Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VII: Lòng Từ Bi

08/12/201016:49(Xem: 8688)
Chương VII: Lòng Từ Bi

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG VII
LÒNG TỪ BI
(COMPASSION)

Lòng từ bi là gì? Lòngtừ bi là lòng ao ước sao cho tất cả mọi người không phải gánh chịu đau khổ. Qualòng từ bi, chúng ta khát khao đạt tới sự giác ngộ. Qua lòng từ bi, chúng tahứng thú tham gia vào việc luyện tập đức hạnh dẫn dắt chúng ta đến với Cõi Phật(Buddhahood).Vì thế, chúng ta phải cống hiến hết mình để phát triển lòng từ bi.

LÒNG CẢM THÔNG
(EMPHATHY)

Bước đầu tiên để có đượcmột tấm lòng từ bi, chúng ta phải phát triển sự thông cảm và gần gũi của chúngta đối với mọi người. Chúng ta phải thấu hiểu được mọi mức độ đau khổ của họ.Chúng ta càng gần gũi với một người nào đó, chúng ta càng thấy rằng những đaukhổ mà người đó đang phải gánh chịu là "không thể chịu được". Sự gầngũi mà tôi nói ở đây không phải là sự gần gũi về thể xác, cũng không nhất thiếtphải là sự gần gũi về tình cảm. Đó là cảm xúc về trách nhiệm, về sự quan tâmđến với mọi người. Để phát huy sự gần gũi như vậy, chúng ta phải yêu mến mọingười. Chúng ta phải ý thức được rằng sự gần gũi giúp mọi người cảm thấy an tâmvà hạnh phúc hơn. Chúng ta phải nhận thấy rằng mọi người sẽ tôn trọng chúng tabiết bao một khi chúng ta đối xử với họ bằng một thái độ nồng ấm. Chúng ta phảichiêm nghiệm về những khuyết điểm của lòng kiêu ngạo, nhận thức được rằng lòng kiêungạo chỉ làm cho chúng ta đối xử theo chiều hướng phi đạo đức và nhận ra rằngcủa cải của cha mẹ chúng ta đã chiếm mất một phần lớn ưu thế của những ngườikhông may mắn như thế nào.

Chúng ta phải chiêmnghiệm về lòng tốt của mình dành cho mọi người. Điều này cũng là thành quả củaviệc đào luyện lòng cảm thông. Chúng ta phải nhận ra rằng của cải của chúng tathật sự phụ thuộc vào sự chung sức của mọi người. Mọi thành quả trong cuộc đờinày đều do mọi người góp sức làm việc tích cực mà ra. Khi chúng ta nhìn xungquanh mình, căn nhà mà chúng ta ở, con đường mà chúng ta đi, quần áo mà chúngta mặc, thức ăn mà chúng ta ăn; chúng ta phải ý thức được rằng tất cả những thứnày đều do mọi người làm ra. Không có thứ gì tồn tại cho chúng ta hưởng thụ vàsử dụng mà không xuất phát từ lòng tử tế của những người vô danh dành cho chúngta. Khi chúng ta suy niệm theo cách này, lòng cảm kích mà chúng ta dành cho mọingười tăng lên, cả lòng cảm thông và sự gần gũi của chúng ta đối với mọi ngườicũng tăng lên.

Chúng ta phải cố gắng ýthức được sự phụ thuộc của chúng ta vào những người mà chúng ta cảm thấy yêuthương. Nhận ra được điều này làm cho chúng ta càng gần gũi họ hơn. Nó đòi hỏisự quan tâm chăm sóc mọi người lâu dài bằng những ánh mắt trìu mến thân thương.Chúng ta phải biết được tác động tích cực to lớn của thái độ cư xử thân thiệncủa mình. Khi chúng ta kháng cự lại thái độ ngạo mạn kiêu căng của mình, chúngta có thể thay thế vào đó là một thái độ tôn trọng mọi người.

Một điều nữa là chúng takhông nên mong đợi thái độ của mình đối với mọi người có thể thay đổi nhanhchóng.

