Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luyện tập tâm thức bằng tám tiết thơ

24/12/201009:48(Xem: 9091)
Luyện tập tâm thức bằng tám tiết thơ

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾNHẠNH PHÚC
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: WisdomPublications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Pressesdu Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việtdịch

7
Luyệntập tâm thức
bằng tám tiết thơ

Trong tất cả các lờigiáo huấn của Đức Phật đều thấy nêu lên các phương pháp tập luyện và biến cảitâm thức. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, đã phát sinh trên đất Tây tạngmộttruyền thống tu tập với nhiều loại nhiều kinh sách mà người ta gọi chunglàlodjong, có nghĩa là « luyện tập tâm thức ». Gọi như thế vì cách tutập ấy nhắm vào việc biến cải triệt để tư duy của ta, giúp ta sống với từ bi.Truyền thống lodjong chú trọng đặc biệt vào việc luyện tập giúp cho ta khôngcảm nhận cái ngã như một thứ gì có thực và vượt lên trên thái độ chỉ biết córiêng mình, một thái độ xoay quanh sự bám víu vào một cái tôi. Thật thế,sựquan tâm về cái tôi ngăn cản không cho ta phát lộ lòng thiện cảm chân thành đếnkẻ khác và đồng thời thu hẹp tầm nhìn của ta trong khuôn khổ của những quyềnlợi riêng tư. Dựa vào sự luyện tập tâm thức, ta dồn tất cả nổ lực để biến cảinhững quan niệm thông thường và ích kỷ trong cuộc sống thành những tầm nhìnnhân ái hơn, biết nhìn hạnh phúc của kẻ khác ít ra cũng quan trọng như hạnhphúc của riêng mình, hoặc lý tưởng hơn thì biết đặt hạnh phúc kẻ khác lên trên hạnhphúc của chính mình.

Một trong những kinhsách chính yếu dùng để biển cải tâm thức là quyển Luyện tập tâm thức bằng támtiết thơ, do một vị thầy thuộc thế kỷ XII là Langri Tangpa biên soạn. Ông tómlược phần giáo huấn căn bản liên quan đến trí tuệ và từ bi và sau đó trình bàycác phương pháp hoá giải giúp người tu tập vượt lên trên hai chướng ngạiquantrọng nhất. Chướng ngại thứ nhất là sự quan tâm đến cái tôi, đối với chướngngại này người ta có thể chữa trị bằng cách vun trồng lòng nhân ái, từ bi và Bồ-đềtâm. Chướng ngại thứ hai là sự kiện bám vào một cái tôi hiện hữu một cáchthường trực và bền vững : liều thuốc hoá giải của nó là trí tuệ. Bảy tiết đầutrong quyển Luyện tập tâm thức bằng tám tiết thơ giải thích các cách tu tậpliên quan đến phương pháp, trong khi tiết thứ tám trình bày cách tu tập liênquan đến trí tuệ. Người ta cũng bảo rằng tám tiết thơ đó trình bày phần cốt tủytrong những lời giáo huấn của Đức Phật dưới một hình thức thật minh bạch.

Để đạt được mục đích tốithượng,
Tôi xem chúng sinh lànhững gì quý giá hơn tất cả,

Như một viên ngọc báugiúp thực hiện được mọi ước vọng ;

Tôi cầu xin được mãi mãinhận thấy giá trị trong viên ngọc ấy.

Tiết thơ gồm bốn câutrên đây khuyến khích ta hãy yêu mến tất cả chúng sinh, và đặc biệt thúcđẩy taphát huy thái độ xem tất cả chúng sinh là những gì thật quý giá, hàm chứa nhữnggiá trị lớn lao mà thông thường ta đặt vào những viên ngọc quý.

Câu thơ ấy chỉ định mộtcách minh bạch về một chủ thể là « cái tôi » – « Tôi xin được mãi mãi nhìn thấygiá trị của chúng sinh » – vì thế cũng nên giải thích về khái niệm của «cáitôi » trong Phật giáo.

Thông thường, không cóai chống lại sự kiện cho rằng những con người – quý vị, tôi đây và kẻ khác –đều hiện hữu. Thí dụ, ta không nghi ngờ một chút nào cả về một con ngườiđanggánh chịu khổ đau. Ta vẫn thường phát biểu : « Tôi nhìn thấy người này hay nhìnthấy người kia » hoặc là « tôi nghe thấy người này hay người kia đang nóichuyện » và khi ta phát biểu, nhất thiết ta dùng một đại từ chỉ ngôi thứnhất.Vậy không thể có vấn đề phủ nhận sự hiện hữu của « cái tôi » quy ước đã trởthành kinh nghiệm thường nhật trong đời sống của ta.

