Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XV: Phát Sinh Trạng Thái Bồ Tát

08/12/201017:02(Xem: 10931)
Chương XV: Phát Sinh Trạng Thái Bồ Tát

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG XV
PHÁT SINH TRẠNG THÁI BỒ TÁT
(GENERATINGBODHICITTA)

Nghi lễ để phát sinhlòng vị tha ao ước được giác ngộ là một nghi lễ đơn giản. Mục đích của nó làxác nhận và làm vững chắc khao khát đạt tới Cõi Phật của chúng ta vì lọi íchcủa mọi sinh linh. Sự xác nhận này rất cần thiết cho việc nâng cao luyện tậplòng từ bi.

Chúng ta bắt đầu nghi lễđó bằng cách hình dung ra một hình ảnh về Đức Phật. Một khi hình ảnh này đã rõnét, chúng ta cố gắng tưởng tượng rằng Đức Phật Shakyamuni đang thật sự hiệnhữu trước mặt chúng ta. Chúng ta tưởng tượng rằng ngài được vây quanh bởi vô sốnhững đệ tử Ấ n Độ xa xưa. Nagarjuna, người đã sáng lập trường Triết học Phậtgiáo Muddle Way cùng những lời giải thích sâu sắc về "sự trống rỗng"; và Asanga, chuyên gia về khía cạnh "bao la" mà chúng ta đã luyệntập cũng có trong số những người vây quanh Đức Phật. Chúng ta cũng tưởng tượngrằng Đức Phật được vây quanh bởi những nhân vật trong 4 truyền thuyết của Phậtgiáo Tây Tạng: Sakya, Gelug, Nyingma và Kagyu. Sau đó chúng ta tưởng tượng rằngmình được vây quanh bởi vô số sinh linh. Ở mức độ này, bạn bắt đầu phát sinhmột tâm hồn vị tha ao ước được giác ngộ, Những người luyện tập có niềm tin mạnhmẽ có thể tham gia vào nghi lễ này đơn giản bằng cách trau dồi một tấm lòng đầynhiệt huyết, thái độ vị tha đối với mọi sinh linh.

BẢY BƯỚC LUYỆN TẬP
(SEVEN LIMBS OFPRACTICE)

Nghi lễ bắt đầu với mộtcuốn sách chứa đựng những lẽ phải trái. Chúng ta tham gia vào nghi lễ này quaviệc suy niệm về những điều cần thiết của bảy bước luyện tập.

BƯỚC THỨ NHẤT: LÒNG KÍNHTRỌNG (HOMAGE)

Bước đầu tiên này, chúngta tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật về những phẩm chất tốt đẹp nơi lời nói,thân thể và tâm hồn của ngài. Chúng ta có thể biểu lộ lòng tin và sự hiến dângcủa mình bằng cách cúi đầu hoặc nằm phục trước hình ảnh Đức Phật mà chúng tatưởng tượng ra.

BƯỚC THỨ HAI:LỄ VẬT(OFFERING)

