Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

02/01/201107:19(Xem: 8891)
3. Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

3. Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

Xưa nay cho đến vềsau cũng thế, có nhiều người vẫn còn thành kiến cho đạo Phật cũng chỉ là một Tôn giáo, có giá trị của một Tôn giáo như bao nhiêu Tôn giáo hiệnđang lưu hành trên thế giới: Cơ Đốc giáo của Jésus Christ, Hồi giáo củaMô-ha-mét (Mohamet) v.v... mà nhân loại đã dành riêng cho nó một góc trời, một địa hạt để tùy tín ngưỡng tự do... Ngược lại, một số người choPhật giáo không phải Tôn giáo mà là một Triết học, một học thuyết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni với những thuyết lý của Ngài, cũng không khác KhổngTử với thuyết Chánh danh, Lão Tử với thuyết Vô vi, Bergson với thuyết Trực giác, Darwin với thuyết Tiến hóa. Chúng ta không thể đồng tình, miễn cưỡng đứng vào một trong hai thái độ ấy; vì đứng vào đó, chúng ta sẽ giảm mất một phần sáng suốt để nhận chân một cái đạo chuộng lý trí, trọng thực hành, mở rộng từ bi phổ biến bình đẳng là đạo Phật, để cởi mởgông cùm đau khổ, vạch ra một con đường an vui giải thoát.

Nếu chúng ta cho Phật Giáo là Tôn giáo, được hiểu theo nghĩa thông thường, nó không phải mê tín thần quyền, chỉ ngưỡng mong sự cứu rỗi, tìm an vui, cầu hiểu sự thật, toàn bằng vào một chút lòng tin.

Nếu muốn nói Phật Giáo là Triết học, thì nó không phải huyền tưởng không đàm, phát minh bản thể sự vật, suy tầm lý lẽ xa xăm mà thiếu phương châm để thật chứng.Hay nếu muốn nói Phật Giáo là gì gì đi nữa, thì lời nói chúng ta cũng chỉ là lời phiến diện hẹp hòi. Chi bằng ta cứ nói ngay đạo Phật là đạo Phật, vì chính danh từ ấy đã chứng minh mạnh mẽ đạo Phật không phải Tôn giáo mê tín, không phải Triết lý không đàm. Đạo Phật nghĩa là đạo giác ngộ, nếu còn mê tín thời không thể giác ngộ, không đàm cũng không làm sao giác ngộ được.

Căn cứ lẽ đó, chúng ta nên biết đạo Phật rất bổ ích, thích hợp với sự tiến triển tốt đẹp của nhân loại; hơn nữa đạo Phật có thể hướng dẫn tâm trí nhân loại tới chỗ giác ngộ sự thật, chứ không phủ nhận lý trí, vì chính đạo Phật đã xây dựng trên lý trí thực nghiệm, đạo Phật có thể hướng dẫn hành độngloài người tới chỗ hợp lý, bởi đạo Phật đã kiến lập trên thực tế tu hành.

Nói thêm cho rõ, đạo Phật đã hướng dẫn lý trí chúng ta đi về con đường nào? Nhứt là đối với hai vấn đề mà mọi người đều băn khoăn, vấn đề nhân sanh và vũ trụ, thì đạo Phật đã quan niệm nó thế nào?

Nói đến vũ trụ, tangó sang bên đông, ngó về bên tây, ngó lên tận trời, ngó xuống đáy bể, không đâu không phải vũ trụ, hình như là một khối chắc thật phổ biến baobọc lấy ta và muôn loài, từ khi ta chưa sanh đã có, đến khi ta chết vẫncòn. Phải chăng vũ trụ đã thường còn đến thế? Nếu thật vậy, chúng ta rất hoan nghênh và đồng thanh hô lớn: Vũ trụ muôn năm. Nhưng xét kỹ lại,thì thấy đúng như lời Phật dạy sau đây: Cõi nước mong manh, không ngừngbiến chuyển, nhờ sự quan hệ với nhau mà phát sinh và tồn tại, chứ đâu phải do một người nào làm ra, một nguyên nhân gì tạo lập. Trong đó một ngọn lá rơi, tức là vũ trụ thay hình, một khúc sông lở tức là vũ trụ đổidạng. Nếu ta chú ý nhìn xem trong một ngày trạng huống của sự vật, từ lớn chí bé, ta đều thấy toàn chung một luật đổi thay. Cơn gió lốc thổi mạnh không thể trọn ngày, trận mưa to không suốt sáng, hoa kia sớm nở chiều tàn cùng biết bao ruộng dâu đã hóa bể, như thế thì vũ trụ có chi miên trường thật có, mà trái lại biến dịch mong manh; trong hưng thạnh đã ẩn vẻ điêu tàn, khi sanh thành là tiêu diệt, tuy có đó mà không đó, đổi dạng thay hình trong nháy mắt...