Nhưng sẽ có nhiều câuhỏi được nêu lên khi ta cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn « cái tôi » hay « cái ngã» là gì. Sự tìm hiểu đó có thể đưa ta vượt ra ngoài khuôn khổ của những kinhnghiệm hàng ngày, thí dụ như lôi ta trở lại tuổi trẻ của ta chẳng hạn. Khi tanhớ lại một biến cố trong quá khứ, ta có chiều hướng tự nhận diện ta vớithânxác và cảm nhận về cái tôi mà ta đã có vào thời đó. Khi ta còn trẻ ta cómột «cái tôi ». Khi già nua, ta có một « cái tôi » khác. Lại có một « cái tôi» khácnữa bao gồm chung cho cả hai thời kỳ đó. Thật sự, môt cá nhân có thể nhớlạimột số kinh nghiệm của tuổi trẻ, của tuổi già, và cả những kinh nghiệm khác. Tatự nhận diện dưới nhiều thể dạng của thân xác và tri thức mà ta đã có, nói mộtcách khác là tự nhận diện qua tri thức về « cái tôi ».

Nhiều triết gia, nhất làcác tư tưởng gia về tôn giáo, đã ra sức tìm hiểu về bản thể của một cá nhân, tứcvề « cái tôi » mang tính cách tiếp nối liên tục qua thời gian. Truyền thống tôngiáo Ấn độ quan tâm rất nhiều về vấn đề này. Các học phái ngoài Phật giáo gọiđó là atman mà người ta thường dịch là « cái ngã » hay « linh hồn ». Trong cáctôn giáo khác, chẳng hạn như Thiên chúa giáo và Do thái giáo, thì đấy làlinhhồn của một cá nhân.

Trong truyền thống Ấnđộ, atman chỉ định một tác nhân độc lập với một cá thể bằng thịt và xương.Chẳng hạn, Ấn giáo tin vào một hình thức tái sinh nào đó, và khái niệm ấy đãtừng gây nên nhiều tranh biện. Tôi tìm thấy nhiều nguồn tài liệu nói đếnmột sốhình thức tu tập thần bí mà phần tri thức – tức linh hồn – nhập vào thânxáccủa một người khác đang trong lúc hấp hối. Nếu như linh hồn có thể từ bên ngoàinhập vào một thân xác khác, thì đấy có nghĩa là có một tác nhân hiện hữuđộclập với những thành phần quan sát được của một cá thể. Nói một cách tổngquát,tất cả các học phái Ấn độ ngoài Phật giáo, đều đi đến một kết luận là « cái ngã» xác định một tác nhân độc lập với thân xác và tâm thức như vừa trình bày trênđây. Ngược lại, Phật giáo phủ nhận mọi sáng kiến đề cao một « cái ngã »,mộtatman hay một « linh hồn » độc lập với thân xác và tâm thức.

Các học phái Phật giáocho rằng « cái ngã » hay « cái tôi » chỉ là một quy chiếu dùng để chỉ định thânxác và tâm thức. Các tư tưởng gia Phật giáo cũng đưa ra rất nhiều cách giảithích khác nhau liên quan đến những gì vừa kể đề cập trên đây. Nhưng phần đôngđều cho rằng khi đã phân tích đến cùng cực, người ta có thể đồng hoá cáingãvới phần tri thức của một cá thể con người. Sự phân tích cho thấy thân xác làmột loại biến cố mang tính cách ngẫu biến, và tri thức của một cá thể khôngtrường tồn trên dòng thời gian.

