vì các con nên biết, cái xứ Huế này đã lẹt đẹt, chậm thua người ta về việc mở trường Cơ bản Phật học nầy rồi. Cho nên ngày hôm nay có được cơ hội học tập thì phải dũng mãnh mà học, như voi xung trận, không nói tới nói lui,không nói qua nói lại, chỉ một đường mà tiến tới thôi.

Sau đây tôi xin có đôi lời tâm tình với các vị Giáo sư, các vị Giảng viên của trường.

Giáo dục là nền tảng của văn hóa văn minh. Văn hóa văn minh nhờ giáo dục mà có. Qua văn hóa văn minh người ta biết đến sự giáo dục của một đất nước đó như thế nào. Con người có văn hóa văn minh mới thành con người, nếu không có vănhóa văn minh thì cũng khó thành một con người cao quí đúng nghĩa của nó. Nhưng có được một sự giáo dục tốt đẹp phải nhờ thầy hay, tận tâm tậnlực với học trò, đem hết tâm tư của mình để trao truyền những điều hay lẽ phải cho học trò, vì không ai sanh ra đã biết, nhờ học mới biết, nhờ khốn cùng mà biết. Sanh nhi tri rất khó.

Nhưng làm sao học nếu không có thầy? Cho nên việc giáo dục, bậc thầy là ngôi sao sáng dẫn đường cho học trò. Ngôi sao sáng chừng nào thì học trò càng thấy sáng đường mà đi chừng nấy. Vì thế cho nên vị trí của một Giáo sư, Giảng sư là cao cả lắm. Người xưa đã nói: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (dầu chỉ dạy một chữ học trò cũng phải tôn trọng làm thầy). Bởi vì nửa chữ, một chữ cũng là tia lửa sáng để soi đường cho chúng ta đi ra khỏi chỗ tăm tối. Cao quí lắm thay.

Vì thế chúng tôi mong mỏi các vị Giáo sư, Giảng sư hãy cùng chung với chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ giáo dục để giúp cho các học Tăng học Ni càng ngày càng tiến bộ. Nếu một mai đây trên con đường đi đến trường, rủi có vị vấp phải cục đá bị thương hoặc vào lớp thiếu viên phấn thì mong các vị hoan hỷ, và không cho điều đó là quan trọng, mà thấy việc giáo dục giáo truyền kiến thức của mình, góp phần đào tạo lớp hậu lai mới là điều quantrọng, đó là một nhiệm vụ cao cả không ai gánh vác được ngoài các thầy.

Tiếp đến chúng tôi xin tâm sự với các vị Bổn sư của các học Tăng học Ni.

Thưa các vị bổn sư của các học Tăng học Ni,

Các vị cho các đệ tử của mình đến học ở đây không có nghĩa rằng các vị giao phó người đệ tử mình cho nhà trường, mà đồng thời các vị phải có bổn phận nhắc nhở đệtử của mình, khuyên răn đệ tử của mình từ việc học cho đến việc tu. Vì nếu một học Tăng hay học Ni nào đó làm điều không đúng, học nhác, chơi bời, hạnh kiểm yếu, thì cái đó nhà trường không hoàn toàn chịu trách nhiệm, mà nhà trường chỉ chịu trách nhiệm một phần, nhưng phần lớn là docác vị chịu lấy. Tôi mong mỏi các vị luôn luôn để tâm dìu dắt hàng đệ tử của mình để khỏi thua chúng kém bạn.

Nhân đây tôi cũng xin Ban Bảo trợ đôi điều.

Thưa quí vị trong thưa Ban Bảo trợ.

Nói gì thì nói, trường có được đứng vững hay không, lâu bền và phát triển tốt đẹp hay không cũng đều do sự Bảo trợ của các vị. Nếu sự bảo trợ yếu thì nhất định sự phát triển của trường cũng yếu. Nên tôi mong mỏi các vị cố gắng,tích cực, vui vẻ coi như đó là một công đức lớn để giúp chúng tôi hoàn thành sự giáo dục cho các Tăng ni. Muốn có một Tăng ni tốt trong tương lai thì hôm nay chúng ta phải ra công dạy dỗ, chăm sóc để sau này đáp ứng được cái bản hoài của Đức Phật là hoằng pháp lợi sanh, cứu khổ cho nhân quần và xã hội.

Tôi xin cám ơn và cầu chúc tất cả đều được an lạc.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2022(Xem: 5485)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 5191)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7359)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5076)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 3830)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 4684)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 10414)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 4754)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/06/2022(Xem: 5557)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 3377)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]