Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1- Tâm Là Gì?

26/12/201017:30(Xem: 8213)
1- Tâm Là Gì?

SỐNG AN VUI, CHẾT AN LÀNH
Nguyên tác: Living Well, Dying Well
Tác giả: Kyabje Lama Zopa Rinpoche
tại Theosophical Society, Brisbane, Australia
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển-07/10/2010

TÂM LÀ GÌ?

 

LamaZopa Rinpoche đã thuyết giảng đề tài này tại Brisbane, Úc Đại Lợi vào năm 1991.

Trongbài thuyết giảng này, Rinpoche đã nói về mục tiêu của đời sống và phát triểnthái độ đúng đắn đối với sự chết.

Cầunguyện mở đầu!

Tôirất vui mừng được gặp gởi tất cả quý vị và như chúng ta chịu trách nhiệm đểmang hạnh phúc đến mọi người khác, như mỗi chúng ta chịu trách nhiệm để cống hiếnhạnh phúc, nguyên nhân hạnh phúc cho ngườikhác, hạnh phúc của người khác tùy thuộc trên chúng ta, hạnh phúc của chúng tatùy thuộc trên những người khác, vì vậy đấy là những gì tôi đang nói đến.

Vậythì, chủ đề chính mà chúng ta sẽ quán chiếu hay những gì tôi cố gắng để thựchành một ít và đôi khi tôi không lười biếng, khi tôi có thể nhớ, tôi chia sẻ sựthấu hiểu của tôi hay căn bản mà tôi đã học một ít, mà đấy chỉ là một ít từgiáo huấn của Đấng Toàn Giác, những lời dạy của Đức Phật. Do vậy, nếu có điều gì thực tiển, nếu có điềugì lợi ích mà quý vị tìm thấy qua sự phân tích sau đó hãy áp dụng đến đời sốngcủa quý vị.

Dovậy, trước hết tôi nghĩ có lẽ nên đề cập một ít về vấn đề tâm là gì. Không có tâm thức, nếu thân thể không có tâmthức, thế thì không có cách nào mà nó trãi nghiệm hạnh phúc. Vì thế, cóthân thể và tâm thức. Thân thể có thân thô, thân vi tế, và thân cựckỳ vi tế, như thế là có ba thân. Thânthô phù thì có thể dễ dàng để thấu hiểu và rồi thân vi tế, căn bản của chất lỏng,căn bản của thân thể. Sau đó, có thân cựckỳ vi tế, mà đấy là cổ xe của tâm thức cực kỳ vi tế. Do vậy, điều ấy làbất biến, thân thể cực kỳvi tế bất biến bên trong thân thể tại quả tim, bằng kích thước của hai lồng ngực,trong trung tâm. Rồi thì có, xa như tâmthức , có tâm thức thô, tâm thức vi tế, và tâm thức cực kỳ vi tế, thế làcũngcó ba, tối đa là tâm thức có ba loại như thế này. Thế thì tâm thức bất biến cực kỳ vi tế ở nơinào? Đấy cũng là tại quả tim, bằng kíchthước của hai lồng ngực, trong trung tâm, tại quả tim.

Vàbây giờ, tâm là gì? Hiện tượng, mà nókhông hình tướng, không màu sắc, không hình thể, không vật chất, mà tự nhiên làtrong sáng, nhận thức những đối tượng, như tấm gương có thể phản chiếu, tấmgương có thể cho sự phản chiếu trong sáng mọi thứ, của bất cứ thứ gì ở trướcnó. Vậy thì giống như thế, tâm thức cóthể làm cho đối tượng sáng sủa, đến tâm thức ấy, đối tượng có thể được xuất hiệnrõ ràng, bất cứ đối tượng nào, hiện tượng, đến với tâm thức, đối tượng được xuấthiện một cách rõ ràng. Vì vậy, sự nhận thức đối tượng là như thế này. Và đây là sự quy ước thông thường, có hai đặctính tự nhiên của tâm thức, một là đặc tính quy ước (tục đế) và một là đặc tínhbản thể (chân đế). Do vậy sự diễn tả nàylà đặc tính quy ước.

Bâygiờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhânduyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởitâm thức hôm qua. Tâm thức hôm qua tồn tạido bởi tâm thức ngày trước nữa, giống như thế, nó đi ngược lại. Tâm thức hôm nay được làm ra bởi tâm thức hômqua và tâm thức hôm nay sẽ làm nên kết quả của tâm thức ngày mai. Giốngnhư thế, tâm thức của giây phút này đượctạo nên bởi tâm thức của giây phút trước và tâm thức hiện tại làm nên trể hơn, tâm thức của giây phút tới. Vì thế đấy là duyên khởi, tâm thứclà duyênsinh mỗi lần như thế.

Vìvậy, bất cứ tư tưởng nào cũng có sự lệ thuộc trên đối tượng, vì bởi có sự hiệnhữu, đối tượng sau đó có một tư tưởng của đối tượng ấy. Khi đối tượng được nhận thức sau đó có một tưtưởng, vì thế tư tưởng là một sự duyên sinh lệ thuộc trên nguyên nhân và điềukiện (nhân duyên). Do thế, đấy là việcchúng ta có thể nhớ nghĩ như thế nào, bởi vì có một sự tương tục của tư tưởng từngày hôm qua, hôm nay, vì vậy chúng ta có thể nhớ lại những gì chúng đã làm hômqua, những gì chúng ta đã thấy hôm qua và những gì chúng ta đã làm năm trước,và v.v… Do vậy, tương tự thế, qua tiếntrình, trước tiên cả, chúng ta phải kiểm soát, chúng ta phải phân tích, chúngta phải học hỏi, chúng ta phải khám phá qua những kinh nghiệm của chúng ta, đấylà khi tâm ý xãy ra trong sự thụ tinh trứng, chúng ta phải phân tích có phải nóđến từ [nơi nào], chúng ta phải nghiên cứu, chúng ta phải phân tích có phải tâmý đến từ sự tương tục trước đấy của tâm ý hay không . Vì thế chúng ta phải nghiên cứu, chúng ta phảiphân tích, chúng ta phải khám phá với kinh nghiệm của chính chúng ta, bằng việcsử dụng tuệ trí của chính chúng ta, bằng sự phát triển tuệ trí của chính chúngta, rồi thì chúng ta phải khám phá qua kinh nghiệm của chính chúng ta có phảicó một tâm ý khác mà nó là sự tương tục của tâm ý ấy, tâm ý đã bắt đầu trong sựthụ thai, trong tử cung của bà mẹ. Nó phảiđược chứng tỏ với tuệ trí của chính chúng ta. Vì thế dù cách nào cũng qua sự phân tích.

Tuynhiên, qua thiền quán, nhiều người, nhiều người phương Tây thiền quán, nhiềusinh viên thiền quán cũng như những ai có tâm thức thật trong sáng, những ai cóít chướng ngại, những ai có một tâm thức trong sáng hơn thế thì họ có thể nhớ lạikhi nào họ ra khỏi tử cung của bà mẹ, một số có thể nhớ lại lúc họ đang ra khỏitử cung của bà mẹ, họ có thể nhớ lại những lúc ấy. Một số có thể nhớ lại. Vì thế, qua thiền quán, điều ấy không thể khôngcó thiền quán. Qua thiền quán họ có thểnhớ lại đời sống trước đời sống này, khi họ phân tích, khi họ quán chiếu lại,qua thiền quán khi họ trở lại tử cung rồi thì, trở lại chính ngay thời điểm tâmý bắt đầu, tâm ý đã phối hợp với sự thụ tinh,chính thời điểm đầu tiên đã phối hợpvới sự thụ thai. Vì thế, trước giây phútấy khi họ phân tích qua thiền quán, một số người có những hình ảnh rất rõ ràngtrong những ký ức của những đời sống quá khứ. Một số đã sống ở Tây Tạng có thể nhớ lại ngay cả nhà bếp, nhà bếp Tây Tạng,có thể nhớ lại nhiều thứ ngay cả bên trong phòng.