Tất nhiên, cũng có cáctư tưởng gia Phật giáo khác phủ nhận khuynh hướng đồng hoá cái ngã với trithức, trong mục đích chống lại ý định muốn dựng lên một tác nhân trường tồn vàhiện hữu một cách bất tận. Theo họ, những người chủ trương lối lý luận trên đâyđã chịu một ảnh hưởng tự tại nơi cái ngã của họ là tìm cách bám vào một thứ gìđó. Dù sao, sự phân tích bản chất của cái ngã theo lối đó không đưa đến đâu cả,vì sự nghiên cứu trong trong lãnh vực đang bàn thảo mang tính cách siêu hìnhhơn là khoa học. Vì thế, sự tìm kiếm siêu hình vượt khỏi lãnh vực của ngôn từthông thường và kinh nghiệm hằng ngày. Chỉ nên hình dung « cái ngã », « conngười » và « tác nhân » trong lãnh vực kinh nghiệm bản thân do chính ta cảmnhận về con người của ta. Không nên vượt xa hơn lãnh vực hiểu biết quy uớc vềcái ngã và về con người. Ta chỉ phân tích sự hiện hữu của ta liên quan đến sựhiện hữu vật chất và tinh thần để nhận biết rằng « cái ngã » và « con người »chỉ là những danh xưng hoàn toàn lệ thuộc vào thân xác và tâm thức.

Trong tập Hướng dẫn vàocon đường Trung đạo, Nguyệt Xứng nêu lên thí dụ về một chiếc xe. Khi phân tíchkhái niệm về một « chiếc xe », ta không thể nào tìm thấy chiếc xe hàm chứa mộthiện thực siêu hình hay một thực thể độc lập với các thành phần của chiếc xeấy. Nhưng không phải vì thế mà chiếc xe không hiện hữu. Ngay cả việc áp dụngcách phân tích như thế đối với « cái ngã », người ta cũng sẽ không tìm thấy bấtcứ một cái ngã nào mang tính cách độc lập với thân xác và tâm thức để tạo dựngra sự hiện hữu của một cá thể.

Cái ngã chỉ là một sảnphẩm của hiện tượng tương liên, cũng giống như trường hợp của mọi sinh linhkhác. Các « sinh linh có giác cảm » lệ thuộc vào những cấu hợp vật chất và tinhthần, nếu dùng ngôn từ của nhà Phật thì những cấu hợp ấy gọi là uẩn [Lờingườidịch : đây là ngũ uẩn – skandha].

Ở bất cứ nơi nào và làmbạn với bất cứ ai,
Tôi cầu xinvà tự nhận thua kém hơn tất cả mọi người.

Và trong tận cùng củacon tim,

Tôi ước mong được nhìnthấy mỗi chúng sinh đều vượt hẳn hơn tôi.

Bốn câu tứ tuyệt trongtiết thơ thứ nhất nêu lên trong phần trình bày trước đây mang chủ đích khuyênta hãy xem tất cả chúng sinh là quý báu. Tiết thứ hai trích dẫn trên đâynhấnmạnh đến giá trị to lớn của tất cả chúng sinh và những xúc cảm thương yêu phátlộ khi hướng vào chúng sinh, tình thương yêu đó không phải là sự thương hại,tức ý nghĩ cho rằng chúng sinh thấp kém hơn mình. Ngược lại, yêu thương và tôntrọng giá trị của chúng sinh phải được xây dựng trên sự kính trọng và công nhậntính cách ưu việt của chúng sinh.

Cần phải hiểu câu thứhai trong bốn câu tứ tuyệt « tôi cầu xin và tự nhận thua kém hơn tất cả mọingười » đúng với ý nghĩa của nó. Câu ấy hoàn toàn không có nghĩa là phảichấpnhận ý nghĩ cho mình là tồi tệ, cũng không phải có nghĩa là mất hết niềmhyvọng và cảm thấy bị đào thải trong ý nghĩa sau đây : « Tôi là một kẻ vô dụng,không có một khả năng nào, cũng chẳng làm được một việc gì cả ! ». Đây khôngphải là trường hợp biểu lộ một thứ tình cảm thấp hèn.

Tự nhận là kẻ dưới đốivới những người khác phải được hiểu với tính cách tương đối. Theo một ý nghĩanào đó, người ta có thể nói rằng con người cao hơn xúc vật. Thật vậy, tacó khảnăng phân biệt điều tốt và điều xấu, biết tự che chở và phóng nhìn vào tươnglai. Tuy nhiên, người ta cũng có thể nói ngược lại rằng trên một vài khíacạnh khác con người kém cỏi hơn thú vật. Chẳng hạn, thú vật không biết xét đoánđiều tốt và điều xấu trên phương diện luân lý, và nhất định chúng không nhìnthấy được những hậu quả lâu dài về những hành vi của chúng, nhưng chúng biếttuân theo một ý nghĩa nào đó của trật tự. Trong những khu rừng cỏ Phi châu, cácthú bắt mồi chỉ giết các giống khác khi cần thiết để sống còn. Lúc khôngđói,chúng sống chung với nhau thành tập đoàn thật thanh thản. Trong khi đó, conngười mặc dù có khả năng phân biệt tốt và xấu, nhưng lại hành động vì lòng thamlam quá độ. Đồng thời cũng có những hành vi hoàn toàn nhắm vào mục đích tìmkiếm sự thích thú – chẳng hạn như câu cá hay săn bắn. Vì thế, người ta có thểnói trên phương diện đó, con người « thua kém » hơn thú vật. Theo cách suy luậntương đối như thế, ta có thể tự nhận là kém cỏi hơn kẻ khác.