Vũ trụ thế ấy, cònnhân sanh thế nào? Thoạt tiên, ta ngó từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ một xã hội đến toàn thế giới, không đâu không có dấu chân, hìnhảnh con người; phải chăng nhân sanh là những sự thật thường còn? Trước trước ta đã có, và sau sau ta vẫn còn; chính như thân ta từ khi lọt lòngmẹ đến bây giờ 10 năm, 20 năm, bảy tám mươi năm mà ta cứ vẫn là ta chứ không phải người nào khác. Nếu quả vậy là điều chúng ta rất hy vọng mà đồng thanh hô lớn: Nhân sanh vạn tuế. Nhưng xét sâu vào thực trạng nhân sanh, lại không khỏi làm cho ta ngậm ngùi suy nghĩ. Như lời Đức Phật dạy: Thân mạng không thường, nhân sanh thống khổ. Thật vậy, chẳng có bằng cớ gì tỏ cho ta thấy đời thường còn, an vui, tự tại cả. Thay đổi nào tướng mạo, màu sắc, tâm tính, ý chí; lúc mới sanh không giống lúc tuổi già, khi thành nhân khác hẳn khi bé nhỏ, nằm trong nôi há miệng đòibú khác với lúc ngồi ăn cơm. Chẳng những thay đổi trong từng năm mà luôn từng ngày, từng giờ. Nên người xưa đã nói: Khi để chân lên giường cùng khi bỏ chân xuống đất, hai người đã không giống nhau. Và họ cũng đãviếr ra câu: Sáng như tơ mà tối lại như sương để tả mái tóc xanh vô định.

Ngoài luật vô thường thiên nhiên chi phối ấy, còn vô số lầm than đều được trút hết vàocon người. Chưa ngớt khổ về nắng mưa đói rét, sống, chết, già, đau, lạidồn thêm nỗi thống khổ do đồng loại tham hận tương tàn gây nên, ai không thấy trạng huống nhân loại ngày nay, khổ vì ai đó, mà tiếng khóc lời than càng thêm kéo dài lan rộng, những nỗi oan ức bất bình càng ngàycàng chất chứa lên cao tận trời xanh. Nghĩ đến cảnh đói rét bê tha, nhàhoang người vắng mà ai chẳng động lòng. Nhưng chưa gớm ghê và chua xót mấy bằng khi thấy mạng người như sợi tơ mảnh củi mục; sự sống chẳng còn chút gì bảo đảm, mặc dầu ngày nay pháp luật nhân đạo rất nhiều mà chưa được thi hành cũng lắm. Giá trị con người chẳng hơn gì loài vô tri giác,con người thay thế thú vật bị đau làm vật hy sinh, làm mồi ngon cho thần chết. Cái họa đồng loại tương tàn ngày nay ai cũng thấy rõ. Nếu ta thử đi hỏi từng người lớn bé trẻ già khắp thiên hạ có được mấy kẻ hân hoan mà trả lời với ta, đời họ không khổ vì ái ân xa lìa, vì oán thù gặpgỡ, vì uất hận bất bình, ghen ghét thất vọng... Cho nên có nhà thi sĩ đã ngâm:

Trắng răng đến kẻ bạc đầu,
Cùng mang tiếng khóc ban đầu mà ra.

Đời là một bể khổ, nên ai mới lọt lòng cũng đều cất tiếng khóc than!