Bước thứ hai này là"lễ vật". Chúng ta có thể chuẩn bị những lễ vật vật chất hoặc tưởngtượng rằng chúng ta đang dâng hiến những lễ vật quý hiếm cho buổi lễ thần thánhtrước mặt chúng ta. Lễ vật ý nghĩa nhất, thâm thuý và sâu sắc nhất chính làviệc không ngừng rèn luyện tâm hồn của chúng ta, là tất cả những phẩm chất tốtđẹp mà chúng ta đã tích lũy được qua việc tham gia những hành vi đạo đức. Nhữnghành vi của lòng từ bi, những cử chỉ chăm sóc, thậm chí là một nụ cười dành chomột ai đó hoặc biểu hiện của sự quan tâm đến những người bệnh tật đều là nhữnghành vi đạo đức. Chúng ta hiến dâng những điều này và cả những câu nói đạo đức.Một số ví dụ về những câu nói đạo đức, như những lời khen ngợi mọi người, nhữngcâu nói tạo sự yên lòng cho mọi người, những lời an ủi, những lời khuyên… . Tómlại mọi hành vi tích cực mà chúng ta thực hiện qua lời nói. Chúng ta cũng cóthể dâng hiến bằng những hành vi đạo đức trong tâm hồn. Sự tu dưỡng rèn luyệnlòng vị tha, ý thức về sự chăm sóc mọi người, lòng từ bi, những đức tin sâu sắcvà sự hiến mình cho học thuyết của Đức Phật đều có thể là những lễ vật. Chúngta có thể tưởng tượng rằng tất cả những lễ vật trên đều ở hình thức những vậtchất đẹp đẽ và chúng ta đem dâng hiến cho Đức Phật và tuỳ tùng của ngài trướcmặt chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng trong tâm hồn rằng chúng ta hiến dângtoàn bộ vũ trụ này, những khu rừng, những đồi núi, những cánh đồng cỏ và nhữngcánh đồng hoa, bất chấp chúng có thuộc quyền sở hữu của chúng ta hay không,chúng ta vẫn có thể dâng hiến trong tâm hồn mình.

BƯỚC THỨ BA:XƯNG TỘI(CONFESSION)

Bước thứ ba là việc xưngtội. Yếu tố quyết định của việc xưng tội là chúng ta phải thừa nhận những hànhvi tiêu cực của mình, những tội lỗi mà chúng ta đã gây ra. Chúng ta nên traudồi những ý thức sâu sắc về sự hối lỗi và sau đó hình thành một cách quyết tâmmạnh mẽ rằng về sau không còn dung dưỡng những thái độ, hành vi phi đạo đức nhưvậy nữa.

BƯỚC THỨ TƯ:VUI MỪNG(REJOICING)

Bước thứ tư là việc rènluyện đức vui tươi bằng cách tập trung vào những hành vi đạo đức trong quá khứcủa chúng ta, chúng ta phát triển niềm vui vì những thành tựu của mình. Chúngta phải chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc về những hành vi tíchcực mà chúng ta đã thực hiện,đúng hơn là chúng ta có được niềm vui trong lòngkhi chúng ta thực hiện những hành vi đó . Thậm chí chúng ta nên vui mừng vìnhững hành vi tích cực của mọi người khác, họ là những sinh linh thấp kém hơnchúng ta, yếu ớt hơn chúng ta hoặc thậm chí mạnh mẽ hơn chúng ta hoặc ngangbằng với chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải đảm bảo được rằng thái độcủa chúng ta đối với những hành vi đạo đức của mọi người sẽ không bị lu mờ bởinhững ý thức về sự ganh đua và ghen tị; chúng ta nên cảm thấy và hoàn toàn thánphục và vui mừng vì những phẩm chất tốt đẹp và tài năng của mọi người.

BƯỚC THỨ NĂM VÀTHỨ SÁU:
THỈNH CẦU VÀ VAN XIN(REQUEST AND BESEECH)

Ở những bước tiếp theonày, chúng ta thỉnh cầu những Đức Phật dạy bảo và phổ biến học thuyết Dharma vìlợi ích chung của mọi sinh linh, sau đó chúng ta cầu khẩn họ không tìm kiếm sựbình an nơi Niết Bàn cho riêng mình.

BƯỚC THỨ BẢY:HIẾN DÂNG (DEDICATION)

Bước thứ bảy và là bướccuối cùng là sự hiến dâng. Tất cả mọi hiểu biết, tài năng và những tiềm năngtích cực mà chúng ta đã đạt được qua những bước phía trước và tất cả những hànhvi đạo đức mà chúng ta đã thực hiện đều được hiến dâng cho mục tiêu chủ yếu:đạt được trạng thái Cõi Phật.