Trên đây, chữ « thua kém» được sử dụng để nêu lên trường hợp ta đã quen thả lỏng cho những xúc cảmthông thường, chẳng hạn như giận dữ, hận thù, bám víu và tham lam, tuy thả lỏngcho chúng nhưng ta không hề đắn đo một chút nào. Thói thường ta không suy nghĩgì cả về những tác hại gây ra cho kẻ khác từ thái độ của ta. Nhưng nếu ta biếtxem kẻ khác cao hơn và xứng đáng được kính trọng, thì đó là một phương cáchgiúp ta tự kiểm soát lấy chính mình. Và như thế, mỗi khi xúc cảm hiện lên,chúng sẽ không đủ sức mạnh để ngăn cả ta nhìn thấy những ảnh hưởng tại hại dohành vi của ta gây ra cho kẻ khác. Những lời khuyên nhủ xem kẻ khác hơn ta mangý nghĩa vừa được trình bày trên đây.

Trong bất cứ một hành vinào, tôi cầu xin có thể kiểm soát được tâm thức tôi.
Và mỗi khi có một thểdạng tiêu cực nào ngự trị,

Làm nguy hiểm cho kẻkhác và cho chính tôi,

Tôi thiết tha cầu mongchận đứng được nó và nghiền nát nó.


Tiết thơ trên đây đưachúng ta vào tâm điểm của những gì mà người ta gọi là sự tu tập Đạo Phápdo ĐứcPhật thuyết giảng. Trong bối cảnh của Phật giáo, Đạo Pháp chỉ định sự chấm dứtkhổ đau, tức Niết bàn : chính đấy là Đạo Pháp đích thực. Có rất nhiều cấp bậcchấm dứt. Chẳng hạn, tránh không giết chóc cũng có thể gọi là Đạo Pháp, nhưngkhông nhất thiết là Đạo Pháp của Phật giáo, bởi vì một kẻ nào đó không tu hành,nhưng biết tuân theo quy luật thiên nhiên, cũng có thể tự kềm hãm và không giếthại.

Trong truyền thống Phậtgiáo, thực chất của Đạo Pháp là sự giải thoát khỏi khổ đau và những bấn loạntâm thần, căn nguyên của khổ đau. Tiết thơ trên đây chỉ cho ta cách chống lạinhững xúc cảm và tư duy bấn loạn. Đối với một người tu tập Phật giáo, kẻthùđích thực ngự trị bên trong, đó là những xúc cảm đớn đau trong tâm thức,tạo rađau thương và chua xót. Trọng trách của người tu tập Phật giáo là phải chiếnthắng những kẻ thù bên trong ấy.

Vì chưng liều thuốc hoágiải những bấn loạn bên trong là trọng tâm của sự tu tập Đạo Pháp, thậm chí cóthể nói đấy chính là căn bản của Đạo Pháp nữa, vì thế mà tiết thứ ba trên đâyđã khuyên ta phải thật cảnh giác mỗi khi có những yếu tố bấn loạn xuất hiện.Nếu ta cứ để cho xúc cảm và tư duy tiêu cực tung hoành một cách tự do, khôngmảy may quan tâm đến hậu quả nguy hại của chúng, thả lỏng dây cương và để chochúng tung hoành, thì đến một lúc nào đó ta sẽ không còn ngăn chận chúngđượcnữa. Ngược lại, nếu ý thức được sự độc hại của chúng, ta có thể kềm hãm chúngkhi vừa xuất hiện. Ta không dành cho chúng một dịp may nào hay một phần khônggian thuận tiện nào để bành trướng và tạo ra những thể dạng xúc cảm mangtínhcách tiêu cực từ nơi bản chất của chúng.