NHẬN RA ĐAU KHỔ CỦA MỌI NGƯỜI
(RECOGNIZING THESUFFERING OF OTHERS)
Sau khi phát triển lòngthông cảm và sự gần gũi, việc rèn luyện quan trọng tiếp theo trong quá trình tudưỡng lòng từ bi của chúng ta là việc hiểu biết tường tận bản chất của đau khổ. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người phải xuất phát từ hiểu biết vềnhững đau khổ của mọi người. Một điều rất rõ ràng của quá trình suy ngẫm về đaukhổ đó là nó có khuynh hướng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn khi chúng ta tậptrung vào chính đau khổ của chúng ta rồi sau đó mở rộng sang đau khổ của mọingười. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người tăng lên khi sự nhận biết củachúng ta về đau khổ của mọi người tăng lên.

Tất cả chúng ta đươngnhiên có thiện cảm đối với những người đang gánh chịu những đau khổ về bệnh tậthoặc đau khổ khi mất mát người thân. Đây là một loại đau khổ, theo Phật giáogọi là đau khổ của đau khổ.

Để có được lòng từ biđối với những người gặp phải những gì Phật giáo gọi là "đau khổ của sự đổithay" thì khó khăn hơn. "Đau khổ của sự đổi thay" xảy ra theo kỳhạn. Nó có thể là sự thích thú về danh tiếng và của cải. Đây chính là loại đaukhổ thứ hai. Khi chúng ta trông thấy mọi người thích thú với những thành côngtrần tục này, thay vì cảm thấy thương xót, bởi vì chúng ta biết chắc rằng niềmvui đó cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc và bỏ lại họ với sự thất vọng chánchường, thường thì phản ứng của chúng ta là cảm thấy thán phục và đôi khi thậmchí là ganh tị. Nếu chúng ta thông hiểu thật sự về đau khổ và bản chất của đaukhổ, chúng ta sẽ nhận ra rằng danh tiếng và của cải chỉ là tạm bợ và niềm vuimà chúng đem lại đương nhiên sẽ kết thúc, làm cho người ta phải đau khổ.

Cũng có một loại đau khổthứ ba sâu sắc hơn, nó là sự đau khổ tinh vi nhất. Chúng ta liên tục phải gánhchịu những đau khổ này, nó là sản phẩm của vòng luẩn quẩn. Bản chất của vòngluẩn quẩn là chúng ta liên tục chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ và những cảmxúc tiêu cực. Và khi chúng ta chịu sự ảnh hưởng đó, chính sự tồn tại của chúngta là một hình thức đau khổ. Loại đau khổ này kéo dài suốt cuộc đời chúng ta,quay chúng ta trong cái vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cựcvà những hành vi phi đạo đức. Tuy nhiên, hình thức đau khổ này rất khó nhận ra.Nó không phải là một trạng thái đau khổ rõ rệt mà chúng ta gặp phải ở "đaukhổ trong đau khổ", nó cũng không phải là điều trái ngược của danh tiếngvà của cải như chúng ta gặp phải ở "đau khổ của sự đổi thay". Đau khổtỏa khắp này là loại đau khổ sâu sắc nhất. Nó tràn ngập trong mọi khía cạnh củacuộc đời.

Một khi chúng ta traudồi được sự thông hiểu sâu sắc về 3 mức độ đau khổ này qua sự từng trải củachúng ta, chúng ta dễ dàng tập trung tìm hiểu và nhận ra được 3 mức độ đau khổcủa mọi người. Từ đó chúng ta phát triển lòng mong ước mọi người thoát khỏi sựđau khổ.

