Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XIV: Cõi Phật

08/12/201017:00(Xem: 10715)
Chương XIV: Cõi Phật

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG XIV
CÕI PHẬT
(BUDDHAHOOD)

Để tìm được sự che chở ở"ba nơi nương tựa", với khát vọng mạnh mẽ đạt tới sự giác ngộ caonhất nhằm giáp ích cho mọi sinh linh, chúng ta phải thông hiểu tường tận bảnchất của sự giác ngộ. Đương nhiên, chúng ta phải hiểu rõ bản chất của thế giantrần tục là đầy rẫy những khổ đau. Chúng ta biết được sự phù phiếm vô nghĩa củanhững đam mê trong cuộc sống luân hồi, mà chúng ta thì rất dễ bị cám dỗ bởinhững đam mê đó. Chúng ta quan tâm đến những đau khổ mà mọi người đang liên tụcgánh chịu và chúng ta khao khát giúp mọi người vượt qua được đau khổ đó. Khiviệc luyện tập của chúng ta được thúc đẩy bởi những khao khát như vậy, chúng tacố gắng hết sức đạt tới sự giác ngợ hoàn toàn của Cõi Phật, chúng ta là nhữngngười luyện tập Mahayana.

Thuật ngữ"Mahayana" thường gắn liền với những hình thức Phật giáo ở Tây Tạng,Trung Hoa và Nhật Bản. Thuật ngữ này đôi khi cũng được áp dụng cho những trườngTriết học Phật giáo.

Tuy nhiên, ở đây tôi sửdụng thuật ngữ "Mahayana" để chỉ về những khao khát trong lòng củamột cá nhân luyện tập. Động cơ thúc đẩy mà chúng ta có là mong muốn đem niềmhạnh phúc đến với mọi sinh linh và nổ lực lớn nhất mà chúng ta thực hiện lànhằm giúp cho tất cả mọi người đều đạt được niềm hạnh phúc đó. Những ngườiluyện tập Mahayana cống hiến hết mình nhằm đạt tới Cõi Phật. Họ cố gắng thủtiêu những suy nghĩ ích kỷ và sự ngu dốt gây cản trở họ đạt tới trạng thái giácngộ hoàn toàn và thông suốt. Những người luyện tập hiến mình cho việc đào luyệnnhững phẩm chất đạo đức như lòng khoan dung quảng đại, nhân nghĩa và lòng kiênnhẫn tới một mức độ mà họ có thể sẽ cho đi bản thân mình bằng mọi cách cầnthiết và bất chấp mọi khó khăn cũng như những điều bất công nhằm phục vụ mọingười. Quan trọng nhất là họ phát triển sự thông suốt của mình: ý thức của họvề "sự trống rỗng". Họ cố gắng đạt được sự nhận thức về "sựtrống rỗng" của sự tồn tại cố hữu ngày một sâu sắc hơn và nâng cao tínhtinh tế của tâm hồn nhằm đạt được mục đích. Dĩ nhiên là rất khó có thể mô tảđược rõ ràng quá trình đạt tới Cõi Phật. Có thể nói rằng khi ý thức của conngười về "sự trống rỗng" của sự tồn tại cố hữu trở nên sâu sắc hơn,thì mọi vết tích của lòng ích kỷ sẽ bị xóa sạch và người ta đạt tới một trạngthái giác ngộ hoàn toàn - Cõi Phật. Tuy nhiên, cho tới lúc chúng ta bắt đầu cóđược những ý thức như vậy, sự hiểu biết của chúng ta cũng chỉ là lý thuyết.

Khi những tàn tích cuốicùng của những quan niệm sai lầm ngu dốt và những khuyng hướng sai trái được gỡbỏ khỏi tâm hồn của người luyện tập, tâm hồn trong sạch tinh khiết còn lại đólà một tâm hồn của Đức Phật. Người luyện tập đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàncòn mang nhiều đặc tính khác nữa, theo ngôn ngữ Phật giáo, những đặc tính đó là"những thể xác". Một số thể xác này ở hình thức vật chất, một số kháclại không ở hình thức vật chất. Những thể xác không ở hình thức vật chất baogồm cả một thân thể thật sự. Đây chính là một tâm hồn tinh khiết như chúng tađã biết. Đặc tính thông suốt của một tâm hồn giác ngộ, khả năng liên tục nhậnthức mọi sự vật hiện tượng của tâm hồn, và cả ý thức của tâm hồn về "sựtrống rỗng" của sự tồn tại cố hữu đều được biết đến như là một thề xácthông suốt của Đức Phật. Và đặc tính trống rỗng của tâm hồn thông suốt này gọilà thể xác bản chất của Đức Phật. Cả 2 loại thề xác trên đều không ở hình thứcvật chất. Những thể xác đặc biệt này đạt được qua khía cạnh "bao la"của cuộc hành trình tâm hồn.

Vậy thì có 2 biểu hiệnthể xác khác nhau của sự giác ngộ. Ở đây, chúng ta bước vào một lĩnh vực mà hầuhết chúng ta điều khó có thể nắm bắt. Những biểu hiện này được gọi là nhữnghình thức thể xác của Đức Phật. Thể xác đạt được của Đức Phật là một biểu hiệncủa hình thức vật chất, nhưng hầu hết chúng ta đều không nhìn thấy được. Chỉ cónhững ai nhận thức được ở một mức độ rất cao mới có thể nhìn thấy được, đó lànhững vị Bồ Tát thấu hiểu những tận cùng của chân lý được thúc đẩy bởi khaokhát mãnh liệt đạt tới Cõi Phật vì lợi ích của mọi người.