Vì thế, tiết trên đâykhuyến khích ta hãy chọn liều thuốc hoá giải chống lại những xúc cảm tiêu cựckhi chúng phát hiện. Thay vì tìm ngược về nguồn gốc của tất cả mọi xúc cảm đểngăn ngừa, văn bản của Tịch Thiên dự trù sẳn cho ta các liều thuốc chốnglạimột số những tư duy và xúc cảm tiêu cực. Chẳng hạn, muốn chống lại giận dữ, taphải vun xới tình thương và lòng từ bi. Muốn chống lại sự bám víu quá đáng vàomột đối tượng, phải nghĩ đến khía cạnh ô nhiễm và bản chất không tốt lành củađối tượng ấy. Liều thuốc để hoá giải khoe khoan và kiêu hãnh là là cách nhìnlại những khiếm khuyết của mình để chọn lấy sự nhún nhường. Làm được nhưthế tasẽ ý thức được tất cả những u mê của ta về thế giới này. Thí dụ như trường hợpnhững người thông dịch dùng cử chỉ để giao tiếp với những người khiếm khuyết vềthính giác : khi tôi nhìn thấy họ dùng những dấu hiệu phức tạp để thông dịchcác lời nói, tôi hoàn toàn không hiểu gì cả về ý nghĩa của các dấu hiệu ấy,điều này đã giúp tôi ý thức được sự khiên nhường. Để nêu lên một thí dụ khác,mỗi khi tôi thoáng thấy một chút kiêu hãnh, tôi nghĩ ngay đến những gì mà máyvi tính có thể làm được. Điều đó đã thật sự kéo tôi trở về đúng với vị trí củatôi !

Khi nhìn thấy chúng sinhnghiêng về những xu hướng độc ác,
Hoặc những xu hướng khácmà khổ đau và tồi tệ sẽ đem đến tác hại,

Tôi cầu xin được yêuthương họ như một kho báu vật

Thật hiếm hoi và khôngdễ gì tìm thấy.

Khi nhìn thấy kẻ khác bịlôi cuốn một cách tự nhiên vào những hành động xấu, có thể ta sẽ bị lôi cuốnbởi những phản ứng tiêu cực đối với họ, vì thế sự tu tập tâm thức là cách hướngvào những cá nhân như thế. Họ tạo ra một thách thức đáng kể để đánh giá khảnăng tu tập của ta, vì thế họ đáng cho ta phải quan tâm.

Tiếp theo ta có thể ápdụng cách nhìn đó đối với toàn thể xã hội. Những kẻ tầm thường hoặc có chiềuhướng gạt bỏ một số người nào đó thường đặt những người xấu ra bên lề xãhội,không chấp nhận họ trong tập thể con người. Chẳng hạn có thể lấy trường hợp củanhững kẻ mà người ta cho là sát nhân để làm thí dụ cho trường hợp nêu trên. Khiđã ý thức được thực trạng đó, người tu tập phải nhân lên gấp đôi cố gắngcủamình để tìm cách tiếp nhận những kẻ bị đặt ra bên ngoài xã hội, giúp chohọ mộtdịp may thứ hai để hội nhập với xã hội và giúp họ tìm lại những gì quý giá nơihọ. Cũng thế, người ta thường có khuynh hướng không chú ý đến, hoặc quênhẳnnhững thứ bịnh nan y, chẳng hạn nhu si-đa, và nghĩ rằng : « Chuyện đó chỉ xảyra cho kẻ khác ». Khuynh hướng không chấp nhận một số sự kiện nào đó thật sự đãxảy ra. Nhưng người tu tập phải ý thức và nhìn thẳng vào những sự kiện ấy. Phảitập tâm thức chấp nhận và tự cảm thấy liên hệ mật thiết đến những cảnh huốngnhư thế.

Vì ganh tị mà kẻ khác đãlăng nhục,
Phỉ báng hay ngược đãitôi một cách phi lý,

Tôi cầu xin nhận chịu sựthua thiệt,

Và hiến dâng phần chiếnthắng cho họ.