Ôi! Nhân sanh như thế, vũ trụ như kia, vì ai nên nỗi! Người ta làm thế nào để tẩu thoát ngoài cõi đời ác trược nầy ư? Chúng ta mang câu hỏi ấy lần lữa đi hỏi từngười nầy sang người khác, nhưng hoàn toàn thất vọng, họ chỉ cho ta tìmxem sách Tôn giáo, Triết học, Khoa học v.v... Ta tìm sách Tôn giáo thì thấy phần nhiều chủ trương tương tợ với nhau rằng: "Tất cả vạn sự hay vạn vật khổ vui đều do xây dựng của trời sanh, trái với trời sanh là khổ, tin thuận trời sanh là vui". Song ta không tin vậy được; vì nếu trời sanh nhân đức, thì còn sanh ra chi cảnh khổ nầy; còn nếu trời sanh không nhân đức tài năng thì ta có tin cần cũng vô hiệu. Rồi ta lần tìm đến sách chánh trị, thì thấy trong đó rất dồi dào về pháp luật, điều ước, có thể dẹp nội loạn, chống ngoại xâm; song những nỗi khắc khoải củacon người, nỗi thắc mắc trong tâm trí cùng các ác thần lão, bệnh, tử, sanh, mê mờ, thống khổ... chánh trị không thể dẹp yên. Thất vọng ở chánhtrị, ta tìm sang khoa học, thì thật đã làm ta chóa mắt, bao nhiêu tài trí, biến hóa vô cùng, như thần tiên giáng thế, nó đã giúp ích cho nhân quần biết mấy; nhưng một điều mà khoa học không thể trả lời với ta: "Làmthế nào để ngăn đón lòng người nham hiểm, dùng sai khoa học, gây nên tai vạ máu sông xương núi, sát hại tàn khốc như ngày nay thì ai chịu trách nhiệm?" Do đó ta thấy khoa học đã nhiều mặt làm tốt nhưng cũng có mặt vô tình mài con dao bén trao tay cho kẻ hung tàn, thêm dầu vào đống lửa dục vọng để con người tự tay thiêu đốt thân mình.

Chưa thỏa mãn với khoa học, chúng ta thử hy vọng vào các học thuyết triết học. Triết học hầu hết là không đàm, thiếu phương châm diệt khổ. Nho giáo ư? Thì toàn là Lý tánh, Dịch số. Đạo giáo ư? Thì xương minh Huyền lý, Đơn đạo, nhưngđối với bản quyền sự vật giải quyết rất sơ sài, và phương pháp để tu hành thực chứng rất thiếu khuyết. Như thế chúng ta cũng thất vọng luôn với các học thuyết ấy và may mắn thay còn có đạo Phật. Chúng ta rất sungsướng mà nghe câu trả lời nầy của đạo Phật: "Vũ trụ vô thường nhân sanhthống khổ, không phải do trời sanh, đất dưỡng, không duy vật duy tâm". Vì trời là một pháp, đất cũng là một pháp, người là một pháp, cỏ cây cũng là một pháp, tâm là một pháp, vật cũng là một pháp, cho đến cái có là một pháp, mà cái rỗng không cũng là một pháp, không một pháp tồn tại biệt lập, nếu không nhờ sự quan hệ giúp nhau, không nhờ sự chi phối đối đãi theo cơ cảm mọi loài, tuy đồng mà biệt, tuy biệt mà đồng, một người tội ác, tự mình đau khổ còn gây đau khổ cho tất cả nữa. Cho nên sự sống khổ đau của nhân loại nầy không phải riêng ai định đoán cả, mà bởi tại con người; truy tầm căn nguyên xét tận gốc rễ, lại không phải tại con người mà bởi hành động con người; không phải bởi hành động con người mà tại tâm lý con người. Nên kinh dạy: "Vì tâm cấu nên chúng sanh cấu, nếu tâm tịnh thời chúng sanh tịnh". Vậy thì cõi đời ô trọc, xấu xa, khổ sở hoặc thanh tịnh tốt đẹp, an vui đều do tâm lý con người làm chủ động. Một tâm lý ích kỷ, mười tâm lý ích kỷ, trăm ngàn vạn tâm lý ích kỷ sẽ tập thành một thế giới đảo điên, tăm tối. Trái lại, một tâm lý từ bi, mười tâm lý từ bi, trăm ngàn vạn tâm lý từ bi sẽ dựng nên một Tịnh độ anlạc.