Không giống như thể xáccó được của Đức Phật, những biểu hiện của việc đạt tới giác ngộ hoàn toàn cóthể được trông thấy bởi hầu hết mọi người. Đó là những cơ thể phát xạ(emanation). Nói cách khác, những biểu hiện này là hiện thân của những ngườigiác ngộ hoàn toàn. Tình trạng phát xạ xuất hiện vào lúc một người luyện tậpđạt tới sự giác ngộ hoàn toàn, đó lá kết quả của lòng từ bi khao khát giúp đỡmọi người. Qua cơ thể phát xạ đó, Đức Phật dạy bảo mọi người về phương pháp màchính Đức Phật đã ứng dụng tâp luyện và đạt được trạng thái thoát ra khỏi đaukhổ.

Một Đức Phật giúp đỡchúng ta qua thân th? phát xạ của mình như thế nào? Một Đức Phật thực hiệnnhững hành vi giác ngộ của mình chủ yếu qua những lời truyền dạy, Đức PhậtShakyamuni, vị Phật trong lịch sử, người đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc câyBồ Đề cách đây 2500 năm, là một thân thể phát xạ.

Lời giải thích như vậyvề những khía cạnh khác nhau của trạng thái giác ngộ hoàn toàn nghe có vẻ hơigiống một chuyện khoa học viễn tưỡng, đặc biệt khi chúng ta khảo sát khả năngxảy ra của vô số sự phát xạ của vô số Đức Phật hiện thân ở vô số vũ trụ để giúpđỡ vô số người. Tuy nhiên, trừ khi sự hiểu biết của chúng ta về Cõi Phật đủ sâusắc đề nắm bắt những khía cạnh bao la của sự giác ngộ, của sự che chở mà chúngta có nơi Đức Phật sẽ không thể gây ra được những hiệu lực cần thiết. Việc rènluyện Mahayana, chúng ta hiến mình luyện tập nhằm tìm kiếm niềm hạnh phúc vìmọi ngưới, là một sự thông hiểu rộng lớn. Nếu hiểu biết của chúng ta về ĐứcPhật chỉ giới hạn ở những câu chuyện lịch sử về Đức Phật Shakyamuni, chúng tasẽ tìm kiếm sự che chở nơi những người đã chết rất lâu và những người đó khôngcòn khả năng giúp đỡ chúng ta được nữa. Để cho sự nương tựa của chúng ta nơiĐức Phật thật sự sinh động mạnh mẽ, chúng ta phải nhận thức được những khíacạnh khác nhau của Cõi Phật.

Vậy thì chúng ta giảithích như thế nào về sự tồn tại đời đời của Đức Phật? Chúng ta hãy xem xét tâmhồn của chính chúng ta, nó giống như một dòng sông - một dòng sông chảy liêntục của sự hiểu biết giới hạn, mỗi dòng sông chảy đến một hướng khác nhau củahiểu biết. Dòng sông của ý thức như vậy trôi chảy giờ này qua giờ khác, ngàynày qua ngày khác, năm này qua năm khác và thậm chí theo quan điểm Phật giáo,từ kiếp này qua kiếp khác. Mặc dù thể xác của chúng ta không còn theo chúng tađược nữa một khi sức lực của chúng ta cạn kiệt, nhưng những dòng chảy của ýthức vẫn tiếp tục băng qua cái chết và cuối cùng xuất hiện ở kiếp sau, bất kểlà nó sẽ xuất hiện ở hình thức nào. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một dòngsông về ý thức như vậy. Và dòng sông đó không có điểm khởi đầu, cũng chẳng cóđiểm kết thúc. Chẳng có gì có thể ngăn nó lại được. Nó không giống những cảmxúc tức giận và lưu luyến dễ dàng bị chặn đứng khi áp dụng những biện pháp đốikháng thích hợp. Hơn nữa, tính chất chủ yếu của tâm hồn là trong sạch, tinhkhiết; những ô uế trong tâm hồn có thể được tẩy sạch, làm cho sự liên tục củatâm hồn tinh khiết này trở thành bất diệt. Một tâm hồn hoàn toàn không một chúto â uế là một thân thể thật sự của Đức Phật.

Nếu chúng ta suy ngẫm vềtrạng thái giác ngộ hoàn toàn theo cách này, sự cảm kích của chúng ta dành chosự vĩ đại của Đức Phật sẽ tăng lên, lòng tin của chúng ta nơi Đức Phật cũng tănglên, Khi chúng ta ý thức được những phẩm chất của Đức Phật, khát vọng đạt tớitrạng thái này của chúng ta trở nên mãnh liệt hơn. Chúng ta sẽ hiểu rõ được giátrị và sự cần thiết của khả năng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ởnhiều nơi khác nhau để giúp đỡ mọi sinh linh. Điều này cho chúng ta một sứcmạnh và quyết tâm cao độ đạt tới một tâm hồn hoàn toàn giác ngộ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5345)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8155)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6356)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7229)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5126)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8753)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29812)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10709)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8217)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5254)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]