Trên quan điểm quy ướcvà pháp lý, khi bị kết tội một cách vô cớ và oan ức, ta cảm thấy có quyền nổigiận để bày tỏ sự bất công. Nhưng đối với người tu tập Phật giáo không nên làmnhư thế, nhất là khi chính mình chỉ là người duy nhất gánh chịu hậu quả bấtcông, không có ai khác liên lụy thêm vào đó. Một môn đồ tu tập tâm thức phảibiết chấp nhận sự thua thiệt và hiến dâng phần chiến thắng cho kẻ khác, như thếsẽ tránh được sự giận dữ và phẫn uất.

Khi một người nào đó màtôi từng giúp đỡ,
Hay một người mà tôi đãđặt tất cả hy vọng lớn lao nơi họ,

Nhưng họ lại đem đến nhữngthất vọng kinh hoàng cho tôi,

Tôi cầu xin được xemngười ấy như một người bạn tinh thần đầy thánh thiện.

Thông thường, khi đãgiúp đỡ ai, ta hy vọng nhận được một sự hồi đáp. Đối với người thân, ta chờ đợimột cử chỉ nào đó, thay vì người ấy hành động một cách thuận lợi để đáp lạithiện cảm mà ta đã dành cho họ, thì họ chỉ đem thêm cho ta khổ đau, và ta cảmthấy bực tức. Thất vọng quá mạnh và vết thương quá sâu, ta cảm thấy hoàntoàncó quyền phản ứng trở lại bằng sự giận dữ để nêu lên sự vô ơn của họ. Tuynhiên, đối với người tu tập, không nên để cho phản ứng thông thường như thế lấnát, mà phải xem đấy là một dịp may để tập luyện, giống như một bài học hoặc mộtlời giáo huấn. Đối với người tu tập, kẻ đó mới đúng là một vị thầy đích thựcdạy cho ta thế nào là kiên nhẫn, vì những hoàn cảnh như thế mới thật là nhữngdịp giúp ta luyện tập nhẫn nhục một cách hữu hiệu. Thay vì đáp lại bằng sự giậndữ và hung hãn, ta phải biết kính trọng và xem người ấy tượng trưng cho nhữnggiá trị hiếm hoi, giống như một vị thầy đáng kính.

Điều đó không có nghĩalà người tu tập phải chấp nhận mọi thiệt hại và bất công với tư cách mộtnạnnhân. Vì thật ra, đúng theo châm ngôn của người Bồ-tát, cần phải phản ứng lạisự sai trái bằng những biện pháp kiên quyết, nhất là khi thấy người tạo ranhững hành vi tiêu cực có khuynh hướng tiếp tục phạm pháp hoặc gây thêm thiệthại cho những người khác nữa. Vậy, điều đó đòi hỏi phải tùy cơ để sử sự.Nhưngnếu một hành vi sai trái không gây ra những hậu quả nặng nề cho chính người đã thựcthi hành vi ấy hoặc cho kẻ khác, thì tốt hơn hết là nên bỏ qua.

Tóm lại, tôi cầu xinđược trực tiếp hay gián tiếp
Hiến dâng sự hân hoan vàlợi ích cho tất cả chúng sinh, họ là những người mẹ của tôi,

Và trong âm thầm tôi xingánh lấy riêng cho tôi

Tất cả những nhọc nhằnvà khổ đau của tất cả chúng sinh.


Từ bi nêu lên trong tiếtthơ này thật mãnh liệt, thúc dục ta quyết tâm nhận lảnh về phần mình, ítnhấtlà trên phương diện tinh thần, những khổ sở, đớn đau và nhọc nhằn của tất cảchúng sinh, và đứng ra để khắc phục những hành vi tiêu cực làm nguyên nhân phátsinh ra những khổ đau ấy. Đồng thời ta lại chia xẻ tất cả những phẩm hạnh mà tacó : sự hân hoan, những nguồn phúc hạnh, căn nguyên của đạo đức, những hành vinhân ái, tất cả ta đều hiến dâng cho chúng sinh.

Phó từ « âm thầm » trongcâu thứ ba của tiết thơ trên đây chỉ định cách tu tập gọi là tonglen – hiếndâng và nhận lảnh – đó là cách nhận về phần mình khổ đau của kẻ khác và hiếndâng cho họ hân hoan và đạo đức của ta. Đúng theo ý nghĩa từ chương của nhữngchữ trên đây, thì hình thức tu tập vừa kể khó thích nghi với những ngườimớikhởi sự tu tập vì đòi hỏi quá nhiều can đảm và quyết tâm mãnh liệt. Một cách cụthể, phương pháp nhận và cho dựa trên sự chuyển động của hơi thở : hít vào vàthở ra.