Tuynhiên như đề cập qua thôi miên, một cảm giác rất mạnh mẽ của ngày hôm qua cũngcó thể được nhớ lại. Nhưng rồi thì quaphát triển tâm thức trong thiền quán, khi chúng ta tiếp cận tâm thức tại một cấpđộ nào đó của con đường [tu tập], sau khi đạt đến sự thiền quán gọi là tịchtĩnh bất biến hay nhất tâm bất loạn, mà chúng ta có thể tập trung [đại định]hàng năm, hàng vô lượng kiếp, tùy theo hành giả mong ước, hành giả có thể tậptrung trên một đối tượng mà không có một chướng ngại nào, không có sự xao lãngnào, không có gì phá vở sự tập trung [đại định], mà bất cứ nơi đâu hành giả tậptrung tâm thức mình, bất cứ nơi nào hành giả đặt tâm thức của chính mình có thểtrụ trên đối tượng ấy như một ngọn núi, giống như đặt một ngọn núi ở đấy, và vìthế có thể trụ tâm trên đối tượng ấy. Điềuấy được phối hợp với một sự tập trung nhất điểm này phối hợp với trạng thái đạiđịnh, thân thể và tâm thức được tịnh hóa cực kỳ vi tế, trạng thái đại định, đạilạc hay niềm hạnh phúc chân thật, khi được phối hợp với điều ấy, có thể làm chosự tập trung đại định này [hiện hữu] với kinh nghiệm như thế.

Tuynhiên, sau khi đạt đến trình độ nhất tâm bất loạn thì chúng ta có thể có nhữngnăng lực có thể thấy được quá khứ và tương lai, vì thế trong những hành giả nhưthế có thể nhớ lại những thời gian như thế, rồi thì cao hơn, khi hành giả thựcsự tác chứng những lộ trình cao hơn và cao hơn thế thì họ có thể thấy xa hơn vềquá khứ, xa hơn về tương lai. Rồi thìcũng bằng sự thực hành mật tông tantra, những chân ngôn bí mật, có một phươngpháp thực hành gọi là Sáu Du Già của Naropa. Đấy là một phương pháp để thực sự chấm dứt tâm thức thô, tư tưởng thô vàthực sự tác chứng tâm thức cực kỳ vi tế. Rồi thì có thể sử dụng tâm thức cực kỳ vi tế này để thiền quán, để thânchứng con đường tu tập để có thể thực thi những lợi ích rộng lớn cho nhữngchúng sinh khác, cho những người khác. Vì thế, hành giả, thiền giả, người thực chứng điều này, tâm thức vi tế;đặc biệt sau khi đạt đến sự thực chứng này, có thể có những năng lực, khả năngtâm linh này. Có thể nhớ lại hàng nghìnđời sống trước đây, hàng nghìn năm trướcđây, nơi mà họ đã hiện diện trên thế giới này, xứ sở nào. Giống như thế, quý vị, tự mình là đệ tử của mộttrong những thánh giả hay đại sĩ nào đã xãy ra trên trái đất này hàng nghìn nămtrước. Vì thế, hành giả ấy có thể nhớ lạinhững đại hành giả như Milarepa, những người thành tựu toàn giác trong một đời,trong một vài năm, trong một thời gian ngắn của thời đại mạt pháp.

Mộtsố hành giả thực sự thực chứng điều này, cũng có những hành giả thực sự tác chứngnhững điều này qua sự thực hành mật tông tantra, con đường tu tập, sau đó hànhgiả ấy có thể nhớ lại rằng con người ấy đã từng hiện diện trong thời gian ấytrong một nơi như thế như thế. Những ngườiấy có thể thấy tương lai và quá khứ. Vàđiều này là chỉ nói về tâm thức, những khả năng của tâm thức có thể đạt đến sựphát triển cao hơn và cao hơn, sau đó có thể thấy nhiều hiện tượng khác, là nhữngthứ không thể thấy được trước khi tâm thức phát triển [đến trình độ này]. Khi tâm thức phát triển cao siêu hơn, thâmdiệu hơn thì có thể thấy nhiều hơn nữa về quá khứ và trong tương lai, vô số nhữnghiện tượng khác nữa, mà tâm thức phàm phu hiện tại không thể thấy được.