Sau khi đã thựchiện bảy bước trên, chúng ta sẵn sàng bắt đầu phát sinh một tâm hồn vị tha mongước được giác ngộ. Tiết thứ nhất của nghi lễ bắt đầu với lễ vật là một động cơthúc đẩy chính đáng:

‘‘Với lòng mong ước giải thoát tất cả mọi sinhlinh’’
(With the wish to freeall beings)

Dòng thứ hai và thứ bahợp nhất với ba nơi nương tựa: Đức Phật, Dharma, Shangha. Lời cam kết tìm kiếmnơi nương tựa cũng được thiết lập trong những dòng này:

‘‘Tôi sẽ luôn tìm kiếm nơi nương tựa’
(I shall always go forrefuge)
‘‘Từ Đức Phật, Dharma và Shanga’’
(to the Buddha, theDharma and Shangha)
Tiết thứ hai chính là sựphát sinh một tâm hồn vị tha mong ước được giác ngộ:
‘‘Chứa chan lòng từ bi và thông suốt’’
(Enthused by wisdom andcompasion)
‘‘Hôm nay, trước sự hiện thân của Đức Phật’’

(Today, in the Buddha’spresence)
‘‘Tôi phát nguyện một tâm hồn mong ước được hoàntoàn giác ngộ’’

( I generate the MindWishing Full Awakening)
‘‘Vì lợi ích của mọi sinh linh’’

(For the benefit of allsentient beings)

Tiết này nhấn mạnh tầmquan trọng của việc kết hợp lòng từ bi và sự thông suốt. Sự giác ngộ không thểlà lòng từ bi màkhông có sự thông suốt hoặc sự thông suốt mà không có lòng từbi. Đặc biệt là sự thông suốt về nhận thức "sự trống rỗng". Có đượcnhận thức hoàn toàn về "sự trống rỗng" hoặc thậm chí một hiểu biếttrong khái niệm tâm hồn về "sự trống rỗng" - giới hạn của sự tồn tạitối tăm của chúng ta, lòng từ bi của chúng ta lại càng mạnh mẽ hơn nhiều. Từngữ "chứa chan" ở đoạn này ngầm chỉ một lòng từ bi sẳn sàng-không cónlà một trạng thái trong tâm hồn nữa.

Dòng tiếp theo,

"Hôm nay, trước sự hiện thân của Đức Phật"
(Today, in the Buddha’spresence)

Ngầm chỉ rằng chúng tađang khao khát đạt tới Cỏi Phật. Cũng có thể hiểu rằng gọi sự chú ý của nhữngĐức Phật trước mặt chúng ta để họ chứng giám sự kiện này khi chúng ta phátbiểu:

"Tôi phát nguyện một tâm hồn mong được hoàntoàn giác ngộ"
(I generate the MindWishing Full Awakening)
"Vì lợi ích của mọi sinh linh"

(For the benefit of allsentient beings)

Tiết cuối cùng đượctrích từ cuốn "Hướng dẫn sống một cuộc đời Bồ Tát" (guide of theBodhisattva’s way of life) của thạc sĩ Ấn Độ Shantideva của thế kỷ thứ 8, là:

"Miễn là vũ trụ tồn tại"
(As long as spaceremains)
"Miễn là loài người tồn tại"

(As long as sentientbeings remain)
"Tôi sẽ tồn tại đến khi đó"

(Untill then, I willremain)
"Và xua tan mọi điều đau khổ của trầngian"

(And dispel the miseriesof the world)

Những dòng này bày tỏmột tình cảm mạnh mẽ. Một vị Bồ Tát phải tự xem bản thân mình như là thuộcquyền sở hữu của mọi sinh linh. Phải hiểu là mọi điều trên thế gian tồn tại làđể được mọi người hưởng thụ và sử dụng, vì vậy nên toàn bộ cuộc đời và sự tồntại của chúng ta phải sẳn sàng vì mọi người. Chỉ khi chúng ta bắt đầu suy nghĩtheo cách trên, chúng ta mới có thể phát sinh được tư tưởng: "Mình sẽ cốnghiến cả cuộc đời mình vì lợi ích của mọi người. Mình sống chỉ để giúp đỡ mọi ngườimà thôi". Những tình cảm mạnh mẽ như vậy sẽ được biểu hiện qua thực tế,qua những hành vi vì lợi ích của mọi người. Ngược lại, nếu chúng ta sống mộtcuộc đời hoàn toàn ích kỷ, cuối cùng chúng ta sẽ không thể nào thực hiện đượcnhững khát vọng vì bản thân chứ đừng nói chi đến việc vì lợi ích của mọi người.