« Âm thầm » cũng nói lênsự ngay thật của người tu học trong mục đích giữ cho sự luyện tập được kín đáo,không trở thành một hình thức phô trương. Thật vậy, người tu tập đích thực phảisử dụng kỷ thuật tonglen với tất cả sự kín dáo. Trong tập Luyên tập tâm thứcbằng bảy điểm của vị thầy thuộc Kam-đan-phái (Kadampa) là Guéshé Chékawa, cóviết như sau : « Từ bên trong, các thể dạng tâm thức của ta gồm tư duy và xúccảm, phải được biến cải từ cội rễ, nhưng vẻ bên ngoài không được biến đổi ».Đúng thế, thật hết sức nguy hiểm nếu không biết chống lại những quyến rũcủa sựphô trương. Nhất là trong thời đại của chúng ta, chẳng hạn đôi khi có nhữngngười còn kém kinh nghiệm nhưng lại tỏ ra quan trọng hay khoe khoang có sứcmạnh thần bí ; nhưng thật ra đấy chỉ là cách làm hạ thấp những phẩm tínhcủahọ. Sự luyện tập tâm thức đích thực đòi hỏi phải khiêm tốn và lương thiện.

Trong trường hợp tiếtthơ trên đây, chúng sinh được gọi là « mẹ của tôi », đấy là cách tu tập đểthương yêu tất cả chúng sinh giống như thương yêu người mẹ của chính mình.Những lời giáo huấn trong Phật giáo liên quan đến sự tái sinh cho biết rằng tấtcả chúng sinh đều đã từng là mẹ của mình trong những kiếp trước – và chính họsinh ta ra đời, nuôi nấng và che chỡ cho ta –, ta không được quên công lao ấy,nếu như có một người trong số họ có vẻ như làm buồn lòng ta cũng chẳng sao.

Tôi cầu xin sự tutập của tôi không bị ô nhiễm
Bởi những khái niệm liênquan đến tám điều quan tâm của thế tục*,

Và ý thức được tất cảmọi hiện tượng chỉ là ảo giác,

Tôi cầu xin được giảithoát khỏi mọi ràng buộc và không nắm giữ gì cả.

[* Tám điều quan tâm của thế tục gọi là BátPhong (tám ngọn gió) : được, mất, vinh, nhục, khen, chê, vui khổ. (Ghichú của người dịch)]

Hai cây thơ đầu trongtiết này cảnh giác ta trước những ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sự tu tậptâmlinh và luyện tập tâm thức, những ô nhiễm ấy là những mối lo toan tầm thườngchẳng hạn như danh vọng, giàu sang và thú vui đủ loại. Sự cảnh giác đó cũnghướng vào các vị thầy tinh thần nữa. Thí dụ, khi tôi ngồi lên đàn để thuyếtgiảng, những ý nghĩ thế tục – « Tôi có thuyết giảng tốt hay không ? Những ngườinghe sẽ nghĩ gì ? Các điều này có làm vừa lòng họ không ? » – có thể hiện ralàm cho ô uế sự tu tập. Vậy cần phải canh chừng đừng để bị ô nhiễm bởi những lotoan như thế.

Hai câu thơ sau cùngnhấn mạnh đến việc tu tập tâm thức dựa vào sự hiểu biết sâu xa về sự thực tốihậu, tức là Tánh không. Hai câu thơ ấy khuyên ta hãy gia tăng suy tư để ýthứctất cả mọi hiện tượng chỉ là ảo giác và không nên nắm giữ gì cả, trong mục đíchtự giải thoát khỏi sự trói buộc. Nhưng trước khi có thể hiểu được tất cảchỉ làảo giác từ căn nguyên, ta cần phải phủ nhận sự hiện hữu nội tại của tất cả mọisự vật, trong đó kể cả « cái tôi ». Không thể nào quán nhận được bản thểảogiác của mọi hiện tượng khi nào ta chưa phủ nhận được thực thể căn bản của sựhiện hữu.

Làm thế nào để phát huysự hiểu biết đó ? Không phải chỉ tưởng tượng tất cả là trống và không hàm chứasự hiện hữu nội tại là đủ, cũng không phải lập đi lập lại câu ấy trong đầu,giống như tụng niệm một câu thần chú. Cần phải có một sự quán thấy sâu xa vàđích thực về Tánh không, bằng suy tư và bằng phân tích, căn cứ trên sự hiềubiết hợp lý.