Khổ hay vui, trướcmặt ta đã có sẵn hai con đường: Một con đường đến đọa lạc, tối tăm do tâm lý xấu, hành động xấu, và một con đường đến vinh quang, hạnh phúc dotâm lý tốt, hành động tốt. Vậy bây giờ chúng ta hãy lựa con đường nào mà đi? Dĩ nhiên, quí ngài cũng như tôi, chúng ta quyết lựa con đường nóisau, và chính con đường ấy là con đường chư Phật đã đi. Đi trên con đường ấy phải đủ hai điều kiện: Một là tập tánh vô ngã để diệt trừ lòng ích kỷ cá nhân, phái đảng, để nhận rõ lẽ tương quan sanh tồn, muốn sống an vui không phải tương tàn mà cần hỗ trợ. Hai là nhận đúng lý nhân quả,hành động theo nhân quả; biết rằng lời nói, hành động ấy sẽ trở lại vớimình cũng thế, và nếu muốn hành động hợp lý phải có phương pháp hợp lý để thi hành. Dùng Phật giới để ngăn trừ hành vi xấu ác, dùng Phật định để tiêu diệt tâm niệm đảo điên loạn lạc, dùng Phật Tuệ để dẹp giặc vô minh, thấu lẽ vô thường, ngộ nhập chân lý.

