Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Giản dị trong nếp sống

02/01/201107:22(Xem: 8461)
6. Giản dị trong nếp sống

6. Giản dị trong nếp sống

Các nhà nghiên cứu Phật giáo đều có một nhận định chung rằng, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, khi ấy có mấy ai đã hiểu Phật giáo, nhưngtại sao Phật giáo được chấp nhận một cách dễ dàng, êm thấm, đẹp đẽ như vậy. Đó là họ tiếp nhận Phật giáo thông qua hành động của các nhà sư. Hình ảnh cụ thể của các nhà sư có nhiều điểm gần giống với họ, làm cho người dân quí mến nên họ đã gần nhà sư, gần đạo Phật. Nhiều hình thái, nhiều việc làm của nhà sư phục vụ cho dân, ở với dân, những hình ảnh ấy là cách để cho dân gần, nhưng tóm tắt trong đó có 4 điều.

Điều thứ nhất là nhà sư đạm bạc trong ăn uống. Cách ăn chay của chúngta là lối ăn hết sức đạm bạc. Ở đâu cũng ăn được. Rau cải, vài miếng đậu, chút nước tương thế là xong. Cách ăn này người đời cũng ăn như thế,nhờ đó cho nên dân thấy rằng sự ăn uống của nhà sư khiêm tốn giản dị. Biết như vậy nên ngày hôm nay nếu có những người gần đạo Phật, thấy chúng ta ăn uống quá cầu kỳ, xa lạ đối với họ, thì họ sẽ xa lánh chúng ta. Do đó chúng ta phải tri túc trong ăn uống. Khi đi độ đám, làm đàn machay kỵ giỗ, các thầy đừng ham ăn ham uống quá nhiều. Nếu có ăn thì ăn vừa đủ no để nuôi thân, nếu có uống thì uống nước ngọt thay cho uống bia, uống rượu. Và nếu khi các vị cư sĩ đãi bia thì mình cũng đừng uống.Khi mình uống thì trước mặt họ không nói gì nhưng sau lưng họ chê mình,đó là việc hết sức tối kỵ.

Tôi biết ở Huế trước đây đi cúng tới nhà thí chủ có một số vị trước hết là đòi bia liền. Đó là điều hôm nay các thầy phải lưu ý. Nếu họ có mời cũng không uống. Tôi xin nói kinh nghiệm của tôi. Trước đây tôi cũngkhông uống bia, nhưng cái bụng cứ hay đau lâm râm, có một vị sư nói Thầy nên uống một ít bia thì cái bụng của thầy sẽ êm, vì nó tống khứ cácđồ ăn trong bụng đi. Vì muốn cái bụng hết đau nên cũng nhắm mắt uống một ly. Lúc đầu uống thấy cay cay, uống ngụm thứ hai thấy cũng hơi được được, ngụm thứ ba thấy ngọt ngọt (vì cho sữa vào). Nếu tôi không kịp ngăn lại thì bây giờ tôi cũng là ông thầy uống bia rồi.

Sau có bà bổn đạo nghe được tôi có uống bia, nên khi tôi vào Sài Gòn chữa mắt, Phật tử ra chào và nói: Con nghe Ôn uống bia được, con mua mộtthùng để sẵn đây. Khi đó tôi nghĩ, như thế này thì nguy hiểm quá. Tôi uống một lon bia chưa hết mà mụ đi quảng cáo tới 10 người thành ra 10, 20 lon, vô tình mà mình mang cái họa. Nghĩ thế nên tôi bỏ luôn. Từ khi bỏ luôn đến giờ thì cái bụng hắn cũng êm luôn. Cho nên các thầy phải rútkinh nghiệm, giản dị trong ăn uống là vậy. Đó là một hình thái sinh hoạt để cho người ta gần gũi với mình.

Thứ hai là giản dị trong sinh hoạt. Các vị thiền sư trước đây của chúng ta ăn mặc sinh hoạt giản dị lắm, không có rườm rà khách sáo quan liêu như bây giờ. Nếu có việc các vị phải đi xe, các vị cố gắng lái xe vừa phải. Các vị biết rằng xe sang thì khỏe và êm, chắc chắn có người quen nhưng nhiều người không quen, ít người thích nhưng nhiều người chê.Vì hoàn cảnh và thời thế, không đi xe không được, nhưng đi xe vừa phải,đó cũng là giản dị trong sinh hoạt.

Thứ ba là đứng đắn trong gia quyếtn. Trong gia đình phải ăn nói thật thà, không quanh co, lắt léo, phức tạp trong giao tiếp. Nếu ăn nói quanhco thì sẽ làm cho người ta chán ngấy và mất niềm tin ở nơi mình.