Một khi chúng ta kết hợpđược cảm xúc cảm thông của mình đối với mọi người với sự thông hiểu sâu sắc vềđau khổ mà họ gánh chịu, chúng ta có khả năng phát sinh lòng từ bi chân thànhđối với mọi người. Chúng ta phải thực hiện quá trình này liên tục. Chúng ta cóthể so sánh quá trình này với việc chúng ta mồi lửa bằng cách cọ xát 2 viên đávới nhau. Để có thể cháy được, chúng ta biết rằng chúng ta phải duy trì được sựma sát liên tục làm tăng nhiệt độ tới một mức mà gỗ có thể bén lữa. Tương tự,khi chúng ta cố gắng phát triển những phẩm chất tinh thần như lòng từ bi, chúngta phải thường xuyên áp dụng những kỹ thuật cần thiết để đạt được kết quả nhưmong muốn, chứ không phải cứ mãi quanh quẩn với những phương pháp may rũi.

LÒNG YÊU THƯƠNG – TỬ TẾ
(LOVING –KINDNESS)

Vì lòng từ bi là ao ướcmọi người thoát khỏi những đau khổ của mình, lòng yêu thương - tử tế là ao ướcmọi người được hưởng niềm hạnh phúc. Cùng với lòng từ bi, khi rèn luyện lòngyêu thương - tử tế chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách tập trung cao độ vàoviệc thiền định của mình rồi sau đó mở rộng phạm vi quan tâm đến mọi người ngàycàng nhiều hơn để cuối cùng thấu hiểu tường tận mọi đau khổ và hạnh phúc củamọi người. Đồng thời chúng ta cũng phải chọn một người trung tính (neutralperson), một người không gây chút cảm xúc gì cho ta cả, làm đối tượng thiềnđịnh của mình. Sau đó chúng ta mở rộng thiền định về bạm bè, những thành viêntrong gia đình và cuối cùng là những kẻ thù của chúng ta.

Chúng ta phải tậptrung thiền định về một cá nhân, sau đó phát huy lòng từ bi và lòng yêu thương –tử tế thật sự dành cho mọi người. Chúng ta phải tập trung thiền định về một cánhân, nếu không chúng ta không thể tập trung thiền định để có được lòng từ bi vàlòng yêu thương – tử tế dành cho mọi người. Khi chúng ta liên kết được việcthiền định của mình với những người mà chúng ta không thích, chúng ta có thểnghĩ: "Anh ta là một ngoại lệ".

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2012(Xem: 11726)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
31/03/2012(Xem: 9334)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/03/2012(Xem: 5402)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
30/03/2012(Xem: 6111)
Lịch Maya và phim Hollywood về năm 2012 thumbnail.php?file=009___Phap_Am___Nam_Tan_The__R__1_489898811Nghe hai chữ “tận thế”, phần lớntrong chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng cũng có nhiều người nở nụ cười tươi tắn như thể sắp được trút bỏ nỗi khổ đau, bất hạnh, sự khủng hoảng vốn đeo bám và ám ảnh suốt nhiều năm mà vốn dĩ cuộc đời bao giờ cũng thế. Có người ngạc nhiên vì nghĩ rằng đây là sự kiện không có thật. Một lời đồn thổi ảnh hưởng và tồn tại lâu dài, như thể người bệnh tai biến mạch máu não nhiều năm không chết được.
30/03/2012(Xem: 10384)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
30/03/2012(Xem: 6364)
Ngài Tịnh Không lão pháp sư nói, chúng sanh trong hư không pháp giới là một thể. Là đệ tử của Phật, hôm nay chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đươngnhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là nhữngoan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
27/03/2012(Xem: 4679)
“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes. Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo. “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”
26/03/2012(Xem: 8910)
Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.
25/03/2012(Xem: 14719)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
23/03/2012(Xem: 6444)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề là « Phật Giáo nhập môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008) tác giả Fabrice Midal nêu lên một số các vấn đề căn bản nhằm giúpchúng ta có một cái nhìn bao quát về Phật Giáo. Tuy các chủ đề trong tập sáchnày đều mang tính cách đại cương thế nhưng kiến thức của ông về Phật Pháp thì lạithật vô cùng sâu sắc và các đường nét chính yếu trong giáo lý nhà Phật đã đượcông trình bày với một chiều sâu và dưới các khía cạnh uyên bác thật bất ngờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567