Một trong các cách suyluận hiệu quả nhất và đáng tin cậy nhất để hiểu được tất cả không hàm chứa mộtsự hiện hữu tự tại nào ấy là cách nhìn vào hiện tượng tương liên, tức nguồn gốctương tác của mọi sự vật. Cách suy luận đó quả thật là cách duy nhất mở ra chota con đường trung đạo : một bên là hư vô tuyệt đối và một bên là sự hiện hữuđộc lập có tính cách thực thể của mọi hiện tượng. Quán thấy mọi hiện tượng đềutương liên với nhau và chúng chỉ có thể phát sinh nhờ sự kiện lệ thuộc lẫnnhau, sẽ cho thấy là tự nơi chúng, chúng không có sự hiện hữu thật sự nào cả.Khi đã hiểu được mọi vật thể chỉ có thể được tạo tác bằng cách liên đới vớinhững vật thể khác, theo một cấu trúc phức tạp gồm có nhiều thành phần lệ thuộcvào nhau, thì khi đó ta mới không rơi vào một thái cực đối nghịch, tức thể dạnghư vô chủ trương không có gì hiện hữu. Vì thế sự khám phá ra con đuờng trungđạo đã đưa đến sự hiểu biết và quán thấy xác thực về Tánh không.

Khi đã thực hiện được sựquán thấy xuyên thấu như trên đây nhờ vào thiền định, thì sự tương quan giữa tavới thế giới này, với kẻ khác và mọi vật thể chung quanh mới đạt được những cảithiện mới mẻ, và từ đấy ta sẽ nắm vững được bản chất ảo giác của hiện thực.Phương cách tương quan mới mẻ đó liên kết ta với thế giới này, giúp cho ta cóthể giới hạn những lo toan hạn hẹp để hành động cho sự tốt lành của nhânloại.Như thế có lẽ cũng đủ là một sức mạnh giúp ta sống với từ bi.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2012(Xem: 7584)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
10/10/2012(Xem: 6450)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
10/10/2012(Xem: 6109)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây. Khuynh hướng của Bác sĩ Cutter là để thể nghiệm một tiến trình nhằm trình bày những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc hướng dẫn một đời sống tốt đẹp hơn, tranh luận qua những quán chiếu và luận giải từ chính nhận thức Tây phương của ông.
09/10/2012(Xem: 5138)
Mỗi buổi sáng, mở báo đọc, không ai là không kinh hãi về những hiện tượng bạo lực diễn ra hầu như hàng ngày. Người ta dễ dàng giết nhau vì những nguyên nhân không đâu: một cái liếc mắt, một vụ va chạm nhỏ ngoài đường, sau cơn nhậu quá say… Con giết cha, anh giết em, vợ giết chồng, người tình giết người tình, tớ giết chủ.
08/10/2012(Xem: 7536)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
08/10/2012(Xem: 5229)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
06/10/2012(Xem: 6605)
Mùa đông thật là dài, nhưng rồi mùa xuân cũng đã đến . Bây giờ Pieter có thể chạy ra cổng đón cha của đi làm việc về. Ông sẽ đỡ Pieter lên vai của mình và nắm lấy mắt cá chân trong khi Pieter ôm chặt cổ của cha. Họ đi vào trước hiên nơi cha của Pieter ngồi vào chiếc ghế của ông. Pieter có thể cuộn tròn trong lòng cha mình và kể lại những chuyện đã làm trong ngày.
06/10/2012(Xem: 4345)
Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.
04/10/2012(Xem: 6084)
Cách đây không lâu, một người đàn ông quyết định lấy cắp táo của người hàng xóm. Ông nghĩ rằng, "Mình chỉ lấy vài trái thôi. Người hàng xóm không mất mát gì vả lại anh ta cũng không có thể sử dụng hết những quả táo." Ông ta chờ đến khi trời tối. Để chắc chắn không bị bắt, ông dẫn Natasha, con gái út đi theo để cô có thể canh chừng và cảnh báo nếu có ai đến gần.
04/10/2012(Xem: 7294)
Mèo Xám sống trong một nhà kho với ba mèo con nhỏ của mình. Một mèo khoang màu cam, một màu xanh lá cây và một màu hồng với những đốm đen. Cả ba có mũi màu hồng xinh đẹp và nụ cười dễ thương của mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567