Thứ tư là tận tụy với đời. Nếu có chuyện gì giúp đời được thì cố gắnggiúp cho thật tốt. Chẳng hạn như cứu trợ nạn lụt thì chúng ta phải lăn xả ra mà làm, đó cũng là một cách cứu đời. Có những người chưa biết Phậtlà gì cả, nhưng qua việc làm của quí thầy họ thấy thích, họ liền xin tutheo Phật, chứ họ đôi khi cũng không biết giáo lý Phật mà chỉ biết các thầy, các cô làm tốt thì họ theo. Đó là trường hợp chung. Cá biệt còn cónhững trường hợp riêng lẽ như: Ở gần địa phương chúng ta rất cô quạnh, không đủ phương tiện, có người bị ốm nửa đêm không có xe đưa đi bệnh viện. Nếu chúng ta có phương tiện thì nên đem đến đưa họ đi nhà thương thì họ sẽ cảm mến và theo ta.

Những điều đó nếu chúng ta làm được sẽ gây thêm uy tín cho bản thân chúng ta. Đó cũng là một sự lợi ích xuyên qua việc làm và cũng đi đúng tinh thần đạo Phật là vào đời để cứu đời trong cơn hoạn nạn. Làm được như vậy là tạo nên một sự thông cảm, gây được thiện cảm đối với mọi người. Tôi thấy tinh thần hòa đồng của đạo Phật rất hay, chính vì thế màđạo Phật đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm của nhân gian mà nó đã trở thành một đạo của dân tộc.

Nói tóm lại, chính đời sống đạm bạc, lối sống giản dị, nói năng ngay thẳng thật thà mà nhà sư đã hòa đồng được với nhân dân, đó cũng là một cách thực hành lời Phật dạy.

Một vài lời như vậy, tôi mong anh em Tăng Ni chúng ta tạo một nếp sống như thế nào đó để cho mình xứng đáng là ông sư của chính mình, một ông sư của Việt Nam. Thứ đến là mong anh em phải thực hiện nghiêm túc, một ngày phải có một thời kinh. Nếu không tụng kinh thì niệm Phật, nếu không niệm Phật thì hành thiền để thúc liễm thân tâm hầu làm gương cho hậu học, cho đệ tử và cho hàng Phật tử tín tâm đang hướng về chúng ta. Thời đại của chúng tôi mỗi khi an cư thì phải tụng kinh bộ, hết bộ này đến bộ khác, liên tục trong 3 tháng, ngoài ra còn học kinh, luật, trì chú một ngày phải vài chục biến cho đến vài trăm biến. Đó là điều bắt buộc. Bây giờ anh em dù có bận việc mấy thì cũng có một thời kinh, thậm chí một giờ hành thiền hay trì chú vài chục biến thì sẽ có kết quả tức khắc, nó đem lại sự lợi lạc cho chính mình và sẽ tạo sự an toàn cho đại chúng.

Bấy nhiêu lời nhắc nhở anh em tinh tấn trong mùa an cư năm nay. Cầu chư Phật gia hộ cho mùa an cư của Tăng Ni giới hạnh viên mãn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2024(Xem: 2112)
ột người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
24/07/2024(Xem: 1873)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
22/07/2024(Xem: 2011)
Nhân mùa chư Tăng An Cư Kiết Hạ & Đại lễ Dâng Y tắm mưa trong tháng 7 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, (Maha Sangha) và các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc An cư, đầu tuần lễ này (7-18-24) Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với sự phát tâm lành của chư Phật tử hữu duyên đã gửi gắm cho con trên con đường Hoằng Pháp đó đây trên các tiểu bang xứ Cờ Hoa. Trong niềm hoan hỷ khi thiện sự viên thành mỹ mãn, xin gửi quý vị số hình ảnh tường trình...
18/07/2024(Xem: 1954)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
18/07/2024(Xem: 1849)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm: ''Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật'', vào ngày hôm qua, các thành viên hội từ thiện chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện một buổi thiện sự chia sẻ cho dân nghèo khúc ruột miền Trung. Kính mời Đại chúng xe bản tường trình từ Cố Đô Huế.
04/07/2024(Xem: 2359)
Trong tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà, chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình ! (June 27 2024)
27/06/2024(Xem: 1942)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế. Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...
18/06/2024(Xem: 1968)
Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời.
06/06/2024(Xem: 2145)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu (Kinh Pháp cú phẩm Phật Đà 194) Trước khi Đức Phật ra đời, Ngài đã mang một hoài vọng lớn cho cuộc đời này rồi. Cho nên trong Trường Bộ Kinh có ghi: Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì lợi ích an lạc cho chư thiên và loài người. Đây là hoài vọng của chư Phật nói chung hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng.
12/05/2024(Xem: 9166)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]