Nếu Đức Phật Shakyamuni,vị Phật trong lịch sử mà chúng ta sùng kính, cũng ích kỷ như chúng ta thì chúngta, đã đối xử với ngày như cách mà chúng ta đối xử với người khác, và có lẽchúng ta đã thốt lên với ngài: "Im đi!!". Nhưng thực ra lại khôngphải như vậy. Bởi vì Đức Phật Shakyamuni hoàn toàn vì mọi người, yêu mến mọingười, chúng ta xem ngài như một thần tượng đáng kính.

Đức Phật Shakya,Nagarjuna và Asanga – những thạc sĩ Ấ n Độ trứ danh và những thạc sĩ Tây Tạngnổi tiếng trong quá khứ, đều đã đạt được sự giác ngộ – kết quả của những thayđổi cơ bản về thái độ đối với bản thân và mọi người. Họ đã tìm nơi nương tựa.Họ đã vì phúc lợi của mọi sinh linh. Họ đã nhận ra lòng ích kỷ và tham lam làhai kẻ thù, là hai nguồn gốc của mọi hành vi phi đạo đức. Họ đã chiến đấu vớihai kẻ thù này và họ đã đẩy lùi được chúng. Kết quả việc rèn luyện của những vịnày là họ trở thành những mục tiêu của lòng ngưỡng mộ và khát khao . Chúng taphải theo gương của họ và phải cố gắng nhận ra được rằng lòng ích kỷ và thamlam của bản thân chính là hai kẻ thù mà mình cần phải trừ diệt.

Vì vậy, trong khi đemnhững tư tưởng này vào tâm hôn và suy ngẫm về chúng, chúng ta đọc ba tiết thơsau đây ba lần:

"Với lòng mong ước giải thoát tất cả mọi sinhlinh
Tôi sẽ luôn tìm kiếmnơi nương tựa

Từ Đức Phật, Dharma vàShanga

Cho đến lúc tôi đượcgiác ngộ hoàn toàn

Chứa chan lòng từ bivà thông suốt

Hôm nay, trước sự hiệnthân của Đức Phật

Tôi phát nguyện mộttâm hồn mong ước được hoàn toàn giác ngộ

Vì lợi ích của mọisinh linh

Miễn làvũ trụ tồn tại

Miễn là loài người tồntại

Tôi sẽ tồn tại đến khiđó

Và xua tan mọi điềuđau khổ của trần gian"

(With the wish to freeall beings
I shall always go forrefuge
To the Buddha, the Dharmaand Shangha
Untill I reach fullenlightenment
Enthused by wisdom andcompassion
Today, in the Buddha’spresence
I generate the MindWishing Full Awakening
For the benefit of allsentient beings
As long as space remains
As long as sentientbeings remain
Untill then, I willremain
And dispel the miseriesof the world)

Đọan thơ này thiếtlập nên buổi nghi lễ để phát sinh một tâm hồn vị tha ao ước được giác ngộ.Chúng ta nên cố gắng suy ngẫm về ý nghĩa của đoạn thơ trên hàng ngày hoặc mỗikhi chúng ta có thời gian. Tôi đã làm như vậy và tôi nhận thấy rằng việc đó rấtquan trọng đối với sự luyện tập của tôi.

Xin cám ơn!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2023(Xem: 3669)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 2644)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2020)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4258)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 2804)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 1771)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 2097)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 3844)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
22/09/2023(Xem: 6984)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
22/09/2023(Xem: 3988)
Hương mây quyện giữa dòng hư huyễn Ai bồi hồi đưa mắt dõi xa xăm Chạnh dâu bể dăm khi hồn nức nở
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]