Tươngtự thế, trước một người đi đến một trường đại học, người ấy không thể hiểu biếttất cả những môn học, những hiện tượng, nhưng bằng việc đi đến trường đại học,nghiên cứu học hỏi sau đó người ấy mới có thể hiểu biết, thấy biết tất cả nhữngmôn học khác, tất cả những hiện tượng khác. Giống như vậy, qua thiền quán , giống như điều này dần dần sau đó hànhgiả phát triển hoàn toàn tâm thức trong tuệ trí, trong sự thông hiểu rồi thìhành giả có thể thấy, có thể thấy một cách trực tiếp tất cả những sự hiện hữu,tất cả những hiện tượng, mỗi sự tồn tại đơn lẻ, trong quá khứ, hiện tại vàtương lai. Mọi thứ đã tồn tại trong quákhứ và sẽ xãy ra trong tương lai cùng liên hệ đến tất cả những hiện tượng đanghiện diện bây giờ.

Tuythế, vào thời điểm khi tâm thức đã hoàn toàn phát triển, sự thông hiểu hoàntoàn phát triển, vào thời điểm ấy tâm thức hành giả có thể thấy tâm tưởng của mọingười, mọi chúng sinh, trong mỗi giây; hành giả có thể thấy một cách trực tiếp, có thể thấy mộtcách toàn hảo, qua thời gian ấy, sẽkhông có sự cản trở, tâm thức hiện hữu ở khắp mọi nơi. Tại thời điểm tâm thức chúng ta bao trùm chỉthân thể này, thì chúng ta không thể bao trùm tâm thức chúng ta khác hơn thânthể này, tâm thức chúng ta không thể bao trùm tất cả những đối tượng. Khác hơn thân thể này, tâm thức chúng takhông thể bao hàm. Vì thế có nhiều giớihạn, khi hành giả ở đây, trong khi chúng ta ở đây, tâm thức chúng ta không thểđồng thời ở tại nhà, không thể ở tại bờ biển, hay không thể ở những xứ sở khácnơi chúng ta ao ước. Tâm thức chúng takhông thể ở Hy Lạp cùng một lúc, trong khi chúng ta ở đây Úc Đại Lợi cùng mộtlúc, Hoa Kỳ hay Ba Li của Indonesia, bãi biển Ba Li. Tâm thức chúng ta không thể ở mọi nơi màchúng ta mong ước. Vì thế nhằm để ở đấy,thân thể phải đi đến đấy, thân thể phải tiếp nhận rắc rối, thân thể phải đi đếnđấy.

Cónhiều giới hạn trong năng lực, có nhiều cản trở, có nhiều giới hạn trong khảnăng. Vì thể khi thành công trên con đườngtu tập, không có giới hạn, không có chướng ngại. Vào lúc ấy không có thân thô, không có tâmthô, chỉ có thân vi tế và tâm vi tế. Dovậy, không có cản trở, không có chướng ngại, nên tâm thức có thể thâm nhập khắpmọi thứ. Tâm thức có thể thấy mọi thứ vàtâm thức có thể thâm nhập mọi hiện tượng. Như tâm thức của thân thể chúng ta có thể thâm nhập ngay hiện tại thânthể chúng ta, và vì thế, tâm thức có thể thấy mọi thứ và nó thâm nhập mọi thứngay lúc ấy. Do thế, vào thời điểm ấysau khi chúng ta có thể tất cả chúng sinh, tất cả sinh vật, những đặc tính củachúng, những trình độ khác nhau của tâm thức, mọi thứ. Vì thế sau đó hành giả có thể thấy mỗi mộtphương pháp để đưa họ, để giải thoát họ khỏi rắc rối, làm cho họ và để đưa họvào trong hạnh phúc, từ hạnh phúc đến hạnh phúc, đến hạnh phúc tối hậu, hạnhphúc tối thượng không gì có thể so sánh, thể trạng của tâm toàn giác, tâm thứchiểu biết một cách trọn vẹn. Hành giả cóthể đưa chúng sinh như thế này từ hạnh phúc đến hạnh phúc đến hạnh phúc tối thượng. Vì thế, hành giả có thể thấy mỗimột phương pháp thích hợp với tâm thức của họ, vì thế tất cả sự hướng dẫn khácbiệt gì nên được ban bố, hành giả có thể thấy một cách chính xác.