Tóm lại chúng ta cần phải học Phật, vì đạo Phật không phải Tôn giáo, Triết học mà là đạo Giác ngộ. Có giác ngộ mới an vui, mới hợp lý, hợp tình giúp trí thức củachúng ta tiến hóa sáng suốt, giúp hành động của ta tiến hóa tốt đẹp để xây dựng một đời sống an vui thanh tịnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2020(Xem: 6183)
Ngưỡng bạch Giác Linh Hòa Thượng Ân Sư, Quạnh hiu trên bến sông buồn, Sa Giang nước chảy về nguồn nhớ thương, Bao nhiêu nước chảy bấy nhiêu buồn; Thầy ơi ! Trăng nước còn xót xa. Mỗi độ Xuân về, trong ký ức chúng con lại miên man với bao kỷ niệm thiêng liêng cùng vị Ân sư mà chúng con có phúc duyên được học luật và hầu bên cạnh Ngài trong những giờ phút cuối đời. Đó là Trưởng lão Luật sư Thích Huệ Hưng.
03/10/2020(Xem: 6405)
Cư sĩ Chhimey Rigzen, Đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Trung và Đông Âu và Chính quyền Trương ương lưu vong Tây Tạng, và nữ cư sĩ Thinlay Chukki, người được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) và và Chính quyền Trương ương lưu vong Tây Tạng (CTA) bổ nhiệm đặc biệt về Nhân quyền tại Văn phòng CTA tại Genèva cùng với Đại sứ Andrew Bremberg, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Văn phòng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Quốc tế khác tại Genèva, Thụy Sỹ ngày 30 tháng 9 năm 2020.
03/10/2020(Xem: 5678)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.[1] Mỹ Ngư cất tiếng hát nho nhỏ. Nàng buồn như tâm trạng câu thơ, chỉ man mác, vu vơ không rõ nguyên do. Nếu quay ngược được thời gian trở lại bốn chục năm về trước khi nàng là thiếu nữ thì còn hiểu được, nhưng đằng này... Lòng buồn suy nghĩ mông lung, bỗng nàng nhớ lại lời Phật dạy; phàm việc gì cũng phải do “duyên khởi“. Cái duyên của nàng bắt đầu là một giấc mơ, một giấc mơ kỳ lạ!
02/10/2020(Xem: 5123)
Cuộc họp chung đầu tiên được tổ chức bởi Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc, tổ chức hàng đầu việc việc giữ gìn và phát huy pháp môn Tham thiền Công án, Thoại đầu (간화선, 看話禪), một thực hành truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc. Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Thượng tọa Uijeong (의정스님), Chủ tịch Thượng tọa Gaksan (각산스님) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc và cam kết sẽ “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”
02/10/2020(Xem: 5033)
Nhiều người hâm mộ văn hóa thể thao biết rằng, vận động viên bi da chuyên nghiệp nổi tiếng, sinh quán tại Hồng kong và khi 12 tuổi cùng gia đình đến nhập cư tại Vancouver, Canada năm 1990, cư sĩ Phật tử Phó Gia Tuấn (傅家俊) (ba lần đoạt giải vô địch thế giới và 4 lần đạt vị trí Á quân, từng đứng hàng 10 trên thế giới) là một cư sĩ Phật tử ăn trường chay và thường công phu tu tập thiền định Phật giáo. Do đó, nhiều người đã nói về tầm quan trọng của việc giữ cho người chơi thể thao chuyên nghiệp ổn định về mặt cảm xúc trong suốt trò chơi. Việc học Phật pháp và công phu tập thiền định có giúp cho thành tích của cầu thủ Phật tử Phó Gia Tuấn không? Trên thực tế, các môn thể thao ưu tú ngày nay đang trở nên chuyên nghiệp hơn, và tâm lý học thể thao đã trở thành một phần không thể thiếu của các môn thể thể chuyên nghiệp. Theo nghiên cứu chứng thực của khoa học, việc công phu tu tập thiền định Phật giáo rất hữu ích đối với thành tích của vận động viên.
02/10/2020(Xem: 5530)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta. Bởi con người sống với vọng tâm nên tạo ra dòng lưu chuyển sinh tử khổ đau của chúng sinh hữu tình với những quả báo sai biệt. Tất cả đều có nguồn gốc từ nhân duyên vọng tâm thiện ác. Chân tâm không sinh diệt chính là dòng hoàn diệt, cho nên chấm dứt được khổ đau, sinh tử tạo thành quả báo cũng như các quốc độ thù thắng, vi diệu, bất khả tư nghì của các bậc hiền thánh. Như vậy, phàm phu là do sống với vọng tâm thiện ác vô thường, biến hoại, sinh diệt; còn những ai sống hay an trú trong chân tâm rỗng lặng không sinh diệt thì trở nên là những bậc hiền thánh. Điều này là một chân lý.
01/10/2020(Xem: 4958)
Theo nhiều cách, khi thực hành Phật giáo cho phép chúng ta nhìn thấy những phần tiềm ẩn của bản thân. Giống như một vận động viên thể hình uốn dẻo các cơ của mình trong gương, chúng ta quan sát thể chất và tinh thần của mình từ mọi góc độ, và ghi nhận những gì ở đó. Đôi khi chúng ta thích những gì chúng ta thấy. Và đôi khi chúng ta không thích. Tuy nhiên, chính trong những khoảnh khắc mà sự phản chiếu của chúng ta khiến chúng ta thu mình lại, chúng ta sẽ tìm thấy cơ hội để phát triển.
01/10/2020(Xem: 5003)
Mấy năm qua, tôi đã quyết định từ bỏ hầu hết tài sản thế gian của mình, và vui sống trong một trang trại. Có nhiều lý do giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ trần tục đến tâm linh. Nhưng cải giải thích đơn giản nhất là nói rằng tôi muốn “Tự do”. Tôi cảm thấy bị vướng mắc trong một công việc của công ty không được như ý. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các công ty phương tiện truyền thông liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần mua hạnh phúc. Và tôi khao khát có cơ hội thực hành Phật pháp trong hòa bình.
01/10/2020(Xem: 4893)
Hội đồng Lập pháp Sikkim đã thông qua dự luật ngày 21 tháng 9 năm 2020, để thành lập một ngôi trường Đại học Phật giáo ở bang đông bắc Ấn Độ. Được biết với tên gọi Đại học Phật giáo Khangchendzonga (KBU), cơ sở này sẽ trở thành trường Đại học tư thục Phật giáo đầu tiên tại Ấn Độ, và là trường Đại học đầu tiên tại Sikkim do người dân bản địa Sikkim sáng lập.
01/10/2020(Xem: 5293)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy. Từ điển đã định nghĩa bi quan là “có thói quen nghĩ rằng cái gì sắp xảy đến đều là xấu cả, đều đáng chán và không tin tưởng ở tương lai” hoặc bi quan là “chán nản, không tin tưởng, hoặc mất niềm tin vào hiện tại, tương lai”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]