Vìthế, cũng tại thời điểm ấy, hành giả đã hoàn thành năng lực, năng lực toàn hảo,và có thể biểu hiện…

TuệUyển chuyển ngữ 19/10/2010

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=625&chid=1584

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2015(Xem: 9966)
.. Phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời thường xoay quanh ''những chiếc ghế ''. Lúc đầu, ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng. Dần dần, nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước. Ai cũng thích ghế cao và bảo vệ ghế của mình. Con người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế. Chiếu trên, chiếu dưới chẳng phải là chuyện xưa ở đình làng. Ngày nay vẫn có những người cố chiếm cho bằng được chiếc ghế cao để ung dung hưởng thụ hoặc vênh váo với đời.
27/07/2015(Xem: 7284)
Hãy nói về những kẻ không nhà, đứng nơi đầu đường, ngủ nơi góc phố. Lo toan không? khổ đau không? – Khó ai biết; chỉ thấy khi ngửa tay xin ăn thì gương mặt phải lộ ra vẻ thảm thương, tội nghiệp; và khi ngồi co ro nơi ghế đá công viên, hay dưới gầm cầu, thì cả thân người, cả thân phận, như bị gánh nặng của trời cao phủ xuống, nén xuống, tưởng chừng không bao giờ có thể vươn mình lên được.
26/07/2015(Xem: 7639)
Tôi bước xuống sân bay Cần Thơ vào một chiều nắng đẹp. Tôi ít có dịp dùng sân bay ở quê nhà vì các chuyến bay quốc tế tôi thường về Tân Sơn Nhất và ở đây không có chuyến bay kết nối đến Cần Thơ. Ấn tượng đầu tiên là sân bay sạch sẽ, dịch vụ tốt, nhân viên thân thiện, wifi miễn phí chạy êm ru. Tôi đặc biệt thích không gian mở với tầm nhìn phóng ra vườn cây xanh mướt phía ngoài. Sân bay nhỏ nhưng tươm tất, có thể nói là sạch nhất trong số những sân bay mà tôi từng biết ở Việt Nam, và cả ở các sân bay quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Cho điểm 10 dịch vụ cũng không phải là quá hào phóng cho một sân bay địa phương như ở đây.
24/07/2015(Xem: 9748)
Sau khi tìm thấy chú chó bị dán băng keo bịt mõm tại huyện Ba Tri, Bến Tre vào tối 22/7, đoàn cứu trợ từ Sài Gòn đã tức tốc chạy về Bến Tre để chữa trị cho chú chó. Trong quá trình gỡ băng keo ra khỏi mõm chó, nhiều người đã xót xa và bật khóc nức nở.
24/07/2015(Xem: 7440)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn lan rộng đến mọi người chung quanh, như gia đình, bà con, dòng họ, bạn bè, và đôi khi, cả những thế hệ về sau. Đối với chúng ta khi ấy, quyết định đó chỉ là chuyện nhỏ, tầm thường. Nhưng nó thật ra là một quyết định có tính định mệnh trong giây phút đó.
23/07/2015(Xem: 13132)
Nhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27 Ngày 22.07.2015 Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà. Bài của ký giả Von Katrin Haas Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt
23/07/2015(Xem: 12520)
Quãng năm 2000 tôi may mắn được đọc cuốn sách quý “Năng đoạn kim cương” bằng tiếng Anh tại Sydney, Australia. Phải nói thật rằng, là người đang tìm hiểu về Phật giáo, nhất là mới đọc qua kinh Kim cương lúc bấy giờ, tôi rất yêu thích cuốn sách đặc biệt này. Để rồi, ngay khi rời tập đoàn FPT để lập ra công ty sách Thái Hà vào năm 2007, chúng tôi tìm mọi cách liên lạc với tác giả để mua bản quyền cuốn sách quý này để xuất bản tại Việt Nam. Năm 2008 sách chính thức xuất hiện và vào năm sau 2009, chúng ta có may mắn được đón Geshe Michael Roach và phái đoàn hơn chục giảng viên vào Việt Nam để có 2 buổi nói chuyện công chúng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM với sự tham dự của hơn 1.000 doanh nhân và các nhà tri thức. Và khi đó khóa thiền yoga 3 ngày ấn tượng đã diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Ba thương, huyện Củ Chi mang lại lợi ích sâu sắc cho rất nhiều người.
23/07/2015(Xem: 11675)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan.
22/07/2015(Xem: 6109)
Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có. Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.
20/07/2015(Xem: 13259)
" Vào thời mạt thế Nhân loại đảo điên, Tai họa liên miên Sóng thần Động đất. Chủ nghĩa vật chất Ngự trị thế gian,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]